intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các sai lầm tài chính thường thấy

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sở hữu các doanh nghiệp phát triển trong tay nhưng không phải lúc nào người doanh nhân cũng có những quyết sách đúng đắn, nhất là về tài chính. Các sai lầm tài chính đôi khi mạng lại nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Vậy nhận diện các sai lầm đó là gì để tránh cho doanh nghiệp các "bước hẫng" trên thương trường là điều rất cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các sai lầm tài chính thường thấy

  1. Các sai lầm tài chính thường thấy Sở hữu các doanh nghiệp phát triển trong tay nhưng không phải lúc nào người doanh nhân cũng có những quyết sách đúng đắn, nhất là về tài chính. Các sai lầm tài chính đôi khi mạng lại nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Vậy nhận diện các sai lầm đó là gì để tránh cho doanh nghiệp các "bước hẫng" trên thương trường là điều rất cần thiết. Bài viết sau đây xin đề cập đến 4 sai lầm tài chính thường gặp nhất. Đó là: hài lòng với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, quá tay quảng bá hình ảnh, không tuân thủ đóng thuế và giao phó tất cả cho nhà tư vấn tài chính. Bằng lòng với tình hình tài chính hiện tại Một trong những sai lầm tài chính trầm trọng của doanh nghiệp đó là yên tâm với tình hình tài chính hiện tại. Biểu hiện đó thường là việc chi tiêu trước khi nhận tiền thanh toán và dự trù thiếu tài chính cho dự án.
  2. Tiêu tiền trước khi nhận tiền: Nợ đọng là điều luôn tồn tại trong kinh doanh nên dự trù tài chính là điều rất quan trọng. Mọi trục trặc trong giao dịch thanh toán luôn có thể xảy ra. Vì vậy bạn nên có sự dự trù tính toán trước và chỉ chi các khoản lớn khi nào tiền đã ở yên trong tài khoản của bạn để luôn là người chủ động tài chính và tránh mọi rắc rối. Dự tính thiếu cho dự án: Hãy dự tính thật chính xác nhu cầu tài chính cho dự án của bạn. Đừng để tình trạng chi hết tiền đầu tư rồi mà dự án còn dang dở, điều này sẽ đặt bạn vào thế "tiến thoái lưỡng nan", rất khó xử. Hơn nữa hãy yêu cầu 50.000$ nếu như dự án của bạn cần tới chừng đó. Nếu bạn yêu cầu 30.000$ thì chưa chắc nhà đầu tư sẽ chấp nhận vì họ lo sợ rằng dự án của bạn không khả thi và họ không muốn ném tiền qua cửa sổ Quá tay cho quảng bá hình ảnh
  3. "Lựa cơm gắp mắm", đó là lời khuyên cho doanh nghiệp khi có ý định quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình ra công chúng. Làm từ thiện và tài trợ "quá sức" và chi phí tiêp thị quảng cáo "quá tay" là những sai lầm khi quảng bá hình ảnh mang tác dụng ngược lại. Làm từ thiện và tài trợ "quá tay": Làm từ thiện và tài trợ là một cách quảng bá cho hình ảnh công ty rất hữu hiệu. Tuy nhiên những khoản tiền để làm các hoạt động này thường rất lớn (đôi khi là cả một tài sản). Hãy làm trong khả năng tài chính của bạn, đừng cố khuếch trương lên làm gì. Nếu không điều này sẽ trở nên phản tác dụng, các khoản thâm hụt tài chính sẽ là một gánh nặng cản đường cho sự phát triển tương lai cho chính doanh nghiệp của bạn. Chi phí tiếp thị quảng cáo quá lớn: Tiếp thị/quảng cáo là một cách tiếp cận người tiêu dùng rất hiệu quả. Ở đây chính là yêu cầu tính toán hợp lý các khoản chi phí dự kiến cho hoạt động tiếp thị quảng cáo. Vì khi dự kiến sai các khoản tài chính sẽ làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác như mục tiêu bán hàng, mục tiêu đầu tư.. Tuy nhiên để những khoản tiền đầu tư cho lĩnh vực này thật sự hiệu quả thì nên tiến hành chiêu tiếp thị quảng cáo trước khi tung các sản phẩm ra thị trường.
  4. Không chấp hành việc đóng thuế Nộp thuế cho nhà nước chính là nghĩa vụ của doanh nghiệp để xây dựng đất nước. Theo định kỳ (hàng tháng hoặc hàng năm) bạn sẽ phải nộp các khoản thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng... Tuy nhiên bạn sẽ bị phạt tài chính gấp tới năm lần con số phải đóng nếu bạn vi phạm một trong hai vấn đề sau: • Nộp thuế chậm. • Các giấy tờ báo cáo thuế sai quy định. Giao phó tất cả cho nhà tư vấn tài chính Sai lầm phổ biến thường thấy là các chủ doanh nghiệp thường giao phó tất cả cho các nhà tài chính từ các khoản đầu tư cho tới các kế hoạch tài chính. Bạn luôn cần phải biết hướng đi của đồng tiền bạn bỏ ra. Không nên giao toàn quyền cho nhà tài chính vì nhiệm vụ của nhà tài chính là tạo ra lợi nhuận càng lớn
  5. càng tốt cho các khoản đầu tư của bạn. Điều này đôi khi chỉ mang ý nghĩa lợi nhuận đơn thuần mà không có ý nghĩa với chiến lược phát triển lâu dài của bạn. Bạn không thể đưa toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh cho nhà tài chính được (nhất là phần thực hiện chiến lược). Đây chính là công sức của bạn cùng với các đồng sự tin cậy, hơn nữa nó lại là các đường đi nước bước của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu nhà tài chính đó là người có tư cách tốt thì điều này vô hại. Ngược lại, khi người đó có ý đồ không trung thực thì chiến lược của bạn cầm chắc sự thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2