intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các thời đại lịch sử Nhật Bản Phần 1

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

232
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Thời kì ban đầu (đến năm 710 sau CN) - 660 trước CN theo truyền thuyết (Kojiki và Nihon shoki), Thiên hoàng Jimmu (dòng dõi của nữ thần Mặt Trời, nữ thần quan trọng nhất trong Thần đạo) lên ngôi và là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. a. 13000 – 300 trước CN thời Jomon (xoắn thừng), đồ gốm nung không men trang trí bằng những mô típ hoa văn như dây thừng xoắn. Cư dân tập trung thành những bộ lạc nhỏ săn bắn, hái lượm và đánh cá. b. 300 trước CN – 300 sau CN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các thời đại lịch sử Nhật Bản Phần 1

  1. Các thời đại lịch sử Nhật Bản Phần 1. 1. Thời kì ban đầu (đến năm 710 sau CN) - 660 trước CN theo truyền thuyết (Kojiki và Nihon shoki), Thiên hoàng Jimmu (dòng dõi của nữ thần Mặt Trời, nữ thần quan trọng nhất trong Thần đạo) lên ngôi và là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. a. 13000 – 300 trước CN thời Jomon (xoắn thừng), đồ gốm nung không men trang trí bằng những mô típ hoa văn như dây thừng xoắn. Cư dân tập trung thành những bộ lạc nhỏ săn bắn, hái lượm và đánh cá. b. 300 trước CN – 300 sau CN thời Yayoi (Yayoi là tên địa điểm khai quật khảo cổ), nghề trồng lúa phát triển giúp tạo nên cấu trúc xã hội, các phần đất được thống nhất dưới tay của các chủ đất có thế lực. Các du khách từ nhà Hán và nhà Nguỵ kể lại có nữ hoàng Himiko (hay Pimiku) cai trị Nhật Bản. Đồ gốm đẹp hơn, màu nâu tươi, không có hoa văn nhưng hình dáng cân đối, tinh tế mà giản dị (đồ đất kiểu Yayoi). Nền văn hoá đồ đồng từ Trung Quốc (nhà Hán) du nhập vào Nhật Bản. Đồ sắt từ Triều Tiên cũng được mang vào Nhật Bản. c. 300 – 710 thời kofun (mộ cổ), các mộ cổ đượcxây dựng cho các nhà lãnh đạo các bộ lạc. - Giữa TK IV các thị tộc độc lập rải rác khắp Nhật Bản dần dần tập hợp lại dưới quyền thị tộc Yamato (bán đảo Yamoto nằm ở cực tây nam đảo Honshu, là cửa ngõ để văn hoá từ đại lục vào Nhật Bản). Kinh đô thường được di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác. - Đầu TK V chữ Hán được truyền sang Nhật. - Giữa TK VI Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo (538/552) từ Trung Quốc du nhập sang Nhật Bản. - 593 Thái tử Shotoku (Shotoku Taishi) (thuộc dòng họ Soga) trở thành nhiếp chính. Ông ban hiến pháp “Thập thất điều” (Kenpo Jushichijo), cử nhiều phái đoàn sang đại lục du học. Thập thất điều dựa trên các nguyên tắc Nho giáo, mặc dù cũng có một số yếu tô Phật giáo. Danh hiệu Thiên hoàng (Tenno) xuất hiện từ đây. - 645 dòng họ Soga bị tiêu diệt, quyền lực trở về Thiên hoàng Kotoku, hiệu là Taika, thực hiện Đại hoá cải tân (Taika nokashin), tập trung quyền lực quốc gia, chuẩn bị thành lập kinh đô. 2. Thời Nara (710 – 794) Đây là thời định đô dầu tiên của Thiên hoàng. Kinh đô Nara được xây dựng theo kiểu mẫu Trường An nhà Đường. chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc. Phật giáo trở thành quốc giáo. - 710 kinh đô Nara được khởi công xây dựng có tên là Heijokyo. - 712 sử thi Kojiki (Cổ sự kí) được viết bằng tiếng Nhật. - 718 sử thư Nihonshoki (Nhật Bản thư kỉ) hay Nihongi (Nhật Bản kỉ) được viết bằng Hán văn. - Khoảng 760 bộ Manyoshu (Vạn diệp tập) hợp tuyển thơ ca 4500 bài, viết bằng chữ Nhật gọi là Manyogana (Vạn diệp giả danh). - 784 kinh đô dời sang Nagaoka. 3. Thời Heian (794 – 1192) Đây là thời đại quý tộc, công gia. Quyền lực từ Thiên hoàng chuyển dần sang dòng họ Fujiwara. Thật sự từ năm 898 có thể gọi là thời kì Fujiwara. Các tư tưởng, nghệ thuật từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản dần dần được Nhật Bản hoá. Sự phát triển của chữ viết Kana tạo thuận lợi nền văn học Nhật Bản thực sự. - 794 Thiên hoàng Kanmu dời đô về Heian (Kyoto). - 805 Đại sư Saicho từ Trung Quốc trở về, lập Thiên thai tông. - 805 Đại sư Kobo từ Trung Quốc trở về, lập Châm ngôn tông. - 806 Hợp tuyển thơ Kokin wakashu (Cổ kim hoà ca tập), còn gọi là Kokinshu (Cổ kim tập).
  2. - 1004 – 1011 khoảng thời gian nữ sứ Murasaki Shikibu viết bộ tiểu thuyết trường thiên Genji monogatari (Truyện hoàng tử Genji). - 1016 quyền lực của dòng họ Fujiwara lên đến đỉnh cao với Fujiwara Michinaga. Sau Michinaga khả năng lãnh đạo của Fujiwara suy giảm. Các chủ đất thuê các samurai để bảo vệ trang viên, từ đó tầng lớp quân đội ngày càng có ảnh hưởng, đặc biệt là ở phía đông Nhật Bản. - 1053 Hoođo (Phượng hoàng đường) được xây. - 1068 quyền lực của dòng họ Fujiwara chấm dứt khi Thiên hoàng mới lên ngôi Go-Sanjo kiên quyết nắm quyền cai trị đất nước. - 1086 Go-Sanjo thoái vị nhưng vẫn nắm quyền từ trong hậu trường. Hình thức chính phủ mới này được gọi là chính phủ Insei. Các Thiên hoàng Insei nắm quyền lực chính trị từ 1086 đến 1156 khi Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản. - TK XII hai dòng họ quân sự có nguồn gốc quý tộc nắm giữ nhiều quyền lực: Minamoto (hay Genji) và Taira (hay Heike). Họ Taira thay thế các quý tộc Fujiwara ở nhiều chức vụ quan trọng, còn họ Minamoto có được kinh nghiệm quân sự nhờ mang các phần phía bắc Honshu vào sự kiểm soát của Nhật Bản trong cuộc chiến 9 năm đầu (1050 - 1059) và cuộc chiến 3 năm sau (1083 – 1087). - 1159 cuộc nổi dậy Heiji, cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa hai dòng họ, Taira Kiyomori trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản từ 1168 đến 1178. Ông không chỉ phải đương đầu với họ Minamoto, mà còn với các tăng lữ Phật giáo. - 1175 Đại sư Homen lập Tịnh độ tông. - 1180 – 1185 sau khi Kiyomori chết, hai dòng họ Taira và Minamoto vào cuộc chiến quyết định quyền lực (chiến tranh Gempei). 1185 họ Minamoto chiến thắng. - 1191 Thiền tông được du nhập vào Nhật Bản. Phần 2. 4. Thời Kamakura (1192 – 1333) - 1192 Yorimoto trở thành tướng quân (Shogun) thiết lập chế độ Tướng phủ hay Mạc phủ (bakufu) (chính quyền của tướng quân) ở Kamakura, thuộc miền đông Nhật Bản, mở đầu cho thời đại của võ gia. Chế độ Mạc phủ tồn tại song song với chính quyền của Thiên hoàng đến năm 1868. - 1199 Yorimoto chết, bố vợ Yorimoto là Hojo Tokimawa (thuộc dòng dõi Taira) chiếm lĩnh quyền lực. - 1203 Tokimawa lập con trai Yorimoto là Minamoto Sanetomo làm tướng quân, và Tokimawa trở thành Shikken (Chấp quyền). - 1219 Sanetomo bị giết chết, dòng dõi tướng quân Minamoto bị tuyệt diệt. Từ đó về sau, họ Hojo mời dòng dõi họ Fujiwara và các thân vương thuộc hoàng tộc ở kinh đô về làm tướng quân bù nhìn. Họ Hojo thực sự chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333. - 1221 nổi loạn Jokyu: Thiên hoàng Gotoba tấn công Hojo để giành quyền lực nhưng thất bại. Bằng cách tái phân phối đất tịch thu được trong cuộc nổi loạn Jokyu, họ Hojo chiếm được lòng trung thành từ những người quyền lực nhất trong đất nước. Họ Hojo thực sự chiếm quyền cai trị đất nước đến năm 1333 - 1227 Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) từ Trung Quốc trở về, lập Tào Động tông, một tông phái quan trọng trong Thiền học Phật giáo. - 1232 Luật Joei (Joei Shikimoku) được chính quyền của họ Hojo công bố, nó nhấn mạnh đến các giá trị Nho giáo như trung thành với chủ, và nói chung cố gắng hạn chế sự suy thoái đạo đức và kỉ luật. - 1250 Truyện chiến kí về dòng họ Hei (Taira): Heike monogatari. - 1253 Đại sư Nichiren (Nhật Liên) lập Nhật Liên tông. - 1274 – 1275 cuộc xâm lược lần thứ nhất của Mông Cổ bị đánh bại, chủ yếu vì thời tiết xấu. - 1281 cuộc xâm lược lần thứ hai của Mông Cổ bị đánh bại, cũng chủ yếu vì thời tiết xấu. 5. Thời Muromachi (1333 – 1603) a. Thời kì Nam Bắc triều (1333 – 1392) - 1333 Tướng phủ Kamakura (dòng họ Hojo) bị Thiên hoàng Go-Daigo lật đổ. - 1334 cuộc khôi phục Kemmu: Thiên hoàng nắm quyền lực trở lại, nhưng không kéo dài lâu. - 1338 Ashikaga Takauji tự xưng Tướng quân ở Kyoto. Thiên hoàng Go-Daigo chạy về thành Yoshino ở phía nam Kyoto (Nam triều). Đồng thời Takauji lập Thiên hoàng Misuaki (Bắc triều) ở Kyoto. Điều này có thể vì cuộc tranh cãi về việc nối ngôi của hai dòng hoàng tộc sau cái chết của Thiên hoàng Go-Saga năm 1272. - 1378 Ashikaga Yoshimitsu (cháu của Takauji) xây dựng bản doanh của Mạc phủ trên đường phố Muromachi ở kinh đô, nên được gọi chung là Mạc phủ Muromachi.
  3. - 1392 theo đề nghị của Yoshimitsu, Thiên hoàng của Nam triều thoái vị và chuyển giao những bảo vật tượng trưng cho uy quyền của nhà vua cho Thiên hoàng Bắc triều. b. Thời Chiến quốc (Sengoku) (1467 – 1573) Chiến tranh giữa các dòng họ võ gia và nhiều phong trào nổi dậy của nông dân. - 1457 – 1477 loạn Onin nhằm tranh giành chức Tướng quân và quân lĩnh. - 1485 khởi nghĩa nông dân ở tỉnh Yamashiro, xây dựng chính quyền tự trị. Tầng lớp tăng lữ và các giáo phái đối địch tham gia chiến tranh. - 1500 nội chiến cả nước. - 1397 Kinkakuji (Kim các tự) dược xây ở Kyoto. - 1360 – 1450 sân khấu No phát triển và hoàn thiện với hai cha con Kanami và Zeami. - 1469 hoạ sĩ Sesshu từ Trung Quốc trở về, một bậc thầy của tranh thuỷ mặc. Từ giữa TK XVI Nhật Bản bắt đầu tiếp xúc với phương Tây (Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). - 1549 Kitô giáo được truyền vào Nhật Bản. c. Thời Azuchi-Momoyana (1573 – 1603) - 1573 Oda Nobunaga lật đổ tướng quân cuối cùng của dòng họ Ashikaga. Mạc phủ Muromachi đến đây diệt vong. Nobunaga không xưng Tướng quân. - 1582 Nobunaga bị sát hại, chỉ mới thu phục được 30/66 tỉnh của Nhật Bản. Người kế tục ông là Toyotomi Hideyoshi. - 1590 Hideyoshi về cơ bản đã thống nhất đất nước sau khi đánh bại họ Hojo ỏ Odawara. Ông chỉ nhận làm chức quan bạch (tương đương tể tướng), nhưng thực chất nắm hết quyền hành. - 1592 và 1597 Hideyoshi hai lần mang quân sang đánh Triều Tiên. - 1587 Hideyoshi tăng cường ngược đãi các nhà truyền giáo Kitô. - 1598 Hideyoshi chết, để lại con trai là Hideyori nhờ Tokugawa Ieyasu và 4 lãnh chúa (daimyo) khác phò tá. 6. Thời Edo (Tokugawa, 1603 – 1868) Thời của thị dân và thương gia, được so sánh với thời Phục Hưng bên châu Âu. - 1600 Tokugawa Ieyasu đập tan các nhóm nổi loạn ở chiến trường Sekigahara, tự xưng “Tướng quân”, lập Mạc phủ ở Edo. - 1603 Ieyasu được Thiên hoàng phong “Chinh di đại tướng quân”. Ieyashu tăng cường ngoại thương. - Từ 1614 Ieyasu tăng cường ngược đãi Kitô giáo. - 1615 Ieyashu chiếm thành Osaka và tiêu diệt thị tộc Toyotomi, ông và những người tiếp nối không còn kẻ thù. Hoà bình được thiết lập suốt thời Edo. Vì vậy các võ sĩ (samurai) không chỉ học nghệ thuật chiến đấu mà còn học văn chương, triết học và nghệ thuật, ví dụ nghi thức uống trà… - 1639 Nhật Bản gần như cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. - 1681 thi hào Matsuo Basho bắt đầu hoàn thiện thể thơ haiku (thơ 17 âm tiết). - 1682 Ihara Saikaku bắt đầu viết các tác phẩm tiểu thuyết về thị dân. - 1823 hoạ sĩ Hokusai vẽ bộ tranh “Ba mươi sáu cảnh núi Fuji”. - 1853 và 1854 đô đốc Perry (Mĩ) đến Nhật. 7. Thời cận đại và hiện đại (từ 1868 – ) a. Thời Meiji (1868 – 1912) Trước áp lực trong cũng như ngoài nước, chế độ Tướng phủ tan rã. Quyền lực phục hồi về Thiên hoàng. - 1867 Matsuhito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Meiji (Minh Trị). - 1868 dời đô về Edo, đặt tên mới là Tokyo (Đông Kinh). Như vậy các Thiên hoàng đã từng đóng đô ở Nam kinh Nara, Tây kinh Kyoto và cuối cùng là Tokyo. - 1872 đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo và Yokohama. - 1889 ban hành Hiếp pháp Meiji (hiệu lực đến năm 1946). - 1894 – 1895 chiến tranh Trung - Nhật. - 1904 – 1905 chiến tranh Nga - Nhật. Chiến thắng cả Trung Quốc và Nga, Nhật Bản trở thành cường quốc. Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên.
  4. b. Thời chủ nghĩa quân phiệt (1912 – 1945) - 1912 Thiên hoang Meiji chết. Thiên hoàng Taisho lên ngôi (1912 – 1926). Chấm dứt thời kỳ cai trị của nhóm người thiểu số và chuyển sang chế độ nghị viện và các đảng dân chủ. - 1914 tham gia Thế chiến I, ở phía Đồng Minh, nhưng chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong cuộc chiên chống quân đội thực dân Đức ở đông Á. - 1923 động đất lớn ở Kanto (vùng Tokyo – Yokohama). - 1931 sự kiện Mãn Châu, Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) vào năm 1932. - 1937 chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai. - 1940 liên kết với phát xít Đức – Ý, tham chiến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. - 1945 Nhật Bản đầu hàng sau khi 2 quả bom nguyên tử được quân đội Mĩ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. c. Thời hậu chiến (1945 – ) - 1945 – 1952 Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị quân nước ngoài chiếm đóng. - 1946 hiến pháp mới được ban hành, Thiên hoàng mất tất cả quyền lực về chính trị và quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia. Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo đảm nhân quyền. Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Thần đạo và nhà nước được tách biệt rõ ràng. - 1954 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập. Sau khi bại trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ “thần kì”. Các triều đại Thiên hoàng từ 1868: - 1868 – 1912 Thời Meiji - 1912 – 1926 Thời Taisho - 1926 – 1989 Thời Showa - 1989 – nay Thời Heisei: Thiên hoàng Akihoto lên ngôi và là Thiên hoàng thứ 125.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2