Các thời đại lịch sử nước ta: Phần 2
lượt xem 4
download
Ebook Việt sử kỷ yếu phần 2 gồm có những mục nội dung sau: Thời kỳ Nam Bắc phân tranh 1528-1802 với các kỷ nhà Mạc (1527- 1592), kỷ nhà Nguyễn Tây Sơn (1789 - 1802); thời đại cận kim với kỷ nhà Nguyễn (1802-1945), thời quân Pháp sang đánh chiếm đất nước ta. Mời các bạn cùng đón đọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các thời đại lịch sử nước ta: Phần 2
- THỜI KỲ NHM BHC PHHN TRflNH 1528 -18 0 2 LỊCH TRIỂU LƯỢC KỶ Nước ta, từ khi Ngô Quyền thu hồi độc lập, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn Thập Nhị Sứ Quân, dưới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê trong 6 thế kỷ, từ năm 939 đến năm 1527, là nước tự chủ thống nhất. Đến thế kỷ XVII, nhà Lê suy yếu, nước loạn lạc, có những cuộc nổi dậy chông đối chính quyền trung ương, quan triều nắm giữ binh quyền lại chia phe đảng đánh lẫn nhau, tranh địa vỊ và quyền lợi. Sau có Mạc Đăng Dung chiến thắng được những đám quân phiệt, rồi làm sự thoán đoạt. Lòng người còn tưỏng nhớ công đức Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông cho nên Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm lại phò con cháu nhà Lê phục quốc, đóng quân giữ Thanh Hoa trở vào đến đèo Hải Vân. Ngoài bắc, nhà Mạc còn làm vua thành ra có sự phân chia Nam triều và Bắc triều. Họ Trịnh sau diệt được nhà Mạc nhưng rồi ra nước nhà vẫn bị chia cắt, do họ Nguyễn xưng hùng ở miền nam, nơi đây gọi là Đàng Trong. Họ Trịnh xưng hùng ở miền bắc, gọi là Đàng Ngoài. Giang sơn chia rẽ, nam bắc phân tranh. Tuy vậy, họ Trịnh và họ Nguyễn chỉ xưng chúa, chứ không xưng vua. Bề ngoài vẫn tôn sùng nhà Lê, thực sự các vua Hậu Lê chỉ có hư vị, mọi quyền chính trị, quân sự ỏ các chúa. Thời gian đất nước bị chia cắt kéo dài suôt gần 300 năm. Sau có nhà Nguyễn Tây Sơn nổi dậy ỏ Đàng Trong, từng đánh ra bắc mưu sự thông nhất nước nhà nhưng dòng họ Nguyễn có Nguyễn Ánh kiên trì chống trả hàng 25 năm, đến năm 1802 mới thu giang sơn lại một nhà. 297
- KỶ NHÀ MẠC (1527-1592) MẠC THÁI TỔ huý ĐẢNG DUNG (1483 - 1541) N iên hiệu\ Minh Đức 1527 - 1529 CH ÍN H TRỊ - Tháng 6 âl năm 1527, Mạc Đăng Dung thoán vị nhà Lê, lên làm vua, dựng nên nhà Mạc. Lên ngôi, Đăng Dung phong thưởng cho các anh em, họ hàng và người trong vây cánh có công tôn phù. Đăng Dung đưỢc nưốc do nhờ sức quân đội mà nổi cơ đồ nên hậu đãi tướng lĩnh và quân sĩ, nhưng vẫn muốh giới sĩ phu cũng theo về mình nên gọi các quan cùng con cháu các quan tiền triều xuất sĩ, lại truy phong các vị đã tuẫn tiết, kể cả những người đã chốhg đối. Mở khoa thi văn ngay từ năm 1529. Mọi việc chính trị đều theo phép cũ của nhà Lê, không cải cách gì mấy, vẫn long trọng phụng sự tôn miếu nhà Lê, lại tu sửa các đền miếu thờ các vua và công thần các triều Ngô, Đinh, Lý, Trần. Đăng Dung theo lối nhà Trần, năm 1530, nhường ngôi cho con là Đăng Doanh, về nguyên quán làng cổ Trai làm thái thượng hoàng, vẫn giữ quyền chính. CÁ C TOÁN NỔI DẬY CHỐNG ĐỐI - Dân chúng từ lâu khổ sở về loạn lạc. Đăng Dung lên ngôi, dân chúng vẫn còn nhớ thòi Hồng Đức thanh bình thịnh vượng, oán họ Mạc, nên khi có hào kiệt nổi dậy chống đối thì nhiều người ùa theo. Năm 1528, có Bích Khê hầu Lê Công Uyên cùng với Nguyễn Ngã, Nguyễn Thọ Trường khởi nghĩa, bị đánh thua, chạy vào Thanh Hoa, chiêu tập dân chúng, nhưng thế lực không đưỢc hùng mạnh lắm, bị tướng Mạc Lê Thiệu đánh bại. Uyên bị giết, quân sĩ tan vỡ. Nám 1529, lại có Lê Ý, con công chúa An Thái, khởi binh ở châu Quan Gia, đất sông Mã, thuộc Thanh Hoa. Dân chúng hưởng ứng nhiều. Đăng Dung đích thân dẫn hàng vạn quân thuỷ bộ vào đánh, mấy trận đều bị thua. Sau Đăng Doanh tiến đánh nữa, cũng lại thua to luôn. Sau có tướng Mạc Quốc Trinh dò biết Lê Ý thắng trận luôn, kém phòng bị, tiến quân đánh úp, phá tan doanh trại, bắt được Lê Ý đem về Đông Kinh giết chết. Tiếp theo có công cuộc khỏi nghĩa của Nguyễn Kim quy mô rộng lớn. 298
- VIỆC GIAO THIỆP VỚI NHÀ MINH - Mạc Đăng Dung thoán vị lên làm vua, sỢ nhà Minh bên Trung Quốc mUỢn tiếng hỏi tội, cất quân sang đánh nước ta, sai sứ sang Yên Kinh, dâng biểu nói: “Con cháu nhà Lê không còn ai thừa tự nên chúc thác đại thần họ Mạc tạm quản việc nước, để yên nhân dân.” Năm 1529, có cựu thần nhà Lê là anh em Trịnh Ngung, Trịnh Ngang sang Minh báo cáo Đăng Dung cưóp ngôi và xin binh để dẹp. Người Minh sai quan sang thăm dò tin tức, gạn hỏi căn do. Đăng Dung cùng bày tôi đặt lòi lẽ đôi đáp, lại dùng vàng bạc đút lót quan nhà Minh giữ biên thuỳ để nhờ che chở nên vẫn chưa có sự gì diễn ra. Sau Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh, sai Trịnh Duy Liệu sang Minh cáo tội trạng Đăng Dung và xin đánh dẹp. Duy Liệu giỏi văn chương, trình bày sự việc, lòi lẽ rất lâm li bi đát. Minh Thế Tông, niên hiệu Gia Tĩnh, muốh lợi dụng cơ hội này sal quân sang đánh chiếm đất nước ta, lập thành quận huyện. Song triều thần Trung Quốc vẫn e ngại lại có sự Vương Thông, Liễu Thăng nữa. Thượng thư bộ binh Mao Bá ô n tâu: “An Nam phong tục mọi rỢ, khí hậu chướng độc, không thích hỢp với Trung Quốc. Dân Man sính làm loạn, liên kết bè đảng, vây hãm đánh giết. Xưa Trương Phụ đem hơn 10 vạn quân sang, lấy được đất nhưng rồi ra không giữ đưỢc lâu. Vậy chỉ nên để ngoài, không nên cho nội thuộc.” Triều đình nhà Minh, tuy biết thế nhưng muốn tỏ uy quyền nưốc lớn, làm ra bộ hung hăng sẽ điếu phạt họ Mạc, phô trương thanh thế, cử Cừu Loan làm tông đốc quân vụ, Mao Bá ôn làm tán lý quân vụ, xuốhg miền Lưỡng Quảng, Vân Nam, điều động quân lính đóng trên biên giới nước ta, nhằm uy hiếp nhà Mạc. Người Minh lại truyền hịch đi các nơi kể tội Đăng Dung và treo thưởng quan tước và 1, 2 vạn lạng bạc cho ai bắt sổhg hay chém được cha con Đăng Dung. Bấy giò là năm 1537. Một mặt, Đăng Dung sai Phan Chính Nghị đưa thư đến Vân Nam, đại ý nói ba vua Lê CUỐI cùng thì một người bị giặc giết, hai người sau lần lượt chết bệnh. Họ Lê không có con nối. Khi vua cuôl cùng sắp mất, có bàn với quần thần: “Đăng Dung và con trai, đều có công với nước, vậy giao ấn tín cho y để giữ nước”. Còn Duy Ninh là con của loạn thần. Mặt khác, Đáng Dung chỉnh đốh quân đội, sửa soạn vũ khí sẵn sàng kháng chiến. Người Minh lại sai sứ sang dụ Đăng Dung nên tự trói mình đền tội và thành khẩn dâng nộp sổ sách ruộng đất, nhân dân thì được tha cho khỏi chết. Đăng Dung sai bọn Nguyễn Văn Thái sang 299
- sứ Minh xin hàng, một mặt sai người bí mật giao dịch với Trương Nhạc, tướng giữ châu Liêm, từng nhận nhiều hối lộ, vốn đã che chở cho y, vận động tướng này thu xếp sao cho y được trọn vẹn. Quan quân nhà Minh được lệnh đi chinh nam, nấn ná sửa soạn hàng hơn hai năm mới tiến quân đến gần biên thuỳ nước ta, rồi cũng không dẫn quân xâm nhập, cũng không hống hách đòi Đăng Dung đến nghe hiệu lệnh. Để giải quyết tình thế căng thẳng trong quan hệ Trung - Việt này đòi hỏi nhà Mậc phải biết phát huy truyền thốhg ngoại giao giữ nước của dân tộc, sáng suốt giữ thể diện trong điều đình, dù phải mềm mỏng nhưng ít phải nhượng bộ. Tuy nhiên, quan tướng nhà Minh vẫn ngang ngược đòi hỏi quá đáng cắt đất dâng nộp, đòi Đáng Dung đích thân đến cửa quan dựng mốc, từ bỏ đế hiệu, vâng lĩnh lịch theo ngày tháng niên hiệu vua Trung Quốíc. Tháng 11 âl năm 1540, Đăng Dung để Phúc Hải ở lại giữ nước, cùng với con cháu người họ và bầy tôi hơn 40 người đến Nam Quan dâng tờ biểu hàng và sổ sách ghi chép thổ địa quân dân trong nước, tình nguyện nộp bốh động Tư Lẫm, Kim Lạc, c ổ Sâm và Liêu Cát đổi lấy việc xin ban cho niên lịch và ấn tín. Lửa chiến tranh đưỢc rút ngòi. Tướng Minh thu quân về. Đăng Dung đem nhiều vàng bạc tặng riêng, sai Mạc Văn Minh cùng tiểu mục tòng nhân 28 người theo tuỳ viên của tướng Minh tới Yên Kinh dâng tò biểu cầu hoà. Lại sai tiểu mục Nguyễn Như Quế, kỳ nhân Lê Thuyên và sĩ nhân Nguyễn Kính Tế dâng tò biểu lên vua Minh ca tụng công đức dẹp loạn yên dân của cha con Đặng Dung và xin phong cho nhà Mạc. Bọn Cừu Loan, Mạo Bá ôn không phải khó nhọc đánh chác gì, được Đăng Dung xin hàng, dâng đất có công, lại còn được Đăng Dung hối lộ riêng, cực lực xin vua Minh phong cho Đăng Dung. Năm 1541, Minh Thế Tông ban chiếu xá tội cho cha con Đăng Dung, đổi An Nam quốc làm An Nam đô thống sứ, trao cho Mạc Đăng Dung làm đô thống sứ, cho hàm nhị phẩm và quả ấn bằng bạc và đưỢc đời đòi truyền nốì. Sứ giả mang sắc phong sang tới nơi thì Đáng Dung đã chết. Sau bọn Mao Bá ô n xin cho Mạc Phúc Hải lĩnh chế mệnh. Minh Thế Tông ưng cho. Ngày 27 - 8 âl năm 1541, Mạc Đăng Dung chết, làm vua 3 năm, làm thái thượng hoàng 12 năm, thọ 59 tuổi. 300
- CÁC VUA NHÀ MẠC SAU ĐÃNG DUNG 1530 1592 Đăng Doanh tại vị từ năm 1530 đến năm 1540, Phúc Hải 1541 - 1546, Phúc Nguyên 1546 - 1561, Mậu Hợp 1562 - 1592. Sau năm 1592, họ Mạc chỉ còn giữ được một phần nhỏ đất nước tại xứ Cao Bằng. Các vua Mạc trị vì miền bắc, sử chép là Bắc triều. Các công việc cai trị trong nước, nhà Mạc nhất nhất đều theo phép tắc nhà Lê cũ. Suốt thòi gian họ Mạc làm vua là những năm có chiến tranh liên miên. Triều đình trọng võ. Gia đình binh sĩ đưỢc cấp hai phần ruộng, mà binh điền lại phải là ruộng tốt hạng nhất. Các tướng tá đưcíc phong chức tước cao quý, đồng thòi có đến 5, 7 quốc công và quận công. Nhưng vàn học cũng được trọng. Các khoa thi được mở đều đặn ba năm một kỳ. Dưới triều đại này có nhiều người thi đỗ trạng nguyên, bảng nhãn. Mạc Đăng Doanh chết năm 1540, trước cha. Đăng Dung lập người con trưởng của Doanh là Phúc Hải kế vị. Thòi kỳ Đăng Doanh làm vua, có Trịnh Ngung, Trịnh Ngang chiếm cứ xứ Thái Nguyên; Vũ Văn Uyên (Văn Mật) chiếm cứ xứ Tuyên Quang, không theo hiệu lệnh họ Mạc. Nguyễn Kim nổi dậy ở Thanh Hoa, Nghệ An. Các nhóm này đều cầu cứu nhà Minh. Thời Phúc Hải, có việc năm 1541, Minh Thế Tông phong làm đô thống sứ. Phúc Hải lên đến cửa quan lĩnh tò sắc, quả ấn và 1000 quyển lịch, sau tạ ơn vua Minh 209 lạng vàng, 800 lạng bạc và 20 sừng tê giác, 30 ngà voi. Năm 1545, các miền Hoan, Diễn, 0 , Rí, Quảng đều đua nhau đến cửa quân nhà Hậu Lê xin hiệu lực. Thê nhà Mạc ngày càng xuốhg. Ngày 8 - 5 âl năm 1546, Phúc Hải chết, ở ngôi 6 năm. Con trưởng Phúc Hải là Phúc Nguyên hãy còn trẻ tuổi. Trong triều có Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi bàn: Hiện trong nước đang lúc nhiễu loạn nên phải lập vua lớn tuổi. Con thứ hai Thái Tổ (Đăng Dung) là Hoằng vương Chánh Trung đã nhiều phen cầm quân, thường thắng trận. Vậy nên dựng lên nôl ngôi. Các tôn vương họ Mạc và các tướng Nguyễn Kính, Trần Phỉ, Lê Bá Ly, không theo, bàn định dựng Phúc Nguyên. 301
- Phạm Tử Nghi cùng tỳ tướng khỏi loạn, đem Chánh Trung chiếm cứ Ngự Thiên ở Hoa Dương, tiếm xưng tôn hiệu. Các quan có nhiều người theo, Phúc Nguyên phải chạy sang Đông. Khiêm vương Mạc Kính Điển và bọn Nguyễn Kính phát binh đánh Tử Nghi, buổi đầu có thua nhiều trận nhưng sau tập hỢp được nhiều tướng tá, họp các đạo quân thuỷ bộ cùng tiến, phá được quân của Chánh Trung. Tử Nghi đem bọn Chánh Trung chạy, chiếm cứ xứ An Quảng. Chánh Trung cùng mấy người họ Mạc thất thế, đem gia quyến hơn trăm người, chạy sang Khâm Châu. Tử Nghi giữ đất An Quảng, lại vào địa phận Trung Quôh, khua dụ dân Man ở ven biên nổi loạn cướp phá, làm tao nhiễu Khâm Châu và tỉnh Quảng Đông. Nhà Minh tỏ ra lúng túng, không chế ngự được các cuộc nổi dậy này. Sau họ ép Kính Điển sai người dụ bắt được Tử Nghi, đem chém. Bấy giờ là năm 1548. Trong thời gian Phúc Nguyên còn nhỏ tuổi chưa quyết định được gì, mọi công việc lớn nhỏ đều do người chú Khiêm vương Mạc Kính Điển định đoạt. Năm 1549, vua Minh tập phong cho Phúc Nguyên. Trong triều bấy giờ có Phụng quận công Lê Bá Ly chức thái tể là vị lão tướng trọng thần, nguyên là quan triều Lê, theo làm bày tôi họ Mạc, thò bô"n triều vua, chuyên giữ binh quyền, tham dự triều chính, mọi người đều phục. Sau khi đánh Phạm Tử Nghi, uy danh lừng lẫy. Con trai trưởng Phó quận công Khắc Thận lấy công chúa, quyền tiết chế lộ Sơn Nam. Con trai thứ Thuần Lương hầu quản đôh đội cấm binh. Con rể, thông gia đều là quan văn, võ. Lại cỏ Vĩnh quận công Phạm Quỳnh và con là Phó Xuyên hầu Phạm Giao, không có công gì, chỉ do vỢ Phạm Quỳnh xưa là vú sữa nuôi Kính Điển mà được phong. Bị khinh khi, Phạm Quỳnh gièm với Kính Điển và nói với Phúc Nguyên là Khắc Thận có dị mưu (phản nghịch), rồi tự ý sai quân đến vây nhà Bá Ly. Bá Ly c ố thủ, gọi con em đến cứu viện. 3.000 cấm binh hộ vệ, đánh bại bọn Quỳnh, Giao. Phúc Nguyên hoảng sỢ, chạy qua sông, sai người xin Bá Ly bãi binh. Bá Ly đòi phải bắt cha con Phạm Quỳnh giải đến. Phúc Nguyên không chịu, sai bọn tướng Sơn 302
- Tây hỢp binh đánh. Bá Ly được nhiều toán quân cứu viện, đánh bại quân Phúc Nguyên, mà Phúc Nguyên vẫn không chịu nộp cha con Quỳnh, Giao. Bá Ly tức giận, bàn với các tướng: Vua nhà Lê đã chính vị ở Thanh Hoa, bôn phương quy phục, thực là vị chúa trung hưng. Nay nên dẫn quân quy thuận, dựng nên nghiệp lớn. Mọi người đồng thanh nghe theo. Lê Bá Ly cùng con trai Khắc Đôn, Khắc Thận xuất 14.000 quân các đạo tây nam, cùng với Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện tới bái yết vua Lê đóng ở sách Vạn Lại. Thái uý Đoan quận công Nguyễn Khải Khang cũng đem 3.000 quân vào quy thuận. Cháu rể Bá Ly là Khổng Lý và Đặng Huấn cũng theo vào. Bây giò là năm 1551. Do sự việc này, thanh th ế của nhà Mạc bị suy giảm nhiều. Phúc Nguyên lo sỢ, binh quyền uỷ hết cho Kính Điển tính kế bảo thủ. Trong thòi gian Phúc Nguyên làm vua, quân Mạc nhiều lần đánh vào Thanh, Nghệ không được. Quân Trịnh cũng có đánh ra bắc (sự việc chép kỹ ở sau). Mạc Phúc Nguyên làm vua 15 năm, mất năm 1561. Có thuyết mất năm 1564. Phúc Nguyên mất, con là Mậu HỢp nôl ngôi. Đ ại Việt thông sử chép Mậu Hợp sinh năm 1563, lên ngôi 1564. Vua mối lên hai tuổi, các công việc đều do ông chú Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng (con Đăng Doanh). Mậu Hợp làm vua được 30 năm, thời gian này chỉ toàn những năm có chiến tranh. Buổi đầu còn có những trận quân nhà Mạc đánh vào miền trong, quân Trịnh đánh ra. Thế quân Trịnh ngày càng mạnh, từ năm 1583 chiến thắng luôn. Thế mà Mậu Hợp lớn lên lại hoang chơi, say mê tửu sắc. Trọng thần già chết. Các quan văn võ nhiều ngưòi dâng thư xin tu tỉnh, sửa đức, chỉnh đốn việc cai trị, nhất là võ bị. Mậu Hợp khen phải nhưng chẳng chịu theo. Họ chán nản, nhiều người bỏ quan về, hoặc đi ẩn, hoặc vào hàng họ Trịnh, Thế quân ngày một suy kém. Tháng 12 năm Mậu Thìn (1592), Mậu Hợp thua trận, chạy trôn, bị bắt, chém. Nhà Mạc mất ngôi từ đấy. Sau con cháu nhò nhà Minh bênh vực, còn giữ đất Cao Bằng ba đời nữa, đến năm 1677 mới dứt hẳn. 303
- NGUYỄN KIM Tên chữ Hán viết , tiếng Quan hoả là Jin, đồng âm với các chữ . Ta quen đọc là Kim, / r t là Cân. Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép là Cam. Tiếng Kim thông dụng hơn. Nguyễn Kim thuộc dòng họ Nguyễn Tốhg Sơn Thanh Hoa, một lệnh tộc, dòng dõi Nguyễn Bặc, công thần triều Đinh. Truyền đến Nguyễn Văn Lang làm quan dưới triều Hồng Đức. Đến Nguyễn Hoằng Dụ làm quan dưới triều Lê Chiêu Tông, tước An Hoà hầu. Nguyễn Kim, con Nguyễn Hoằng Dụ {Đại Việt thông sử chép em) lĩnh chức hậu vệ điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu. Sách Việt N am kh ai quốc ch í truyện chép Nguyễn Hoàng Kim là con Nguyễn Hoằng Dụ, cháu Nguyễn Văn Lang, đều làm quan nhà Lê. Mạc Đáng Dung thoán vị, Nguyễn Kim không phục, đeni con em chạy sang Ai Lao, mưu đồ khôi phục, lánh loạn ở sầm Châu, chiêu binh mãi mã, kêu gọi các người trung nghĩa. Cuôl năm 1530, có sô" binh tướng hơn ngàn người, 30 con voi, 300 con ngựa, về kinh lược xứ Thanh Hoa, đóng quân ở Lôi Dương. Năm 1531, tướng Mạc Nguyễn Kính vào đánh. Nguyễn Kim đánh phá được, rồi chia tướng sĩ đóng ở các huyện. Nguyễn Kính đánh nữa, vẫn bị thua. Sang thu, mưa nhiều, quân Mạc dùng chiến thuyền tiến đánh, quân dân tán loạn. Nguyễn Kim phải rút quân về sầm Châu. Sau tìm được con trai Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh. Cuối năm 1532, Nguyễn Kim cùng các cựu thần nhà Lê: Lý quốc công Trịnh Duy Thoan (Nõn, Thuận), Phúc Hưng hầu Trịnh Duy Duyệt, tả đô đốc Trịnh Duy Liệu dựng Duy Ninh lên làm vua, tục hiệu vua Lê Trang Tông, đóng ở sầm Châuv miền tây bắc Thanh Hoa, biên giới Ai Lao. Cử Trịnh Duy Liệu sang Minh nhò giúp đỡ. Hào kiệt các nơi theo về nhiều. Năm 1537, Tây An hầu Lê Phi Thừa, trấn thủ Thanh Hoa, sang quy thuận. Thanh thế ngày một nổi lớn. Năm 1539, mang danh nghĩa theo lệnh vua Lê Trang Tông, Nguyễn Kim cùng các tướng dẫn binh chia đường tiến quân, thế lừng lẫy, đánh vào vùng Lôi Dương, nơi nào quân Mạc Đăng Doanh cũng thua. Năm 1540, đánh vào các huyện ở Nghệ An. 304
- Nhiều hào kiệt hưỏng ứng quy phụ. Quân của Phúc Hải thua trận luôn luôn. Năm 1542, Lê Trang Tông tự cầm quân đi kinh lược Thanh Hoa, Nguyễn Kim đánh vào Nghệ An. Năm 1543, Trang Tông thân chinh lấy được Tây Đô. Tướng Mạc Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất, tổng trấn Thanh Hoa xin hàng. Thế lực nghĩa quân càng ngày càng mạnh mẽ. Năm 1545, tiến quân ra đóng ở hạt Yên Mô, thái sư Hưng Quôh công Nguyễn Kim bị hàng tướng Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Chấp Nhất về với Phúc Hải. Nguyễn Kim là thuỷ tổ các chúa, vua nhà Nguyễn, sử sách gọi ông là Triệu Tổ. Tướng Mạc thái tế Ninh Quốc công Phúc Tư em Phúc Hải, thừa cơ vào đánh cướp doanh trại Trang Tông, bị đề thống ngự doanh Trịnh Kiểm đánh phá. Quân Mạc chết nhiều vô kể. Nguyễn Kim khuất, nghĩa quân có tướng tài Trịnh Kiểm nốĩ nghiệp. Quốc thể ngày thêm thịnh vượng. Châu Ái đã yên. Các hào trưởng bốn châu Hoan, Diễn, Ô, Quảng đều đua nhau theo về. Cơ nghiệp hoàng gia (Lê) bắt đầu tiến mạnh, còn thê nhà Mạc ngày càng xuống. TRỊNH KIỂM Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vinh Phúc (nay là Vĩnh Lộc), phủ Quảng Hoá, là tướng giỏi, theo thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim đi đánh dẹp, lập được nhiều chiến công. Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho. Lê Trang Tông phong là Dực Nghĩa hầu; năm 1539 lại thăng tước công, coi là đại tướng tầm phúc. Nguyễn Kim khuất, Trịnh Kiểm thay thế, nắm giữ binh quyền. Lê Trang Tông phong chức làm tiết chế các xứ thuỷ bộ chư doanh, tước Lương quốc công, được đặc quyền giữ việc binh và tổng tài chính sự trị dân. Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hoa, lập hành điện ở đồn Vạn Lại thuộc Thuỵ Nguyên để vua ở, rồi chiêu mộ hào kiệt, luyện tập quân sĩ, tích trữ lương thực, để lo việc đánh họ Mạc. Danh sĩ miền bắc như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh đều vào giúp. Bấy giờ giang sơn chia làm hai: từ Thanh Hoa trỏ vào thuộc nhà Lê, là Nam triều, từ Sơn Nam trở ra thuộc họ Mạc, gọi là Bắc triều. 305
- LÊ ANH TÔNG Bấy giờ, tại Nam triều, vua Lê Trang Tông không thọ lâu, khuất năm 1548. Con là thái tử Lê Duy Huyên kế vỊ, ấy là vua Lê Trung Tông. Lê Trung Tông yểu mệnh, khuất năm 1556, không có con. Con cháu trai các vua nhà Lê không còn ai. Trịnh Kiểm từ trước đến nay vẫn hành động với danh nghĩa phục Lê diệt Mạc không tiện tự lập, e không có chính nghĩa. Họ Mạc còn khá mạnh, lại sỢ nhà Minh bên Trung Quốc can thiệp vào việc nước ta, đành giữ phận “thò Phật ăn oản” theo lòi khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm (trạng Trình). Sau tìm được ngưòi cháu huyền tôn của Lê Trừ, anh Lê Thái Tổ là Lê Duy Bang ở làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn, rước về lập làm vua năm 1557, tục hiệu vua Lê Anh Tông. Lê Anh Tông không có công đức gì, chỉ là người cháu họ xa với các vua Lê tiền triều mà được lập, do không nắm giữ được binh quyền nên chỉ giữ hư vị. Nhà Lê có trung hưng nhưng mới đóng tại Tây Đô, chưa thu phục lại được giang sơn như cũ. Nhà Mạc có làm vua nhưng chỉ giữ đưỢc có miền bắc. Ây là thòi phân Nam triều và Bắc triều. CHIẾN TRANH TRỊNH - MẠC Giữa th ế kỷ XVI, quân do Trịnh Kiểm chỉ huy lo đánh họ Mạc, khôi phục Đông Đô. Nên họ Mạc muôn trừ đối thủ thông nhất giang sơn, có tưống Khiêm đại vương Mạc Kính Điển cũng anh tài, tính nhân hậu, minh mẫn, dũng cảm có thừa, giữ chức tổng soái trung doanh, cầm quyền chính trị trong triều ngoài quận, mười phen cầm quân vào đánh Thanh Hoa. Trịnh Kiểm cũng 6 lần tiến quân ra bắc, mà tình hình chưa biến chuyển gì mấy. Từ khi Nguyễn Kim khuất, Trịnh Kiểm kế nghiệp, trong những năm đầu còn giữ thế thủ, làm mọi việc để tăng cường lực lượng lớn mạnh đợi ngày ra đánh họ Mạc. Năm 1551, được bọn Lê Bá Ly, Nguyễn Thiến, Nguyễn Khải Khang bỏ nhà Mạc vào quy thuận, đem theo gần 2 vạn quân. Thế Mạc Phúc Nguyên suy yếu, Trịnh Kiểm thừa cơ xuất quân tiến đánh. Lê Bá Ly ra đường Sơn Nam, Nguyễn Khải Khang đường Sơn Tây, 306
- Vũ Văn M ật tại Tuyên Quang xuông hội đồng tại Đông Kinh. Bá Ly đặt giấy chiêu dụ các tướng nhà Mạc theo về phò Lê. Trịnh Kiểm xuất quân tại Hưng Hoá cùng với Vũ Ván Mật đánh phá quân Kính Điển, thắng luôn khôi phục lại Đông Kinh. Họ Trịnh muôn rước vua Lê ra bắc, nhân tâm tất hưỏng ứng, hào kiệt quy phụ, giữ trung châu hiệu lệnh bô"n phương, quét hết phe cánh Mạc. Trịnh Kiểm suy tính phe đảng Mạc còn nhiều, chưa nên kinh động. Tướng Mạc Khánh quốc công dẫn thuỷ quân ngược dòng sông tiến đánh ngang vào hậu quân. Trịnh Kiểm phá được, rồi cùng bọn Bá Ly về Thanh Hoa. Văn Mật về Tuyên Quang. Năm 1554, Trịnh Kiểm sai các tướng kinh lược Hoá Châu, bình định các huyện. Các thổ hào và các quan tự Đông Kinh bổ nhậm đều hàng phục. Có mấy người chốhg lại: Đàm Bá, Phạm Khắc Khoan, bị đánh thua, chết trận. Trịnh Kiểm thu thập hào mục, bổ nhậm chức cai trị. Phương này được yên. Năm 1555, Mạc Kính Điển đem quân vào đánh phá Thanh Hoa. Thọ quận công dẫn 300 chiến thuyền là tiền phong, thẳng tới cửa biển Thần Phù. Kính Điển hội quân ở sông Đại Nại. Thọ quận công tiến quân đóng tại Kim Sơn. Trịnh Kiểm đặt phục binh trước ở núi Bạch Thạch phía bắc sông, lại tuyển binh tượng mạnh mai phục dưới Kim Sơn sai Đinh Công, Lê Bá Ly và Nguyễn Khải Khang phục binh ở phía nam sông. Phạm Đốc và Nguyễn Quyện dẫn thuỷ quân làm thế ỷ dốc. Binh thuyền quân Mạc đi qua, cậy mạnh không đề phòng, bị quân Trịnh bốh mặt dồn đánh phá tan. Thọ quân công phải bắt, 10 tướng bị chết đuối. Kính Điển thu thập tàn binh chạy về kinh sư. Năm 1557, Kính Điển lại vào đánh Thanh Hoa. Phạm Quỳnh, Phạm Giao đánh Nghệ An. Kính Điển đến Tốhg Sơn, Nam Sơn nơi sông Thần Phù, đốt phá các nơi. Trịnh Kiểm sai Thanh quận công đóng quân tại Nga Sơn, thân đốc xuất binh tượng tối cửa biển đánh vào lưng địch. Vũ Lang hầu Phạm Đức Kỳ vượt thuyền xung kích trước, gặp thuyền Kính Điển, nhảy vọt sang, Kính Điển nhảy xuốhg sông trốh. Quân đều tan rã chạy vào rừng núi. Quan quân bắt được nhiều thuyền và khí giới. Kính Điển ẩn núp tại hang núi Dân Sơn, đói khổ, ba tháng sau mới trỏ về được 307
- Đông Kinh. Trịnh Kiểm dùng chiến thuyền bắt được, cắm cồ hiệu quân Mạc, sai Phạm Đốic dẫn vào cửa bi.ển Đan Nhai. Phạm Quỳnh, Phạm Giao thấy, lầm tưởng là quân tiếp ứng, không đề phòng. Phạm Đốc thẳng tới đánh úp, phá tan quân Phạm Quỳnh. Trịnh Kiểm đem 5 vạn quân thuỷ lục ra đánh họ Mạc, tiến binh ra Sơn Nam, tạo cầu nổi qua sông, đánh phá bắt được Khánh quốc công, giết đi. Bên họ Mạc có tướng Nguyễn Quyện ra sức chông cự (Quyện là con Thư quận công Nguyễn Thiến, cha con đã về hàng. Sau khi Thiến chết, hai con là Quyện và Miễn lại trở về vối nhà Mạc). Quân Trịnh có thắng, nhưng cũng trở về Thanh Hoa, bị giặc chặn lôl, hơn chục tướng tá bị chết, nhiều thuyền mang khí giới phải bỏ lại. Thế quân nhà Mạc còn khá mạnh. Năm 1558, Trịnh Kiểm dẫn quân ra trung lộ xứ Sơn Nam, bất thình lình tập kích bắt giết tướng Anh Nhuệ hầu, lược định mấy huyện, giao Nguyễn Khải Khang trấn thủ, rồi về. Khải Khang sau bị người cháu gọi bằng cậu là Mạc Ngọc Liễn mưu bắt đưa về Đông Kinh. Mạc Phúc Nguyên xử Khải Khang cực hình, dùng xe kéo xé xác (Mạc Ngọc Liễn là con Nguyễn Kính. Nguyễn Kính xưa là tỳ tướng của Thiết Sơn bá Trần Chân, sau theo Mạc Đăng Dung. Cha con có công, Ngọc Liễn được phong quốc tính). Hai xứ Thuận, Quảng ở xa nơi đại quân đóng. Quân Mạc có thể dùng thuyền vượt biển vào đánh chiếm. Trịnh Kiểm xin cử Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá để trị an nơi biên thuỳ, cùng với Trấn quận công xứ Quảng Nam cùng làm binh cứu viện lẫn nhau. Lê Anh Tông y theo. Hai xứ Thuận, Quảng đưỢc yên. Quân Mạc từ đấy không dám ngó tới. Thòi kỳ này, Trịnh Kiểm đã trị an nhân dân, luyện tập quân sĩ, thu dụng nhân tài, tích trữ đầy đủ khí giới, lương thực, muôA mở trận tấn công đại quy mô ra bắc, khôi phục cơ đồ. Con đường xứ Sơn Nam, nơi tiến quân, nhà Mạc đặt nhiều tinh binh trấn giữ. Thượng lộ xứ Sơn Tây và các xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên rừng rậm bao la, đường hẻm quanh quất, họ Mạc không để ý phòng bị. Nơi đây lại có tướng Gia quận công trấn thủ Đại Đồng vẫn trung thành với vua Lê, quan quân tới hội họp. Xuất quân lốĩ Thiên Quan đi qua Hưng Hoá, hội họp với Gia quận công, thu dụng các phiên mục, thổ tù, rồi theo đường chân 308
- núi, lược định Thái Nguyên và Lạng Sơn, chiêu tập hào kiệt, sau sẽ dẫn quân xuông Kinh Bắc, chia quân đánh vào Hải Dương, Sơn Nam, thiên hạ dao động, thế họ Mạc xuông. Lúc ấy đem quân ba mặt đánh vào Đông Kinh, sẽ toàn thắng dễ dàng. Các xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên, Lạng Sơn nhân dân giàu có, tiền thóc dư thừa, không lo thiếu ăn. Trịnh Kiểm cử tướng trân giữ các cửa biển và đường đi vào Thanh Hoa, rồi qua mùa đông năm ấy (1559), cùng tướng sĩ dẫn 6 vạn quân bắc phạt, trương thanh thế là 12 vạn. Dùng Hoàng Đình Ái làm tướng tiên phong, do Thiên Quan tiến ra Sơn Tây. Quân đi đến đâu đều không lấy của dân mảy may. Tới Hưng Hoá, tây đạo Đinh quận công dẫn binh lại hội. Các đồn quân Mạc đều bị phá và ra hàng. Đến Tuyên Quang, Vũ Văn Mật ra đón. Quân Trịnh lược định các đạo Thái Nguyên, Lạng Sơn và Kinh Bắc. Tháng 11 âl, quân Trịnh đánh các phủ Siêu Loại, Văn Giang và Khoái, Hồng, nay thuộc Bắc Ninh và Hưng Yên. Tháng 12, đánh phá các phủ huyện Khoái Châu và Nam Sách, nay thuộc Hưng Yên và Hải Dương. Đi đến đâu, quân Mạc đều thua chạy. Sang xuân năm sau (1560), đánh xuông Tiên Hưng, sang Kinh Môn, Đông Triều, Chí Linh. Mạc Kính Điển đóng đồn tại Kinh Bắc để chống cự. Các tướng chia giữ Đông Kinh và các đồn ngoại thành, các doanh trại trên sông từ Bạch Hạc xuống đến Nam Xang. Trịnh Kiểm cử Hoàng Đình Ái trấn thủ Lạng Sơn; Lê Khắc Thận, Thái Nguyên; Vũ Văn Mật, Tuyên Quang; Định quận công, Hưng Hoá. Các trấn liên lạc, cứu viện lẫn nhau, đánh phá các châu, huyện và cung cấp lương thực cho quân lính. Từ Thiên Quan đến Kinh Bắc đóng nhiều đồn binh liên tiếp. Binh uy lừng lẫy. Trịnh Kiểm đóng đại quân tại Lâm Sơn, sai tướng đánh phá các huyện Đường An, Đường Hào, Thanh Miện, Gia Phúc. Năm này gặp vụ lúa được mùa, thổ dân quy thuận cung cấp lúa mùa để thêm quân nhu. Sang năm 1561, Mạc Kính Điển đem binh thuyền đánh vào các cửa biển Thanh Hoa. Các tướng trấn thủ không phòng bị phải lui quân về giữ sách Vạn Lại. Trịnh Kiểm nghe tin, gấp truyền lệnh cho Hoàng Đình Ái ngầm dẫn quân về Thanh Hoa. 309
- Kính Điển đánh vào cửa quan An Tràng, tiến tới Vạn Lại. Sách sắp bị hãm thì binh của Sư Thước trỗi dậy, cố' sức chiến đấu, đảnh bại đưỢc quân địch. Kính Điển được tin viện binh của Đình Ái sắp đến bèn lui quân về Kinh Âp. Tháng 2 âl năm 1562, Lộc quận công và Thân Khê hầu đem quân lược định mười châu xứ Hưng Hoá. Tháng 9 âl, Trịnh Kiểm xuất binh ra Sờn Nam, đi tuần các địa phương hạt Thanh Trì và Thượng Phúc, lập đại doanh tại Sơn Minh. Tháng 11, rút quân trở về. Năm 1564, Đặng Huấn ra núi Hoài An, thôi đốc dân hạt Trường Yên và Thiên Quan đã hàng, tu sửa đường từ Phô' Cát đến Bình Lương để tiện sự vận tải lương thảo. Các huyện về phía tây sông Xương Giang đều bình. Tháng 9 âl, Trịnh Kiểm lại xuất quân ra trung lộ xứ Sơn Nam, đánh các huyện thuộc Trường Yên. Đến tháng 11 rút quân về. Tháng 4 âl năm 1565, Trịnh Kiểm xuất quân ra đánh phủ Trường Yên, phá hết các huyện trong phủ. Tháng 9, lại đốc đại binh đánh thượng lộ xứ Sơn Nam, đánh nơi nào thảy đều thắng. Tháng 11, Kính Điển xuất chiến thuyền vượt biển đánh vào cửa Linh Tràng (Lạch Trường) đánh phá các huyện Thuần Hựu (Hậu Lộc) và Hoằng Hoá thuộc Thanh Hoa. Lộc quận công đem quân về cứu, bị đánh thua, tử trận. Trịnh Kiểm nghe tin báo bại trận, dẫn quân về. Kính Điển cũng lui quâọ về Đông Kinh. Các năm 1566, 1567, năm nào quân Trịnh cũng ra bắc, đánh vào Sơn Nam, Sơn Tây, Trường Yên, thu thóc lúa các nơi này, rồi dẫn quân về. Tháng 2 âl nám 1569, Lê Anh Tông gia phong Trịnh Kiểm làm Thượng phụ thượng tướng Thái quô'c công. Lúc này, Trịnh Kiểm đau bệnh đã lâu, xin trao binh quyền cho con. Lê Anh Tông phong con trai lớn của ông là Tuấn Đức hầu Trịnh Cô'i đô'c lĩnh quân thuỷ bộ các doanh, con trai thứ là Phú Lương hầu Trịnh Tùng lĩnh chức Bình Đông đại tướng quân, nô'i trọng nhậm của cha. Tháng 2 âl năm 1570, Trịnh Kiểm chết. Trịnh Cối lo việc đánh dẹp nhưng say đắm tửu sắc, làm nhiều sự thất nhân tâm, 310
- tướng sĩ không mấy người phục. Em là Tùng có ý muôn cướp quyền của anh, cùng với bọn Lê Cập Đệ, Trịnh Hách kể tội Côl với vua Anh Tông, rước vua về đồn Vạn Lại, rồi chia quân ra đánh nhau với Cốì. Cỗi lui quân về Biện Thượng và đóng doanh tại Bô" Chính. Tướng giữ Bổ" Chính thấy tướng sĩ không hoà, dẫn con em đầu hàng họ Mạc. Mạc Kính Điển thấy Trịnh Kiểm chết, anh em Trịnh Côi, Trịnh Tùng đánh lẫn nhau, huy động 10 vạn quân, 700 chiến thuyền, tháng 8 âl, vượt biển vào đánh miền trong. Mạc Đô Nhượng, Mạc Đình Khoan giữ cửa biển Thần Phù. Tướng bắc đạo .Hoàng quận công làm đội quân thứ nhất, nam đạo Thạch quận công Nguyễn Quyện, đội quân thứ nhì; tây, sầm quận công Mạc Ngọc Liễn, thứ ba; đông, Hoa quận công thứ tư; Kính Điển thân tự đô"c quân làm đội thứ năm; các tôn vương, đội thứ sáu, chia các ngả vào các cửa biển Linh Tràng, Chí Long và Hội Triều, hội đồng đóng doanh trại hai bên bờ sông Hà Trung, khói lửa các trại bô"c nghi ngút khắp trên mưòi dặm. Trtịnh Côi liệu không thể đương nổi, dẫn hơn vạn quân cùng các bộ tướng Lại Thế Mỹ, Nguyễn Sư Doãn, Trương Quốc Hoa, Vương Trân và Vũ Sư Thước cùng gia quyến ra hàng họ Mạc. Kính Điển thu nạp phong tước lớn cho bọn này và sai dẫn quân thuộc của mình tiến đánh. Kính Điển tổng động binh, các đạo cùng tiến trên sông Mã, sông Lam. Nhân dân Thanh Hoa cõng già trẻ chạy trô"n lưu ly. Kính Điển đánh vào luỹ An Tràng rất gấp, ngày đêm không ngừng. Lê Anh Tông phong Trịnh Tùng lamg Trưởng quận công, trọn quyền điều khiển tất cả các doanh. Trịnh Tùng họp các quan ván võ dung hoà, ngày đêm bàn định kê" sách, chia quân giữ các đồn trại, đào hào đắp luỹ kế cô" thủ. Kính Điển thân đốc tướng sĩ ngày đêm tiến đánh. Các huyện Lôi Dương, Nông Cổhg đều thành chiến trường, nhân dân đều chạy trốn, có nhiều người chết đói. Quân đội hai bên chông nhau ỏ sông Long Sùng. Quân Trịnh ban ngày cô" thủ trong thành, ban đêm ra cướp trại, làm cho quân Mạc không được yên nghỉ. Kính Điển đánh mãi không lợi, lui quân về đóng tại Hà Trung. Lê Anh Tông chia quân: Lại Thế Khanh xuất quân ra đường bên tả, tiến về huyện An Định, đánh vào huyện Tông Sơn; Hoàng Đình Ái, bên hữu tiến về huyện Lôi Dương, đánh vào huyện Quảng Xương; 311
- Trịnh Tùng làm tả tướng điều khiển thuỷ lục quân các xứ. Anh Tông tự làm đô tướng tiến đại quân về huyện Thuỵ Nguyên, huyện An Định. Tướng Vũ Sư Thước trước theo Trịnh Côi hàng họ Mạc, dẫn 500 quân trở về. Quan quân thu phục các huyện Lôi Trạch, Tống Sơn, và Nga Sơn. Quân Mạc cô" đánh. Quân Trịnh cô" giữ. Chiến tranh kéo dài. Qua tháng 12, Kính Điển đánh mãi không được, lương thực ngày một cạn, nên bỏ các trại sách, thu quân về Đông Kinh, mang theo bọn Trịnh Cốì, Lại Thê" Mỹ, Trương Quốc Hoa và Nguyễn Sư Doãn. Quân Mạc rút rồi, vua phong Trịnh Tùng làm thái uý, thăng thưởng các tướng sĩ có công, uỷ Phùng Khắc Khoan đi chiêu tập hoang dân về yên nghiệp làm ăn, chỉnh đôn việc chính trị. Tháng 10 âl năm 1571, Kính Điển dẫn quân vào đánh phá xứ Nghệ An, chiếm cứ khu từ sông Cả trở về phương nam. Thổ tướng Nguyên quận công Nguyễn Bá Quỳnh bỏ chạy. Các xứ Thuận Hoá và Quảng Nam dao động. Tướng trấn thủ Nguyễn Hoàng mUu lược quyền biến giữ yên được. Tân quận công Trịnh Mô và Lại quận công Phan Công Tích đến cứu Nghệ An. Kính Điển phải lui quân. Mùa thu năm 1572, Kính Điển lại xuất quân đánh Thanh Hoa và Nghệ An, phá các huyện ven sông. Nhân dân các nơi này lưu tán, xóm làng trô"ng không. Tướng Mạc Lập quận công và Tiền quận công do đường biển đánh Thuận Hoá và Quảng Nam, thổ dân nhiều người hàng. Trấn thủ Nguyễn Hoàng lập kê" dụ Lập quận công tới, chém ngay giữa sông. Quân Mạc tan vỡ chạy trở về, nhiều người bị chết đuốỉ. Thái phó Vị quận công Lê Khắc Thận vượt luỹ ra hàng quân Mạc. Các tướng Lại Thế Khanh, Lê (Trịnh) Mô và Phan Công Tích dẫn binh ra giữ Nghệ An. Binh sĩ họ Mạc bèn rút về. Bấy giờ, công việc gì cũng do ở Trịnh Tùng quyết đoán cả, uy quyền hốhg hách, vua cũng lấy làm lo. Lê Cập Đệ thấy vậy, mưu với vua trừ họ Trịnh. Trịnh Tùng biết ý, dùng mưu giết Cập Đệ. Anh Tông biết sự không thành, lo sỢ, cùng với bô"n con chạy vào Nghệ An. Trịnh Tùng thấy vua xuất ngoại, cho người đi rước hoàng tử thứ năm là Duy Đàm ở làng Quảng Thi, huyện Thuỵ Nguyên về lập làm vua, ấy là vua Lê Thế Tông, rồi sai Nguyễn Hữu Liêu đi đánh đuổi theo vua. Anh Tông vào Nghệ An, thấy quân đuổi đến ẩn vào trong vườn mía, bị Hữu Liêu tìm thấy đưa 312
- về, đến huyện Lôi Dương, Trịnh Tùng sai người đến giết đi, rồi nói rằng vua tự thắt cổ chết. Lê Anh Tông làm vua 7 năm, hương linh 47 tuổi. Trịnh Tùng hại vua Anh Tông rồi thăng thưởng cho những người đồng đảng và chia quân ra phòng giữ các nơi để chông nhau với quân nhà Mạc. Tháng 7 âl năm 1573, Kính Điển lại dẫn quân vào đánh cưâp Thanh Hoa. Khi đánh vào doanh An Tràng, quan quân rút vào bên trong luỹ. Chúng tiến vào luỹ Phúc Bồi, sắp qua sông Đoạn Trạch thì tiết chế Trịnh Tùng đốc xuất thuỷ quân cưỡi chiến thuyền chia đánh các ngả, phá tan quân Mạc. Kính Điển dẫn quân rút lui. Tháng 6 âl năm 1574, Nguyễn Quyện dẫn quân vào đánh cướp Nghệ An, hạ các thành phía bắc sông Cả, bắt được trấn thủ Hoàng quận công. Tháng 7, Phan Công Tích và Trịnh Mô dẫn quân cứu viện Nghệ An. Nguyễn Quyện chống cự với các tướng vài tháng, không thắng nổi, thu quân trở về. Tháng giêng âl năm 1575, Kính Điên đem quân đánh cướp Thanh Hoa, Nguyễn Quyện đánh cướp Nghệ An. Lúc này, thế mạnh kéo đến đâu, nhân dân đều như cỏ lướt. Kính Điển đánh đồn Thuỵ Nguyên, huyện An Định. Mạc Ngọc Liễn đánh núi Đông Sơn, huyện Lôi Dương. Tiết chế sai Hoàng Đình Ai đến cứu Lôi Dương, tự mình thống lĩnh đại quân đóng ở núi Chiêu Sơn, chống nhau với Kính Điên. Khi Kính Điên giao chiến với quan quân, Vũ Sư Thước và Nguyễn Hữu Liêu xuất các đạo kỳ binh đánh cho Kính Điển phải chạy. Lại Thê Khanh, Trịnh Mô và Phan Công Tích đến cứu Nghệ An, cầm cự với Nguyễn Quyện chừng vài tháng. Nguyễn Quyện đặt phục binh, thắng trận, bắt được Phan Công Tích giải về kinh sư giết chết. Mùa đông, Kính Điên kéo quân trở về. Tháng 7 âl năm 1576, Kính Điển lại dẫn quân vào cướp Thanh Hoa, đánh vào huyện Thuỵ Nguyên, sai Ngọc Liễn đánh vào huyện An Định, Nguyễn Quyện vào cướp Nghệ An. Quyện đánh nhau với Trịnh Mô ở đây chừng vài tháng. Trịnh Mô thua mấy trận, định trôA về Thanh Hoa. Quyện đuổi theo bắt được. Năm 1577, nhà Mạc dự bị vào xâm lược với quy mô rộng lớn, sai thu binh các huyện, người nào cũng phải dự bị lương thực đủ ăn ba tháng. . Trịnh Tùng biết họ Mạc sở trường về thuỷ quân, mùa thu tất vào đánh, ra lệnh tản cư các dân nơi ven sông, đem hết tài vật đã 313
- tích trữ vào nơi rừng núi, đế chò nghênh chiến. Tháng 7 âl, Kính Điển dẫn quân vào. Tháng 8, đánh vào hạt Đồng cổ. Trịnh Tùng thân xuất đại quân ra cửa luỹ Khoái Lạc chôKg cự. Kính Điển đánh phá doanh Hội Thương. Hoàng Đình Ái xuất quân khiêu chiến. Nguyễn Hữu Liêu dẫn quân đánh chận ngang. Quân Kính Điển phải chạy lui. Kính Điển lại tiến quân đến sông Hà Đô, sai Nguyễn Quyện phục binh bên ngoài đê bên bờ sông. Hoàng quận công cùng hàng tướng Lại Thế Mỹ làm đội quân tiên phong đánh vào luỹ Khoái Lạc. Quan quân dùng súng bắn chết Thế Mỹ trước trận. Quân họ Mạc tan vỡ. Tháng 9, Kính Điển dẫn quân trở về. Sang năm 1578, Trịnh Tùng giữ binh quyền, chàm lo tiến thủ, chính sự chỉnh đô"n, quân sĩ tinh nhuệ, khí thê đang lên. Mạc Mậu Hợp mới lớn lên, chỉ ham chơi bời, say đắm tửu sắc, không để ý tới việc nước. Tháng 7, Kính Điển lĩnh quân vào đánh các huvện men sông xứ Thanh Hoa, giao chiến ở cầu Phụng Công, huyện Vĩnh Lộc, gặp Ồphục kích, bị thua trận phải kéo về. Tháng 10, Mạc Ngọc Liễn dẫn quân đánh vào châu Thu Vật trong Tuyên Quang cũng bị trấn thủ Nhân quốíc công Vũ Công Kỳ đánh thua (Vũ Công Kỳ là con Gia quôc công Vũ Văn Mật, trấn thủ vùng Tuyên Quang, vẫn không phục nhà Mạc. Cha con đều nhận quan tưóc của vua Lê). Năm 1579, Kính Điển vào cướp Thanh Hoa, phá nhiều huyện men sông đi đến Tông Sơn, gặp Diễn quận công Trịnh Văn Hai xuất quân giao chiến tại núi Kim Ẩu. Thái phó Đặng Huấn dẫn quân đi tới Hoà Bình, Mục Sơn đánh tập hậu, phá tan. Kính Điển dẫn quân trở về. Năm 1580, cũng tháng 7 âl, Nguyễn Quyện và Mạc Ngọc Liễn và hàng tướng Hoàng quận công vào Thanh Hoa cướp bóc tài sản của dân ven sông rồi kéo qucân về. Tháng 10 âl năm 1580, Mạc Kính Điển chết. Kính Điển là ông chú Mậu Hợp, gồm chức tướng văn và tướng võ, giữ binh quyền hơn 20 năm, tiếp đãi quan liêu có lễ độ, đôl với quân sĩ có ân nghĩa, trải qua bao gian truân, vẫn cần lao trung thành. Mạc Mậu Hợp cử ứng vương Mạc Đôn Nhượng thav thế, lĩnh chức Trung Doanh đôc suý. Đôn Nhượng là em Kính Điển, có địa vị cao trong họ Mạc, nhưng tài đức tầm thường, chẳng làm được gì hay. Họ Mạc suy vi từ đây. Tướng Mạc bấy giờ chỉ còn Nguyễn Quyện và Mạc Ngọc Liễn là đáng kể. Các quan nhà Mạc cũng có 314
- nhiều người hiền lương thường khuyên dụ Mậu Hợp tu đức, chỉnh đô"n việc cai trị, nhất là việc võ bị, bớt hoang chơi, xa xỉ. Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép lại những bài biểu, tờ só của Giáp Trung, Lại Mẫn, Đặng Vũ Canh, Trần Văn Tuyên, Nguvễn Văn Nhuận, Trần Thòi Tham dâng lên Mậu HỢp, lồi lẽ rất khẩn thiết. Mậu Hợp có khen phải nhưng không tu tỉnh gì, hoặc bảo là chưa thi hành ngay được. Mấy người chán nản, xin từ chức. Mậu Hợp không cho. Mậu Hợp lại còn xây dựng cung điện, kiến trúc vĩ đại, tổn phí nhiều nhân lực tài lực, trong khi nước nhà mọi sự chang tôt đẹp gì. Mậu Hợp xây ngôi điện, gọi là điện Giảng Học, kỳ thực là nơi yến tiệc chơi bời. Vừa mới hoàn thành thì tối hôm ấy bị hoả hoạn cháy tiêu, do dân chúng tức giận phóng hoả đốt. Đình thần có người già chết, người bỏ đi ẩn. Phú Nghĩa hầu Nguyễn Đình Luân, Kỳ quận công Nguyễn Việt Kính, Nam Dương hầu họ Trần (?) bỏ họ Mạc vào Thanh Hoa quy thuận. Tháng 9 âl năm 1581, Mạc Đôn Nhượng hỢp quân các đạo vào đánh Thanh Hoa, vượt biển vào tới núi Dương Năng, bị Hoàng Đình Ai đón đánh thua nặng nề p h ả i trốn về. Trận này quân Mạc tổn thất rất nhiều tướng sĩ. Tháng 7 âl năm 1583, quân Mạc lại xâm lược Thanh Hoa lần nữa. Trịnh Tùng điều động quân sĩ đánh phá ở nơi cửa biển, quân Mạc thua chạy. Sau trận nàv, quân Mạc không còn Tây xâm nữa. Thanh Hoa, Nghệ An được thảnh thơi, yên ổn. Suốt từ năm 1570 đến đây, quân Mạc thường cứmùa thu kéo vào đánh Thanh Hoa, Nghệ An, ban đầu có thắng luôn, nhưng sau hoặc bị đánh thua, hoặc không thua nhưng hết lương thực, phải bỏ về. Cũng có lần chỉ vào cướp của cải và lương thực, rồi về sớm. Chúng có chiếm được đất, nhưng không chiếm được nhân tâm. Đi đến đâu thì dân chúng đó bỏ chạy hết, mang theo mọi của cải, theo đúng lệnh của Trịnh Tùng. Vì thê quân Mạc hao binh tổn tướng mà chẳng thủ lợi được gì. Trịnh Côd từ khi ra hàng họ Mạc, được trao tước Trung Lương hầu rồi Trung quận công. Năm 1584 chết. Mậu HỢp sai người tới phúng tế, rồi sai quân hộ tôKg bà mẹ và vỢ con đưa linh cữu về Thanh Hoa, để tỏ thiện ý thông hảo. Trịnh Tùng sai người ra Nga Sơn tiếp đón. Trịnh Tùng từ khi cầm quyền chính, chỉnh ầốn quân đội, tăng cường lực lượng, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền xe, thê quân mỗi ngày một thêm lớn. Quân Mạc đến đánh thường bị thua luôn. 315
- Các năm 1583, 1584, 1585 mới tiến quân ra bắc nhưng chỉ mới là đê thăm dò. về sau mới đánh lớn khi thế nhà Mạc suy kém. Năm 1583, Trịnh Tùng xuất quân ra Sơn Nam, đánh vào các huyện Yên Mô, Yên Khang (nay là Yên Khánh) thu thóc lúa, rồi về. Tháng giêng âl năm 1584, đánh vào phủ Trường Yên và các xứ Thiên Quan (nay là Nho Quan), Hưng Hoá. Tháng giêng âl năm 1585, lại ra Thiên Quan đánh vào các hạt Mỹ Lương, Thạch Thất và An Sơn, lần này Chiêu quận công bị quân Mạc bắt với một con voi. Nhưng cuôi năm này, quân Trịnh lại ra Sơn Nam, đánh vào các huyện Gia Viễn và Phụng Hoá. Họ Mạc lo phòng thủ, sai quân dân đắp thêm ba bức luỹ, đào thêm ba lần hào bên ngoài thành Đại La, trồng chông gai dài vài chục dặm bao chung quanh, rất kiên cô. Năm 1587, Trịnh Tùng thấy thê quân đã đủ mạnh, ra mở những chiến trận quy mô rộng lớn. Tháng 10 âl, xuất quân ra đánh phá các phủ Trường Yên và Thiên Quan. Quân đến hạt Mỹ Lương thì Mạc Ngọc Liễn dẫn binh từ Ninh Sơn đánh vào cánh quân'bên tả, Nguyễn Quyện dẫn binh từ Chương Đức đánh vào cánh quân bên hữu. Trịnh Tùng dự phòng trước, sai Hà Thọ Lộc và Ngô Cảnh Hựu bảo vệ đạo quân lương, Hoàng Đình Ái dẫn quân về Thanh Hoa. Nguyễn Hữu Liêu xuất quân cầm cự với Mạc Ngọc Liễn, tự mình đốíc đại quân giao chiến với Nguyễn Quyện. Quân Trịnh hăng hái xung đột. Quân Quyện thua to, tan vỡ, qua sông nhiều người chết đuôi, mấy trám bị giết. Mạc Ngọc Liễn thấy Nguyễn Quyện bại, cũng dẫn quân trôh xa. Quân Trịnh tiến lên Hoàng Sơn, đánh phá các hạt An Sơn và Thạch Thất, bắt sông được nhiều người. Đến tháng 12, rút về. Tháng 3 âl năm 1588, quỂin Trịnh ra các huyện Yên Mô và Yên Khang, lược định nhân dân rồi trở về. Tháng 11 lại xuất quân ra lôi Ph(3 Cát, đánh vào Trường Yên và Thiên Quan, thu được nhiều tài vật, qua sông Chính Đại đóng doanh trại, rồi giả bộ kéo về. Tân quận công và Quỳnh quận công đánh đuổi, bị phục binh đánh thua tơi bời. Mấy trăm ngưòi chết trận. Vương sư trở về. Tháng 10 âl năm 1589, Tiậnh Tùng xuất quân đánh vào huyện Yên Khang. Mạc Đôn Nhượng thông lĩnh đại quân đánh một trận quyêt liệt. Trịnh Tùng l?.ũ binh dụ địch, ngầm đặt phục binh đánh tập hậu, sai Nguyễn Hữu Liêu bbục quân tinh nhuệ vào chân núi, Ngô cảnh Hựu hộ vè quân vận lương lui vào núi Tam Điệp, đích thân dẫn đại binh từ từ lui. Mạc Đôn Nhượng 316
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về Các triều đại Việt Nam
114 p | 781 | 344
-
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 6: Xung đột địa phương
11 p | 167 | 39
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 147 | 33
-
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 9: Bất mãn và cải cách
12 p | 169 | 26
-
Việt Nam Qua Các Thời Đại 2
5 p | 144 | 24
-
Việt Nam Qua Các Thời Đại 4
7 p | 117 | 20
-
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ VIỆT NAM – PHẦN 1
16 p | 107 | 20
-
Việt Nam Qua Các Thời Đại 5
7 p | 109 | 19
-
lịch sử thế giới (tập 3): phần 2 - nxb tổng hợp thành phố hồ chí minh
114 p | 64 | 11
-
Lịch sử nước Nga: Phần 2
344 p | 14 | 9
-
Lịch sử nước Nga: Phần 1
358 p | 17 | 8
-
Quốc hiệu của nước Việt nam qua các thời kỳ lịch sử: Phần 1
80 p | 37 | 5
-
Quốc hiệu của nước Việt nam qua các thời kỳ lịch sử: Phần 2
43 p | 41 | 5
-
Các thời đại lịch sử nước ta: Phần 1
296 p | 32 | 3
-
Ebook Lịch sử tỉnh Hải Dương, Tập 1 (từ khởi thủy đến năm 905): Phần 1
162 p | 7 | 3
-
Tìm hiểu sơ lược lịch sử nước Anh (In lần thứ hai): Phần 1
173 p | 11 | 1
-
Tìm hiểu sơ lược lịch sử nước Anh (In lần thứ hai): Phần 2
237 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn