intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tranh chấp điển hình liên quan phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Các tranh chấp điển hình liên quan phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm" đưa ra thực trạng hiện nay và các kiến nghị nhầm hạn chế các tranh chấp điển hình liên quan phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tranh chấp điển hình liên quan phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

  1. CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH LIÊN QUAN PHẠM VI BẢO HIỂM VÀ LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM Lê Phạm Hoàng Phát*, Phan Lê Khánh Trang, Bùi Thị Yến Nhi Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. *Tác giả liên hệ, Email: hoangphat007008@gmail.com. TÓM TẮT Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm thương mại hiện nay ngày càng cho minh chứng cho vai trò kinh tế xã hội vô cùng to lớn mà hoạt động này mang lại cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và cho toàn xã hội khi tham gia vào bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm là phương sách được lựa chọn để giảm rủi ro bằng cách lấy của số đông bù cho số ít, chia sẻ rủi ro và phòng ngừa rủi ro xảy đến trong tương lai, nó cũng được xem như một khoản đầu tư tích lũy sinh lời, vậy nên mua bảo hiểm thương mại đang là một xu thế phát triển được nhiều người lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, trong xu thế đó thì cũng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong hợp đồng bảo hiểm, các tranh chấp liên quan đến phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng dẫn đến những hậu quả đáng kể. Qua đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra thực trạng hiện nay và các kiến nghị nhầm hạn chế các tranh chấp điển hình liên quan phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Từ khóa: Tranh chấp; phạm vi bảo hiểm; loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 1. Cơ sở lý luận về các tranh chấp liên quan đến phạm vi bảo hiểm và các loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Hiện nay, ngoài bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thương mại cũng là một loại bảo hiểm được các cá nhân, tổ chức tham gia và dành sự quan tâm. Các rủi ro về tài sản, sức khỏe, tính mạng, trách nhiệm nghề nghiệp ... có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với một cá nhân, tổ chức bất kỳ. Hoặc có thể xem việc mua bảo hiểm thương mại là hình thức tập trung vốn, tích lũy tiền sinh lời giống như việc gửi tiền vào ngân hàng . Vậy cho nên việc mua bảo hiểm thương mại đang là xu thế được quan tâm tìm hiểu vì nó vừa là phương pháp phòng ngừa rủi ro mà còn là hình thức tích lũy sinh lời của người mua bảo hiểm. Khái niệm về bảo hiểm thương mại không được quy định cụ thể trong luật, tuy nhiên có thể hiểu bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm được tạo ra bởi các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng các khoản phí để duy trì hợp đồng. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra rủi ro đối với bảo hiểm phi nhân thọ và hoàn trả một khoản tiền theo hợp đồng khi xảy ra sự kiện đối với bảo hiểm nhân thọ. Trên thực tế, các đối tượng được bảo hiểm có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố rủi ro, tổn thất, chi phí dẫn đến xảy ra sự kiện bảo hiểm chính vì vậy mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải đưa các trường hợp nhất định để bồi thường, gọi là phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm có thể được hiểu là phạm vi giới hạn những rủi ro, loại tổn thất nhất định và các chi phí phải bồi thường theo thỏa thuận cho người được bảo hiểm nếu các rủi ro, tổn thất đó xảy ra. Việc hiểu rõ phạm vi bảo hiểm nhằm giúp người mua bảo hiểm hiểu rõ được những trường hợp nào mình sẽ được chi trả bảo hiểm, đồng thời hạn chế những trường hợp tranh chấp xảy ra giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về vấn đề bồi thường. 630
  2. Để hiểu rõ các trường hợp quy định trong hợp đồng mà bên mua bảo hiểm sẽ được bảo hiểm ngoài phạm vi bảo hiểm thì còn phải hiểu thêm về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được hiểu là những trường hợp tổn thất, rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Theo khoản 1 điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.” Nghĩa là mặc dù sự kiện bảo hiểm xảy ra nhưng bên mua bảo hiểm sẽ không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ bên bán bảo hiểm. Thông thường sẽ có hai trường hợp loại trừ trách nhiệm đó là loại trừ tuyệt đối – hoàn toàn không được bồi thường bảo hiểm và loại trừ tương đối – có thể được bồi thường với một số điều kiện nhất định. Bên cạnh những điều khoản bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm, điều khoản loại trừ là một điều khoản cơ bản và bắt buộc phải có, phải được thể hiện cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm được quy định nhằm mục đích đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi các sự kiện lớn xảy ra như động đất, sống thần... sẽ kéo theo hàng loạt các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe trên phạm vi vô cùng rộng. Khi này doanh nghiệp bảo hiểm có thể rơi vào tình trạng mất khả năng tài chính để chi trả cho các tiền bảo hiểm, bồi thường các tổn thất cho người mua bảo hiểm. Thẩm chí doanh nghiệp bảo hiểm có thể rơi vào tình trạng phá sản khi mất khả năng chi trả. Vì vậy điều khoản loại trừ trách nhiệm là cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp bảo hiểm. Mục đích của điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nhằm để bảo vệ doanh nghiệp bảo hiểm thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trên diện rộng do một rủi ro gây thiệt hại lớn; Bảo vệ các giá trị đạo đức của xã hội để tránh tình trạng người mua bảo hiểm trục lợi trên bảo hiểm; Đảo bảo một mức phí bảo hiểm hợp lý với từng loại bảo hiểm, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người (Trần Linh Huân & Đoàn Thị Thu Hiền). 2. Các nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp liên quan đến phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Trong một hợp đồng bảo hiểm các điều khoản loại trừ trách nhiệm và phạm vi bảo hiểm là nội dung quan trọng nhưng không được chú ý nhiều trước khi giao kết hợp đồng. Cho nên đây thường xuyên là lý do xảy ra tranh chấp giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Phần lớn các vụ tranh chấp bảo hiểm đều phát sinh từ việc doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để từ chối chi trả các khoản bồi thường. Thứ nhất, nguyên nhân của tranh chấp thường là do sự mơ hồ, khó hiểu, thiếu minh bạch của các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường ghi các điều khoản loại trừ trách nhiệm mơ hồ, không giải thích rõ ràng, đầy đủ nội dung chi tiết cho bên mua bảo hiểm để khi người mua bảo hiểm xảy ra sự kiện bảo hiểm họ có thể áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm dễ hơn. Như vậy, khi này các doanh nghiệp bảo hiểm đã vi phạm điểm b khoản 2 điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: “ Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.” Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm sẽ đưa doanh nghiệp bảo hiểm thoát khỏi nghĩa vụ trả tiền bồi thường, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm. Đa phần người mua bảo hiểm khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm xuất phát từ khách hàng cảm thấy không được bồi thường thỏa đáng hoặc cách giải quyết bồi thường chưa kịp thời và hợp lý. Thứ hai, tính trung thực và sự tôn trọng giữa các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tranh chấp. Khi tư vấn doanh nghiệp bảo hiểm đã cố tình hoặc không đủ kiến thức để không cung cấp đầy đủ các thông tin về phạm vi bảo hiểm cũng như điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng. Phạm vi bảo hiểm thì rất hẹp còn điều khoản loại trừ trách 631
  3. nhiệm bảo hiểm lại rất nhiều mà lại không được hai bên tìm hiểu rõ và thống nhất với nhau nên tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi. Thứ ba, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng là một hoạt động thương mại nên đều có mục đích lợi nhuận trong đó, các bên đều mong muốn phần lợi nhuận cao hơn về phía mình, từ đó hình thành xung đột về lợi ích giữa các bên. Vì doanh nghiệp bảo hiểm cũng muốn nghiêng lợi ích về phía mình cho nên dẫn đến tình trạng không tôn trọng quyền lợi của khách hàng. Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra chỉ tiêu bán hàng, lấy phần trăm hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng nếu không đủ chỉ tiêu thì không có hoa hồng, tiền thưởng. Việc này dẫn đến khi tư vấn các doanh nghiệp bảo hiểm không còn chú trọng vào chất lượng hay tính chất của bảo hiểm có phù hợp với người mua hay không mà ưu tiên đạt được chỉ tiêu được đề ra, như vậy lợi ích của khách hàng đã bị ảnh hưởng, đó là xung đột lợi ích dẫn đến tranh chấp. Các tranh chấp bảo hiểm liên quan đến phạm vi bảo hiểm thường xuyên xảy ra đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến bảo hiểm thương mại. Sự uy tính của bảo hiểm thương mại đang ngày càng giảm sút tỷ lệ thuận với các tranh chấp bảo hiểm liên quan đến phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm. Niềm tin vào các hợp đồng bảo hiểm thương mại cũng giảm dần vì sự mơ hồ trong điều khoản và không trung thực của các doanh nghiệp bảo hiểm. Dẫn đến tình trạng số lượng bảo hiểm thương mại được bán ra ngày càng ít, mà bảo hiểm thương mại không chỉ mang lại lợi ích cho người mua bảo hiểm khỏi những rủi ro không mong muốn mà còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội vì bảo hiểm giúp đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn để đầu tư sinh lời trong những dự án, tạo công ăn việc làm cho người lao động qua đó làm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong giải quyết thất nghiệp. Cho nên khi bảo hiểm thương mại bị ảnh hưởng, bị mất niềm tin của người mua bảo hiểm, mất uy tính thì đã kéo theo nhiều hệ lụy cho sự phát triển của kinh tế xã hội. Như đã trình bày, bảo hiểm là một hình thức huy động vốn để đầu tư sinh lời, giúp phát triển kinh tế xã hội thì những ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như sự phát triển của ngành bảo hiểm. Hơn thế nữa, khi xảy ra tranh chấp liên quan đến phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, cả hai bên đều sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, vì để đạt đủ chỉ tiêu mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đề ra, các nhân viên tư vấn bán bảo hiểm đã vì lợi ích cá nhân mà đã tư vấn không đầy đủ các phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm hoặc thẩm chí là nói sai các thông tin này, dẫn đến nhiều trường hợp khi khách hàng xảy ra sự kiện bảo hiểm lại không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Nhiều khách hàng không còn niềm tin vào bảo hiểm đã phải chấp nhận lỗ để rút số tiền bảo hiểm còn lại trước thời hạn. 3. Thực trạng các tranh chấp điển hình liên quan đến phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Trong cuộc sống, những rủi ro mang tính khách quan hay chủ quan luôn luôn có thể xảy bất cứ lúc nào. Do đó, có rất nhiều các sản phẩm bảo hiểm ra đời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, khi mà ý thức và kiến thức của người dân ngày càng nâng cao thì việc tìm đến một hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro cho bản thân, gia đình, tài sản ... là xu hướng được lựa chọn như một biện pháp dự phòng tài chính cho rủi ro hay tích lũy sinh lời. Và vấn đề quan trọng cần lưu ý cân nhắc khi mua bảo hiểm là trong mỗi một hợp đồng bảo hiểm là phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để hiểu rõ các trường hợp mà người mua bảo hiểm được và không được bồi thường. Tuy phạm vi bảo hiểm và điều khoản loại trừ là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Không có giới hạn rõ ràng cho những gì được loại trừ khỏi trách nhiệm bảo hiểm trong điều khoản loại trừ trách nhiệm và cũng không có quy định nào bảo vệ bên bán bảo hiểm khi họ đưa ra 632
  4. những điều khoản loại trừ trách nhiệm bất lợi cho bên mua bảo hiểm. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải chấp nhận tất cả các điều khoản do doanh nghiệp bảo hiểm quyết định mà không có sự đàm phán. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tận dụng sự thiếu sót của quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm để gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm và thu lợi cho mình trong nhiều trường hợp về nghĩa vụ bảo hiểm. Nếu người mua bảo hiểm muốn được bảo hiểm thêm các rủi ro khác, họ phải đồng ý với doanh nghiệp bảo hiểm và được chấp thuận, lúc đó họ phải trả thêm một khoản phí để biến rủi ro loại trừ thành rủi ro được bảo hiểm.” Trên thực tế vẫn luôn tồn tại tình trạng tư vấn không đúng, không đầy đủ các nội dung về phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Ví dụ điển hình cho loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là Bản án số 02/2022/KDTM-PT, ngày 12/01/2022 về việc tranh chấp hợp bảo hiểm tại Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đơn khởi kiện ngày 11 tháng 8 năm 2017 đã nêu bên khởi kiện là công ty Cổ phần Quốc tế T (gọi tắt là T) bán hàng đông lạnh là xoài (1.000 thùng/5.000kg) cho Công ty X (gọi tắt là X) theo phương thức CIF. T đã mua bảo hiểm cho lô hàng trên tại Công ty B1 Chợ Lớn (gọi tắt là B1). Sau đó khi dỡ hàng tại kho, X phát hiện hàng bị hư hỏng nên từ chối nhận hàng. T đã yêu cầu B1 bồi thường cho lô hàng nhưng bên B1 đã từ chối bồi thường cho T và cho rằng X mới là bên được nhận bồi thường (Bản án số 02/2022/KDTM-PT, ngày 12/01/2022 về việc tranh chấp hợp bảo hiểm ). B1 đã xếp sự kiện rủi ro này vào điều khoản loại trừ bảo hiểm tuy nhiên B1 trước đó đã vi phạm nghĩa vụ giải thích rõ ràng, cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho khách hàng. Do bên B1 đã không ghi rõ các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm vào hợp đồng bảo hiểm và B1 cũng đã không đưa ra được chứng cứ để chứng minh rằng B1 đã cung cấp hay đính kèm các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và cũng không chứng minh được là đã giải thích rõ ràng, đảm bảo tính chính xác của các điều khoản cho bên T theo quy định tại khoản 2 điều 16 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Tòa án cho rằng B1 đã vi phạm nghĩa vụ này và vì X đã đồng ý cho T khởi kiện nên C phải có nghĩa vụ bồi thường cho T. Đối với trường hợp của vụ án này là điển hình của tranh chấp liên quan đến loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Các điều khoản loại trừ trách nhiệm cần được ghi cụ thể hơn và cần có sự xác nhận đồng ý của các bên khi giao kết hợp đồng. Việc điều khoản loại trừ trách nhiệm không được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không có căn cứ để thấy rằng bên mua bảo hiểm đã được giải thích rõ ràng các quy định này. Thì các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm này nên không được xem xét áp dụng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Hiện trạng áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nổi bật nhất là sự thiếu vắng quy định về áp dụng điều khoản này trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 (Trần Linh Huân & Đoàn Thị Thu Hiền).” Ví dụ cho điều này là Bản án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm tàu cá) số 216/2023/DS-PT tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre. Ông Trịnh Văn T có mua bảo hiểm của công ty cổ phần M cho tàu cá của mình. Tàu các của ông T xảy ra sự cố và bị chìm mặc dù đã tìm mọi cách để khắc phục. Ông T yêu cầu công ty M bồi thường thiệt hại nhưng công ty M từ chối với lý do nguyên nhân gây chìm tàu không thuộc phạm vi trường hợp rủi ro được bảo hiểm (Bản án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm số 216/2023/DS-PT, ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre). Trường hợp của ông T không được bảo hiểm là nguyên nhân đến từ phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng không rõ ràng. Có ý kiến cho rằng trường hợp này ông T vẫn được bồi thường thiệt hại, vẫn thuộc các trường hợp được bảo hiểm mặc dù nguyên nhân chìm tàu không thuộc trường hợp được bảo hiểm, lúc tàu chìm ông T cùng các thuyền viên đã cố gắng đẩy nước ra ngoài, các điều khoản về phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm cũng không rõ ràng nên căn 633
  5. cứ theo điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm”. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nguyên nhân chìm tàu của ông T không thuộc phạm vi bảo hiểm vì nước tràn vào qua các đường xảm trét bị hở không phải là rủi ro bảo hiểm vì đây là lỗi của chủ tàu không kiểm tra tàu chứ không phải các nguyên nhân khách quan làm cho nước tràn vào tàu. Như vậy, có thể thấy phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đóng một vai trò rất quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm. Việc hiểu rõ giới hạn của phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là thật sự cần thiết để thực đúng các quy định, không mắc phải sai lầm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì có thể được hưởng bồi thường mà không xảy ra tranh chấp. 4. Kiến nghị nhầm hạn chế tranh chấp điển hình về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Một là, người mua bảo hiểm cần hiểu rõ bản chất của bảo hiểm là sự phòng ngừa về tài chính khi có rủi ro bất ngờ xảy ra. Do đó, việc hiểu rõ về bảo hiểm, cũng như các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm là rất quan trọng. Hai là, cần có thêm quy định về giới hạn của các trường hợp loại trừ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra. Doanh nghiệp bảo hiểm cần có văn bản thể hiện rằng doanh nghiệp đã tư vấn và giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác các nội dung trong hợp đồng, có mục lưu ý về phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm gửi cho người mua bảo hiểm và được ký xác nhận vào văn bản này thì hợp đồng mới có hiệu lực. Điều này giúp cho người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể kiểm soát các nội dung trong hợp đồng và có ý thức trách nhiệm hơn. Ba là, tăng mức phạt đối với các hành vi đưa ra tài liệu giới thiệu sản phẩm không phản ánh trung thực các thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm, không nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Bốn là, đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cần điều chỉnh lại chỉ tiêu bán hàng để tránh tình trạng nhân viên vì doanh số bán hàng mà tư vấn bất chấp để bán được sản phẩm. Đào tạo nhân viên tư vấn có đủ khả năng kiến thức để tư vấn một cách đầy đủ và chính xác các nội dung trong hợp đồng cho khách hàng. Năm là, tập trung tư vấn dựa trên nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần lắng nghe ý kiến của khách hàng để hiểu rõ về nhu cầu của họ, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm có ưu điểm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. 5. Kết luận Bảo hiểm thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm thiểu tác động của rủi ro trong tương lai. Nhờ khả năng bồi thường kịp thời và chính xác khi rủi ro xảy ra, bảo hiểm giúp bên được bảo hiểm khắc phục hậu quả một cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc bồi thường bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nó giúp bên được bảo hiểm bảo toàn vốn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người được bảo hiểm hồi phục sức khỏe và khả năng lao động. Nhờ những lợi ích này, mua bảo hiểm thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu cho bản thân, gia đình và tài sản. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả của bảo hiểm, người tham gia cần trang bị kiến thức về các quy định trong hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt là phạm vi bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Việc hiểu rõ những quy định này giúp đảm bảo an toàn cho khoản tiền đầu tư vào bảo hiểm và mang lại lợi ích tối đa khi rủi ro xảy ra.” 634
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths. Trần Linh Huân - Đoàn Thị Thu Hiền (2023). “Thực hiện điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm”. Tạp chí tòa án. https://tapchitoaan.vn/thuc- hien-dieu-khoan-loai-tru-trach-nhiem-bao-hiem-trong-hop-dong-bao-hiem9889.html. 2. Nguyễn Ngân. “Hạn chế phát sinh tranh chấp trong tương lai”. Báo điện tử đại biểu nhân dân, tại địa điểm: https://daibieunhandan.vn/phap-luat-va-doi-song/han-che-phat-sinh- tranh-chap-trong-tuong-lai-i288920/. Truy cập 19h20, 15/01/2024. 3. Đỗ Phương Thảo (2018). “Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm”. Tạp chí tài chính. https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-doanh/loai-tru-trach-nhiem- bao-hiem-trong-hop-dong-kinh-doanh-bao-hiem. Truy cập 18h, 16/01/2024. 4. Quốc hội (2022), Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, Hà Nội. 5. Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bản án số 02/2022/KDTM-PT, ngày 12/01/2022 về việc tranh chấp hợp bảo hiểm. https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/TAND284322. 6. Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre. Bản án về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm số 216/2023/DS- PT, Ngày 25 tháng 5 năm 2023. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh- chap-hop-dong-bao-hiem-bao-hiem-tau-ca-so-2162023dspt-293655. 635
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2