intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xuất bản: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Luật xuất bản và văn bản hướng dẫn thi hành" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau đây: Quyết định số 21/TTg ngày 16-1-1993 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với việc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhi; Thông tư liên bộ số 281/TTLB ngày 25-9-1990 của Bộ Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành chế độ đặt hàng sách báo và chế độ trợ giá đôi với báo chí;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật xuất bản: Phần 2

  1. 8. NGHỊ ĐỊNH s ố 36/CP NGÀY 19-6-1996 CỦA CHÍNH PHỦ v ề việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP (12-12 1995); Nghị định số 88/CP (14-12-1995) và Nghị định sô 194/CP (31-12-1994) của Chính phủ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin (tờ trình sô 29 /V H T T ngày 20 tháng 5 năm 1996), NGHỊ ĐỊNH Điểu 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế lưu hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ. 90
  2. 1. Đoạn đầu của Điều 22 được sửa lại như sau: "Khách sạn, Nhà văn hoá, Câu lạc bộ, Trung tâm văn hoá được phép tổ chức vũ trường để kinh doanh phải thực hiện các quy định sau". 2. Điều 23 được sửa đổi như sau: Khoản 1: "Phòng karaokê phải có diện tích từ 20m2 trở lên. Đối vối các phòng karaokê được cấp giấy phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định sô' 87/CP của Chính phủ phải có diện tích từ 14m2 trở lên". Thêm khoản 5 vào Điều 23: "Các điểm karaokê hoạt động ở nông thôn, vùng dân cư không tập trung, phải bảo đảm các điều kiện quy định tại các khoản 2, 4 của điều này". 3. Điều 30 được sửa đổi bổ sung như sau: a) Biển hiệu phải có các nội dung sau đây: - Tên cơ quan chủ quản trực tiếp. - Tên gọi. - Địa chỉ giao dịch. - Cơ sở sản xuất dịch vụ phải ghi rõ ngành nghề kinh doanh chính. Đốì với Công ty, Doanh nghiệp tư nhân, không ghi cơ quan chủ quản, mà ghi: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần hay Công ty trách nhiệm hữu hạn. b) Biểu trưng của các cá nhân, tổ chức đã đăng ký được vẽ, gắn trên biển hiệu. 4. Điều 31 được sửa đổi như sau: "Biển hiệu của các tổ chức kinh tể nưốc ngoài hoặc liên doanh vối nước ngoài phải có nội dung theo quy 91
  3. định tại Điều 30 Quy chế này. Tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài ghi trong quyết định thành lập các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có thể viết chữ nước ngoài với kích thưốc lốn hơn chữ Việt Nam, nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam". Điểu 2. Sửa đổi điểm d, khoản 2 Điều 28, Nghị định số 88/CP ban hành ngày 14-12-1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một sô" tệ nạn xã hội, như sau: d) "Biển hiệu của các tổ chức kinh tế có tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên bằng tiếng nước ngoài mà thể hiện phía trên tên bằng tiếng Việt hoặc có khổ chữ lớn quá 2 lần khổ chữ bằng tiếng Việt". Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5, Nghị định số 194/CP ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam. Điểm c, khoản 3 được sửa đổi như sau: "Những quảng cáo có nhãn hiệu hàng hoá viết tắt và viết bằng tiếng nước ngoài; tên giao dịch quốc tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; những từ ngữ đã được quốc tê hoá hoặc những từ ngữ mà tiếng Việt không thay th ế được thì được viết to hơn phần chữ Việt Nam, nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam, đồng 92
  4. thời phải có phần chữ Việt Nam viết phía trên phần chữ nước ngoài. Bỏ điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định này. Điều 4. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các văn bản ban hành trưốc đây có nội dung trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 5. Bộ trưởng các Bộ: Văn hoá - Thông tin, Tài chính, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này. Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch u ỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phô" trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. TM. C H ÍN H P H Ủ Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT 93
  5. 9. QUYẾT ĐỊNH s ố 21/TTg NGÀY 16-1-1993 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ v ề chính sách đối với việc phát hành sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhi THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật T ổ chức Chính phủ ngày 30-9-1992; N hằm đảm bảo và tăng cường các loại sách, báo, phim ảnh cho thiếu nhi; Xét đề nghị của Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và th ể dục th ể thao của Chính phủ và Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, QUYẾT ĐỊNH: Điểu 1. Thiếu nhi là đối tượng cần được xã hội đặc biệt quan tâm và thiếu nhi có nhu cầu lớn về thông tin thông qua sách, báo, phim ảnh. Việc làm ra và cung cấp các loại sách, báo, phim, ảnh, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình vui chơi giải trí dành riêng cho thiếu nhi là việc làm quan trọng và cần thiết. 94
  6. Nhà nước đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp toà soạn, nhà xuất bản, cơ sở làm chương trình phát thanh, truyền hình, phim ảnh cho thiếu nhi như đầu tư cho công trình phúc lợi công cộng và không đặt vấn đề thu hồi vốn đối với các công trình đó. Điều 2. Để đáp ứng nhu cầu sách báo cho thiếu nhi ở những vùng nông thôn miền núi và Tây Nguyên, vùng xa và hải đảo, Nhà nưốc cấp (không thu tiền) một số loại sách, báo cho các trường phổ thông cấp I, II và các trường dân tộc nội trú ở các vùng nói trên. Phân công trách nhiệm để thực hiện quyết định trên như sau: - Bộ Giáo dục và Đào tạo lập danh sách các trường thuộc đối tượng trên và lập dự trù kinh phí mua sách, báo cho thiếu nhi, theo nguyên tắc: + Trường cấp I: mỗi lốp 1 tò báo Nhi đồng. + Trường cấp II: mỗi lốp 1 tò báo Thiếu niên tiền phong. + Mỗi thư viện trường (cấp I và II) mỗi năm một số đầu sách của Nhà xuất bản Kim Đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo phôi hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xác định sô" lượng, chủng loại cụ thể cho phù hợp, tổ chức đặt hàng với Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm về nội dung các sách cung cấp cho các trường nói trên. - Bộ Tài chính, bắt đầu từ năm 1993, dành một khoản kinh phí hàng năm để mua sách, báo cho thiếu 95
  7. nhi. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mua sách, báo và đưa sách, báo đến các trường trong thời gian ngắn nhất. - Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổng cục Bưu điện, Bộ Tài chính xem xét và điều chỉnh mức phí phát hành cho sách, báo tới các vùng nói trên ở mức thấp nhất. - u ỷ ban nhân dân các cấp, Đoàn th anh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và u ỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có trách nhiệm kiểm tra việc đưa sách, báo đến các trường nói trên và kịp thời kiến nghị các Bộ để xử lý những vấn đề nảy sinh. Đ iểu 3. Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và thể dục thể thao chủ trì cùng Bộ Văn hoá- Thông tin, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng phương án để trình Chính phủ về việc tăng cường hoạt động và các phương tiện làm việc (kể cả đào tạo cán bộ và vốn) cho các tòa soạn báo, Nhà xuất bản, các chương trình phát thanh - truyền hình cho thiếu nhi; đồng thời chú ý tăng cường làm và sử dụng phim hoạt hình trên truyền hình và chiếu rộng rãi để phục vụ cho thiếu nhi. - Bộ Văn hoá- Thông tin chủ trì, cùng Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sốm sắp xếp hệ thông báo, nhà xuất bản cho thiếu nhi trên nguyên tắc phát huy những tò báo, nhà xuất bản, các chương trình đã có và đã được đông đảo thiếu nhi hoan nghênh 96
  8. và đảm bảo nội dung giáo dục th ế hệ trẻ; kiên quyết chấn chỉnh và bớt đi những báo, nhà xuất bản làm sai chức năng đã đưa ra xã hội các loại sách, báo không phù hợp với mục tiêu giáo dục th ế hệ trẻ. - u ỷ ban Kế hoạch Nhà nưốc và Bộ Tài chính đưa vào cân đốì trong kế hoạch hàng năm các nhu cầu phát triển, từng bưốc hiện đại hoá các toà soạn báo, nhà xuất bản, cơ sở làm các chương trình phát thanh - truyền hình, phim ảnh cho thiếu nhi theo đề nghị của Bộ trưởng phụ trách công tác thanh niên và thể dục thể thao và Bộ Văn hoá - Thông tin. Đ iều 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành Quyết định này. Đ iều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch u ỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phô" trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm thực hiện quyết định này. KT. T H Ủ T Ư Ớ N G C H ÍN H P H Ủ Phó Thủ tướng PHAN VĂN KHẢI 97
  9. 10. THÔNG T ư LIÊN BỘ s ố 281/TTLB NGÀY 25-9-1990 CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN, THÊ THAO VÀ DU LỊCH, BỘ TÀI CHÍNH Hướng dẫn thi hành ch ế độ đặt hàng sách báo và ch ế độ trỢ giá đối với báo chí Thực hiện Điều 17/1 Luật Báo chí ngày 2-1-1990 của Hội đồng N hà nước và Quyết định số 60 / HĐBT ngày 8-6-1989 của Hội đồng Bộ trưởng, liên Bộ Văn hoá - Thông tin T h ể thao và Du lịch - Tài chính hướng dẫn chê độ đặt hàng xuất bản, báo chí và chê độ trợ giá báo chí như sau: ; I- NGUYÊN TẮC CHUNG 1.Công tác xuất bản, báo chí là công tác chính trị, tư tưởng và văn hoá. Các cơ quan xuất bản, báo chí là đơn vị hạch toán kinh tế để phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta. 2. Những loại sách báo có tính chất phục vụ xã hội rộng lớn mà không có khả năng tự cân đôi thu chi sẽ được ngân sách Nhà nước trợ giá thông qua chế độ đặt hàng của Nhà nước: cơ quan chủ quản và các cơ quan có 98
  10. nhu cầu tuyên truyền giáo dục thay mặt Nhà nước đặt hàng, cơ quan chủ quản tạo điều kiện hoạt động cho nhà xuất bản và cơ quan báo chí của mình hoạt động ổn định bằng biện pháp thực hiện cơ chế đặt hàng, cấp vốn và trợ giá trong khả năng kinh phí do ngân sách Nhà nưốc cấp đã thông báo. 3.Giá bán các loại sách báo theo chế độ đặt hàng theo khung giá Nhà nước quy định. II- QUY ĐỊNH CỤ THE 1. Các đối tượng đặt hàng với cơ quan xuất bản , báo chí - Các tổ chức, đơn vị có tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học muốn công bô" qua hình thức xuất bản sách. - Những tác phẩm chính trị, văn học nghệ thuật, giáo khoa, giáo trình được in thành sách, và một sô" báo chí chính trị, khoa học phục vụ xã hội rộng rãi mà không có khả năng tự cân đối thu chi nếu phát sinh lỗ sau khi được cơ quan chủ quản xét duyệt quyết toán, có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp nhất trí thì cơ quan chủ quản dùng nguồn kinh phí của minh để trợ giá. - Báo chí thuộc dạng báo nói, báo hình (trong hệ thống phát thanh, truyền hình) thực hiện chế độ Nhà nước đặt hàng với hình thức khoán mức chi ngân sách 99
  11. hàng năm theo giờ phát sóng. - Các loại sách báo nhập khẩu thực hiện cơ chế đặt hàng của nơi có yêu cầu với cơ quan xuất nhập khâu sách báo, nếu cơ quan xuất nhập khẩu tự ký kết mua bán thì tự cán đổi thu chi. - Các sách báo xuất nhập khẩu theo hiệp định giữa 2 Đảng và Nhà nước, nếu cơ quan xuất nhập khẩu không tự cân đối được thu, chi thì Nhà nước đặt hàng thông qua nguồn ngân sách cấp phát cho cơ quan chủ quản theo kế hoạch được duyệt. - Các loại sách,báo hợp tác xuất bản với nước ngoài của cơ quan báo chí, xuất bản đều phải thông qua việc ký hợp đồng với cơ quan xuất nhập khẩu sách, báo. Trường hợp cơ quan xuất bản tự xuất bản sách, tự ký hợp đồng tái xuất bản hoặc nhập thẳng sách, báo phải tự cân đối thu chi, ngân sách Nhà nước không trợ giá. - Nhà nước đặt hàng, cơ quan xuất bản phải liên hệ vói cơ quan phát hành sách báo ỏ từng địa phương để tiêu thụ theo quy định hiện hành, trừ trường hợp khách hàng hợp đồng vối cơ quan xuất bản thì tự chịu trách nhiệm tiêu thụ xuất bản phẩm của mình. 2. Quy định vể ký hợp đổng đặt hàng - Việc đặt hàng xuất bản sách, báo phải ký kết hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế. - Ngoài các điều khoản cụ thể của hợp đồng kinh tế hiện hành trong lĩnh vực sách báo được bổ sung thêm 100
  12. các nội dung sau: + Bên đặt hàng phải ứng 30% giá trị tiền sách báo đặt hàng khi giao đủ sản phẩm thanh toán nốt sô' tiền còn lại. Nếu vì lý do nào đó bên đặt hàng tự huỷ bỏ hợp đồng, mọi chi phí của bên nhận đặt hàng đã thực hiện sẽ do bên đặt hàng chịu trách nhiệm thanh toán. + Các trường hợp sách, báo do Nhà nước đặt hàng, cơ quan thay mặt Nhà nưốc đặt hàng cùng với cơ quan tài chính xem xét chi phí và xác định khả năng thu của sách, báo đặt hàng để tạm cấp phát 50% phần chênh lệch thu - chi bằng nguồn kinh phí của ngân sách Nhà nước đã cấp phát. Sau khi đã có quyết toán chính thức sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. - Giá cả ký kết hợp đồng theo khung giá Nhà nưốc quy định. III- ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH 1. Những điều quy định này được áp dụng chung và thông nhất trong cả nước từ ngày ký và ban hành. 2. Ngành tài chính, vật giá, ngành văn hoá - thông tin và các cơ quan chủ quản có trách nhiệm quy định khung giá bán các loại sách,báo theo chế độ đặt hàng; giám sát, kiểm tra, đôn đốc và có biện pháp giúp đỡ về điều kiện vật chất kỹ thuật, cân đối tài chính, V.V.. để các cơ quan xuất bản, báo chí thực hiện tốt chính sách 101
  13. đặt hàng và trợ giá theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh cho liên Bộ Văn hoá - Thông tin Thể thao và Du lịch - Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. K T. BỘ TRƯỞNG K T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BỘ VÃN HOÁ - THÔNG TIN Thứ trưởng Thứ trưởng LÝ TÀI LUẬN PHAN HIỂN 102
  14. 11. THÔNG Tư LIÊN BỘ s ố 11/TTLB NGÀY 20-2-1993 CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN, BỘ TÀI CHÍNH Hướng dẫn thực hiện chính sách tài trỢ đối với Xuất bản, Báo chí Thực hiện Chỉ thị sô 08/CT-TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đôi với công tác báo chí, xuât bản và Quyết định số 2 5 /T T g Ngày 19-1-1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hoá nghệ thuật để từng bước thể chế hoá chính sách đối với hoạt động xuất bản. Liên Bộ Văn hoá - Thông tin và Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách tài trợ với xuất bản, báo chí như sau: I- NGUYÊN TẮC CHUNG 1. Sách, báo là sản phẩm văn hoá - tư tưởng. Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách tài trợ đối vối một sô" xuất bản phẩm, báo chí nhằm mở rộng việc tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. 103
  15. "Báo chí, xuất bản thực hiện hạch toán thu chi để sử dụng vốn có hiệu quan, phục vụ tốt các mục tiêu chính trị, văn hoá tư tưởng, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị và tính hấp dẫn đúng đắn, cô" gắng có thể tự trang trải về tài chính" (điểm 4 Chỉ thị 08, ngày 31-3-1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng). 2. Nhà nưốc dành một phần ngân sách để tài trợ cho sự nghiệp xuất bản, báo chí nhằm đảm bảo cho cơ quan xuất bản, báo, tạp chí hoạt động đúng định hướng, phục vụ đúng đối tượng. Tài trợ nguồn tài chính Nhà nước hỗ trợ ngoài vốh hoạt động thường xuyên cho các cơ quan xuất bản, báo chí để hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và thực hiện chính sách xã hội đối với nhân dân, đặc biệt đối với vùng xa, vùng sâu, vùng dân tộc miền núi. Nhà nưóc thực hiện chế độ đặt hàng và trợ giá cho sách báo chính trị, văn hoá nghệ th u ật truyền thống dân tộc, sách báo khoa học kỹ thuật, sách báo phục vụ thiếu nhi và đồng bào dân tộc thiểu sô, sách báo đối ngoại của Đảng và Nhà nước (theo kế hoạch xuất bản được duyệt hàng năm cho từng đốì tượng và từng đề tài cụ t h ể ). 3. Đôl với các cơ quan xuất bản, báo chí là đơn vị sự nghiệp thì đối tượng tài trợ là từng báo và nhà xuất bản và được thực hiện dưới hình thức ngân sách cấp phần chênh lệch thu - chi giữa giá bán theo chính sách với giá vốn được duyệt, nguồn tài trợ được ghi vào kế hoạch ngân sách hàng năm. 4. ĐỔI với các cơ quan xuất bản, báo chí là doanh
  16. nghiệp Nhà nưóc (đơn vị hạch toán độc lập) thì đốĩ tượng tài trợ là những cuốn sách, tò báo cụ thể được hạch toán đầy đủ chi phí theo chê độ hiện hành trên cơ sở danh mục tài trợ được duyệt theo hai hình thức: a) TrỢ giá phần chênh lệch giũa giá bán theo chính sách với giá vốn được duyệt. b) Nhà nưốc đặt hàng thanh toán 100% theo giá vốn được duyệt. II- PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ 1. Hàng năm, nhà xuất bản, cơ quan báo chí là doanh nghiệp Nhà nước nếu có xuất bản phẩm cần tài trợ phải xây dựng kế hoạch thu - chi gửi cho cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, tỉnh) để cơ quan chủ quản làm việc với cơ quan quản lý về xuất bản, báo chí và cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt theo thể loại và hạn mức tài trợ cả năm để thông báo trong chi tiêu kế hoạch năm cho cơ quan chủ quản. 2. Căn cứ vào hạn mức tài trợ cả năm được duyệt, cơ quan chủ quản làm việc vối cơ quan tài chính cung câp để cấp phát kinh phí cho các đơn vị như sau: - Đối với nhà xuất bản, cơ quan báo chí là doanh nghiệp Nhà nưốc được cấp phát bằng cách ứng trước 50% sô' được duyệt. Sau khi hoàn thành xuất bản phẩm được cấp tiếp số còn lại trên cơ sỏ báo cáo quyết toán chính thức. 105
  17. - Đối với nhà xuất bản, cơ quan báo chí là đơn vị sự nghiệp được ứng trưốc 70% số được duyệt, sô" còn lại sẽ cấp tiếp theo chế độ cấp phát và quyết toán như các đơn vị dự toán. 3. Quản lý kinh phí xuất bản phẩm được tài trợ từ xuất bản đến phát hành như sau: - Về hiện vật phải thực hiện đúng danh mục xuất bản phẩm được duyệt tài trợ và địa chỉ tiêu thụ theo kế hoạch cho các đối tượng sử dụng. - Về giá trị phải quản lý giá phát hành (tiêu thụ) đối vói sách, báo được trợ giá bán theo đúng giá chính sách. - Đốì với những loại sách đặt hàng 100% thì đơn vị thay mặt Nhà nưốc đặt hàng chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra việc sử dụng loại sách này đúng mục đích và đã được duyệt. Cần ưu tiên cho các thư viện, viện nghiên cứu, nhà trường... Phải quyết toán rõ số lượng phát hành (phát không thu tiền). Trường hợp in thêm để bán (có thu tiền) thì sô" tiền thu về bán sách đặt hàng 100% được tính vào sản phẩm kinh doanh. - Đối với xuất bản phẩm (sách, báo, tạp chí) được trợ giá nếu nhà xuất bản phát hành thêm ngoài kế hoạch tài trợ giá được duyệt thì đơn vị phải bán đúng giá chính sách đã duyệt và phải tự bù đắp chi phí. Trường hợp cần thay đổi giá bán do chất lượng sản phẩm hoặc biến động vê nhu cầu tiêu thụ lớn phải được sự động ý của cơ quan chủ quan mới được điều chỉnh giá. - Xuất bản phẩm được Nhà nước tài trợ phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt giá (giá vốn và giá bán) từ 106
  18. khâu kế hoạch đến quá trình thực hiện theo đúng chê độ chính sách Nhà nước quy định. 4. Việc quyết toán kinh phí tài trợ đôi vối đơn vị sự nghiệp phải được tiến hành đồng thòi vối kỳ báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị. Đôi với đơn vị hạch toán kinh tế độc lập phải quyết toán từng xuất bản phẩm (cuốn sách, tờ báo cụ thể). 5. Nguồn ngân sách tài trợ và cơ quan cấp tài trợ do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính cùng cấp giải quyết. Riêng xuất bản phẩm do Chính phủ đặt hàng thì Bộ Tài chính trực tiếp cấp phát. III- ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH 1. Những quy định trong Thông tư này được áp dụng thống nhất trong cả nước và hiệu lực thi hành từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái vối Thông tư này đểu bãi bỏ. 2. Trong khi thực hiện nếu có khó khăn vưống mắc đề nghị các đơn vị phản ánh cho Liên Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính để xem xét giải quyết. KT. BỘ TRƯỞNG KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN Thử trưởng Thứ trưởng TÀO HỬU PHÙNG VŨ KHAC l iê n 107
  19. 12. QUYẾT ĐỊNH s ố 660/QĐ-TC NGÀY 27-5-1994 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ VẢN HOÁ - THÔNG TIN v ề chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Xuất bản BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN - Căn cứ Luật xuất bản ngày 7-7-1993; - Căn cứ Nghị định sô 79/C P ngày 6-11-1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật X uất bản; - Căn cứ Nghị định số 8 1 / CP ngày 8-11-1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin; - Xét đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Cục trưởng Cục Xuất bản, . QUYẾT ĐỊNH Đ iều 1. Cục Xuất bản là cơ quan chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện việc quản lý Nhà nước về xuất bản được Bộ trưởng giao trách nhiệm 108 l
  20. chỉ đạo, hưống dẫn phát triển sự nghiệp Xuất bản trong cả nước theo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, Cục Xuất bản có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Xuất bản 1. Giúp Bộ trưởng: - Chuẩn bị dự án luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị, quyết định và chính sách cho ngành xuất bản; - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm phát triển sự nghiệp xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm sau đây gọi chung là ngành xuất bản); - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế kỹ thuật, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành xuất bản; - Quản lý và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của ngành xuất bản; - Xây dựng phương hướng hợp tác vối nước ngoài, các tổ chức quốc tế về xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm; - Cấp, đình chỉ hoạt động , thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ sở in, in (hàng loạt) băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình dưói dạng xuất bản phẩm,tổ chức phát hành của Nhà nước thuộc 109
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2