intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng" nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng tại TP.HCM. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao khả năng sử dụng thanh toán bằng ví điện tử của người tiêu dùng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng

  1. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Võ Chiêu Vy1 Tóm tắt Những năm gần đây Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức thanh toán hoàn toàn thủ công thay bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong những loại hình thanh toán điện tử, thì trong thời gian gần đây, ví điện tử đang dần trở thành một trong những hình thức thanh toán điện tử được người dân yêu thích. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng tại TP.HCM. Cụ thể hơn, nghiên cứu đề xuất một mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nhân tố xã hội, Khả năng sử dụng, Kỹ thuật và Quy trình giao dịch, Điều kiện thuận lợi và Nhận thức lợi ích. Tác giả sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện và bảng câu hỏi được khảo sát cho 330 người tiêu dùng hiện đang sinh sống học tập làm việc tại TPHCM. Tổng số 297 bảng câu hỏi đã thu thập và có thể sử dụng được để làm nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert, và phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả năm yếu tố đều có tác động đến biến phụ thuộc. Từ đó, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các doanh nghiệp có những chính sách nhằm nâng cao khả năng sử dụng thanh toán bằng ví điện tử của người tiêu dùng. Từ khóa: người tiêu dùng, thanh toán điện tử, sự chấp nhận, ví điện tử, doanh nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt đã dần thay thế trong mọi lĩnh vực của thương mại điện tử. Từ nền tảng thanh toán sử dụng chứng từ giấy chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử đã giúp thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút thậm chí trong vài giây. Với những tiện ích và hiệu quả kinh tế mang lại cho người dùng, thanh toán điện tử cần được phát triển và trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng của người dân và các tổ chức trong nền kinh tế hiện nay. Ví điện tử phát triển mạnh ở thị trường thanh toán điện tử Việt Nam với số lượng lớn khách hàng. Ví điện tử như là một ví tiền trên môi trường mạng internet mà người tiêu dùng có thể sử dụng để mua bán hàng hóa tại các trang web hoặc thanh toán các loại cước, sử dụng các dịch vụ khác. Tuy nhiên, các nhà cung cấp ví điện tử cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng và đối thủ cạnh tranh để có thị phần. Theo đó, có 40 ví điện tử đi vào hoạt động ở thị trường Việt Nam, con số này không phải là quá lớn so với các nước khác trong khu vực (như Malaysia có 53 ví, Indonesia có 48 ví). Thị trường ví điện tử ở nước ta đang trở nên sôi động với sự tham gia của cả nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, các ví điện tử đang linh hoạt thay đổi. Điều này cũng mang đến kỳ vọng về sự phát triển của công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt này, trong nỗ lực thu hút khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ cùng với sự đẩy nhanh công tác hoàn thiện hành lang pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước. Chính vì vậy, việc có được một cái nhìn đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng là điều rất cần thiết nhằm khám phá cũng như khẳng định được phần nào những nhân tố cơ bản. Chính vì điều này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng” 1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa QTKD, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, vc.vy@hutech.edu.vn 74
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Ví điện tử Ví điện tử được biết đến như một ví kỹ thuật số hay ví di động (Uddin & Akhi, 2014). Khi điện thoại thông minh là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay, thì nó trở thành bàn đạp cho sự hình thành của ví kỹ thuật số và số lượng người sử dụng ví kỹ thuật số đã tăng trưởng khổng lồ (Bantwa & Padiya, 2020). Ý tưởng về ví điện tử được hình thành trong những năm về trước, khi người ta chuyển đổi tiền giấy sang thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng như một cách bảo mật thanh toán dựa trên hình thức thanh toán bằng thẻ thông minh với các thành viên của sáu tổ chức gồm American Express, Discover, JCB, Mastercard, Union Pay và Visa (Alaeddin et al., 2018). Các nước như Mỹ, Nhật, Thụy Điển và Hàn Quốc đã trình bày những giải pháp ví kỹ thuật số dựa trên điện thoại di động cho người tiêu dùng sử dụng điện thoại của họ để chi trả cho tạp hóa, đặt đồ uống từ một máy bán hàng tự động và đặt vé máy bay (Rathore, 2016). Ví điện tử là một trong những hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay bên cạnh các dịch vụ như internet banking, thanh toán bằng thẻ,. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện tại có 39 ví điện tử đang hoạt động trong nước (Vnexpress, 2020). Trong đó, năm ví lớn nhất (Momo, Samsung Pay, bankplus, PayPal, Zalo Pay) chiếm tới 95% tổng số giao dịch (Baodautu, 2021). Năm 2019, số giao dịch qua ví điện tử mỗi năm là 60 triệu lượt, giá trị bình quân mỗi giao dịch ví điện tử là 200.000 đồng, giá trị giao dịch bình quân qua mỗi ví điện tử theo ngày và tháng lần lượt là 58.870 đồng và 1.700.000 đồng (Hà Thư, 2019). Hệ sinh thái cho dịch vụ ví điện tử về bản chất gồm 3 yếu tố chính: Mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ; Người dùng; Nền tảng công nghệ để kết nối. Trong đó, khách hàng (người tiêu dùng) luôn được coi có vị trí trung tâm. Các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử sẽ hợp tác với ngân hàng để quản lý tiền của khách hàng sử dụng và thông qua kết nối này, ngân hàng sẽ giảm sự quản lý các giao dịch thanh toán từ thẻ khách hàng bởi các giao dịch này sẽ do nhà cung cấp ví điện tử quản lý. Thanh toán bằng ví điện tử sẽ làm giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần ổn định lạm phát. Chức năng của ví điện tử là giao dịch và thanh thanh toán. Hầu hết các ví điện tử tại Việt Nam hiện nay đều có thể thực hiện: - Nhận và chuyển tiền: sau khi đăng ký và kích hoạt thành công thì tài khoản ví điện tử đó có thể nhận tiền chuyển vào từ nhiều hình thức khác nhau như: nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch của tổ chức cung ứng ví điện tử, nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng kết nối với tổ chức cung ứng ví điện tử, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ví điện tử cùng loại, nạp tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng …Và khi có tiền trong tài khoản ví điện tử , chủ tài khoản ví điện tử có thể chuyển tiền sang ví điện tử khác cùng loại, chuyển tiền sang tài khoản ngân hàng có liên kết hoặc chuyển cho người thân/bạn bè theo đường bưu điện và qua các chi nhánh ngân hàng. - Lưu trữu tiền trên tài khoản điện tử: khách hàng có thể sử dụng ví điện tử làm nơi lưu trữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền điện tử) một cách an toàn và tiện lợi. Và số tiền ghi nhận trên tài khoản ví điện tử tương đương với giá trị tiền thật được chuyển vào. - Thanh toán trực tuyến: khi đã có tiền trong tài khoản ví điện tử thì khách hàng cũng có thể sử dụng số tiền này để thanh toán cho các giao dịch mua sắm trực tuyến trên các gian hàng/website Thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài có tích hợp chức năng thanh toán bằng ví điện tử đó. 75
  3. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI - Truy vấn tài khoản: với chức năng này, chủ tài khoản ví điện tử có thể thực hiện các thay đổi về thông tin cá nhân, mật khẩu, tra cứu số dư, xem lịch sử giao dịch trong tài khoản ví điện tử của mình Ngoài ra các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam hiện nay còn phát triển và tích hợp thêm nhiều chức năng phụ khác nhằm đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng khi sử dụng ví điện tử, như: - Thanh toán hóa đơn: các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử đã mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như các điện thoại, internet, điện lực, nước, truyền hình … cho phép khách hàng có thể thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt này thông qua tài khoản ví điện tử một cách chủ động và thuận tiện - Nạp thẻ cào điện thoại, thẻ game online, trả phí tham gia diễn đàn: khi sở hữu ví điện tử người dùng internet cũng có thể sử dụng tiền trong tài khoản ví điện tử để chi trả những khoản phí nhỏ cho các dịch vụ nội dung số trên internet dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp hơn so với các phương thức thanh toán điện tử khác. - Mua vé điện tử: với sự gia tăng của nhu cầu mua vé điện tử như vé máy bay, vé tàu, vé xe, vé xem phim, ca nhạc …các tổ chức cung ứng ví điện tử đã mở rộng thêm chức năng mua vé điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu và gia tăng tiện ích cho người dùng ví điện tử. - Thanh toán học phí: khi sử dụng ví điện tử người dùng có thể thanh toán học phí cho các khóa học online, đào tạo từ xa …một cách dễ dàng và tiện lợi. - Thanh toán đặt phòng: hiện nay một số tổ chức cung ứng ví điện tử tại Việt Nam đã liên kết với các trang đặt phòng khách sạn để tích hợp chức năng thanh toán tiền đặt phòng trực tuyến cho khách hàng có tài khoản ví điện tử. - Mua bảo hiểm ôtô – xe máy … 2.1.2. Lý thuyết nền Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được xem là một trong những lý thuyết nền tảng được rất nhiều nghiên cứu sử dụng để lý giải hành vi của khách hàng nói chung và ý định hành vi nói riêng. Lý thuyết này được Fishbein và Ajzen công bố lần đầu tiên vào năm 1967 và sau đó được hiệu chỉnh sửa đổi qua các năm 1975 và 1987 (Ajzen,1991). Mô hình TRA cho thấy ý định hành vi là yếu tố tốt nhất để dự đoán hành vi thực tế. Theo đó, ý định hành vi được tác động với ý định hành vi và chuẩn chủ quan của khách hàng. Theo thuyết này, hai nhân tố chính quyết định ý định hành vi là Thái độ(Attitude) của cá nhân đối với hành động và Chuẩn chủ quan (Subjective norms). Yếu tố quyết định trực tiếp của Hành vi thực sự là Ý định. Theo Fishbein & Ajzen, Dự định tác động bởi Thái độ và Chuẩn chủ quan: - Thái độ: cảm nhận tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện một hành vi và có thể được quyết định bởi sự dự báo về kết quả của những hành động của họ - Chuẩn chủ quan: nhận thức của một người rằng hầu hết những người xung quanh cho rằng họ nên/không nên thực hiện hành động đó. - Ý định: là một dấu hiệu về sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện một hành vi nào đó. Ý định được xem như là tiền tố ngay trước hành vi. 76
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Lý thuyết hành vi dự định (The theory of planned behavior – TPB) Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1985) là mở rộng của Thuyết hành động hợp lý TRA. Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là Kiểm soát hành vi cảm nhận. Biến này phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi… Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. - Thái độ đối với hành động nói đến sự phán quyết cá nhân về việc hành động là tốt hay xấu. - Tiêu chuẩn chủ quan phản ánh quan niệm của một người về áp lực xã hội tác động khiến họ thực hiện hay không thực hiện hành động. - Kiểm soát hành vi cảm nhận là đánh giá của cá nhân về mức độ khó dễ của việc thực hiện hành vi. TPB được sử dụng rộng rãi trong việc dự đoán dự định hành vi và cũng đã thành công trong việc dự báo quyết định sử dụng dịch vụ ở nhiều lĩnh vực. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) (Davis, 1989) Tác giả Davis đã công bố Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model) vào năm 1989 (Davis,1989). Mô hình này giải thích ý định của hành vi chấp nhận sử dụng công nghệ sẽ dựa vào thái độ hướng tới hành vi và nhận thức sự hữu ích của công nghệ TAM được thử nghiệm và chấp nhận một cách rộng rãi trong các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đây được coi là mô hình có giá trị tiên đoán tốt. TAM giải thích cho việc khách hàng chấp nhận và sử dụng một công nghệ như thế nào. Mô hình là sự kết hợp giữa các nhân tố niềm tin và thái độ của người sử dụng; ý định và việc chấp nhận công nghệ (Davis và cs, 1989). Trong đó, nhân tố niềm tin bao gồm Sự hữu ích cảm nhận và Sự dễ sử dụng cảm nhận. Biến bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin của một người về việc chấp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ. Những biến bên ngoài thường từ hai nguồn là quá trình ảnh hưởng xã hội và quá trình nhận thức, thu thập kinh nghiệm của bản thân (Venkatech và Davis, 2000). Theo Davis (1989), Sự hữu ích cảm nhận là "mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao sự thực hiện công việc của chính họ". Sự dễ sử dụng cảm nhận là "mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần nỗ lực". Nếu khách hàng tiềm năng tin rằng một ứng dụng là có ích, họ có thể đồng thời tin rằng hệ thống không khó sử dụng và ích lợi từ việc sử dụng nó là hơn cả mong đợi. Người dùng thường chấp nhận một ứng dụng khi họ cảm nhận được sự thuận tiện khi sử dụng ứng dụng đó hơn các sản phẩm khác. Thái độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới thành công của hệ thống. Có nhiều định nghĩa về thái độ, nhưng nhìn chung đều xem thái độ là một mối quan hệ giữa con người và khách thể (Woelfel, 1995). Đó là “tác động ước tính mà cá nhân sử dụng hệ thống phục vụ cho công việc của mình” (Davis, 1993). Ý định sử dụng chịu ảnh hưởng của Sự hữu ích cảm nhận và Thái độ của cá nhân. Trong đó Sự hữu ích cảm nhận có tác động trực tiếp đến Ý định và gián tiếp thông qua Thái độ. Từ đó, cá nhân sẽ sử dụng hệ thống nếu họ có ý định sử dụng (Davis, 1989). TAM là một trong những mô hình được ứng dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu về lĩnh vực 77
  5. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI công nghệ. Thuyết Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT (Unified theory of acceptance and use of technology) Venkatesh và cộng sự (2003) cho rằng việc sử dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu trên nhiều hệ thống và công nghệ khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau của các bên liên quan. Tình trạng này dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các nhà nghiên cứu vì họ thường phải chọn một số đặc điểm trên những mô hình và lý thuyết mang tính cạnh tranh. Hơn nữa, các mô hình trước chỉ giải thích được 30% đến 45% ý định của người sử dụng. Để khắc phục vấn đề này và tạo ra sự thống nhất về lý thuyết khi nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ mới và đưa các biến nhân khẩu học vào mô hình, Venkatesh và cộng sự đã nghiên cứu và công bố thuyết Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất UTAUT (Unified theory of acceptance and use of technology) vào năm 2003 với mức độ giải thích ý định hành vi lên đến 70%. Lý thuyết UTAUT được phát triển dựa vào 8 mô hình bao gồm: lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết hành vi dự định TPB, mô hình chấp nhận công nghệ TAM, mô hình động lực MM, mô hình kết hợp các mô hình Chấp nhận công nghệ và lý thuyết hành vi dự định C- TAMTPB, mô hình sử dụng máy tính MPCU, lý thuyết phổ biến sự đổi mới IDT, và lý thuyết nhận thức xã hội SCT. Mô hình UTAUT được ra đời như một sự hợp nhất với ưu điểm vượt trội so với từng mô hình riêng lẻ [10]. Mô hình này chứa 4 biến cốt lõi: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng xã hội và các điều kiện thuận lợi và 4 biến nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, sự tự nguyện sử dụng. Tuy nhiên, UTAUT thường được sử dụng để phân tích các trường hợp áp dụng công nghệ của tổ chức còn riêng việc cá nhân áp dụng công nghệ thì mô hình này có thể không phù hợp (Venkatesh và cộng sự,2012). Trong bối cảnh sử dụng công nghệ, giá cả hay chi phí cũng là nhân tố quan trọng mà người tiêu dùng quan tâm khi họ bỏ ra để mua hay sử dụng công nghệ mà mô hình UTAUT chưa đề cập về khía cạnh này. Bên cạnh đó thì thói quen cũng cho thấy là nhân tố quan trọng trong việc dự đoán việc sử dụng công nghệ của con người. Bởi những lý do nêu trên nên mô hình UTAUT2 - Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng (the unified theory of acceptance and use of technology 2) đã được ra đời nhằm hoàn thiện những hạn chế của mô hình UTAUT trước. Với nền tảng từ mô hình UTAUT, Venkatesh và cộng sự đã thêm vào ba nhân tố: động lực hưởng thụ, cảm nhận về giá và thói quen vào mô hình. 2.1.3. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa những khái niệm lý thuyết: chấp nhận thanh toán ví điện tử, nhân tố xã hội, khả năng sử dụng, kỹ thuật và quy trình giao dịch, điều kiện thuận lợi và nhận thức lợi ích. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: Giả thuyết 1: Nhân tố xã hội tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng Giả thuyết 2: Khả năng sử dụng tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng Giả thuyết 3: Kỹ thuật và Quy trình giao dịch tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng. Giả thuyết 4: Điều kiện thuận lợi tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng. Giả thuyết 5: Nhận thức lợi ích tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của khách hàng. 78
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ NHÂN TỐ XÃ HỘI KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHẤP NHẬN KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH GIAO DỊCH THANH TOÁN VÍ ĐIỆN TỬ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI NHẬN THỨC LỢI ÍCH Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập trung để thực hiện việc điều chỉnh và kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo. Việc phỏng vấn các nhóm tập trung sẽ được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một nghiên cứu thử nghiệm với quy mô nhỏ ban đầu. Kết quả từ nghiên cứu thử nghiệm này cho phép nhà nghiên cứu điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi để triển khai điều tra đại trà. Tiếp theo, nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách thực hiện phỏng vấn để giải thích các kết quả nghiên cứu cũng như những phát hiện đi chệch với những phát hiện đã đi tìm ra trước đây hoặc đi chệch khỏi những kết quả đã được phát hiện từ các nghiên cứu ở các nước khác. Việc chọn mẫu sẽ tiến hành theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Căn cứ vào tỷ trọng và cỡ mẫu, số lượng các phần tử lấy ra để nghiên cứu sẽ được xác định. Trong phân loại mà sẽ kết hợp nhiều tiêu thức phân loại khác nhau để đảm bảo mẫu có tính chất đại diện cho đám đông. Nghiên cứu được thực hiện tại TPHCM, nên tổng thể bao gồm những: là những khách hàng đã sử dụng thanh toán bằng ví điện tử tại TPHCM. Cỡ mẫu trong nghiên cứu này sẽ được xác định Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong phân tích nhân tố (EFA) cỡ mẫu ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kiểm định thang đo Thang đo các khái niệm được sàng lọc sơ bộ bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach alpha. Sau đó thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả kiểm định thang đo được trình bày trong bảng 1, có 2 biến bị loại bỏ trong giai đoạn này đó là KNSD3, DKTL6 do những biến quan sát này có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4. 79
  7. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Hệ số KMO = 0.813 (thỏa điều kiện 0.5 =< KMO =< 1). Như vậy, phân tích nhân tố EFA cho dữ liệu là thích hợp. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05, ta thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau. Phương sai cộng dồn của các nhân tố đạt 63.004% > 50%. Điều này cho thấy các nhân tố giải thích được 63.004% biến thiên của các quan sát. Trong phân tích tương quan Pearson cho thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, mối tương quan này khá chặt chẽ do hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Ý định mua sắm trực tuyến (Y) đều cao hơn 0.3. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Y và biến Điều kiện thuận lợi (DKTL) cao nhất là 0.656. Sau đó là giữa biến Y và biến Kỹ thuật và Quy trình giao dịch (KTQT) là 0.562. Tiếp theo là giữa biến Y và biến Nhận thức lợi ích (NTLI) là 0.538. Sau nữa, là giữa biến Y và biến Khả năng sử dụng (KNSD) là 0.367. Cuối cùng, là giữa biến Y và biến Nhân tố xã hội (NTXH) là 0.351. Bên cạnh đó giá trị Sig. đều rất nhỏ với giá trị 0.000 nên tất các biến quan sát khi đưa vào phân tích đều có ý nghĩa về mặt thống kê. BẢNG 1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 DKTL4 .764 .196 .115 -.117 DKTL2 .752 .222 DKTL3 .737 .121 .154 .164 .144 DKTL5 .702 .285 DKTL1 .643 .213 .125 KTQT1 .107 .770 .101 .136 .112 KTQT2 .696 .223 .128 KTQT3 .251 .689 .200 KTQT4 .128 .688 .155 .101 KTQT5 .296 .614 .113 NTLI2 .227 .127 .845 .112 NTLI3 .148 .139 .762 .222 NTLI1 .296 .186 .727 NTXH2 .111 .826 NTXH1 .192 .754 NTXH3 .159 .747 KNSD1 .116 .866 KNSD2 .141 .231 .817 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả 3.2. Phân tích hồi quy Sau khi tiến hành phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích hồi quy với 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy lần 1 được thực hiện với 5 biến độc lập bao gồm NTXH, 80
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ KNSD, KTQT, DKTL, NTLI và 1 biến phụ thuộc Y. BẢNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY Unstandardized Standardized Collinearity Model Coefficients Coefficients t Sig. Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant) .650 .137 4.749 .000 NTXH .080 .025 .123 3.167 .002 .899 1.112 KNSD .084 .021 .154 3.922 .000 .880 1.136 1 KTQT .170 .031 .240 5.535 .000 .721 1.386 DKTL .334 .037 .400 9.016 .000 .691 1.447 NTLI .155 .034 .200 4.629 .000 .726 1.377 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Phương trình hồi quy tuyến tính được dự đoán theo các biến độc lập được viết như sau: Y = 0.650 + 0.080* NTXH + 0.084* KNSD + 0.170*KTQT+ 0.334*DKTL+ 0.155*NTLI Ý nghĩa: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, Nhận thức xã hội (NTXH), Khả năng sử dụng (KNSD), Kỹ thuật và Quy trình giao dịch (KTQT), Điều kiện thuận lợi (DKTL) và Nhận thức lợi ích (NTLI) có tác động cùng chiều lên biến Chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng (Y) Kết quả phân tích hồi quy có hệ số R2 là 0.605 và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.598. Điều này có nghĩa là mô hình nghiên cứu có độ thích hợp là 59.8% hay 59.8% độ biến thiên về biến phụ thuộc Y có thể được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. 3.3. Đánh giá mô hình Sau quá trình phân tích hồi quy 5 biến độc lập bằng phương pháp đưa vào một lần, tác giả thấy được 5 giả thuyết đưa ra là H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận do các nhân tố có tác động dương đến biến phụ thuộc Y với mức ý nghĩa Sig. < 0.05. BẢNG 3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CÁC BIẾN ĐỘC LẬP Giả thuyết Nội dung Kết quả H1 Nhân tố xã hội tác động đến sự Chấp nhận thanh toán ví điện tử Chấp nhận của khách hàng H2 Khả năng sử dụng tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử Chấp nhận của khách hàng. H3 Kỹ thuật và Quy trình giao dịch tác động đến Chấp nhận thanh Chấp nhận toán ví điện tử của khách hàng. H4 Điều kiện thuận lợi tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử Chấp nhận của khách hàng. H5 Nhận thức lợi ích tác động đến Chấp nhận thanh toán ví điện tử Chấp nhận của khách hàng. Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả 81
  9. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng bị tác động bởi năm nhân tố trong thanh toán điện tử là nhân tố xã hội, khả năng sử dụng, kỹ thuật và quy trình giao dịch, điều kiện thuận lợi và nhận thức lợi ích. Với những gì mang lại từ nghiên cứu này, các doanh nghiệp có thể sử dụng để làm cơ sở phát triển các hình thức thanh toán trực tuyến của họ để thu hút khách hàng, phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện với số lượng chỉ có 297 mẫu đạt điều kiện nên có thể dữ liệu thu thập được có độ tin cậy chưa cao. Nghiên cứu cũng chỉ nhằm xác định các nhân tố của chấp nhận thanh toán ví điện tử đến nhóm đối tượng là người tiêu dùng ở TPHCM. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu với số lượng mẫu nhiều hơn để tạo thêm tính bao quát, chính xác hơn cho đề tài, tìm ra nhiều nhận định mới về mối liên hệ giữa thanh toán điện tử với ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajzen, I. (1991). The Theory of Planned Behavior-Organizational Behavior and Human Decision Processes 50. Ajzen, I.(2002) Perceived Behavioural Control, Self-efficacy, Locus of Control and the Theory of Planned Behaviour. Journal of Applied Social Psychology, 32(4), 665-683. Alaeddin, O., Rana, A., Zainudin, Z., & Kamarudin, F. (2018). From physical to digital: Investigating consumer behaviour of switching to mobile wallet. Polish Journal of Management Studies, 17(2), 18-30. Azjen, I. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood cliffs. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, 319-340. Davis, F. D., Bagozzi, R. P., & Warshaw, P. R. (1989). User acceptance of computer technology: A comparison of two theoretical models. Management science, 35(8), 982-1003. Fishbein, M., & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to theory and research. Philosophy and Rhetoric, 10(2). Galalae, C., & Voicu, A. (2013). Consumer behaviour research: Jacquard weaving in the social sciences. Management Dynamics in the Knowledge Economy, 1(2), 277-277. Padiya, J., & Bantwa, A. (2018). Adoption of e-wallets: A post demonetisation study in Ahmedabad City. Pacific Business Review International, 10(10). Padiya, J., & Bantwa, A. (2018). Adoption of e-wallets: A post demonetisation study in Ahmedabad City. Pacific Business Review International, 10(10). Quỳnh, N. T., & Dung, H. T. K. (2020). Sự bùng nổ của các doanh nghiệp Fintech, cơ hội và thách thức cho các ngân hàng tại Việt Nam. Tak, P., & Panwar, S. (2017). Using UTAUT 2 model to predict mobile app based shopping: evidences from India. Journal of Indian Business Research. Thảo, H. T. P., & Ngọc, N. K. (2022). Ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam và vai trò quan trọng của niềm tin. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 33(3), 79-97. 82
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Uddin, M. S., & Akhi, A. Y. (2014). E-wallet system for Bangladesh an electronic payment system. International Journal of Modeling and Optimization, 4(3), 216. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478. Venkatesh, V., Thong, J. Y., & Xu, X. (2012). Consumer acceptance and use of information technology: extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS quarterly, 157-17. 83
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2