Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người dân thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người đọc, bài báo "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người dân thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện với sự thu thập 326 phiếu trả lời từ đáp viên. Kết quả phân tích dữ liệu dựa vào mô hình hồi quy cho thấy rằng “Khả năng dùng thử”, “Ảnh hưởng xã hội”, và “Tính hữu ích” của ứng dụng sách nói tác động mạnh mẽ nhất đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói, bên cạnh đó còn có các nhân tố khác như “Khả năng tương thích” của ứng dụng, “Tính thích thú” mà ứng dụng đem đến cho người dùng, và “Tính dễ sử dụng” của ứng dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người dân thành phố Hồ Chí Minh
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG SÁCH NÓI CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thụy Thanh Tâm1, Nguyễn Minh Hiếu2, Nguyễn Tường Vy3, Phạm Thị Mỹ Giàu4 Tóm tắt Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thì các ứng dụng sách nói ra đời giúp người đọc thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, các ứng dụng sách nói đang phải đối mặt với thách thức liên quan đến bản lậu được đăng tải miễn phí trên nhiều trang web. Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói của người đọc, bài báo này được thực hiện với sự thu thập 326 phiếu trả lời từ đáp viên. Kết quả phân tích dữ liệu dựa vào mô hình hồi quy cho thấy rằng “Khả năng dùng thử”, “Ảnh hưởng xã hội”, và “Tính hữu ích” của ứng dụng sách nói tác động mạnh mẽ nhất đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói, bên cạnh đó còn có các nhân tố khác như “Khả năng tương thích” của ứng dụng, “Tính thích thú” mà ứng dụng đem đến cho người dùng, và “Tính dễ sử dụng” của ứng dụng. Cuối bài nhóm tác giả đưa ra một vài giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh ứng dụng sách nói. Từ khóa: ý định sử dụng, ứng dụng, sách nói, TP. HCM 1. GIỚI THIỆU Theo tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), có ba kênh sách nói được cấp phép chính thức: Voiz FM (thành lập năm 2019), Fonos (thành lập năm 2020) và Mydio (thành lập đầu năm 2021). Tuy nhiên hiện tại có rất nhiều website, ứng dụng sách nói xuất hiện do một cá nhân, tổ chức sản xuất mà chưa được sự đồng ý của nhà xuất bản hoặc tác giả. Thị trường sách nói có tiềm năng rất lớn nhưng tâm lý “tải lậu xài chùa” của người Việt vẫn còn. Đa phần người Việt chưa sẵn sàng bỏ tiền mua một sản phẩm có thể tìm thấy miễn phí. Thị trường nội dung âm thanh ở Đông Nam Á đã trở nên sôi động những năm gần đây, với sự hiện diện của những ông lớn như Spotify, Apple Podcasts và nhiều công ty khởi nghiệp. Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với dân số trên 99 triệu người với độ tuổi trung bình là 33 (Dân Số, 2022). Theo Statista (2021a), Việt Nam là một trong những quốc gia phụ thuộc vào tiền mặt nhất ở châu Á, tuy nhiên tỷ lệ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đã tăng lên 95% một năm trong đại dịch COVID-19, một trong những tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á. Giá trị giao dịch thanh toán online tại Việt Nam là 19,2 tỷ USD, tỷ lệ người dùng internet đã sử dụng dịch vụ thanh toán di động hàng tháng là 26.2% (Statista, 2021a). Năm 2020, Việt Nam là nước có dân số sử dụng smartphone đứng thứ hai Đông Nam Á (sau Thái Lan), với 71 triệu smartphone (Statista, 2021b). Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của các nội dung số cũng như sách nói. Như vậy có thể thấy, mặc dù sách nói đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm nhưng các doanh 1 ThS, Giảng viên, Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, vtt.tam@hutech.edu.vn 2 Sinh viên, Viện Công nghệ Việt Nhật, HUTECH University, hieunhu1931@gmail.com 3 Sinh viên, Viện Công nghệ Việt Nhật, HUTECH University, vyanh1308@gmail.com 4 Sinh viên, Viện Công nghệ Việt Nhật, HUTECH University, phamthimygiau180600@gmail.com 95
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI nghiêp kinh doanh sách nói hợp pháp vấn chưa thể tiếp cận người dùng một cách tối đa. Do đó việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp cho các nhà cung cấp dịch vụ sách nói để nâng cao ý định sử dụng sách nói của người dùng, từ đó tạo một thị phần vững chắc trên thị trường là một trong các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm sách nói (audiobook) Sách nói là loại sách mà nội dung đã được chuyển từ chữ in trên giấy sang dạng âm thanh thông qua giọng đọc của con người (Cambridge Dictionary,n.d). Khi sử dụng audiobook, người dùng sẽ không cần nhìn chăm chú vào trang sách nữa, thay vào đó là họ sở hữu một thiết bị có khả năng kết nối với thư viện audiobook và tai nghe để có thể tập trung nghe nội dung cuốn sách yêu thích. Cách đọc mới này ngày càng trở nên phổ biến vì tiện lợi và bảo vệ thị lực. Dưới tình trạng báo chí đang dần bị suy yếu hoặc bị thay thế, ngày càng có nhiều phương tiện được sử dụng làm phương tiện vận chuyển sách nói, bao gồm máy nghe nhạc mp3, sách điện tử, điện thoại di động và nhiều sản phẩm công nghệ cao hàng ngày khác (Liu & Yang, 2012). Tại Việt Nam, sách nói cũng được những người yêu đọc sách biết đến rộng rãi thông qua các ứng dụng miễn phí và có trả phí như youtube, spotify, fonos, Voiz FM, Audiobook.xyz, Waka 4.0, TuneFM , và người dùng có thể tìm thấy đa dạng về thể loại sách như sách về kinh doanh, sách phát triển bản thân, học ngoại ngữ, văn học, truyện dân gian… 2.1.2. Khái niệm ý định sử dụng Ý định sử dụng nghĩa là người tiêu dùng có nhận thức hoặc thái độ tích cực đối với sản phẩm và nhận thấy rằng mình cần sản phẩm hay dịch vụ đó (Ling và cộng sự, 2010). Theo Wen-Chia Tsai (2012), ý định còn là mức độ sẵn sàng sử dụng công nghệ mới của một người. Ứng dụng sách nói là một phần mềm được cài đặt trên thiết bị điện tử có kết nối với internet để có thể nghe sách trực tuyến hoặc tải sách về nghe lại, do đó ý định sử dụng ứng dụng sách nói là việc người dùng sẵn sàng trả phí để có thể mua bản quyền sách được phát trên ứng dụng đọc. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Lý thuyết nền tảng của bài nghiên cứu là mô hình TRA và mô hình TAM. Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi (Behaveior Intention) của một người bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố đó là thái độ (Attitude) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Trong đó, thái độ (Attitude toward behavior) là cảm xúc tiêu cực hay tích cực của một cá nhân về hành vi thực hiện mục tiêu, còn Chuẩn chủ quan (Subjective norm) hay còn gọi là ảnh hưởng xã hội là nhận thức của những người ảnh hưởng nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi (Ajzen, 1991). Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được đề xuất bởi Davis (1989) và bắt nguồn từ lý thuyết hành động hợp lý TRA. Trong khi TRA là một lý thuyết để giải thích hành vi của con người nói chung, TAM chủ yếu sử dụng cho hệ thống thông tin (Internet System). TAM đã thay thế hai biến thái độ và chuẩn chủ quan bằng hai biến khác là nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefulness) và nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) để đo lường cho phù hợp với nghiên cứu sự chấp nhận công nghệ mới. Nhận thức tính hữu ích (Perceived Usefulness) là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình còn Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) là mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đó sẽ không phải nỗ lực nhiều (Davis, 1989). Nghiên cứu về ý định sử dụng sách điện tử của người tiêu dùng dựa trên Mô hình chấp nhận 96
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ công nghệ được thực hiện bởi của tác giả Wen-Chia Tsai vào năm 2013 đã kết luận từ việc phân tích 213 dữ liệu thu thập rằng thái độ của khách hàng đối với việc sử dụng sách điện tử có tác động tích cực đáng kể đến ý định sử dụng sách điện tử của người dùng. Việc hình thành thái độ này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi “sự tin tưởng vào thương hiệu và dịch vụ” và “Nhận thức tính hữu ích” của sách điện tử. Nhận thức tính hữu ích nghĩa là khi dịch vụ sách điện tử có thể giúp khách hàng có được thông tin liên quan về doanh nghiệp một cách hiệu quả, thuận tiện và nhanh chóng hoặc thực hiện các giao dịch tiện lợi, không bị giới hạn về thời gian và địa điểm, thì thái độ tích cực của khách hàng đối với việc sử dụng sách điện tử sẽ tăng lên, từ đó nâng cao ý định sử dụng sách điện tử (Wen-Chia Tsai, 2013). Ngoài ra, dưa trên bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của Tạ Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) có thể thấy, ngoài Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích và Ảnh hưởng xã hội, thì Sự thích thú của khác hàng đối với sản phẩm cũng là yếu tố tác động đến ý định mua hàng. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của mình, Jilani và cộng sự (2022) đã xác nhận tác động tích cực của Khả năng dùng thử đến ý định sử dụng ứng dụng sức khỏe của người dùng. Khả năng có thể dùng thử sản phẩm càng cao thì khả năng khách hàng mua sản phẩm càng cao. Theo Harries Arizonia Ismail (2016) trong bài nghiên cứu của mình về ý định sử dụng điện thoại thông minh, khả năng tương thích được giải thích là mức độ mà sự đổi mới được coi là phù hợp với các giá trị hiện tại, kinh nghiệm trong quá khứ và nhu cầu của người áp dụng tiềm năng. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng khả năng tương thích có một ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến nhận thức tính hữu ích cũng như nhận thức tính dễ sử dụng của sản phẩm; và việc khách hàng nhận thức sản phẩm dễ sử dụng sẽ tác động cùng chiều với ý định sử dụng sản phẩm. 2.3. Mô hình nghiên cứu Kế thừa các công trình nghiên cứu trước và các lý thuyết nêu trên, tác giả đề xuất mô hình ảnh hưởng đến “ý định sử dụng ứng dụng sách nói" gồm 6 nhân tố là Tính dễ sử dụng, Tính hữu ích, Tính thích thú, Khả năng dùng thử, Ảnh hưởng xã hội, và Khả năng tương thích. Tính dễ sử dụng H1 Tính hữu ích H2 Tính thích thú H3 Ý định sử dụng H4 ứng dụng Khả năng dùng thử sách nói H5 Ảnh hưởng xã hội H6 Khả năng tương thích Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết H1: Tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói 97
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Giả thuyết H2: Tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực (+) đến ý định sử dụng ứng dụng ứng dụng sách nói Giả thuyết H3: Tính thích thú có tác động cùng chiều (+) đến ý định sử dụng ứng dụng ứng dụng sách nói Giả thuyết H4: Khả năng dùng thử có tác động cùng chiều (+) đến ý định sử dụng ứng dụng ứng dụng sách nói Giả thuyết H5: Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều (+) đến ý định sử dụng ứng dụng ứng dụng sách nói Giả thuyết H6: Khả năng tương thích có tác động cùng chiều (+) đến ý định sử dụng ứng dụng sách nói 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng quan cơ sở lý thuyết để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Căn cứ trên nghiên cứu định tính này, bảng câu hỏi đã được hoàn thành và sử dụng cho nghiên cứu định lượng. Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với mức độ tương ứng từ 1 – hoàn toàn không đồng ý đến 5 – hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi chính thức bao gồm 34 biến quan sát tương ứng với 7 thang đo thành phần của mô hình nghiên cứu. Đối tượng khảo sát là những người có biết đến ứng dụng sách nói ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách trực tiếp phỏng vấn và gián tiếp qua google form với tổng cộng có 400 bảng khảo sát đã được phát ra, và thu về 326 phiếu hợp lệ. Nghiên cứu dùng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F và Sig. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 1: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hệ số Thang đo Các biến quan sát Cronbach’s Alpha Tính dễ sử dụng SD1, SD2, SD3, SD4, SD5 0,824 Tính hữu ích HI1, HI2, HI3, HI4, HI5, HI6 (loại HI5) 0,821 Tính thích thú TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 (loại TT4) 0,810 Khả năng dùng thử DT1, DT2, DT3, DT4, DT5 (loại DT2) 0,817 Ảnh hưởng xã hội XH1, XH2, XH3, XH4 0,805 Khả năng tương thích KN1, KN2, KN3, KN4, KN5 0,814 Ý định sử dụng YD1, YD2, YD3, YD4 0,8 Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả 98
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ 4.2. Phân tích EFA Kết quả phân tích EFA có Hệ số Eigenvalue >1, có 6 nhân tố được rút ra giải thích được 62,364% sự biến thiên của dữ liệu. Tất cả các trọng số tải nhân tố đều >0,5 và không bị vi phạm giá trị phân biệt. Có 4 biến quan sát bị loại trong phân tích gồm: HI3, TT3, DT1, XH2. Kết quả các nhân tố được gom lần cuối như sau: (1). Tính dễ sử dụng, (2). Tính hữu ích, (3). Tính thích thú, (4). Khả năng dùng thử, (5). Ảnh hưởng xã hội, (6). Khả năng tương thích. 4.3. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 2: Mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến Chỉ số 2 Hệ số R2 hiệu Sai số chuẩn của Mô hình Hệ số R Hệ số R Durbin- chỉnh ước lượng Watson 1 0,790 0,624 0,617 0,42179 2,033 a. Predictors: (Constant), SD, HI, TT, DT, XH, TT, KN b. Dependent Variable: YD Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả bảng Hệ số R2 = 0,624 chứng tỏ độ phù hợp của mô hình là khá cao. Các biến độc lập giải thích được 62,4% biến phụ thuộc. Nói cách khác 62,4% Ý định sử dụng sách nói của khách hàng là do mô hình hồi quy giải thích. Phần còn lại là do các nhân tố khác và sai số. Kiểm định Durbin Watson = 2,033 nằm trong khoảng [1
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Bảng 4: Bảng kết quả mô hình hồi quy Hệ số Beta chưa chuẩn hóa Hệ số Beta chuẩn hóa Mô hình B Std. Error Beta Constant -,168 ,186 SD 0,125 0,037 0,130 HI 0,206 0,039 0,214 TT 0,150 0,036 0,167 DT 0,204 0,033 0,243 XH 0,209 0,038 0,220 KN 0,178 0,039 0,190 Biến phụ thuộc: YD Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Vậy mô hình hồi quy đa biến chuẩn hóa như sau: YD = 0,130*SD + 0,214* HI+ 0,167* TT + 0,243* DT+ 0,22* XH+ 0,190* KN Qua kết quả kiểm định, mô hình chính thức điều chỉnh thể hiện như sau: Tính dễ sử dụng 0,13 Tính hữu ích 0,214 Tính thích thú Ý định sử dụng 0,167 ứng dụng sách nói Khả năng dùng thử 0,243 Ảnh hưởng xã hội 0,22 Khả năng tương thích 0,190 Hình 2: Mô hình nghiên cứu chính thức 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ Hiện tại nhu cầu tải sách về nghe trên các ứng dụng sách nói rất cao, song song đó tính năng tải về trên ứng dụng sách nói chỉ cho phép người dùng tải về các sách trên ứng dụng khi người dùng đã đăng ký các gói sử dụng. Dựa trên kết quả phỏng vấn, đa số khách hàng điều muốn trải nghiệm thử việc tải sách về nghe offline để so sánh chất lượng với việc nghe online trên ứng dụng, nhóm tác giả đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao ý định sử dụng ứng dụng sách nói bằng cách 100
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ bổ sung thêm tính năng tải về để nghe offline ngay khi người dùng không đăng ký gói sử dụng. Cụ thể, người dùng sẽ trả một khoản phí nhỏ bằng 5% giá trị sách bán lẻ để trải nghiệm nghe 4% thời lượng sách mà nhà cung cấp đã đưa ra. Như vậy, người dùng sẽ được trải nghiệm chất lượng sách được tải về nghe offline như thế nào. Tuy nhiên, do hiện tại người đọc vẫn có xu hướng thích dùng miễn phí các ứng dụng nên việc tính phí, tuy là ít nhưng cũng có thể khiến người dùng không được thoải mái. Vì vậy, giải pháp thứ hai đưa ra là các doanh nghiệp có thể tạo tính năng tải sách về chậm nhưng không mất phí. Đầu sách sẽ được giới hạn chỉ trong danh mục sách miễn phí với mức thời lượng nghe giới hạn. Người dùng muốn dùng chức năng này cần tạo tài khoản trên ứng dụng và do tải chậm nên người dùng mất nhiều thời gian hơn và không được nghe các đầu sách mới. Việc này có thể gây khó khăn cho người dùng khi công việc bận rộn và đường truyền kết nối không tốt dẫn đến khả năng trải nghiệm tính năng bị ảnh hưởng. Đối với các yếu tố còn lại, nhóm đưa ra các đề xuất sau: Tính dễ sử dụng: Để đảm bảo người dùng có thể dễ dàng thao tác trên trến ứng dụng sách nói mà không cần sự trợ giúp nào, nhà cung cấp cần phải tạo giao diện ứng dụng thân thiện bằng cách thiết kế một giao diện đơn giản với các nút tính năng được sắp xếp hợp lý, rõ ràng, dễ tìm. Các câu thông báo hiển thị được viết với ngôn ngữ dễ hiểu cũng là một điều cần lưu ý. Tính hữu ích: Để có thể nâng cao được ý đinh sử dụng của khách hàng, nhà cung cấp cần phải tạo thêm nhiều lợi ích đến khách hàng. Các doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình khuyến mại vào những ngày Lễ Tết, hoặc xây dựng chiến dịch truyền thông về việc sử dụng một bộ audiobook như là một món quà truyền tải thông điệp đến những người thương yêu. Tính thích thú: Nhà cung cấp phải luôn cập nhật liên tục các đầu sách mới để người dùng có thể tìm kiếm và nghe sách một cách dễ dàng. Chú ý vào việc chọn giọng đọc truyền cảm, kết hợp thể loại âm nhạc nhẹ nhàng hoặc hồi hộp gay cấn tùy theo nội dung sách. Cần đổi tông màu cho ứng dụng phù hợp với những dịp đặc biệt và có thêm các nhân vật hoặc biểu tượng thu hút người dùng. Ảnh hưởng xã hội: Nhà cung cấp nên đầu tư xây dựng các chương trình quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube. Bên cạnh đó, việc tài trợ một số cuộc thi học thuật về văn học tại các trường học cũng giúp kéo gần khoảng cách giữa người đọc trẻ tuổi với ứng dụng sách nói. Khả năng tương thích: Nhà cung cấp cần xây dựng các danh mục sách nói một cách rõ ràng và đầy đủ, giống như một thư viện thực tế bên ngoài. Ngoài ra, cho phép người đọc tạo thư viện ảo để lưu trữ sách dễ dàng. Như vậy sẽ có thể đáp ứng nhu cầu lựa chọn sách của thính giả tốt hơn và tạo ra thói quen nghe sách cho khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajzen, I., Fishbein, M. (1975). Belief, Attitude, Intention and Behavior: An Introduction to theory and research. MA: Addition-Wesley. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour: Organizational behavior and human decision processes. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2),179-211. Bộ thông tin và truyền thông (2021). Thị trường sách nói ở Việt Nam phát triển mạnh. Truy cập ngày 11/12/2022 từ https://m.mic.gov.vn/pages/tintuc/printpage.aspx?tintucID=148942 Cambridge Dictionary (n.d.). Truy cập ngày 11/12/2022 từ https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/audiobook , Davis, F. (1989). Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of 101
- MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Information Technology. MIS Quarterly, 13, 319-340. Dân Số (2022). Dân số Việt Nam. Truy cập ngày 11/12/2022 từ https://danso.org/viet-nam/ Harries Arizonia Ismail (2016). Intention To Use Smartphone Through Perceived Compatibility, Perceived Usefulness, And Perceived Ease Of Use. Jurnal Dinamika Manajemen, 7(1), 1-10. Jilani, M., Moniruzzaman, Md., Dey, M., Alam, E., Uddin, A. (2022). Strengthening the Trialability for the Intention to Use of mHealth Apps Amidst Pandemic: A Cross-Sectional Study. Int. J. Environ. Res. Public Health 2022, 19(5), 2752. Ling, K., Lau, T. C., Piew, T. (2010). The Effects of Shopping Orientations, Online Trust and Prior Online Purchase Experience toward Customers’ Online Purchase Intention. International business Research, 3(3), 63-76. Statista (2021a). Digital payments in Vietnam - statistics & facts. Truy cập ngày 11/12/2022 từ https://www.statista.com/topics/9797/digital-payments-in-vietnam/#topicOverview Statista (2021b). Smartphone penetration in Asia 2020, by country. Truy cập ngày 11/12/2022 từ https://www.statista.com/forecasts/1169108/smartphone-penetration-in-asia-by-country Tạ Văn Thành & Đặng Xuân Ơn (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 229, 27-35 Wen-Chia Tsai (2012). A study of consumer behavioral intention to use e-books: The Technology Acceptance Model perspective. Innovative Marketing, 8(4), 55-66. 102
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRUNG QUỐC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
7 p | 756 | 141
-
Phát triển mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
12 p | 421 | 46
-
Kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
23 p | 294 | 34
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty TNHH 1 thành viên vận tải, giao nhận và phân phối ô tô Chu Lai – Trường Hải
5 p | 220 | 20
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp xã hội - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
8 p | 248 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của nhân viên và xu hướng rời bỏ khi tổ chức có sự thay đổi
13 p | 202 | 11
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng tại các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
8 p | 158 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong công việc tại các doanh nghiệp hàng không trên địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh
8 p | 169 | 8
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của lao động hành nghề Kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai
11 p | 138 | 6
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng táo nhập khẩu ở Hà Nội
9 p | 118 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua theo nhóm trực tuyến
12 p | 209 | 4
-
Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TTCN truyền thống tỉnh Trà Vinh
3 p | 126 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ nợ của các công ty - tổng quan lý thuyết và kết quả nghiên cứu
21 p | 122 | 2
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO)
10 p | 116 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 51 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận thanh toán ví điện tử của người tiêu dùng
10 p | 8 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm ngẫu hứng trực tuyến của gen Z: Trường hợp tại Shopee LTD., tại Việt Nam
11 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn