Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 3
download
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk thông qua bốn khía cạnh: Xã hội, công nghệ, tài chính và động lực. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 110 phiếu được phỏng vấn sâu tập trung vào bốn nhóm đối tượng gồm: người lao động khuyết tật, các doanh nghiệp, tổ chức có lao động là người khuyết tật, đại diện các tổ chức của NKT và đại diện các cơ quan nhà nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN NỀN TẢNG SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK TS. Nguyễn Thị Hải Yến, ThS. Trần Thị Ngọc Hạnh, ThS. Nguyễn Hà Hồng Anh TÓM TẮT Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk thông qua bốn khía cạnh: Xã hội, công nghệ, tài chính và động lực. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 110 phiếu được phỏng vấn sâu tập trung vào bốn nhóm đối tượng gồm: người lao động khuyết tật (NLĐKT), các doanh nghiệp, tổ chức có lao động là người khuyết tật (NKT), đại diện các tổ chức của NKT và đại diện các cơ quan nhà nước. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị phát triển nền tảng số cho NLĐKT nhằm hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Từ khóa: Yếu tố; Người khuyết tật; Việc làm; Nền tảng số. SUMMARY FACTORS AFFECTING EMPLOYMENT FOR PEOPLE WITH DISABILITIES ON DIGITAL PLATFORMS IN DAKLAK PROVINCE The article analyzes the factors affecting employment for people with disabilities on digital platforms in Dak Lak province through four aspects: society, technology, finance and motivation. Primary data was collected from 110 in-depth interview questionnaires focusing on four groups of subjects, including: workers with disabilities, businesses and organizations employing people with disabilities, representatives of organizations of people with disabilities and representatives of State agencies. From there, the study proposes some recommendations to develop a digital platform for disabled workers to support jobs for people with disabilities in Dak Lak province in the coming time. Key Words: Factor; People with disabilities; Work; Digital platform. 1. MỞ ĐẦU Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), trên thế giới có khoảng từ 180 - 220 triệu thanh thiếu niên khuyết tật. Đây là đối tượng phải đối mặt với nhiều thiệt thòi vì họ có nhiều khả năng phải sống trong cảnh nghèo đói, kể cả ở những nước phát triển. Gần 80% trong số này là sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Giải quyết và tăng cường việc làm cho người khuyết tật đang là vấn đề cấp thiết cần giải quyết, là mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Trong quá trình thực hiện các chính sách và các hoạt động trợ giúp NKT thì vấn đề việc làm cho người khuyết tật là một vấn đề khó khăn lớn nhất. Người lao động khuyết tật (NLĐKT) phải trải qua một gánh nặng kép khi tham gia vào lực lượng lao động. Họ phải đối mặt với những trở ngại nhất định của chính khiếm khuyết của bản thân cũng như phải đối mặt với các rào cản bổ sung về cơ sở hạ tầng, thể chế và trình độ liên quan đến tình trạng khuyết tật của họ. Trong những trường hợp được tuyển dụng, họ cũng nhiều khả năng phải làm những công việc được trả lương thấp với triển vọng nghề nghiệp và điều kiện làm việc hạn chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nói chung và nền kinh tế số nói riêng đã mở ra những cơ hội mới giúp họ có thể bước qua những rào cản nắm bắt các cơ hội việc làm trên các nền tảng số, phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập và đóng góp cho xã hội. phát triển gần đây về các cơ hội làm việc trong nền kinh tế số đã tạo ra những cơ hội mới cho người khuyết tật. 243
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Thực tiễn tại tỉnh Đắk Lắk, việc làm của người khuyết tật cũng gặp không ít khó khăn. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 80.000 người khuyết tật, chiếm 4,2% dân số. Tỷ lệ người khuyết tật học nghề, học văn hóa và có việc làm trên địa bàn tỉnh còn rất thấp, chủ yếu là người khuyết tật và gia đình tự tạo việc làm, còn các doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc không cao. Giải quyết nhu cầu việc làm của người khuyết tật đang là vấn đề cần được quan tâm. Chính vì vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số để giải quyết việc làm cho NLĐKT tại tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới là thật sự cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk. Từ đó đề xuất ra một số khuyến nghị chính sách về nền tảng số để giúp giải quyết việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc làm, nền tảng số cho người khuyết tật; Tìm hiểu khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho NKT trên nền tảng số. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho NKT trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến phát triển nền tảng số cho NKT nhằm tăng cường việc làm cho người lao động khuyết tật tại tỉnh Đắk Lắk. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan về NKT và việc làm trên nền tảng số cho NKT Khái niệm về người khuyết tật Trong phạm vi bài viết này sử dụng khái niệm người khuyết tật theo Luật người khuyết tật năm 2020. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, người khuyết tật được định nghĩa như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Khái niệm việc làm Theo quy định hiện hành của pháp luật nước ta tại Khoản 1 Điều 9 Chương 2 của Bộ luật lao động cũng như tại Khoản 2 Điều 3 của Luật việc làm đều định nghĩa: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Khái niệm nền tảng số Nền tảng số được định nghĩa là tập hợp các tài nguyên kỹ thuật số, cho phép người dùng và nhà sản xuất tương tác với nhau. Nền tảng số được chia làm 3 loại đó là: nền tảng giao dịch, nền tảng đổi mới và nền tảng tích hợp. Mỗi một nền tảng sẽ có các chức năng chính và cơ chế quản trị riêng. (De Reuver, M. và cộng sự, 2018). 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho NKT trên nền tảng số Để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin và việc làm trên các nền tảng số của NKT, Sachdeva (2015) đã đề xuất các khía cạnh cần chú ý khi thiết kế và phát triển các nền tảng số cho nhóm đối tượng này, gồm: xã hội, công nghệ, tài chính và động lực. 2.2.2.1. Về khía cạnh xã hội: Người lao động khuyết tật bị ảnh hưởng bởi các cơ chế xã hội hàng ngày, dẫn đến thiếu nguồn lực tức thời và mất cân bằng các cơ hội so với người bình thường (Abberley, 1987; Goodley, 2001; Corker và Shakespeare, 2002). Điều này được phản ánh ở mọi nơi trong xã hội, bao gồm cả trường học, nơi làm việc và sân chơi. Sự mất cân bằng 244
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” này dẫn đến sự bất bình đẳng về tính sẵn có của công nghệ, như có thể thấy ở việc thiếu công nghệ web (Adam và Kreps, 2006).: gồm các yếu tố: Môi trường, xã hội hoá và chính quyền. - Yếu tố môi trường: Người khuyết tật thường phải đối mặt với những biến động của môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (Steinfeld và Danford, 1999; Wahl et al., 2009; White et al., 2010). Các yếu tố môi trường này có thể ngăn cản việc áp dụng hoặc sử dụng công nghệ của khuyết tật so với người bình thường. Rifon và cộng sự (2013) đã thảo luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch môi trường vật chất để cung cấp một môi trường tích cực bằng cách sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, tivi hay nền tảng số riêng. - Yếu tố xã hội hoá: Xã hội là một phần lớn trong cấu trúc xã hội tổng thể của chúng ta. Một xã hội được hình thành tốt cho phép tăng cường sự tham gia của những người quan tâm. Tuy nhiên, việc thiếu các biện pháp khuyến khích xã hội để gia tăng sự hòa nhập của những người khuyết tật có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách về người khuyết tật kỹ thuật số. Nhiều tài liệu đã tập trung vào khía cạnh xã hội của sự phân chia khuyết tật kỹ thuật số, với những đóng góp chính tập trung vào khả năng tiếp cận (Mavrou, 2011) và hòa nhập (Dijana và cộng sự, 2012). Các cơ hội phục hồi xã hội tốt hơn có thể giúp giảm khoảng cách kỹ thuật số này (Imrie, 1997). - Yếu tố chính quyền: Các quyết định của chính phủ và pháp lý có thể rất quan trọng trong việc giảm tác động của khoảng cách khuyết tật kỹ thuật số hoặc xóa bỏ hoàn toàn sự phân chia, chủ yếu nằm trong phạm vi khả năng tiếp cận web và công nghệ (Kelly và cộng sự, 2007; Cooper và cộng sự, 2012) và hoạch định chính sách để hỗ trợ người khuyết tật (Sloan và Phipps, 2003). Các sáng kiến của chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc trao quyền cho những người sử dụng công nghệ để giảm bớt sự phân biệt về khuyết tật kỹ thuật số. Sơ đồ 2.1: Các khía cạnh cần chú ý để phát triển nền tảng số cho NKT Nguồn: Sachdeva và cộng sự (2015) 245
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 2.2.2.2. Về khía cạnh công nghệ: công nghệ hỗ trợ và công nghệ thông tin. Người khuyết tật thường thấy rằng công nghệ phải được cá nhân hóa và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của họ (Hurst và Tobias, 2011). Trong các nghiên cứu trước cho thấy, trọng tâm cốt lõi là thiết kế các công nghệ để có khả năng truy cập và khả năng sử dụng (Jhangiani, 2006; Wentz và Lazar, 2011) trên web (Sevilla và cộng sự, 2007; Cooper và cộng sự, 2012) và môi trường (trong vị trí thực của người dùng) tốt hơn (Wills và cộng sự, 2010). Khía cạnh công nghệ gồm yếu tố công nghệ hỗ trợ và yếu tố công nghệ thông tin, truyền thông. - Yếu tố công nghệ hỗ trợ: Carr et al. (2001) lưu ý rằng công nghệ trợ giúp cho phép mọi người tiếp tục các vai trò bình thường của họ và đáp ứng kỳ vọng của họ trong cuộc sống mặc dù họ bị suy giảm hoặc khuyết tật về thể chất. Nhiều tài liệu đã thảo luận tích cực về tầm quan trọng và việc sử dụng công nghệ trợ giúp, với nhiều nghiên cứu điển hình khác nhau thảo luận về hệ sinh thái hỗ trợ, chẳng hạn như tạo và bán phần mềm dành cho người khuyết tật (Wills và cộng sự, 2010; V.; Iacopetti và cộng sự, 2008) và các nền tảng giao tiếp dành cho người khiếm khuyết về thể chất (Guerreiro và cộng sự, 2009; Keskinen và cộng sự, 2012). - Yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông: Sachdeva và cộng sự (2015) cho rằng đây là nhân tố cần thiết nhất trong các nhân tố. Ví dụ, các nền tảng truyền thông xã hội cung cấp các địa điểm và cách thức giao tiếp khác nhau cho người khuyết tật, điều này thường được chứng minh là mang lại lợi ích cao cho họ (Spence và cộng sự, 2007). 2.2.2.3. Về khía cạnh tài chính: Sự thiếu hụt tài chính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của những người có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ. Người lao động khuyết tật có ít khả năng tiếp cận việc làm hơn (Yeo và Moore, 2003), điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của họ. Sự hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng này (Argyrous và Neale, 2003), mặc dù điều này không phải lúc nào cũng xảy ra (Verick, 2004). Đáng ngạc nhiên là qua nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy rất ít tài liệu trước thảo luận về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đối với việc sử dụng nền tảng số của NKT. Điều này có thể được giải thích rằng các nghiên cứu trước không tập trung nghiên cứu yếu tố này hoặc tình trạng tài chính của một cá nhân hoặc một xã hội phụ thuộc vào các yếu tố xã hội và động lực và do đó không có ảnh hưởng trực tiếp. Các nghiên cứu trước thường tập trung vào các công nghệ hỗ trợ chi phí thấp ở các khu vực có thu nhập thaaso (Pal và cộng sự, 2011; Ahamer và cộng sự, 2013) 2.2.2.4. Về khía cạnh động lực: Là một khía cạnh mà Sachdeva và cộng sự (2015) cho rằng có lẽ mạnh mẽ hơn bất kỳ khía cạnh nào khác, là động lực để áp dụng và sử dụng công nghệ. Nếu một cá nhân không có sự giáo dục và kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ một cách đầy đủ và không có động lực để thay đổi khuyết điểm này, thì ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, kỹ thuật và tài chính sẽ trở nên yếu hơn. Thay vào đó, động lực của một cá nhân NKT trở thành thành phần chính ảnh hưởng đến sự tham gia của họ vào các nền tảng số so với người bình thường. Các tác giả đề xuất rằng khía cạnh động lực dựa trên ba yếu tố hình thành cốt lõi của động lực của một cá nhân: thái độ quan điểm, giáo dục và kiến thức, kỹ năng. - Thái độ quan điểm: Thái độ quan điểm của một cá nhân quyết định cách họ phản ứng với các tình huống khó khăn. Phần lớn, thái độ được định hình bởi đối tượng, hoàn cảnh và tính cách của một người (Sun, 2009; Maio và Haddock, 2010), nhưng có thể thay đổi trong suốt 246
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cuộc đời của một người. Ý chí mạnh mẽ và thái độ tích cực đã được tìm thấy để cải thiện khả năng sử dụng công nghệ (Bhattacherjee và Premkumar, 2004). - Giáo dục và kiến thức, kỹ năng: Đối với NKT cần có những thiết kế riêng về giáo dục kiến thức và kỹ năng. Nhu cầu được giáo dục và có kiến thức kỹ năng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các động cơ thúc đẩy việc áp dụng và sử dụng công nghệ của NKT. Ở một số nước, giáo dục là miễn phí, do đó cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để tạo ra các cơ hội khả thi cho việc làm trong tương lai và cuộc sống lành mạnh của NKT. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu về Công ước quốc tế; các chủ trương, chính sách, pháp luật về NKT và việc làm đối với NKT; các báo cáo, thống kê, các công trình khoa học trong và ngoài nước, văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến NKT và việc làm của NKT trên nền tảng số. Dữ liệu sơ cấp: - Phương pháp điều tra: Thông tin sơ cấp được thu thập từ 110 phiếu với các cuộc phỏng vấn sâu tập trung vào 4 nhóm đối tượng gồm: (i) NLĐKT, (ii) Đại diện các doanh nghiệp tổ chức có lao động là NKT, các doanh nghiệp do NKT tự làm chủ; (iii) đại diện các tổ chức của NKT (như Sở lao động- thương binh xã hội, hội người khuyết tật cấp thành phố/tỉnh, Trung tâm bảo trợ xã hội); (iv) đại diện các cơ quan Chính phủ (bảng 1). Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, tức là nhà nghiên cứu có thể chọn những đối tượng nghiên cứu có thể tiếp cận được. Bảng 1. Đối tượng tham gia phỏng vấn Đối tượng Tỷ trọng(%) Người lao động khuyết tật 68 Bên liên quan đến NKT 32 - Đại diện các doanh nghiệp tổ chức có lao động là NKT 10 - Đại diện các tổ chức của NKT 12 -Đại diện cơ quan nhà nước 10 Tổng 100 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Phương pháp xử lý và phân tích: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc điểm cơ bản của dữ liệu, cung cấp bản tóm tắt đơn giản về mẫu và các phép đo; phương pháp thống kê so sánh để so sánh đối chiếu số liệu giữa các yếu tố tác động. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô tả mẫu khảo sát Các khảo sát được nhóm nghiên cứu thực hiện vào tháng 04/2021 đến tháng 06/2021, với sự tham gia của NKT vận động là chủ yếu (gần 86%), 62% là NKT dân tộc Kinh và 38% NKT dân tộc thiểu số (Bảng 2). Nhóm độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn từ 26 đến 45 tuổi. Về loại khuyết tật chủ yếu là khuyết tật vận động, chiếm trên 85%. Đậy cũng là một trở ngại lớn cho NKT trong quá trình tìm kiếm việc làm. 247
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 2. Đặc điểm NKT tham gia nghiên cứu Đặc điểm Nội dung chi tiết Tỷ trọng (%) Kinh 62 Dân tộc Thiểu số 38 15- 25 tuổi 14,29 Độ tuổi 26- 45 tuổi 66,66 trên 45 tuổi 19,05 Khuyết tật vận động 85,71 Loại khuyết tật Khuyết tật nghe, nói 14,76 Khuyết tật thần kinh, tâm thần 9,52 Tổng 100 Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Đa số NKT chưa lập gia đình riêng và phụ thuộc khá nhiều vào gia đình. Đa số là NKT vận động và ở mức độ nặng và nhẹ. NKT trong độ tuổi lao động có tỷ lệ cao nhất, vì vậy nhu cầu giải quyết việc làm đối với NKT là rất cần thiết. NKT trong độ tuổi lao động với nhóm có độ tuổi từ 26 đến 45 tuổi chiếm đa số. Đây là nhóm tuổi có sức khỏe lao động khá tốt cũng như có những kinh nghiệm và trải nghiệm trong công việc khi được tạo điều kiện hỗ trợ. Phần lớn NKT chưa lập gia đình, đồng thời vị trí của NKT trong gia đình là đa số sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc phụ thuộc một phần có giúp việc gia đình. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của NKT rất thấp. Thực trạng trên cho thấy NKT có rất nhiều khó khăn để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Qua phỏng vấn khảo sát của nhóm nghiên cứu, NLĐKT tại tỉnh Đắk Lắk biết và sử dụng khá nhiều loại hình nền tảng số hiện nay. Phổ biến nhất với đa số NLĐKT là zalo và youtube với 90,48% người sử dụng. Tiếp đến là facebook với 76,19%, shopee và lazada lần lượt với 52,38% và 42,86% (Sơ đồ 1) Sơ đồ 1: Nhận biết và sử dụng các loại hình nền tảng số của NKT tại Đắk Lắk Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy nhập dữ liệu, dịch văn bản là loại hình việc làm thông dụng nhất đối với NLĐKT trên các nền tảng số tại Đắk Lắk (Sơ đồ 2). Điều này dựa trên thực tế về tình trạng thể hình của NKT được xem là một rào cản rất lớn đối với NKT khi tiếp cận thị trường 248
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” lao động hoặc tham gia vào các hoạt động thương mại để có thêm thu nhập. Loại hình việc làm phổ biến thứ hai là tiếp thị bán hàng hay là kinh doanh online. Các loại hàng được kinh doanh mạnh trên nền tảng số gồm hàng điện tử, những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống gia đình, cho đến các loại hàng mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, may, điêu khắc. Họ đang có xu hướng chuyển từ giao dịch trên máy bàn sang điện thoại thông minh. Loại hình việc làm này đang ngày càng trở nên chiếm ưu thế, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 của 2 năm gần đây. Kinh doanh tiếp thị bán hàng qua nền tảng số là cơ hội tốt cho những NLĐKT khi có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tránh được những rào cản về giao thông, có giờ làm việc linh hoạt, đồng thời họ vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ từ xung quanh nếu cần. Đặc biệt, hình thức làm việc online có thể giảm sự kỳ thị và phân biệt với người khuyết tật, bảo vệ họ khỏi những tổn thương tâm lý. Sơ đồ 2: Các loại hình việc làm thông dụng đối với NLĐKT Đắk Lắk trên các nền tảng số 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng số tại Đắk Lắk 3.2.1. Các yếu tố thuộc khía cạnh xã hội 3.2.1.1. Yếu tố môi trường Yếu tố môi trường đó chính là cơ sở vật chất được tạo ra để hỗ trợ cho NLĐKT. Người lao động khuyết tật bị ảnh hưởng rất lớn bởi các cơ chế xã hội hàng ngày, dẫn đến sự bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, có tới 59,38% người khảo sát đánh giá là nghiêm trọng liên quan đến nhóm các yếu tố thuộc môi trường đó là việc NLĐKT không được đào tạo để tham gia vào thị trường lao động trên các nền tảng số so với yếu tố không có nền tảng số được thiết kế riêng chỉ có 31,25% đánh giá. Do đó, việc NLĐKT được hỗ trợ đào tạo trong quá trình tham gia vào thị trường lao động là thực sự cần thiết. Theo báo cáo điều tra khuyết tật năm 2016, có sự chênh lệch rõ rệt trong đào tạo nghề, cứ 100 người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên thì chỉ có 7 người được dạy nghề (7,3%), trong khi con số này ở người không khuyết tật là 22 người (21,9%). Đồng thời, công nghệ thông tin truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người khuyết tật, góp phần hỗ trợ người khuyết tật khắc phục các rào cản để hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có người khuyết tật sở hữu các phương tiện truyền thông đều thấp hơn so với hộ không có người khuyết tật, cụ thể: Ti vi (87,7% so với 94,4%); thuê bao internet (16,8% so với 30,9%); máy tính (13,7% so với 28,6%) và điện thoại (84,7% so với 96,2%). Ngoài ra, còn có khoảng cách chênh lệch lớn về tỷ lệ sử dụng điện thoại di động giữa người khuyết tật và không khuyết tật (38,85% so với 73,09%). Sự chênh lệch này 249
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” cũng tương tự khi so sánh giới tính và khu vực thành thị với nông thôn. Tỷ lệ sử dụng internet không chỉ có sự khác biệt giữa các nhóm người khuyết tật, mà còn có sự chênh lệch khá lớn giữa người khuyết tật và không khuyết tật. Tỷ lệ người không khuyết tật sử dụng internet cao gấp 6,5 lần người khuyết tật (42,9% so với 6,7%). Qua đó, cho thấy cần thiết có sự hỗ trợ trong đào tạo giáo dục và tiếp cận với nền tảng số, công nghệ số để tạo cơ hội việc làm cho NLĐKT. 3.2.1.2. Yếu tố văn hóa xã hội Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, trong các yếu tố thuộc xã hội và văn hoá, việc không được xem trọng bình đẳng là một rào cản nghiêm trọng nhất đối với người lao động khuyết tật tại tỉnh Đắk Lắk khi tham gia vào các hoạt động việc làm trên các nền tảng số (gần 60% người khảo sát). Sự kỳ thị của xã hội và việc không được hỗ trợ từ các doanh nghiệp là các yếu tố cần chú ý với lần lượt 40,63% và 37,5% người khảo sát cho rằng có ảnh hưởng đến việc làm của NLĐKT trên các nền tảng số. Qua nghiên cứu thực tế tại Đắk Lắk mặc dù số NKT có nhu cầu học nghề khá cao, tuy nhiên, số người lao động được dạy nghề, tạo việc làm thấp. Nguyên nhân do nhiều NKT và gia đình họ còn mặc cảm, tự ti. Hơn nữa, kinh phí hỗ trợ cho các dự án đào tạo nghề, tạo việc làm còn hạn chế; thời gian dạy nghề cho NKT quá ngắn, nhiều nghề không còn phù hợp với thị trường lao động khiến nhiều NKT không mặn mà với việc học nghề. 3.2.1.3. Yếu tố về chính sách của Nhà nước Bên cạnh các yếu tố trên thì có thể thấy chính sách của Nhà nước là một yếu tố mà được đánh giá là có ảnh hưởng khá lớn đến việc làm trên các nền tảng số của người lao động khuyết tật tại Đắk Lắk. Sơ đồ 3: Các yếu tố thuộc khía cạnh xã hội Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu 250
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.2.2. Các yếu tố thuộc khía cạnh công nghệ Khía cạnh công nghệ gồm yếu tố công nghệ hỗ trợ và yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông. Đúng như nghiên cứu của Sachdeva và cộng sự (2015), yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố cần thiết nhất trong các yếu tố, với hơn 90% người khảo sát cho rằng yếu tố truyền thông xã hội (zalo, facebook,v.v) là phù hợp nhất với NLĐKT hiện nay. Các nền tảng truyền thông xã hội này cung cấp các cách thức giao tiếp thuận tiện và nhanh chóng cho NLĐKT với các đối tác, khách hàng của họ và mang lại lợi ích cao cho họ. Qua nghiên cứu cho thấy hiện tại các yếu tố công nghệ hỗ trợ đã thiết lập được hệ sinh thái hỗ trợ giúp cho NLĐKT dễ dàng giao tiếp và hạn chế di chuyển trong quá trình làm việc. Yếu tố công nghệ hỗ trợ được đánh giá là phù hợp nhất với NLĐKT hiện nay là nền tảng số trung gian giữa những khách hàng và người bán hàng (Shopee, Lazada, Sendo,v.v) với 62,50% người khảo sát lựa chọn. Có thể dễ dàng thấy rằng đây là những nền tảng hỗ trợ cho NLĐKT giao tiếp và tiếp thị bán hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Sơ đồ 4: Các yếu tố thuộc khía cạnh công nghệ Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu 3.2.3. Các yếu tố thuộc khía cạnh tài chính Sự khó khăn về tài chính là một rào cản với NLĐKT tiếp cận với các nền tảng số. Ví dụ nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua của họ dù họ có nhu cầu sử dụng các thiết bị công nghệ. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp cận việc làm trên nền tảng số của NLĐKT. Qua phỏng vấn khảo sát cho thấy 40,63% người được phỏng vấn cho rằng Thiếu nguồn lực tài chính là một rào cản nghiêm trọng trong quá trình NLĐKT tham gia vào thị trường lao động. Vì trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của NLĐKT rất thấp nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Mặc dù nhu cầu vay vốn để người lao động có khả năng tự giải quyết việc làm rất cao nhưng tỷ lệ người NKT được vay vốn ưu đãi còn rất rất thấp Đặc biệt, qua nghiên cứu cho thấy các vấn đề liên quan đến chi phí tham gia nền tảng số hay hỗ trợ tài chính cho NLĐKT tham gia vào nền tảng số được đặc biệt quan tâm. Trong đó gần 60% người khảo sát ủng hộ việc không thu phí sử dụng nền tảng số đối với NLĐKT và 75% cho rằng bản thân NLĐKT không phải chi trả các chi phí tìm việc làm trên các nền tảng số. Đáng chú ý hơn cả là 100% người khảo sát cho rằng NLĐKT nên được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước (như thuế, phí) khi tham gia nền tảng số với mục đích tăng cường việc làm cho bản thân và gia đình và Chính phủ nên tài trợ kinh phí cho NLĐKT tham gia nền tảng kỹ thuật số. 251
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.2.4. Các yếu tố thuộc khía cạnh động lực Với những NLĐKT tại tỉnh Đắk Lắk thì động lực để họ tham gia vào các nền tảng số chính là khát khao hòa nhập vào nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam cũng như thế giới. Động lực tiếp theo chính là để thấy rằng sự tồn tại của họ là có ích cho gia đình và xã hội với câu trả lời của 57,14% NLĐKT. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc làm trên nền tảng số như cơ hội khởi nghiệp, tăng thu thập giúp đỡ gia đình và linh động về thời gian là những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến động lực tham gia nền tảng số của NLĐKT. Bên cạnh đó không thể không kể đến yếu tố giáo dục, kiến thức kỹ năng với mong muốn được học thêm kiến thức mới khi được đào tạo để tham gia vào các nền tảng số của NLĐKT. Sơ đồ 5: Các yếu tố thuộc khía cạnh động lực Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu 3.3. Một số khuyến nghị nhằm giải quyết việc làm cho NLĐKT trên nền tảng số tại tỉnh Đắk Lắk. 3.3.1. Khía cạnh xã hội Đối với người làm chính sách, cơ quan Nhà nước về NKT: Chính sách của nhà nước cần phải chú trọng vào các khâu có tính quyết định nhất như: Cần phải phối hợp song song giữa tập trung các nguồn lực giành riêng cho nhóm đối tượng này đồng thời kết hợp phát triển và tăng cường các chương trình đào tạo đặc thù cho NKT. Trong các nguồn lực thì nhóm nghiên cứu đề xuất các chính sách nên tập trung vào nguồn lực tài chính và nguồn lực con người cụ thể nhà nước dành ra chỉ để phát triển nền tảng số dành riêng cho NKT. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo ra các cơ chế chính sách, chế tài để phát triển nền tảng số tạo điều kiện cho NKT tham gia vào các hoạt động thương mại và lao động nhằm tạo thu nhập cho chính họ. Đối với các doanh nghiệp: Để tăng cường việc làm trên các nền tảng số cho NLĐKT không thể không có sự hỗ trợ, kết nối từ các doanh nghiệp trong tạo điều kiện việc làm, kết nối các ngành nghề của các doanh nghiệp với các nhóm nghề nghiệp phù hợp với NLĐKT (Sơ đồ 2). Trong đó, các hoạt động liên quan đến tuyển dụng và điều kiện tuyển dụng đều cần phải được đăng tải trên các nền tảng số mà NLĐKT hay sử dụng. Ngoài ra, sự kết nối giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm; các điểm tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐKT và doanh nghiệp là rất quan trọng. Điều này cần có sự nỗ lực từ cả phía cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. 3.3.2. Khía cạnh công nghệ Trong quá trình thiết kế và vận hành các nền tảng số, các công nghệ hỗ trợ NLĐKT cần chú ý các điểm sau: (1) Có đội ngũ kỹ thuật viên để NKT có thể yêu cầu hỗ trợ tư vấn; (2) Có 252
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” công nghệ hỗ trợ để NKT có thể dễ dàng thao tác; (3) Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho NKT; (4) Có chức năng kết nối với nền tảng số của các doanh nghiệp lớn; (5) Cần phải tích hợp nền tảng kỹ thuật số với hệ thống hiện có một cách phù hợp. 3.3.3. Khía cạnh tài chính Qua nghiên cứu cho thấy các vấn đề liên quan đến chi phí tham gia nền tảng số hay hỗ trợ tài chính cho NLĐKT tham gia vào nền tảng số cần chú ý các điểm sau: (1) NLĐKT nên được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước (như thuế, phí) khi tham gia nền tảng số với mục đích tăng cường việc làm cho bản thân và gia đình như không thu phí sử dụng nền tảng số đối với NLĐKT; (2) NLĐKT không phải chi trả các chi phí tìm việc làm trên các nền tảng số; (3) Chính phủ nên hỗ trợ/tài trợ kinh phí, khuyến khích cho NLĐKT tham gia nền tảng số; (4) Hội NKT và các trung tâm bảo trợ xã hội cần được đầu tư nguồn lực để thực hiện nền tảng số cho NKT trong việc tăng cường việc làm cho NLĐKT vì đây là những kênh gần gũi và trực tiếp tác động đến nhiều NKT. Các nguồn lực có thể không chỉ đến từ ngân sách Nhà nước mà còn từ các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm; (5) Xem xét bố trí nguồn vốn dành riêng cho vay ưu đãi đối với người khuyết tật và các doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật trong Quỹ quốc gia về việc làm hoặc ngân sách riêng dành cho người khuyết tật vay vốn. 3.3.4. Khía cạnh động lực Nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, đào tạo về sử dụng công nghệ, nghề nghiệp và kỹ năng cho NKT như sau: (1) Giúp cho NKT hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia vào chuyển giao tri thức và cho họ thấy được lợi ích của việc tham gia đào tạo; (2) Những NKT tham gia vào đào tạo cần được khuyến khích để đánh thức và phát huy tiềm năng của bản thân; (3) Cần có nhóm chuyên gia để hướng dẫn NKT sử dụng nền tảng số, tránh việc làm cho họ bị nản chí và chán nản trong quá trình đào tạo; (4) Trước khi đưa vào đào tạo cần khảo sát nhu cầu sở thích và sở trường của từng cá nhân để xây dựng lộ trình và phương pháp đào tạo phù hợp; (5) Đa dạng hoá và cập nhật các ngành nghề phù hợp với NKT hiện nay; (6) Xây dựng giáo trình và tài liệu đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến cho NKT, lưu ý các công nghệ hỗ trợ đặc thù cho từng dạng khuyết tật (vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác). 4. KẾT LUẬN Nền tảng số sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho NKT là điều mà nhiều tổ chức và chuyên gia đã nhận định. Với mục tiêu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận nền tảng số của NKT dựa trên 4 khía cạnh gồm khía cạnh xã hội, công nghệ, tài chính và động cơ để từ đó đưa ra những đề xuất khi thiết kế nền tảng số cho NKT. Nền tảng số hỗ trợ NKT được ở hai khía cạnh, gồm kênh tiếp cận thị trường và cơ hội về việc làm mới cho NKT. Nền tảng số hỗ trợ NKT giao tiếp gần hơn với người tiêu dùng qua nền tảng số, để xúc tiến giới thiệu, bán những sản phẩm truyền thống mà NKT đang tạo ra như sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, thú nhồi bông…. Điều này giúp họ giữ được việc làm đang có và có thêm việc làm mới nếu hoạt động kinh doanh khởi sắc. Các đề xuất tập trung vào các nhóm công việc chính mà NKT có thể tham gia; thị trường giao dịch mà NKT muốn hướng tới, các kênh chính có thể truyền tải chủ trương chính sách về phát triển nền tảng số nhằm thúc đẩy thương mại và việc làm. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất những yêu cầu cụ thể công nghệ khi thiết kế nền tảng số và những hỗ trợ tài chính như tạo cơ hội về ngân sách cho NKT dễ dàng tiếp cận tài chính để khởi nghiệp. 253
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hạn chế của nghiên cứu khi thực hiện đề tài là do những giới hạn về mặt thời gian và nguồn lực, nên tính đại diện của mẫu đánh giá cũng chưa hoàn toàn được như mong đợi. NKT được khảo sát phỏng vấn đa số ở thành phố Buôn Ma Thuột. Bên cạnh đó, nghiên cứu mới chỉ dừng lại việc nghiên cứu thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để làm rõ những câu hỏi nghiên cứu. Hướng nghiên cứu trong tương lai của nhóm sẽ sử dụng thêm phương pháp định lượng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của xã hội về công cụ nền tảng số dành cho NKT và các khả năng tiếp cận công nghệ của NKT qua nền tảng số nhằm tham gia vào thị trường lao động tại Đắk Lắk. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bender, W.N. (2012), Differentiating instruction for students with learning disabilities: New best practices for general and special educators, Thousand Oaks, CA: Corwin. 2. Bhattacherjee, A. & Premkumar, G. (2004), “Understanding changes in belief and attitude”, Quarterly, Vol. 28 No. 2, pp. 229 - 254. 3. Bộ lao động - thương binh và xã hội (2019), Nghị định số 763/VBHN-BLĐTBXH “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật”, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2019. 4. Carr, A.J., Gibson, B. & Robinson, P.G. (2001), “Is quality of life determined by expectations or experience?”, British Medical Journal, Vol. 322 No. 7296, pp. 1240 - 1243. 5. Chan, M., Estève, D., Escriba, C. & Campo, E. (2008), “A review of smart homes – present state and future challenges”, Computer Methods and Programs in Biomedicine, Vol. 91 No. 1, pp. 55 - 81. 6. Corker, M. & Shakespeare, T. (2002), Disability/Postmodernity: Embodying Disability Theory, Bloomsbury Publishing. 7. Chính phủ Việt Nam (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ban hành ngày 25/09/2012. 8. De Reuver, M., Sørensen, C., & Basole, R. C. (2018). The digital platform: a research agenda. Journal of Information Technology, 33(2), 124-135. 9. Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật thông qua hệ thống pháp luật (Cơ quan hợp tác phát triển Ailen - Tổ chức lao động Quốc tế ILO). 10. Nghị định 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 2010. 11. Raja, S., Imaizumi, S., Kelly, T., Narimatsu, J. & Paradi-Guilford, C. (2013), “How information and communication technologies could help expand employment opportunities”, World Bank, Washington DC. 12. Rifon, A., Costa, R., Carballa, G., Rodriguez, V. & Iglesias, F. (2013), “Improving the quality of life of dependent and disabled people through home automation and tele- assistance”, in 2013 8th International Conference on Computer Science Education (ICCSE), Colombo: ICCSE, pp. 478 - 483. 13. Sachdeva, N., Tuikka, A. M., Kimppa, K. K. & Suomi, R. (2015), “Digital disability divide in information society: a framework based on a structured literature review”, Journal of Information, Communication and Ethics in Society, Vol. 13 No. 3/4, pp. 283 - 298. 254
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 14. Samant Raja, D., M. Adya, M. Killeen & Scherer, M. (2014), “Bridging the ICT and ICT-AT digital divide for work: Lessons from the United States”, in Proceedings of the 1st Entelis Seminar, Bologna, Italy. 15. Sevilla, J., Herrera, G., Martínez, B. & Alcantud, F. (2007), “Web accessibility for individuals with cognitive deficits: a comparative study between an existing commercial web and its cognitively accessible equivalent”, ACM Transactions on Computer-Human Interaction, Vol. 14 No. 3, pp. 12 - 25. 16. Shakespeare, T. & Watson, N. (2001), “The social model of disability: an outdated ideology?”, Exploring theories and expanding methodologies: Where we are and where we need to go, Vol 1/2, pp. 9 - 28, Emerald Group Publishing Limited. 17. Sloan, D. & Phipps, L. (2003), “Helping to avoid e-discrimination in UK tertiary education”, in Proceedings of the 2003 Conference on Universal Usability, New York: Vancouver, pp. 150 - 151. 18. Spence, P.R., Lachlan, K., Burke, J.M. & Seeger, M.W. (2007), “Media use and information needs of the disabled during a natural disaster”, Journal of Health Care for the Poor and Underserved, Vol. 18 No. 2, pp. 394 - 404. 19. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (2021), Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật. 20. Tổng cục thống kê (2017), Việt Nam điều tra quốc gia người khuyết tật 2016. Hà Nội. 21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội. 22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ Luật Lao động số: 10/2012/QH13, Hà Nội. 23. Zhang, B., Yang, Y., & Bi, J. (2011). Tracking the implementation of green credit policy in China: Top-down perspective and bottom-up reform. Journal of Environmental Management, 92(4), 1321–1327. doi: 10.1016/j.jenvman.2010.12.019 --- Thông tin tác giả: TS. Nguyễn Thị Hải Yến, Ths. Trần Thị Ngọc Hạnh, Ths. Nguyễn Hà Hồng Anh Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên 255
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ
10 p | 510 | 20
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa ở Cần Thơ
7 p | 201 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
5 p | 647 | 13
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều của Việt Nam
10 p | 216 | 13
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
0 p | 181 | 13
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa ở Cần Thơ
5 p | 78 | 9
-
Nghiên cứu giá đất và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 44 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của tòa án ở Việt Nam hiện nay
7 p | 86 | 6
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
7 p | 90 | 5
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên năm 2017
6 p | 108 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa và quốc tế tại 30 tỉnh thành phố Việt Nam
12 p | 29 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của công chức viên chức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương
13 p | 12 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phàn nàn của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ di động tại đồng bằng Sông Cửu Long
12 p | 144 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ công
5 p | 88 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành thương hiệu trực tuyến: Trường hợp ứng dụng mua sắm di động Shopee
9 p | 12 | 3
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Phát triển đô thị Thành phố Cần Thơ
12 p | 9 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng bao bì xanh của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội
10 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn