Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
lượt xem 2
download
Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu gồm 26 NHTM. Thông qua phương pháp SGMM cho dữ liệu bảng, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản của NHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đến rủi ro thanh khoản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng TMCP bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
- CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP - BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Triệu Tuyết Mẫn1 1. Lớp D19TC01. Khoa Kinh tế TÓM TẮT Nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2008-2016. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mẫu dữ liệu gồm 26 NHTM. Thông qua phương pháp SGMM cho dữ liệu bảng, kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản của NHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại Việt Nam. Nghiên cứu kỳ vọng gợi ý chính sách cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để quản trị rủi ro thanh khoản. Từ khóa: Ngân hàng, Ngân hàng thương mại, Rủi ro, Rủi ro thanh khoản, Thanh khoản. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt bởi hàng hóa kinh doanh là tiền tệ, chính vì tính đặc biệt này mà hoạt động kinh doanh ngân hàng vừa là đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, vừa là lĩnh vực có khả năng xảy ra rủi ro rất cao. Có thể nói, rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro nguy hiểm nhất, đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng (Eichberger & Summer, 2005). Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến sự biến động của các yếu tố; sự thay đổi cung, cầu thanh khoản dẫn đến RRTK từ đó tác động đến khả năng sinh lời và sự an toàn của ngân hàng (Chen, Chen & Wei, 2009). Nếu việc thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trên thị trường, giảm khả năng huy động vốn và khả năng sinh lời của chính ngân hàng đó. Và nghiêm trọng hơn khi ngân hàng phải đối mặt với tình huống người gửi tiền tiến hành rút tiền ồ ạt trong hệ thống mà lượng vốn khả dụng không đảm bảo; điều này có thể đẩy ngân hàng thương mại (NHTM) đến bờ vực phá sản, bị bán hoặc sát nhập và cuối cùng có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng tài chính của một quốc gia. Các nghiên cứu riêng về RRTK khá phổ biến và đa dạng. Nhiều nghiên cứu liên quan đến RRTK nhưng chỉ tập trung phân tích các nguyên nhân gây ra RRTK (Ahmed, Ahmed, & Naqvi, 2011; Angora & Roulet, 2011; Bonfim & Kim, 2014; Bunda & Desquilbet, 2008; Horváth, Seidler, & Weill, 2012; Vodova, 2011) hoặc nghiên cứu về quản trị RRTK nhằm ổn định ngân hàng (Acharya & Naqvi, 2012). Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, hiện nay vẫn có tương đối ít nghiên cứu về các yếu tố tác động đến RRTK của NHTM. 243
- Việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô cùng cần thiết, nếu các ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt thì không những giúp cho thị trường tài chính ổn định mà nền kinh tế đất nước sẽ vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam (VN) hiện nay, những vấn đề về thanh khoản đang được quan tâm hàng đầu và thường được đưa ra từ đầu năm để trong năm đó có thể quản lý tốt. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Quốc tế Aspachs (2005) cho thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có mối tương quan nghịch với thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, thanh khoản của ngân hàng còn chịu sự tác động của nhân tố bên ngoài như là khả năng nhận hỗ trợ từ NHTW. Lucchetta (2007) đã sử dụng dữ liệu bảng bất cân xứng trong giai đoạn 1998-2004, tập dữ liệu bao gồm các bảng cân đối và báo cáo thu nhập của 5066 ngân hàng thuộc các quốc gia Châu Âu để kiểm tra mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngân hàng trong điều kiện lãi suất thay đổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ (đại diện bởi lãi suất ngắn hạn) đã ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Bunda & Desquilbet (2008) cho thấy các ngân hàng có quy mô càng lớn thì thanh khoản càng kém và rủi ro thanh khoản càng lớn. Nghiên cứu đã bổ sung rằng hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao kéo theo tài sản thanh khoản càng cao. Nhân tố lãi suất cho vay được xem xét để đánh giá khả năng mang lại lợi nhuận từ việc cho vay, có tác động tích cực đến thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay lại tác động tiêu cực đến thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô trong mô hình nghiên cứu cũng có kết quả tác động đến thanh khoản của ngân hàng như: tỷ lệ chi tiêu công trên GDP, yếu tố tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến thanh khoản. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy rằng khủng hoảng tài chính tác động cùng chiều với RRTK trong trường hợp cơ chế tỷ giá cố định (fixed regimes) và tác động ngược chiều trong trường hợp cơ chế tỷ giá mềm (soft peg regime). Vodová (2011, 2013) cho thấy thanh khoản có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, lãi suất tín dụng ở cả ba quốc gia, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất liên ngân hàng ở Czech và Phần Lan. Inoca Munteanu (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Romania, thanh khoản được đo lường bằng 2 hệ số thanh khoản. Kết quả phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng của 27 ngân hàng giai đoạn 2002 – 2010 đã cho thấy rằng các nhân tố hệ số an toàn vốn, tỷ lệ thất nghiệp và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản của ngân hàng. Riêng biến lạm phát lại tác động đến thanh khoản theo từng giai đoạn: giai đoạn 2002-2007 (trước khủng hoảng tài chính) có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản và giai đoạn 2008-2010 (sau khủng hoảng tài chính) có mối quan hệ ngược chiều với thanh khoản. Abdullah & Khan (2012) thông qua kỹ thuật ước lượng mô hình hồi quy, kết quả cho thấy quy mô và lợi nhuận ngân hàng với RRTK có mối tương quan âm, điều đó có nghĩa là lợi nhuận ngân hàng càng gia tăng thì RRTK càng thấp vì ngân hàng có thể dựa vào lợi thế nhờ quy mô. Mối quan hệ của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu với RRTK là ngược chiều. Tài sản lưu động và 244
- rủi ro thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều và không đáng kể đối với các ngân hàng trong nước, nhưng lại có quan hệ thuận chiều và đáng kể đối với các ngân hàng nước ngoài. 2.2. Trong nước Trương Quang Thông (2013) cho thấy các yếu tố: Tỷ lệ nguồn tài trợ từ bên ngoài trên tổng nguồn vốn (EFD), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) có tác động dương đến RRTK; trong khi đó yếu tố tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản (LRA) có tác động âm. Ngoài ra, tác giả cũng phát hiện ra rằng quy mô tổng tài sản của ngân hàng có mối quan hệ phi tuyến tính với RRTK. Riêng yếu tố dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLPTL) không có ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với RRTK. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng cũng có ảnh hưởng: GDP có ý nghĩa thống kê âm, còn GDPt-1 ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê dương; về tỷ lệ lạm phát, kết quả phân tích cũng cho thấy sự tăng tỷ lệ lạm phát của năm trước INFt-1 sẽ làm giảm RRTK của năm nay. Tuy nhiên, tác giả phát hiện yếu tố thay đổi cung tiền M2 không có tác động đến RRTK của hệ thống ngân hàng VN. Vũ Thị Hồng (2012) tìm thấy tác động của một số nhân tố đến thanh khoản của NHTMVN gồm các biến: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay có mối quan hệ cùng chiều với thanh khoản; trong khi các biến quy mô tài sản và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ có mối tương quan nghịch với thanh khoản. Trần Thị Thanh Nga (2018) đã tìm thấy tác động của yếu tố biến trễ rủi ro thanh khoản, quy mô ngân hàng, chất lượng tài sản thanh khoản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, thu nhập lãi thuần, tăng trưởng kinh tế GDP, cung tiền, lạm phát, khủng hoảng tài chính đều có ý nghĩa và ảnh hưởng đến RRTK trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Riêng đối với trường hợp Việt Nam, nghiên cứu cũng chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng GDP đối với RRTK. Phan Thị Mỹ Hạnh (2019) cho thấy ngân hàng có quy mô càng lớn thì RRTK càng giảm trong khi tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao thì RRTK của ngân hàng sẽ càng tăng. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài làm gia tăng RRTK của các ngân hàng.Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và khủng hoảng tài chính có tác động dương đến RRTK. 3. DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Số liệu thứ cấp được thu nhập từ bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh trong các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 26 ngân hàng thương mại VN trong giai đoạn từ 2008-2016 thông qua trang web Vietstock.com.vn. Các biến vĩ mô (lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng GDP) được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF và báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổng số theo dõi của nghiên cứu là 260 quan sát. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa vào các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây kết hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến thanh khoản và RRTK của các NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết về sự tác động của các nhân tố đến rủi ro thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam. 245
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng công cụ hỗ trợ phần mềm STATA 15, kết hợp với sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mô hình bình phương nhỏ nhất cổ điển gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (FGLS) nhưng vẫn tồn tại vấn đề nội sinh làm cho kết quả nghiên cứu chưa đáng tin cậy để giải thích. Vì vậy, nghiên cứu khắc phục khuyết tật nội sinh nói riêng cũng như các khuyết tật nói chung của mô hình bằng phương pháp ước lượng GMM hệ thống (SGMM). Cuối cùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng trên nhằm đo lường mức độ tác động của tất cả các biến số vi mô và vĩ mô tác động đến RRTK của các NHTM Cổ phần tại VN trong giai đoạn 2008 – 2016. 3.3. Mô hình nghiên cứu LIQRi,t = β0 + β1 * LIQRi,t-1 + β2 * LIQi,t + β3 * ETAi,t + β4 * CRDi,t + β5 * SIZEi,t + β6*SIZE2i,t + β7*LLPi,t + β8 * LTAi,t + β9* EFDi,t + β10* ROAi,t+ β11* ROEi,t + β12* NNIIit + β13* LSTi,t+ β14* FCRi,t + β15* GDPi,t + β16* INFi,t + β17* M2i,t + ei,t Bảng 1. Mô tả chi tiết các biến trong mô hình hồi quy Ký hiệu TT Mô tả Đo lường các biến độc lập biến 1 LIQR Rủi ro thanh khoản Tỷ lệ tài sản thanh khoản tài sản thanh khoản 2 LIQ trên tổng tài sản tổng tài sản Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn chủ sở hữu 3 ETA tổng tài sản tổng tài sản mức tăng (giảm)dư nợ cho vay trong năm 4 CRD Tỷ lệ tín dụng tổng dư nợ cho vay đầu năm 5 SIZE Quy mô ngân hàng Logarit thập phân của tổng tài sản Bình phương quy mô ngân 6 SIZE2 Bình phương logarit thập phân của tổng tài sản hàng dự phòng rủi ro tín dụng 7 LLP Tỷ lệ dự phòng cho vay ròng đo lường rủi ro tín dụng Tỷ lệ cho vay trên tổng tài dư nợ 8 LTA sản tổng tài sản Tỷ lệ nguồn tài trợ bên vay liên ngân hàng + vay tctd khác 9 EFD ngoài tổng nguồn vốn Tỷ suất sinh lời trên tổng tài tỷ suất sinh lời 10 ROA sản tổng tài sản Tỷ suất sinh lời trên vốn tỷ suất sinh lời 11 ROE chủ sở hữu vốn chủ sở hữu thu nhập ngoài lãi 12 NNII Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tổng thu nhập 13 LST Niêm yết ngân hàng Có niêm yết bằng 1, chưa niêm yết bằng 0 Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính (2008 - 2010) 14 FCR Khủng hoảng tài chính bằng 1; ngoài giai đoạn khủng hoảng tài chính (các năm còn lại) bằng 0 ( 𝐺𝐷𝑃 𝑡 − 𝐺𝐷𝑃 𝑡−1 ) 15 GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế × 100% 𝐺𝐷𝑃 𝑡−1 ( 𝑃 𝑡 − 𝑃 𝑡−1 ) 16 INF Lạm phát × 100% 𝑃 𝑡−1 17 M2 Cung tiền Cung tiền Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của tác giả 246
- 3.4. Giả thuyết nghiên cứu Với mô hình nghiên cứu và các biến như trên, giả thiết nghiên cứu được đặt ra như sau: H1: Rủi ro thanh khoản năm liền kề trước đó tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản năm hiện tại. H2: Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H4: Tỷ lệ tín dụng tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H5: Quy mô tài sản của ngân hàng tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. H6: Tỷ lệ dự phòng tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H7: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H8: Tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài của ngân hàng tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. H9: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H10: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H11: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản. H12: Niêm yết của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản. H13: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H14: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H15: Cung tiền M2 có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. H16: Khủng hoảng kinh tế có tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thống kê mô tả Với tổng số quan sát là 260, các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là những tiêu chí cơ bản được sử dụng để xem xét trong nghiên cứu này. Kết quả thống kê mô tả, đo lường bằng các đại lượng đặc trưng đối với các biến nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2 như sau: Bảng 2. Kết quả thống kê mô tả Giá trị trung Biến Số quan sát Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất bình LIQR 260 0,0731608 0,1553401 -0,27932 0,8653235 LIQ 260 0,2016064 0,1022885 0,0450184 0,610376 ETA 260 0,1044959 0,0594859 0,0322527 0,0322527 CRD 260 0,2393488 0,302842 -0,43072 -0,430727 SIZE 260 31,97227 1,250898 28,51423 34,81112 SIZE2 260 1023,786 79,90119 813,0612 813,0612 DEPO 260 0,6144174 0,1348891 0 0,8937174 247
- LLP 260 0,0248889 0,1348891 0,0005529 0,5807755 LTA 260 0,5266866 0,1332596 0,113841 0,8447661 EFD 260 0,1743696 0,1089122 0 0,5620755 ROA 260 0,52026 0,2046533 0,092743 0,8964789 ROE 260 0,0910087 0,093573 -0,82002 0,6592532 NNII 260 0,0748983 0,0626317 -0,15513 0,3034155 LST 260 0,5 0,5008764 0 1 FCR 260 0,9 0,3005786 0 1 GDP 260 0,0610455 0,0059015 0,0525 0,0708 INF 260 0,0798909 0,0661821 0,0063 0,2297 M2 260 1,242767 0,2210349 0,9365717 1,580633 Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả Bảng 2 mô tả dữ liệu thống kê trung bình của các biến sử dụng trong mô hình các yếu tố tác động đến RRTK tại Việt Nam cho thấy biến phụ thuộc rủi ro thanh khoản_LIQR có giá trị cao nhất đạt 0,865, thấp nhất là -0,279, trung bình là 0,073, độ biến động so với giá trị trung bình là 0.155 cho thấy sự chênh lệch không quá lớn về tỷ lệ chênh lệch các khoản tín dụng và huy động vốn trên tổng tài sản của các ngân hàng trong mẫu qua các năm. 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Bảng 3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm Pool OLS FEM REM FGLS SGMM L.LIQR 0,0744*** 0,0719*** 0,0722*** 0,0426*** 0,0721*** [5,12] [4,98] [5,17] [3,87] [4,21] LIQ 0,822*** 0,796*** 0,817*** 0,859*** 0,816*** [35,06] [27,49] [33,78] [41,46] [29,23] ETA -0,00753 0,0336 0,0120 0,0245 -0,00254 [-0,13] [0,48] [0,20] [0,56] [-0,03] CRD 0,0181*** 0,0167*** 0,0174*** 0,0227* 0,0211*** [3,32] [2,98] [3,30] [5,94] [4,49] SIZE -0,0631 0,0621 -0,0129 -0,0269 -0,0590 [-0,86] [0,67] [-0,17] [-0,43] [-0,60] c.SIZE##c 0,00102 -0,000888 0,000260 0,000490 0,000961 .SIZE [0,91] [-0,62] [0,22] [0,51] [0,65] LLP 0,0355* -0,0245 0,0230 0,0280* 0,0290*** [1,87] [-0,72] [1,01] [1,83] [4,50] LTA 0,910*** 0,886*** 0,903*** 0,935*** 0,906*** [48,07] [35,22] [45,73] [60,49] [38,85] EFD 0,0805*** 0,116*** 0,0904*** 0,0643*** 0,104*** [3,01] [3,86] [3,41] [3,17] [3,08] ROA -0,0117* -0,00242 -0,00861 -0,00424 -0,00922 [-1,70] [-0,28] [-1,16] [-0,75] [-1,13] ROE -0,0122 -0,0255 -0,0205 -0,00561 -0,0113 [-0.73] [-1.41] [-1.22] [-0.37] [-0,57] NNII 0,00189 -0,0124 -0,00841 -0,00821 -0,00655 [0,07] [-0,41] [-0,32] [-0,42] [-0,16] LST -0,000865 . -0,000646 -0,00310 -0,000372 248
- [-0,25] . [-0,13] [-1,01] [-0,08] l.FCR 0,00481 -0,00416 . . 0,00251 [0,75] [-0,60] . . [0,34] GDP -0,0890 0,0912 0,00994 -0,0358 0,0672 [-0,22] [0,24] [0,03] [-0,14] [0,24] INF 0,00400 0,0143 0,0121 0,00373 0,00317 [0,07] [0,27] [0,24] [0,10] [0,07] M2 0,0157 0,0160 0,0155 0,0111 0,0123 [0,86] [0,74] [0,89] [0,89] [0,69] Hệ số tự 0,932 -1,119 0,103 0,330 0,852 do [0,78] [-0,74] [0,08] [0,32] [0,52] Số quan 260 260 260 260 260 sát Ghi chú: Thống kê t trong ngoặc đơn [ ] * p
- Bốn là, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đồng biến với rủi ro thanh khoản. Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro của ngân hàng, các khoản dự phòng càng cao thể hiện rủi ro thanh khoản càng lớn. Đa số các nghiên cứu trước của các tác giả (Lucchetta, 2007; Sufian và Chong, 2008; Vong & Chan, 2009) đều cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Năm là, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (LTA) có tác động đồng biến với rủi ro thanh khoản phù hợp với lý thuyết cho vay thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có quy mô tín dụng cao thường đối diện với rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh (Trương Quang Thông, 2013). Các khoản cho vay thường có thanh khoản thấp, do đó việc khách hàng rút một khoản tiền lớn mà không dự báo trước sẽ dẫn đến việc ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả (Aspachs, 2005; Bonfim và Kim, 2011; Indriani, 2004). Sáu là, tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài của NHTM (EFD) có tác động đồng biến với rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Trương Quang Thông, 2013). Nghiên cứu cho thấy các NHTM có tỷ lệ vốn tài trợ bên ngoài cao đồng nghĩa với tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp trong cơ cấu vốn thương gây áp lực lên rủi ro thanh khoản của NHTM (Vodova, 2013). Trong khi đó, NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao được xem là an toàn, tránh được rủi ro thanh khoản và tạo được niềm tin với khách hàng đồng thời các NHTM này có lợi thế, nguồn lực tốt để cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính hơn cho khách hàng giúp nâng cao khả năng sinh lời (Mercieca, 2007; Stiroh và cộng sự, 2006; Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh, 2017; Nguyễn Hoàng Chung, 2020). Tuy nhiên, đứng trên phương diện quản trị ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao lại chưa hẳn đã tốt, cho thấy nhà điều hành ngân hàng đang quá thận trọng trong quản lý và bỏ qua các cơ hội đầu tư sinh lời dựa trên công cụ đòn bẩy. Cuối cùng, các biến số vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền không có ý nghĩa thống kế tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trương Quang Thông (2013). 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, đồng thời khẳng định sự phù hợp của phương pháp tiếp cận với các khung khổ lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm trong và ngoài nước. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với 3 mô hình FGLS, FEM, REM và sử dụng phương pháp SGMM để khắc phục những khuyết tật nội sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản của năm trước (LIQR), tính thanh khoản của NHTM (LIQ), biến số tỷ lệ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (CRD), tỷ lệ nguồn vốn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) có tác động đồng biến đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu tập trung vào các yếu tố nội tại của NHTM nhưng vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm về các biến số vĩ mô (lạm phát, cung tiền M2 và tăng trưởng kinh tế GDP hay khủng hoảng tài chính) có tác động đến rủi ro thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định có tác động của biến trễ rủi ro thanh khoản đến RRTK. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cung tiền, khủng hoảng tài chính, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời ảnh hưởng đến RRTK trường hợp Việt Nam. 250
- Về phía Ngân hàng thương mại Luôn nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao – loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt với chi phí thấp nhất như: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính Phủ, tiền gửi tại các TCTD khác… Bên cạnh đó, các NHTM cần không ngừng nâng cao chất lượng tài sản để giảm thiểu tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực như xây dựng chính sách đầu tư hợp lý, nâng cao vai trò của việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo thông tin trong toàn hệ thống được minh bạch và thông suốt. Xử lý tốt nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Để đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được vốn thì hồ sơ vay vốn của khách hàng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định và quá trình thẩm định của ngân hàng. Mở rộng và đa dạng hóa nguồn huy động vốn, đồng thời xây dựng và duy trì các mối quan hệ vững mạnh với các nhà cung cấp vốn, điều này sẽ tạo vùng đệm thanh khoản khi NHTM gặp khó khăn. Ngoài ra, các ngân hàng có thể mở rộng thêm mạng lưới hoạt động như phát triển các chi nhánh, phòng giao dịch tại địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, mở rộng cơ sở khách hàng, huy động vốn và thu hẹp thị phần với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đẩy mạnh sự hợp tác với các ngân hàng khác trên thị trường. Tham gia thị trường một cách năng dộng nhưng vẫn phải đặt an toàn chung lên đầu, tránh việc dồn ép lẫn nhau, tạo điều kiện giúp đỡ những ngân hàng nhỏ trong điều kiện nếu cần nhằm tránh tình trạng căng thảng vốn hay sự sụp đổ của một ngân hàng dẫn đến hiệu ứng hệ thống. Nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng theo hướng chuẩn quốc tế sẽ giúp ngân hàng Việt Nam tiếp cận dần với các thông lệ quốc tế và quy định của quốc tế về tính minh bạch, công khai hóa thông tin, tăng cường vai trò độc lập của ban kiểm soát, tách bạch giữa quyền quản lý và quyền sở hữu. Về phía Ngân hàng nhà nước Cần có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ngân hàng nhà nước nên yêu cầu Bộ Thanh tra thường xuyên và đột xuất thực hiện thanh tra các NHTM, đặc biệt là các NH nhỏ và có dấu hiệu nguy hiểm. Từ đó, cảnh báo các NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Ban hành những văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài nghiêm túc đối với các tổ chức không tuân thủ quy định. Quan tâm và hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM, phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, NHNN có thể hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý rủi ro. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ. Cụ thể như: sử dụng linh hoạt các công cụ nghiệp vụ thị trường mở, xem xét kĩ lưỡng trước khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc, phát triển thị trường tiền tệ cả về quy mô và chiều sâu, đa dạng và chuẩn hoá các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, chuẩn hoá quy trình và phương thức giao dịch giúp các NHTM nâng cao hiệu quả mua bán vốn, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản. 251
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh: 1. Abdullah, A., & Khan, A. (2012). Liquidity Risk Management: A Comparative Study between Domestic and Foreign Banks in Pakistan. Journal of Managerial Sciences, 6(1), 61-72. 2. Aspachs, O. & Nier, E. & Tiesset, M. (2005). Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics, Proof of shares, bank liquydity from a panel the bank’s UKresident. Bank of England working paper. 3. Assfaw A. M. (2019). Firm-Specific and Macroeconomic Determinants of Banks Liquidity: Empirical Investigation from Ethiopian Private Commercial Banks. Journal of Accounting, Finance and Auditing Studies, 5(2), 123-145. 4. Bonfim, D. & Kim, M. (2011). Liquidity risk in banking: is there herding?. International Economic Journal, 22(3), 361-386. 5. Bunda, I. & Desquilbet, J.B. (2008). The Bank Liquidity Smile Across Exchange Rate Regimes”. International Economic Journal, 22(3), 361-386. 6. Delécha, C., Henao, C., Muthoora, P. & Vtyurina, S. (2012). The determinants of banks’ liquidity buffers in Central America, International Monetary Fund, Washington. 7. Indriani, V., (2004). The relationship between Islamic financing with risk and performane of commercial banks in Indonesia. Bachelor of Accounting, University of Indonesia. 8. Lucchetta, M., (2007). What Do Data Say About Monetary Policy, Bank Liquidity and Bank Risk Taking?”. Economic Notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, 36(2), 189-203. 9. Mercieca, S., Schaeck, K. & Wolfe, S. (2007). Small European banks: Benefits from diversification?. Journal of Banking & Finance, 31(7), 1975-1998. 10. Munteanu, I. (2012). Bank liquidity and its determinants in Romania. Procedia Economics and Finance, 3, 993-998. 11. Stiroh, K.J., & Rumble, A. (2006). The dark side of diversification: The case of US financial holding companies”. Journal of Banking & Finance, 30, 2131-2161. 12. Sufian, F. & Chong, R.R. (2008). Determinants of Bank Profitability in a Developing Economy: Empirical Evidence from Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance, 4(2), 91-112. 13. Valla, N., Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M. (2006). Bank liquidity and financial stability. Banque de France Financial Stability Review, 9(1), 89-104. 14. Vodová, P. (2011). Liquidity of Czech commercial banks and its determinants. International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied Sciences, 5(6), 1060-1067. 15. Vodová, P. (2013). Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in Hungary. Finansowy Kwartalnik Internetowy e-Finanse, 9(4), 64-71. 16. Vong, A. P. I. & Chan, H. S., (2009). Determinants of bank profitability in Macao. Macau Monetary Research Bulletin, 12(6), 93-113. Tiếng Việt: 17. Nguyễn Hoàng Chung (2020). Tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và khả năng sinh lời: Kết quả thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng Châu Á, 171, 27-39. 18. Phan Thị Mỹ Hạnh & Tống Lâm Vy (2019). Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing, 51, 26-38. 19. Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2017). Ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Tạp chí Ngân hàng, 9, 3-17. 252
- 20. Vũ Thị Hồng (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và hội nhập, 23(33), 32-49. 21. Trần Thị Thanh Nga (2018). Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 22. Trương Quang Thông (2013). Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 276, 50-62. 23. Lê Hoàng Vinh & Trần Phi Dũng, (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 220, 38-50. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập LIQR LIQ ETA CRD SIZE LLP LTA EFD ROA ROE NNII LST FCR GDP INF M2 LIQR 1,0000 LIQ 0,5459 1,0000 ETA 0,3482 0,1585 1,0000 CRD 0,2224 0,2172 -0,07951,0000 SIZE -0,3605-0,2448-0,7132-0,08341,0000 LLP -0,07100,0537 -0,0382-0,0457-0,00431,0000 LTA -0,0472-0,6485-0,0715-0,19620,1910 -0,06261,0000 EFD 0,5500 0,5224 0,0177 0,2603 -0,3171-0,1124-0,53401,0000 ROA -0,0088-0,09250,0104 0,0366 -0,0369-0,20950,0094 0,1412 1,0000 ROE 0,1011 0,0380 -0,13420,1033 0,3104 -0,06730,1309 -0,1706-0,07821,0000 NNII -0,1129-0,0638-0,00580,1595 0,1891 0,0227 0,0184 -0,19120,0024 0,3217 1,0000 LST -0,11590,0115 -0,31900,0315 0,5229 -0,16190,0516 -0,2266-0,13060,2807 0,2453 1,0000 FCR -0,2320-0,2755-0,35150,2504 0,3272 0,0438 0,0503 -0,0532-0,0032-0,02130,0417 0,0000 1,0000 GDP -0,1595 -0,3079 -0,2688-0,03870,3151 0,0394 0,2238 -0,0858-0,01310,0607 0,0717 0,0000 0,2386 1,0000 INF 0,4481 0,4538 0,3579 -0,1058-0,3646-0,0714-0,2608 0,1928 -0,0185 0,0516 -0,1532-0,0000-0,7171-0,37261,0000 M2 -0,4137-0,4954-0,3677-0,06630,4281 0,0747 0,3507 -0,19640,0294 -0,01420,1338 0,0000 0,4388 0,7386 -0,78761,0000 253
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam
19 p | 393 | 43
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
10 p | 183 | 15
-
Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
12 p | 184 | 14
-
Các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức bằng tiền mặt
8 p | 124 | 14
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau
13 p | 104 | 13
-
Các yếu tố tác động đến nợ xấu: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam
10 p | 24 | 7
-
Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc, Lâm Đồng
10 p | 9 | 6
-
Các yếu tố tác động đến rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bất động sản: Đánh giá từ mô hình hồi quy phân vị
9 p | 23 | 6
-
Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại: Trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
10 p | 97 | 6
-
Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh bất ổn địa chính trị quốc tế
15 p | 21 | 5
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến mức độ thực hiện kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
13 p | 43 | 5
-
Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính vụ lúa hè thu và thu đông của nông hộ trồng lúa tỉnh Sóc Trăng
8 p | 71 | 5
-
Các yếu tố tác động đến sự tăng giá bất động sản ở Bắc Giang năm 2021
9 p | 11 | 4
-
Các yếu tố tác động đến biên lãi suất của hệ thống ngân hàng thương mại: Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á
8 p | 88 | 4
-
Các yếu tố tác động đến cầu tiền ở Việt Nam
14 p | 15 | 4
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động - nghiên cứu trường hợp sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM
15 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mở tài khoản của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Phòng Giao dịch Độc Lập
6 p | 9 | 2
-
Các yếu tố tác động đến doanh thu thuế: Thực nghiệm từ các quốc gia ASEAN và kinh nghiệm cho Việt Nam
7 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn