intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách để nhà đầu tư không bị mất tiền, chứng khoán

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi có lượng tiền lớn trong tài khoản mà chưa định giải ngân, nhà đầu tư nên rút ra khỏi công ty chứng khoán. Những trường hợp nhà đầu tư bị “mất cắp” tiền, chứng khoán tại một số công ty chứng khoán trong thời gian qua có nguy cơ không đòi lại được đang khiến cộng đồng nhà đầu tư lo lắng. Dưới đây là trao đổi với luật sư Trần Minh Hải (ảnh), Giám đốc Công ty luật Ngân hàng-chứng khoán-đầu tư đã đưa ra một số gợi mở dành cho nhà đầu tư khi chẳng may rơi vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách để nhà đầu tư không bị mất tiền, chứng khoán

  1. Cách để nhà đầu tư không bị mất tiền, chứng khoán Khi có lượng tiền lớn trong tài khoản mà chưa định giải ngân, nhà đầu tư nên rút ra khỏi công ty chứng khoán. Những trường hợp nhà đầu tư bị “mất cắp” tiền, chứng khoán tại một số công ty chứng khoán trong thời gian qua có nguy cơ không đòi lại được đang khiến cộng đồng nhà đầu tư lo lắng. Dưới đây là trao đổi với luật sư Trần Minh Hải (ảnh), Giám đốc Công ty luật Ngân hàng-chứng khoán-đầu tư đã đưa ra một số gợi mở dành cho nhà đầu tư khi chẳng may rơi vào tình trạng này. - Các công ty chứng khoán thường mở tài khoản tổng tại ngân hàng, để quản lý tiền của họ và khách hàng. Vì tiền để trong một “rổ” như vậy, nên khi công ty chứng khoán bị thiếu hụt thanh toán, ngân hàng thường lấy tiền trong tài khoản tổng để bù trừ thanh toán. Không ít nhà đầu tư kiểm tra tài khoản thấy thiếu tiền, nhưng họ đang rất khó đòi công ty chứng khoán. Có cách nào giúp nhà đầu tư đòi được tiền, thưa ông? - Khi bị “mất cắp” tiền trong trường hợp trên, muốn đòi lại được, nhà đầu tư nên làm đơn khởi kiện ra tòa án kinh tế với lý do có tranh chấp dịch vụ với công ty chứng khoán. Khi chọn con đường giải quyết này, có khá nhiều lợi thế nghiêng về phía nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc công ty chứng khoán chịu không ít bất lợi.
  2. Thứ nhất, theo quy định, công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán. Vì công ty chứng khoán vi phạm quy định này, nên mới dẫn đến tranh chấp với khách hàng. Do vậy, công ty chứng khoán phải có trách nhiệm khắc phục những hậu quả gây ra cho nhà đầu tư. Đây là yếu thế căn bản đang bộc lộ tại các công ty chứng khoán không thực hiện tách bạch tài khoản của họ với khách hàng, mà nhà đầu tư cần lưu ý khi muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu xảy ra tranh chấp. Thứ hai, cùng với việc khởi kiện ra tòa, nhà đầu tư hoàn toàn có quyền yêu cầu phía tòa án áp dụng các biện pháp ngăn chặn, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đó, nhà đầu tư có quyền yêu cầu thẩm phán ra quyết định phong tỏa tài khoản tiền của công ty chứng khoán tại các ngân hàng, để đảm bảo cho việc thi hành án khi công ty chứng khoán bị tòa tuyên phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư. - Qua kinh nghiệm thực tế tham gia tư vấn, giải quyết các tranh chấp, ông có nhận thấy khi công ty chứng khoán bị phong tỏa tài khoản tiền, thì có tạo ra sức ép đủ lớn để buộc công ty chứng khoán trả tiền cho nhà đầu tư? - Khi bị phong tỏa tài khoản tiền, công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Bởi vậy, công ty chứng khoán sẽ phải đàm phán với khách hàng, để tìm ra hướng giải quyết sớm. Càng chây ì, có nghĩa là công ty chứng khoán đang tự làm khó cho chính mình. - Nhưng việc thu thập chứng cứ để được tòa án thụ lý vụ việc không đơn giản. Hơn nữa, giải quyết bằng con đường tòa án tốn khá nhiều thời gian, chi phí, thưa ông?
  3. - Thực ra, chứng cứ mà nhà đầu tư cần thu thập để được tòa án thụ lý vụ việc không quá phức tạp như nhiều người nghĩ. Trong trường hợp nhà đầu tư bị “mất cắp” tiền tại công ty chứng khoán, chỉ cần chứng minh họ mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, đồng thời có giấy xác nhận số tiền mà công ty chứng khoán có nghĩa vụ thanh toán cho nhà đầu tư do lỗi thiếu hụt thanh toán của họ gây ra. Khi có đầy đủ chứng cứ nêu trên, trong vòng 5 ngày là nhà đầu tư sẽ được tòa án có quyết định trả lời có thụ lý vụ việc hay không. Khi tòa án thụ lý vụ việc là đã có thể áp dụng cơ chế phong tỏa tài khoản của công ty chứng khoán. - Ngoài con đường giải quyết tranh chấp qua tòa án, có cách nào khác để nhà đầu tư đòi được tiền, cũng như bảo vệ các quyền lợi hợp pháp khác? - Nếu nhận thấy công ty chứng khoán và nhân viên công ty chứng khoán có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản…, thì nhà đầu tư có thể gửi đơn tố cáo ra cơ quan công an, để can thiệp xử lý. Khi đó, cơ quan công an sẽ xem xét để có khởi tố vụ án hình sự hay không, hoặc áp dụng các biện pháp xử lý khác nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. - Kiện tụng là chuyện “cực chẳng đã” đối với nhà đầu tư. Ông có khuyến nghị gì với nhà đầu tư để họ giảm thiểu rủi ro tranh chấp và mất mát tài sản? - Khởi kiện ra tòa hay tố cáo ra cơ quan công an là bước đường cùng. Thực tế, trên con đường đi tìm công lý qua các kênh này, nhà đầu tư gặp không ít khó khăn, tốn kém cả về thời gian lẫn tiền của. Bởi vậy, cùng với việc lựa chọn công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh, minh bạch để mở tài khoản
  4. giao dịch, khi có lượng tiền lớn trong tài khoản mà theo dự định chưa có kế hoạch giải ngân, nhà đầu tư nên rút ra khỏi công ty chứng khoán. Tuy giải pháp này có phần bất tiện, nhưng nếu muốn giảm thiểu rủi ro tranh chấp và mất mát tài sản, nhà đầu tư không có sự lựa chọn nào khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0