Cho các nhà đầu tư chứng khoán – chúng tôi xin ngả mũ chào
lượt xem 21
download
Không phải bởi vì tôi không nghĩ rằng bạn có thể kiếm tiền bởi cách góp nhặt từng xu lẻ ở nơi này hay kiếm từng điểm chỉ số tăng giảm ở nơi khác. Tôi biết sự thật rằng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu bạn có đủ số vốn đầu tư cần thiết. Lý do mà tôi không đầu tư theo phương thức này bởi tôi không nghĩ là nó hiệu quả. Lý do mà tôi không đầu tư theo phương thức này bởi nó không phù hợp với tính cách cảm xúc của tôi. Một trong những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cho các nhà đầu tư chứng khoán – chúng tôi xin ngả mũ chào
- Cho các nhà đầu tư chứng khoán – chúng tôi xin ngả mũ chào Không phải bởi vì tôi không nghĩ rằng bạn có thể kiếm tiền bởi cách góp nhặt từng xu lẻ ở nơi này hay kiếm từng điểm chỉ số tăng giảm ở nơi khác. Tôi biết sự thật rằng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu bạn có đủ số vốn đầu tư cần thiết. Lý do mà tôi không đầu tư theo phương thức này bởi tôi không nghĩ là nó hiệu quả. Lý do mà tôi không đầu tư theo phương thức này bởi nó không phù hợp với tính cách cảm xúc của tôi. Một trong những bài học lớn nhất mà bạn có thể học được với tư cách một nhà đầu tư là phải thực sự hiểu được phương thức đầu tư nào mà hợp với bạn nhất mà không làm thay đổi con người của bạn. Bạn có thể yêu thích sự tập trung cao độ trước màn hình máy tính cả ngày dài, với đầy đủ năng lượng và sự hứng khởi cần thiết? Nếu bạn đồng ý, bạn có thể là nhà đầu tư ngắn hạn bẩm sinh. Ngược lại, nếu bạn có thể ngồi ngoài và quan sát một cách thoải mái 90% thời gian và chỉ nhảy vào thị trường hai hoặc ba lần mỗi MƯỜI NĂM, bạn và tôi có thể có cách suy nghĩ và đầu tư giống nhau. Do vậy, trước khi quyết định chọn cho mình một phương thức đầu tư, hãy chọn phương thức mà trực giác mách bảo rằng phù hợp nhất với bạn. Cũng như một người khi học võ thuật có thể chọn môn Karate hay Tae Kwon Do nếu anh ta thích đấm và đá, trong khi một người khác có thể chọn Judo nếu anh ta thích vật. Hãy luôn nhắc bản thân rằng khi bạn lắng nghe theo lời khuyên của “Falling Angel Stock” khi chọn cho mình phương thức đầu tư
- phù hợp mới chỉ là một nửa của cuộc chiến. Tôi luôn thích thú khi nghiên cứu các báo cáo phân tích thị trường của các công ty phân tích độc lập bởi vì các biến số luôn luôn dễ dàng hơn để tái phân tích và thông hiểu. Thay vì cố gắng hiểu xem các công ty Arab có tái đầu tư số tiền họ kiếm được từ dầu mỏ vào thị trường trái phiếu của Mỹ hay không, bạn có thể tìm hiểu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty này; hoặc thay vì nghe ngóng xem Nhật có tăng lãi suất lên ¼ điểm hay ½ điểm, bạn có thể tìm hiểu tình hình gia tăng doanh thu của các công ty hàng tháng. Rất nhiều người trong số các bạn sẽ nghĩ rằng tôi đang quá đơn giản hóa và làm cho việc chọn lựa đầu tư cổ phiếu dễ dàng hơn. Tôi không nghĩ thế. Tôi chỉ nghĩ rằng việc dự đoán nền kinh tế ở quy mô vĩ mô thì khó khăn hơn rất nhiều. Đơn giản hơn bằng cách giảm bớt các biến số trong khi phân tích, rủi ro của bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Chẳng có gì là bí mật khi những căn nhà tại những vùng khác nhau thì cũng có những mức giá khác nhau; một căn nhà 3 phòng ngủ ở Beverly Hills, tiểu bang California thì đắt hơn rất nhiều so với một căn nhà tương tự ở Flint, tiểu bang Michigan. Vậy việc so sánh giá cả nhà đất tại các vùng khác nhau trong quốc gia dạy chúng ta điều gì để áp dụng vào đầu tư chứng khoán? Sẽ là nhiều hơn những gì bạn có thể nghĩ được. Khi cung cấp dịch vụ phân tích cho khách hàng tại “Fallen Angel Stocks”, chúng tôi có khuynh hướng nhìn vào chỉ số S&P 500 như là một nhóm các “vùng” khác nhau. Nhưng thay vì các vùng này được xác định như là những nhóm ngành công nghiệp khác nhau, chúng tôi xác định sự khác biệt của
- những vùng này chỉ duy nhất dựa vào chỉ số ROIC (Return on Invested Capital). Vậy tại sao lại là chỉ số ROIC? Bởi vì hơn hẳn những chỉ số vi mô đo lường khác, nó cho chúng ta biết được một công ty kiếm được bao nhiêu tiền mỗi năm khi so sánh với số vốn mà công ty phải bỏ ra để tạo được số tiền này. Hãy bắt đầu với một ví dụ đơn giản nhưng dễ hiểu này: giả sử bạn khởi đầu một doanh nghiệp có tên là Công ty giày XYZ. Bạn tiêu tốn 100,000 đô la vào các khoản đầu tư như cửa hàng, hàng hóa và một máy fax. Khoản tiền 100,000 đô la bạn đã đầu tư cho công việc kinh doanh này được gọi là vốn đầu tư của bạn. Giờ hãy giả sử bạn có thể thu được khoản tiền sau khi trừ chi phí là 20,000 đô la mỗi năm, từ công việc kinh doanh của bạn mà không phải đầu tư thêm. Đây có thể được xem là lợi nhuận của bạn. Tính theo tỷ lệ phần trăm, chỉ số ROIC của bạn sẽ là 20% ($20,000/$100,000). . Trong vùng chỉ số S&P 500 của chúng tôi, một công ty tạo được chỉ số ROIC đến 40% có xem là đang định cư ở vùng Beverly Hills, trong khi một công ty khác với chỉ số ROIC là 12% chỉ có thể xem là đang định cư ở khu vực trung lưu tương tự như khu nhà mà tôi đã lớn lên tại Queens, tiểu bang New York. Đa số các nhà quản lý hiện nay cố gắng “gia tăng tối đa giá trị của nhà đầu tư” thông qua việc tăng cổ tức. Điều này thực sự là sai lầm. Công ty nào cũng có thể thực hiện một thương vụ xáp nhập tồi tệ và vẫn tạo ra cổ tức,
- được ngẫu nhiên sinh ra bởi khả năng tăng giá của chứng khoán. Hoặc bất kỳ công ty nào cũng có thể giảm giá hàng hóa để tạo ra doanh thu đột biến một cách ngoạn mục. Nhưng, như đã được chứng minh bởi các công ty trong thời kỳ bùng nổ dot-com, có doanh thu cao mà không đem lại lợi nhuận chỉ là một hình thức khác của làm từ thiện. Sự tiến bộ vượt bậc của ngành phân tích chứng khoán trong một phần tư thế kỷ vừa qua (cám ơn một lần nữa ông Warren Buffet) có được do quá trình tìm hiểu sự liên quan giữa chỉ số ROIC và giá chứng khoán. Điểm này thực sự quan trọng trong việc quyết định thành bại của việc đầu tư chứng khoán của bạn mà tôi muốn nhân cơ hội này giải thích cụ thể hơn. Điều mà Warren Buffet đã nhận ra được rằng là các công ty tạo được chỉ số ROIC cao hơn sẽ gia tăng giá trị của nhà đầu tư với tốc độ nhanh hơn các công ty khác rầt nhiều. Lấy ví dụ, mỗi khi một công ty có chỉ số ROIC là 40% trả cổ tức 1 đô la cho mỗi cổ phiếu, nó có thể tạo ra giá trị là 7 đô la giá trị cho mỗi cổ phiếu. Ngược lại, các công ty có chỉ số ROIC là 12% có thể chỉ tạo ra được thêm 1 đô la giá trị cho mỗi cổ phiếu khi trả cổ tức cũng là 1 đô la cho mỗi cổ phiếu. (Để có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân của ví dụ trên đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn về bản chất của kinh tế vi mô. Với những người có hứng
- thú học hỏi thêm, tôi sẽ rất vui được chia sẻ nếu bạn gửi câu hỏi cho tôi trực tiếp.) Chọn đúng “khu” Việc chọn được vùng “Beverly Hills” trong nhóm chỉ số S&P 500 thôi là chưa đủ. Bây giờ công việc của chúng ta là phải chọn được “khu” mà chúng ta muốn chuyển đến sinh sống. Sau đây là một số gợi ý: 1. Hãy tìm những công ty mà có tỷ lệ nợ ít hơn 25%. Việc có tỷ lệ nợ thấp có quan quan hệ mật thiết với toàn bộ các hoạt động khác của công ty. Kết luận quan trọng nhất có thể rút ra được là công ty này có nền tảng kinh doanh cơ bản đủ mạnh để không phải vay mượn vốn. Kết luận thứ hai là khi công ty có nhiều món nợ thì thường phải đối diện với sự khó khăn khi chia cổ tức (nên nhớ rằng hầu hết các công ty có nhiều khoản nợ đều đã từng rơi vào hoàn cảnh này), và cổ phiếu công ty thì sẽ mất giá nhiều hơn cổ phiếu của những công ty không có nợ khi thị trường đi xuống. Ngay cả khi điều này không phải là quy luật cứng nhắc (các hình thức doanh nghiệp khác nhau có khả năng hỗ trợ các quy mô tài chính khác nhau), nhưng là một yếu tố nên cân nhắc khi đầu tư. 2. Nên đầu tư vào những công ty mà khoản tái đầu tư ít hơn 15% luồng tiền của công ty. Tôi không thích đầu tư vào tập đoàn Intel, nhà sản xuất chíp, nơi mà mỗi đô la công ty tạo ra phải tái đầu tư mất 0.25 đô la vào các nhà máy mới để sản xuất ra các con chíp mới. Ngược lại, mỗi đô la mà Coca- Cola tạo ra chỉ phải tái đầu tư mất 0.10 đô la vào các nhà máy mới. Lý do ư? Intel hoạt động trong một ngành mà để duy trì khả năng cạnh tranh cao, nó
- phải giới thiệu ra những con chíp mới hơn, nhanh hơn sau một vài năm. Những con chíp mới hơn, nhanh hơn đồng nghĩa với các nhà máy mới hơn và đắt hơn. Những nhà máy mới cũng đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều vốn liếng. Việc tiêu tốn nhiều vốn liếng cũng tạo ra nhiều rủi ro lớn. Đặc biệt khi chúng ta biết rằng vào một thời điểm nào đó lại có một ông Giám đốc điều hành kém năng lực phụ trách việc tiêu tốn vốn liếng này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán part 5
14 p | 310 | 146
-
Ý nghĩa của cổ tức đối với nhà đầu tư
6 p | 219 | 71
-
Liệu có nên cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ hay không?
3 p | 201 | 48
-
Kinh nghiệm Slale cho các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ
6 p | 135 | 33
-
14 lời vàng cho các nhà đầu tư chứng khoán
4 p | 131 | 24
-
Nhà đầu tư chứng khoán bắt đáy
3 p | 99 | 18
-
'Nhà đầu tư chứng khoán nên ưu tiên giữ tiền mặt'
4 p | 100 | 15
-
Tám chuyện trong 1 phút và 396 lời khuyên đắt giá về đầu tư từ các nhà đầu tư huyền thoại: Phần 1
111 p | 20 | 13
-
Kinh nghiệm Slater cho các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ
3 p | 92 | 12
-
Năm sai lầm các nhà đầu tư BĐS nên tránh
7 p | 94 | 9
-
Các nhà đầu tư tài chính nước ngoài tại Việt Nam cần biết: Phần 1
288 p | 12 | 8
-
Phương pháp đầu tư chứng khoán của một số nhà đầu tư nổi tiếng trên thế giới
3 p | 16 | 7
-
Cẩm nang cho các nhà đầu tư mới vào nghề
7 p | 77 | 7
-
Nhà đầu tư chứng khoán chưa có niềm tin vào thị trường
3 p | 82 | 6
-
Cần lập công ty bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
4 p | 106 | 6
-
Cạm bẫy tâm lý - vượt qua hay gục ngã - thách thức khó vượt của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam
3 p | 14 | 5
-
VSI - Chỉ số đầu tư cổ tức chỉ báo dành cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ tức tại thị trường cổ phiếu Việt Nam
8 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn