intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách gieo hạt lan nẩy mầm trong điều kiện in-vitro

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

359
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do nhu cầu tiêu thụ hoa lan ở các nước ngày càng tăng, đặc biệt là các nước phát triển. Các nước có truyền thống xuất khẩu hoa lan trên thế giới như Thái lan, Hà lan, Đài loan… đã không ngừng cải tiến các môi trường và kỹ thuật nuôi cấy in-vitro, điều kiện chăm sóc cây cũng như các quy trình trồng hoa cắt cành bảo quản tươi được lâu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách gieo hạt lan nẩy mầm trong điều kiện in-vitro

  1. Cách gieo hạt lan nẩy mầm trong điều kiện in-vitro Do nhu cầu tiêu thụ hoa lan ở các nước ngày càng tăng, đặc biệt là các nước phát triển. Các nước có truyền thống xuất khẩu hoa lan trên thế giới như Thái lan, Hà lan, Đài loan… đã không ngừng cải tiến các môi trường và kỹ thuật nuôi cấy in-vitro, điều kiện chăm sóc cây cũng như các quy trình trồng hoa cắt cành bảo quản tươi được lâu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Ngoài ra, nhu cầu các nước trồng lan không ngừng đòi hỏi các
  2. nước xuất khẩu hoa lan tạo ra được các giống phong lan mới có màu sắc, kiểu dáng mùi thơm ngày càng phong phú và đa dạng. Do đó các nước trồng lan xuất khẩu đã tập trung vào việc tạo ra những giống phong lan bằng nhiều cách khác nhau như gây đột biến, lai và chọn lọc. Nhưng phương pháp truyền thống có hiệu quả nhất vẫn là tạo con lai F1 thông qua lai hai dòng bố mẹ thuần chủng đã được chọn lọc. Sau khi trái lan chứa các hạt lai F1 được tạo thành, làm thế nào để các hạt này nẩy mầm trong môi trường nhân tạo vì thông thường hạt lan tung ra và phát tán nhờ gió. Tuy nhiên, hạt lan rất
  3. khó nẩy mầm trong tự nhiên (chỉ nẩy mầm từ 1-2%) do hạt lan không có chứa anbumin và một phôi chưa phân hóa, có kích thước rất nhỏ nên không chứa chất dự trữ. Vì vậy trong tự nhiên để hạt lan nẩy mầm nó cần cộng sinh với nấm. Có 3 loại nấm cộng sinh trên nhiều giống lan khác nhau được biết: Rhizoctonia repéns đặc biệt cho Cattleya, Laelie, Cypripedium Rhizoctonia mucoroides cho Vanda và Phalaenopsis Rhizoctonia lanuginosa cho Oncidium, Miltonia Nấm sẽ cung cấp đường để nuôi cây, phân giải các chất hữu cơ khó
  4. hấp thu. Bù lại cây sẽ cung cấp nước cho nấm, chỗ ở, các khoáng chất mà nó thu được từ sương. Dựa trên nguyên tắc này, các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đã tạo môi trường gieo hạt lan trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có khoáng, đường và hạt lan nảy mầm với tỷ lệ rất cao. Hiện nay, phương pháp nuôi cấy mô là phương pháp duy nhất có thể nhân giống lan trên qui mô công nghiệp. Môi trường nuôi cấy: Mỗi loại môi trường nuôi cấy thích hợp cho từng nhóm lan khác nhau: Knudson C đối với lan
  5. Dendrobium, Cattleya. MS 1/2 hoặc Hyponex (20-20-20) đối với lan đơn thân như Vanda, Phalaenopsis, đường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy 30g/l và môi trường được làm đặc bằng agar. Trước khi cấy môi trường o được hấp khử trùng ướt ở 121 C, 1atm trong thời gian 15 phút (tuỳ vào thể tích môi trường nuôi cấy) Khử trùng trái lan: Thường sau khi thụ tinh, một cây lan cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để quả chín.Trái lan khi hái phải đủ già và chưa bị nứt được đem khử trùng. - Trái lan được rửa sạch bằng xà
  6. phòng loãng trong 5 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch cho sạch. - Cho trái lan vào một bình sạch (tốt nhất đã hấp khử trùng) mang vào tủ cấy vô trùng - Dùng cồn 70 độ lắc sơ qua trong 30 giây, sau đó rửa lại bằng nước cất vô trùng (3 lần) - Dùng kẹp gắp trái lan nhúng cho ngập trong cồn 96 độ. Sau đó hơ qua ngọn lửa đèn cồn rồi rút ra để lửa tự tắt. - Dùng dao xẻ dọc trái lan lấy hạt (hạt lan nhỏ li ti như cám, màu vàng hoặc trắng ngà) - Đem hạt rắc vào trong các hộp nuôi cấy đã có môi trường. Đậy nắp hộp lại, quấn xung quanh
  7. miệng hộp bằng paraffin. - Đem để vào chỗ tối và mát trong 2 tuần. Sau đó đem ra ngoài ánh sáng (cường độ khoảng 2000 lux = 2 bóng đèn neon để cách khoảng 30 cm). Nếu làm tốt và không nhiễm, đồng thời hạt đã thụ tốt thì trong vòng 30 - 40 ngày (đối với Mini Dendrobium) sẽ bắt đầu thấy có các điểm xanh xuất hiện trên mặt môi trường. Nếu bạn gieo với mật độ thưa thì có thể để nguyên đến khi xuất cây còn nếu gieo với mật độ dầy thì nên cấy chuyền ra.
  8. Hạt lan Mini Dendrobium nẩy mầm sau 30 ngày bằng phương pháp nuôi cấy mô. Lan con Mini Dendrobium phát triển mạnh trong điều kiện in- vitro. Môi trường cấy chuyền là môi
  9. trường gieo hạt nhưng bổ sung thêm 10% nước dừa cho protocorm phát triển nhanh. Khi chồi đã lớn chuyển sang môi trường như môi trường cơ bản nhưng bổ sung thêm 50g dịch chiết khoai tây hoặc 50g chuối nghiền. Sau khoảng 6 - 7 tháng tùy giống khi cây cao từ 4-5 cm, ra rễ và có từ 4 - 5 lá là có thể mang ra ngoài trồng. Nguyễn Văn Hiếu Tài liệu tham khảo: 1. Hội Lan Hà Nội, Sổ Tay
  10. Người Hà Nội Chơi Lan, 2005, NXB Nông Nghiệp 2. Nguyễn Công Nghiệp, Trồng Hoa Lan, 2004, NXB Trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0