intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc hội và các chính phủ

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quốc hội và các chính phủ Ngày 19 tháng 08 năm 1852 Sau khi đã bầu vua Phổ lên làm hoàng đế nước Đức (trừ áo), Quốc hội Phran-phuốc liền gửi một đoàn đại biểu đến Béc-lin để trao ngai vàng cho Phri-đrích - Vin-hem và sau đó hoãn họp. Ngày 3 tháng Tư, Phriđrích - Vin-hem tiếp các đại biểu. ông ta tuyên bố với họ rằng mặc dầu ông ta nhận cái quyền ở trên tất cả các quốc vương khác ở Đức do sự biểu quyết của các đại biểu nhân dân giao cho, song...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mạng và phản cách mạng ở Đức - Quốc hội và các chính phủ

  1. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Quốc hội và các chính phủ XVI. Quốc hội và các chính phủ Ngày 19 tháng 08 năm 1852 Sau khi đã bầu vua Phổ lên làm hoàng đế nước Đức (trừ áo), Quốc hội Phran-phuốc liền gửi một đoàn đại biểu đến Béc-lin để trao ngai vàng cho Phri-đrích - Vin-hem và sau đó hoãn họp. Ngày 3 tháng Tư, Phri- đrích - Vin-hem tiếp các đại biểu. ông ta tuyên bố với họ rằng mặc dầu ông ta nhận cái quyền ở trên tất cả các quốc vương khác ở Đức do sự biểu quyết của các đại biểu nhân dân giao cho, song ông ta vẫn không thể nhận ngôi hoàng đế nếu chưa tin chắc rằng các quốc vương khác chịu công nhận quyền tối cao của ông ta, cũng như công nhận bản hiến pháp của đế chế là bản hiến pháp đã trao cho ông ta những quyền hành ấy. ông ta còn nói thêm rằng chính các chính phủ ở Đức có quyền xét xem bản hiến pháp ấy liệu có thể được họ phê chuẩn hay không. ông ta kết luận rằng dù thế nào chăng nữa, làm hoàng đế hay không, ông ta bao giờ cũng sẵn sàng tuốt gươm chống địch trong thù ngoài. Chúng ta sẽ thấy ông ta giữ cái lời hứa khá bất ngờ đối với Quốc hội ấy ra sao. Những nhà thông thái ở Phran-phuốc, sau một cuộc điều tra ngoại giao tỉ mỉ, cuối cùng đã kết luận rằng trả lời như vậy là từ chối ngôi hoàng đế. Bởi vậy, họ bèn quyết nghị (ngày 12 tháng Tư) rằng hiến pháp của đế chế là luật pháp của đất nước và phải được duy trì; và vì thấy không
  2. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức có lối thoát, họ liền bầu ra một ủy ban gồm 30 người có nhiệm vụ thảo ra những đề nghị về những biện pháp thi hành hiến pháp. Quyết nghị ấy đã làm bùng nổ lúc này cuộc xung đột giữa Quốc hội Phran-phuốc và các chính phủ ở Đức. Giai cấp tư sản và nhất là giai cấp tiểu tư sản lập tức tuyên bố ủng hộ hiến pháp mới của Phran-phuốc. Họ không thể chờ đợi lâu hơn nữa cái giờ phút "kết thúc cách mạng". Lúc này, ở áo và ở Phổ, cách mạng đã kết thúc bằng sự can thiệp của lực lượng vũ trang. Các giai cấp nói trên thích việc đó được thực hiện một cách ít bằng bạo lực hơn, nhưng họ không có khả năng lựa chọn; việc đã rồi và cần phải lợi dụng triệt để việc đó, họ quyết định lập tức như vậy và họ đã thi hành quyết định ấy một cách anh dũng nhất đời. Trong những tiểu bang mà tình hình tương đối trôi chảy thì từ lâu các giai cấp này chỉ lại cắm đầu vào công việc cổ động nghị trường phô trương nhưng hoàn toàn vô hiệu, vì không có thực lực, một công việc phù hợp nhất với tinh thần của họ. Như vậy là xét riêng từng bang ở Đức thì hình như các bang ấy đã có được một hình thức mới và dứt khoát khiến cho như người ta tưởng rằng từ nay các bang ấy sẽ bước vào một con đường phát triển hòa bình hợp hiến pháp. Chỉ còn một vấn đề là chưa được giải quyết: vấn đề tổ chức chính trị mới của Hiệp bang Đức. Và vấn đề ấy, vấn đề duy nhất hình như còn chứa đầy nguy hiểm, lại cần được giải quyết ngay tức khắc. Vì thế giai cấp tư sản đã gây áp lực với Quốc hội Phran-phuốc để thúc đẩy Quốc hội hoàn thành hiến pháp cho thật nhanh chóng; vì thế giai cấp tư sản lớn và trung bình quyết định công nhận và ủng hộ hiến pháp ấy, dù
  3. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức hiến pháp ấy là như thế nào chăng nữa, để có thể nhanh chóng thiết lập một tình hình ổn định. Như thế là ngay từ đầu, cuộc vận động cho hiến pháp của đế chế đã bắt nguồn từ một tình cảm phản động, và xuất phát từ các giai cấp đã chán ghét cách mạng từ lâu rồi. Nhưng còn cần chú ý tới một khía cạnh khác nữa. Những nguyên tắc căn bản đầu tiên của hiến pháp tương lai của Đức đã được biểu quyết vào những tháng đầu mùa xuân và mùa hè năm 1848, lúc mà phong trào của quần chúng đang ở vào thời kỳ cao trào. Những nghị quyết đã được thông qua đó, mặc dầu lúc bấy giờ là hoàn toàn phản động, nhưng sau những hành động độc đoán của các Chính phủ áo và Phổ thì bây giờ lại có vẻ là hết sức có tính chất tự do và thậm chí là dân chủ nữa. Tiêu chuẩn để so sánh đã thay đổi. Quốc hội Phran-phuốc không thể xóa bỏ những nghị quyết đã được thông qua ấy và nhào nặn hiến pháp của đế chế theo khuôn mẫu những hiến pháp mà các Chính phủ áo và Phổ đã tuốt gươm trần mà áp đặt, nếu nó không muốn tự sát về mặt tinh thần. Ngoài ra, như chúng ta đã thấy, đa số trong Quốc hội này đã thay đổi và ảnh hưởng của đảng tự do và đảng dân chủ đã tăng lên. Như vậy, hiến pháp của đế chế không những nổi bật lên do cái nguồn gốc trông bề ngoài có vẻ thuần túy dân chủ của nó, mà đồng thời nó còn là bản hiến pháp có tính chất tự do nhất trong toàn nước Đức, bất kể tất cả những mâu thuẫn của nó. Thiếu sót lớn nhất của bản hiến pháp đó là ở chỗ nó chỉ là một mảnh giấy lộn, không có một thực lực nào để thi hành những điều khoản của nó.
  4. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức Trong tình hình đó, lẽ tự nhiên là cái gọi là đảng dân chủ, tức cái khối đông đảo những người tiểu tư sản, cố bám chặt lấy hiến pháp của đế chế. Giai cấp này bao giờ cũng có những yêu sách tiên tiến hơn giai cấp tư sản tự do chủ nghĩa, quân chủ - lập hiến; nó đã có những dáng điệu mạnh bạo hơn, đã nhiều lần dọa kháng cự bằng vũ trang, và không tiếc những lời hứa hẹn hy sinh xương máu và tính mạng để đấu tranh cho tự do; nhưng nhiều lần nó đã chứng tỏ rằng nó thường biến mất trong giờ phút nguy nan và thực ra, nó chỉ thấy dễ thở hơn bao giờ hết, sau một thất bại quyết định, khi mà tuy rằng nó đã mất hết tất cả, nhưng ít ra nó cũng có thể tự an ủi rằng thế là dù sao, công việc cũng đã được giải quyết xong xuôi, bằng cách này hay cách nọ. Vì vậy, trong lúc lòng trung thành với hiến pháp Phran-phuốc của bọn chủ ngân hàng lớn, bọn chủ xưởng và thương gia mang một tính chất dè dặt hơn và nói cho đúng hơn nó thuần túy biểu dương ý chí ủng hộ hiến pháp này thì giai cấp xã hội trực tiếp ở dưới bọn đó, tức các chàng tiểu tư sản dân chủ anh dũng của chúng ta, lại xuất đầu lộ diện một cách đường hoàng hơn và tuyên bố như thường lệ rằng họ thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ quyết không để cho hiến pháp của đế chế bị đổ vỡ. Được sự ủng hộ của hai đảng ấy, tức là bọn tư sản chủ trương chế độ quân chủ lập hiến và bọn tiểu tư sản ít nhiều dân chủ, cuộc vận động ủng hộ việc thi hành ngay tức khắc hiến pháp của đế chế tiến triển nhanh chóng và được biểu hiện mạnh mẽ nhất trong nghị viện của các quốc gia. Các nghị viện của Phổ, của Han-nô-vơ, của Dắc-den, của Ba- đen, của Vuyếc-tem-béc đều lên tiếng ủng hộ hiến pháp. Cuộc đấu
  5. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức tranh giữa các chính phủ và Quốc hội Phran-phuốc trở nên nghiêm trọng. Nhưng các chính phủ đã hành động nhanh chóng. Các nghị viện của Phổ bị giải tán một cách trái với hiến pháp, vì các nghị viện này có nhiệm vụ xem xét và phê chuẩn hiến pháp, nhiều cuộc nổi loạn do chính phủ cố ý gây nên đã nổ ra ở Béc-lin, và hôm sau, ngày 28 tháng Tư, nội các Phổ công bố một thông tư, trong đó hiến pháp của đế chế bị tố cáo là một văn kiện thuộc loại vô chính phủ và cách mạng ở mức cao nhất mà các chính phủ ở Đức cần phải sửa lại và tinh lọc. Như vậy là Phổ đã dứt khoát phủ nhận cái quyền lập hiến tối cao mà các nhà thông thái ở Phran-phuốc vẫn luôn luôn lấy làm hãnh diện, nhưng chưa bao giờ thực hiện nó một cách thực sự cả. Thế là một đại hội các quốc vương[38*] - một hình thức đổi mới của Quốc hội hiệp bang cũ - đã được triệu tập để thảo luận về cái hiến pháp đã được công bố thành pháp luật ấy. Và cùng lúc ấy thì Phổ tập trung quân đội ở Croi-xnác cách Phran- phuốc ba ngày đường, và kêu gọi các tiểu bang noi theo gương mình, và đồng thời hãy giải tán các nghị viện ngay khi các nghị viện ấy tán thành Quốc hội Phran-phuốc. Tấm gương ấy được các quốc gia Ha-nô- vơ và Dắc-den nhanh chóng noi theo. Rõ ràng là chỉ có dùng bạo lực mới giải quyết được cuộc đấu tranh. Thái độ thù địch của các chính phủ và sự biến động trong nhân dân ngày càng mang những hình thức quyết liệt hơn. Những công dân có tinh thần dân chủ vận động quân đội ở khắp nơi và thu được kết quả lớn ở miền Nam nước Đức. Đâu đâu cũng có những cuộc mít-tinh lớn
  6. Cách mạng và phản cách mạng ở Đức của quần chúng, tại đó người ta đã quyết định ủng hộ hiến pháp của đế chế và Quốc hội, bằng vũ lực nếu cần. ở Khuên, một cuộc hội nghị đại biểu của tất cả các hội đồng thành phố Phổ thuộc miền Ranh đã được triệu tập nhằm mục đích đó. ở Phan-xơ, ở Béc-giơ, ở Phun-đa, ở Nu- rem-be, ở ô-đen-van, nông dân tập hợp đông đảo và phấn khích đến cực độ. Cũng trong thời gian ấy, Quốc hội lập hiến của nước Pháp cũng bị giải tán và những cuộc tuyển cử mới đang được chuẩn bị trong bầu không khí kích động mãnh liệt; còn ở biên giới phía đông nước Đức thì người Hung-ga-ri, bằng nhiều chiến thắng rực rỡ liên tiếp, chỉ trong vòng một tháng, đã đẩy lui được cuộc xâm lược của người áo từ sông Ti-dơ đến sông Lây-ta, và từng ngày người ta chờ đợi họ tiến công đánh chiếm Viên. Tóm lại khắp nơi, vì tinh thần của quần chúng được kích động đến cao độ, và chính sách thù địch của các chính phủ cũng mỗi ngày một bộc lộ rõ, cho nên một cuộc xung đột vũ trang nhất định sẽ nổ ra, và chỉ có kẻ ngu xuẩn nhút nhát mới tin chắc rằng cuộc đấu tranh sẽ kết thúc một cách hòa bình. Nhưng sự ngu xuẩn nhút nhát ấy lại bao trùm rộng rãi trong Quốc hội Phran-phuốc. Luân Đôn, tháng Bảy 1852
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2