intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân

Chia sẻ: Abcdef_5 Abcdef_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta thường nghĩ hôn nhân luôn tràn ngập tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau, song đó chỉ là câu chuyện trong tưởng tượng. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng có thể yêu và được yêu, đồng thời kiến tạo nên sự hài hoà đó trong cuộc sống của mình. Thật buồn khi nghe thấy những lời này, “Tôi không muốn xây dựng gia đình vì thoạt đầu

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân

  1. Cách nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân Chúng ta thường nghĩ hôn nhân luôn tràn ngập tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau, song đó chỉ là câu chuyện trong tưởng tượng. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng có thể yêu và được yêu, đồng thời kiến tạo nên sự hài hoà đó trong cuộc sống của mình. Thật buồn khi nghe thấy những lời này, “Tôi không muốn xây dựng gia đình vì thoạt đầu mọi việc thường suôn sẻ nhưng sau đó người ta bắt đầu tranh cãi và cuối cùng là ly hôn. Chẳng có gì đảm bảo là tôi sẽ hạnh phúc”. Quan hệ tình cảm giữa bố và mẹ sẽ hình thành nền tảng trong nhận thức về tình yêu của trẻ em. Nếu một đứa trẻ thường xuyên phải nghe những lời to tiếng hay cãi vã, nếu một đứa trẻ quá quen với những lời lẽ cáu kỉnh thì nó sẽ cho rằng đó chính là kiểu trao đổi thường diễn ra giữa hai người yêu thương nhau. Những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy thường thấy rất khó khăn khi phải gây dựng quan hệ tình cảm trong đời sống gia đình riêng của chúng sau này. Một số đứa lặp lại kịch bản cũ của cha mẹ:
  2. thường xuyên sống trong cãi vã, số khác không thể chịu đựng nổi và ly hôn nhưng rồi lại bước theo vết xe đổ trong gia đình mới. Cũng có những đứa chấp nhận cảnh sống cô đơn, sợ bị xúc phạm và luôn thất vọng. Ai cũng muốn yêu và được yêu, muốn có một gia đình hạnh phúc và một hậu phương tin cậy. Nhưng chỉ có những người nắm vững các quy tắc vàng trong cuộc sống thì mới làm được điều đó. Quy tắc tin tưởng lẫn nhau Cô V. thường tỏ ra quá lo lắng khi chồng phải ở lại chỗ làm hơi muộn, vì cô cho rằng, dường như chỉ có một phụ nữ khác mới là lý do giải thích cho việc đó. Vậy là V. giành nghe các cuộc điện thoại của chồng, rồi thường xuyên cật vấn anh. Ngược lại D., chồng của V., cũng tỏ ra ghen tuông khi thấy vợ hay tới các phòng tập thể dục và bác sỹ thẩm mỹ. Anh đọc trộm nhật ký của vợ và lén xem các thứ đồ vợ để trong túi xách. Rõ ràng trong gia đình đó không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa hai vợ chồng. Niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng để có quan hệ tình cảm gắn bó. Không có nó, con người trở nên hoài nghi, lo lắng, thậm chí có
  3. người còn nghĩ rằng họ bị mất tự do. Chính vì vậy, bạn hãy học cách tin tưởng không chỉ với người mình yêu mà còn cả trong các mối quan hệ khác của mình nữa. Quy tắc trao đổi chân thành Chị C. và anh A. cưới nhau được 3 năm. Hồi đầu hai người yêu nhau thắm thiết, nhưng rồi sau đó quan hệ tình cảm giữa hai người trở nên có vấn đề: Chị C. thường cảm thấy tổn thương khi chồng mình không đoán đúng những mong muốn của chị (chẳng hạn chị thích hoa hồng chứ không phải hoa cẩm chướng); chị phát bực mỗi khi anh A. muốn gần gũi trong khi chị thì đang bận trăm công nghìn việc. Tuy nhiên chị C. không bao giờ nói với chồng tất cả những điều đó và do vậy, anh A. cũng chẳng thể nào hiểu được lý do khiến vợ mình phiền muộn. Có một sai lầm tương đối phổ biến trong số các cặp vợ chồng mới kết hôn: Họ nghĩ chỉ cần tình yêu là đủ cho cuộc sống của một gia đình hạnh phúc, nhưng tình yêu không phải là bông hoa giả không cần chăm sóc mà vẫn tươi tốt. Nó giống như một cái cây sống, nó có thể nở hoa và cũng có khi tàn lụi. Tất cả mọi chuyện đều phụ thuộc cách chăm sóc của chúng ta. Những cuộc chuyện trò trao đổi chân thành, cởi mở giống như
  4. nước tưới cho loài cây ấy, nó không thể sống mà không có nước. Các bạn hãy nói với nhau về những mong muốn và cảm giác của mình, hãy nói về tình yêu của bạn và đừng ngại ngùng khi dành lời khen hơi quá cho người mình yêu, và đừng áp dụng quan điểm cho rằng mọi thứ đã quá rõ ràng rồi, đâu còn gì để nói nữa. Quy tắc dâng hiến Chị L. luôn đòi hỏi cao với cánh nam giới, chị muốn mình có một người chồng luôn yêu thương, chăm sóc, nhân hậu, nồng nhiệt, có nhà, có ô tô, v.v. L. chưa bao giờ nghĩ tới những điều chị sẽ dành tặng cho người mình yêu. Chị cho rằng, “Nếu anh ấy yêu tôi tôi cũng sẽ quan tâm tới anh ấy”. Nhưng cho đến giờ, L. vẫn đang cô đơn khi cái tuổi 35 đã cận kề. Để có được tình yêu đích thực, trước hết bạn cần thể hiện những gì bạn dành cho người ấy một cách chân thành, vô tư nhất. Nếu bạn muốn có được tình yêu, bạn cần thể hiện tình yêu đó. Bạn càng cho đi nhiều thì bạn càng nhận lại nhiều hơn. Tình yêu giống như chiếc boomerang, có chiều bay đi rồi trở lại với chính người đã ném, nhất định sẽ quay trở lại, tuy nhiên, nó cũng có thể quay trở lại từ một người đàn ông khác chứ
  5. không phải là người bạn đã dành tặng tình cảm của mình, và nó còn đem lại cho bạn nhiều hơn gấp trăm lần những thứ cho đi. Bạn hãy nhớ một điều, bạn có một nguồn cung cấp tình yêu vô hạn định. Cách duy nhất để đánh mất tình yêu chính là không thể hiện nó ra với những người khác! Còn một vấn đề nữa là rất nhiều người không muốn thể hiện tình cảm của mình trước, họ luôn yêu trong trạng thái dè dặt: “Tôi sẽ chỉ yêu anh nếu anh yêu tôi”. Họ sẽ chờ đợi cho tới khi đối phương lên tiếng trước, điều giống như lời một nhạc sỹ từng nói, “Tôi sẽ chỉ chơi đàn sau khi các vị khách bắt đầu khiêu vũ”. Tình yêu đích thực không đòi hỏi sự đổi trao. Quy tắc tiếp xúc Anh L. và chị D. phân chia trách nhiệm trong gia đình hết sức rõ ràng. Chị D. nấu nướng, giặt giũ và làm việc nhà trong khi anh L. thì kiếm tiền. Họ chỉ nói với nhau về những vấn đề của cuộc sống gia đình. Họ làm “chuyện ấy” theo kế hoạch và không có những ôm hôn hay đụng chạm nào trong cuộc sống hàng ngày. Hồi đầu đôi lúc khi anh L. thử vô tình trêu chọc vợ thì chị D. đều gạt đi. Sau này anh L. hiểu ra, hồi nhỏ
  6. chị D. chưa bao giờ vui đùa cùng bố mẹ và trong gia đình chị không có chuyện mọi người ôm ấp nhau. Đụng chạm chính là một trong những biểu hiện mạnh mẽ nhất của tình yêu. Nó giúp phá tan mọi rào cản và làm giàu thêm các quan hệ tình cảm. Để lấy lại không khí đầm ấm trong gia đình, các nhà tâm lý học thậm chí còn khuyến cáo một bài tập đặc biệt: hãy ôm hôn vợ/chồng bạn nhiều hơn bình thường không chỉ trong chuyện ấy; bạn hãy nắm tay anh ấy/cô ấy giống như một cặp tình nhân trẻ trung. Tuy nhiên, với bài học này không ít “học sinh” cho rằng nó là nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc đời họ. Các chuyên gia đã làm thử nghiệm tại một bệnh xá của London. Theo đó, vào buổi tối, đêm trước buổi phẫu thuật, bác sỹ giải phẫu sẽ tới thăm người bệnh của mình và nói với anh ta về công việc sắp tới đồng thời trả lời các câu hỏi của bệnh nhân. Trong suốt thử nghiệm này, bác sỹ sẽ vừa nắm tay người bệnh vừa nói chuyện. Những bệnh nhân này đã cho thấy khả năng phục hồi nhanh gấp ba lần những người khác. Khi bạn chạm vào ai đó một cách ân cần, chính cơ thể bạn cũng có nhiều thay đổi: Mức độ hormone căng thẳng giảm, hệ thần kinh thư thái, khả
  7. năng miễn dịch mạnh hơn và trạng thái cảm xúc cũng cải thiện. Những người khôn ngoan nói rằng: nếu bạn không ôm 7-8 người mỗi ngày thật chu đáo, bạn sẽ bị bệnh. Quy tắc tự do Chị N. và anh D. mới cưới nhau được một thời gian, mọi việc còn đang rất tuyệt vời. Nhưng chỉ một thời gian sau, chị N. cảm thấy chồng mình đang cố kiểm soát chị: anh áp đặt quan điểm của mình lên chị, quyết định thay chị. Nếu chị xử sự theo cách của mình thì anh cảm thấy rất khó chịu và thường cằn nhằn chị mãi. Tuy nhiên, chị N. nghĩ rằng mình là người lớn và chị có quyền quyết định theo ý mình. Nếu bạn yêu ai đó, bạn hãy để họ được tự do. Tự do lựa chọn, tự do sống theo cách họ muốn chứ không phải theo cách bạn muốn. Tất nhiên điều này là rất khó nhưng không có cách nào khác để tránh bị đánh bẫy về mặt cảm giác và ai cũng cần có một không gian riêng. Theo Womenshealthguide
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2