intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách Tạo Ra Quỹ Đầu Tư Cá Nhân

Chia sẻ: Tq Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

134
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến “quỹ đầu tư” ai cũng nghĩ nó phải là tài khoản triệu đô, không thì cũng trên dưới một tỉ đồng. Tuy nhiên với anh Phạm Quốc Nam, chủ nhân của Nhựt Nam Quán thì khái niệm “quỹ đầu tư” đơn giản là một khoản tiền tiết kiệm được, để có thể tạo ra một cái gì đó cho riêng mình, như mở một quán ăn bình dân chẳng hạn. » Cách Tiết Kiệm 10% Thu Nhập Mỗi Tháng Vậy cách tạo ra quỹ đầu tư đó như thế nào? Dưới đây là chia sẻ của anh Nam....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách Tạo Ra Quỹ Đầu Tư Cá Nhân

  1. Cách Tạo Ra Quỹ Đầu Tư Cá Nhân Nói đến “quỹ đầu tư” ai cũng nghĩ nó phải là tài khoản triệu đô, không thì cũng trên dưới một tỉ đồng. Tuy nhiên với anh Phạm Quốc Nam, chủ nhân của Nhựt Nam Quán thì khái niệm “quỹ đầu tư” đơn giản là một khoản tiền tiết kiệm được, để có thể tạo ra một cái gì đó cho riêng mình, như mở một quán ăn bình dân chẳng hạn. » Cách Tiết Kiệm 10% Thu Nhập Mỗi Tháng Vậy cách tạo ra quỹ đầu tư đó như thế nào? Dưới đây là chia sẻ của anh Nam. Anh Phạm Quốc Nam - chủ nhân của Nhựt Nam Quán
  2. 1. Tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập hàng tháng Việc này nói thì dễ nhưng lại không nhiều người đi làm công ăn lương làm được. Hầu hết những người trẻ tuổi đều có xu hướng: muốn tiết kiệm nhưng tháng nào cũng xài hết tháng đó. Việc này phụ thuộc vào suy nghĩ và sự quyết tâm của từng người. Ví dụ có thể mở một tài khoản khác và tuyệt đối không được đụng đến nó vào những mục đích khác. – Anh Nam chia sẻ. 2. Tìm việc làm thêm Mục đích của tìm việc làm thêm là tạo thêm thu nhập. Khi còn trẻ, mỗi người đều có thể làm rất nhiều việc và có rất nhiều cơ hội để kiếm thêm tiền. Chăm chỉ là con đường bền vững nhất trong cách kiếm tiền, như ông bà mình đã nói: “Năng nhặt, chặt bị”. Có thể tôi không rất giàu có như nhiều người khác nhưng tôi vui vì những đồng tiền mình làm ra đều chân chính và có công sức, sự vất vả của mình ở đó. 3. Có kế hoạch trong việc chi tiêu Việc này rất quan trọng để bạn có thể dự trù được kinh phí mình phải chi ra. Chẳng hạn trong dịp cuối năm này tôi cần mua sắm quà cáp cho người thân, áo quần cho riêng mình. Tôi dự tính hết khoảng 15 triệu đồng cho việc này. Và tôi phải lên kế hoạch để tiết kiệm tiền chi tiêu trong khoảng 3-4 tháng, để tháng cuối năm, không vượt quá mức chi tiêu cho phép. Số tiền tôi tiết kiệm cho quỹ đầu tư vẫn để được như bình thường. 4. Suy nghĩ về mục đích tiêu xài tiền Điều này cũng quan trọng như việc có kế hoạch chi tiêu vậy. Nhiều người tiêu tiền chỉ với mục đích vui vẻ nhất thời. Ví dụ như bỏ ra một số tiền lớn để mua một chiếc máy tính, hay điện thoại đời mới rồi sau một thời gian thì chiếc điện thoại đó không có tác
  3. dụng gì ngoài việc nghe - gọi - nhắn tin. Suy nghĩ về mục đích tiêu xài có nghĩa là bạn sẽ có cách chi tiền một cách thông minh hơn. 5. Lập những mục tiêu về tài chính Tôi lập những mục tiêu rất rõ ràng cụ thể. Như tôi muốn mở quán ăn này, cần khoảng hơn 300 triệu cho vốn đầu tư ban đầu chẳng hạn. Vậy tôi phải tính toán khoảng thời gian để có thể đạt được mục tiêu này, với số tiền tiết kiệm, tích góp được trong “quỹ đầu tư” cá nhân. Nếu như khoảng thời gian quá dài, tôi phải suy nghĩ làm sao để có thể rút ngắn nó lại. – Anh Nam nói. Đó là những việc cơ bản tôi đã làm. Còn rất nhiều cách khác nữa, tuy nhiên khi đặt ra kế hoạch thì bạn phải nghiêm chỉnh thực hiện nó. Nếu không bạn sẽ không đạt được gì. Cả trong việc quản lý tài chính cá nhân và mọi việc khác trong cuộc đời mỗi người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2