intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách tính tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

Chia sẻ: Lê Văn Nhứt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

773
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỎI: Khi phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, các bài phân tích thường đưa ra hai hệ số là tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Xin cho tôi được biết ý nghĩa và cách tính hai chỉ tiêu này? ĐÁP: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Asset) và tỷ suất sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách tính tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ

  1. Cách tính tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu HỎI: Khi phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp, các bài phân tích thường đưa ra hai hệ số là tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Xin cho tôi được biết ý nghĩa và cách tính hai chỉ tiêu này? ĐÁP: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA – Return on Total Asset) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE – Return on Equity). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao. Công thức tính toán hai chỉ tiêu này như sau: Lợi nhuận sau thuế ROA = × 100 Tổng tài sản và Lợi nhuận ROE = sau thuế × 100 Vốn chủ sở
  2. hữu Số liệu về Lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh còn chỉ tiêu Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu được lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ví dụ, ROA = 10% có nghĩa là bình quân một đồng tài sản sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Mặc dù vậy, không phải bất kỳ một đồng tài sản nào cũng tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận. Tương tự, chỉ tiêu ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp sau khi họ đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Vấn đề lưu ý khi tính toán hai chỉ tiêu này là có thể số liệu Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện nên nó không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp trong cả một thời kỳ. Vì vậy, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu Tổng tài sản bình quân
  3. và Vốn chủ sở hữu bình quân (nếu có thể) khi tính toán ROA và ROE: Số trung bình = (số đầu kỳ + số cuối kỳ)/2 Bên cạnh đó, khi tính ROA người ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) hoặc Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay_(1-t) để thay thế cho chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế (trong đó t là thuế xuất Thuế thu nhập doanh nghiệp). EBIT ROA = Tổng tài × 100 sản hoặc LNST + Lãi × ROA = vay×(1-t) 100 Tổng tài sản Theo quan điểm này, ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản trong khi nguồn hình thành tài sản bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Theo ý nghĩa này, các chi phí về vốn vay (chi phí lãi vay) và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phải được cộng vào để tính hiệu quả của doanh nghiệp chứ không chỉ bao gồm phần mà chủ doanh nghiệp thu về.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2