intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách trẻ hóa vườn na

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

115
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vừa rồi chúng tôi lên Lạng Sơn học được cách thức “cải lão hoàn đồng” cho những vườn na dai già cỗi, sâu bệnh, ít quả năm ngoái thành những vườn na khỏe mạnh, xanh tốt, sai quả và quả to vụ na năm nay như một phép lạ của bà con vùng trồng na nổi tiếng xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Đây là kết quả chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với HTX Dịch vụ và Phát triển na Chi Lăng triển khai thực hiện thành công trong 2 năm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách trẻ hóa vườn na

  1. Cách trẻ hóa vườn na Vừa rồi chúng tôi lên Lạng Sơn học được cách thức “cải lão hoàn đồng” cho những vườn na dai già cỗi, sâu bệnh, ít quả năm ngoái thành những vườn na khỏe mạnh, xanh tốt, sai quả và quả to vụ na năm nay như một phép lạ của bà con vùng trồng na nổi tiếng xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Đây là kết quả chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật do Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với HTX Dịch vụ và Phát triển na Chi Lăng triển khai thực hiện thành công trong 2 năm gần đây, xin mách nước lại cho bà con.
  2. 1. Đốn tỉa và “lùn hóa” vườn na: Công việc này được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 dương lịch kết hợp với việc bón phân cơ bản hàng năm cho na. - Với những cây già, yếu, nhiều sâu bệnh, cây mọc quá cao… dùng cưa hoặc dao sắc đốn cách gốc 80-100cm (phía trên các chạc 2, chạc 3 khoảng 20cm) với một vết cắt nghiêng 45o, sắc gọn, không xơ xước. Cắt xong dùng dung dịch boóc đô 3% quết lên vết cắt vừa để hạn chế cây bốc hơi nước, vừa để chống nhiễm khuẩn cho cây nhanh liền sẹo. Bón nhiều phân chuồng hoặc phân hữu cơ, các loại phân khoáng theo qui trình, tủ kỹ gốc, tưới đủ ẩm sang xuân cây sẽ bật chồi, hình thành bộ tán mới. Với cách làm này chúng ta sẽ tạo được bộ tán mới khỏe mạnh, sung sức, thấp cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch sau này và cây sẽ cho nhiều quả, quả to, chất lượng tốt trong những vụ thu hoạch tiếp theo.
  3. - Với những cây na đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm rạp, ít quả thì cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có một bộ tán trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng đâm chồi mới và ra hoa. Kinh nghiệm ở Chi Lăng cho thấy sau khi chặt tỉa bớt các cành già, cành yếu kết hợp tăng cường bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời thì na ra hoa, đậu quả ngay, cho quả to (3-4 quả/kg, to hơn vụ trước). 2. Bón phân, chăm sóc: - Ngay sau khi cắt tỉa, bón 5kg phân hữu cơ + 1-2 kg NPK 16-16-8 + 0,4 kg vôi/cây. Cuốc xới đất, vùi đất kỹ, tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây để chuẩn bị phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt. - Muốn cho na ra hoa sớm hoặc rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 800g urê trong bình 8 lít nước rồi phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số
  4. lá còn lại thì tuốt bỏ luôn. - Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy: sau khi cắt tỉa 10 ngày, trên mỗi cành sẽ mọc ra nhiều chồi, nên tỉa bớt chỉ chừa lại 4-6 chồi khỏe mạnh được phân đều về các hướng. Pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo trong bình 8 lít phun sương đều các cành mới này 2 lần cách nhau 5 ngày để kích thích cho hoa ra và nở đều. - Khi thấy quả to bằng ngón tay út bà con bón thêm 1kg NPK 16-16-8 + 1kg vôi cho 1 cây. Trong quá trình quả lớn, nếu có điều kiện thì phun thêm các loại phân bón qua lá để giúp quả to, màu sắc đẹp hơn. - Khi quả to bằng quả trứng chim cút, tỉa bỏ bớt quả nhỏ, các cành lá vướng quả rồi tiến hành phun thuốc ngừa sâu bệnh gây hại. Sau đó 1 ngày dùng túi nilon hoặc túi giấy kích thước 16 x 20cm bao kín lại giúp bảo vệ được quả an toàn, mã quả đẹp, chất lượng tốt bán được giá cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2