Cái Chết Bí Ẩn
lượt xem 8
download
Trong đám tang thằng cu Hoàng, bà Sáu cứ ngất đi sống lại. Người ta tiêm cho bà không biết bao nhieu là mũi trợ tim, không thì bà đã đi theo nó rồi. Ông Sáu dỉu bà về nhà để bà nghỉ ngơi, tác khỏi tiếng trống kèn inh ỏi, nhưng nào có yên, nhà bà ngay sát với nhà thằng cu Hoàng. Bà khổ sở, đau đớn, dằn vặt mấy hôm mà trông bà già đi nhiều quá. Mẹ thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cái Chết Bí Ẩn
- vietmessenger.com Người Khăn Vàng Cái Chết Bí Ẩn (Truyện Không Đọc Lúc Nửa Đêm) MỤC LỤC 1. ĐÁM TANG THẰNG CU HOÀNG 2. CÁI CHÉT BÍ ẨN 3. MỤ PHÙ THỦY 4. CHỈ CÒN CÓ MẸ VỚI ANH 5. ĐÊM CỦA MA MÈO ĐÁM TANG THẰNG CU HOÀNG Trong đám tang thằng cu Hoàng, bà Sáu cứ ngất đi sống lại. Người ta tiêm cho bà không biết bao nhieu là mũi trợ tim, không thì bà đã đi theo nó rồi. Ông Sáu dỉu bà về nhà để bà nghỉ ngơi, tác khỏi tiếng trống kèn inh ỏi, nhưng nào có yên, nhà bà ngay sát với nhà thằng cu Hoàng. Bà khổ sở, đau đớn, dằn vặt mấy hôm mà trông bà già đi nhiều quá. Mẹ thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng cũng vậy, cứ tỉnh rồi lại ngất. Lúc đưa thằng cu Hoàng ra ngoài đồng, trời mưa to, đường lầy lội đến khổ. Mẹ thằng cu Hoàng và bà Sáu luôn có người túc trực ở bên không thể đưa nó đi được. - Không! Tất cả là tại tôi! Tại tôi! Sao tôi không chết đi cho thằng Hoàng nó sống. Bà Sáu cứ gào lên những câu kiểu như vậy. Những tiếng kêu rên thảm thiết của bà khiến cho những ai có mặt trong đam tang vừa giận vừa thương bà. Có người lo xa, rồi sau đám tang, không biết quan hệ giữa nhà bà với gia đình thằng cu Hoàng sẽ ra sao. Số là hôm đó, chị Tính - mẹ cu Hoàng chạy vội ra chợ mua thêm một ít cua chiều nấu canh nên nhờ bà Sáu trông hộ thằng Hoàng. Thằng bé bụ bẫm, thông minh, hiếu động, ai cũng yêu quý nó, đặc biệt ông bà Sáu gần 50 tuổi rồi mà chưa một lần được làm cho, làm mẹ. - Ừ. Cứ để đấy, chị trông cho. Tiện thể mua cho chị mớ rau cải.
- - Vâng. Bác trông hộ. Em về ngay thôi. Thằng Hoàng cũng quý bà Sáu nên không đòi đi theo, nó cứ quẩn quanh bên cạnh nên bà Sáu cũng thoải mái theo dõi bộ phim yêu thích trên vtv. - Chị Sáu ơi, hết rau rồi chị ạ. Chị cho em xin thằng cu Hoàng. - Ơ, nó vừa ở đây mà, Hoàng ơi, Hoàng… Hai người đàn bà cuống quýt đi tìm thằng bé. Gọi mãi, gọi mãi không có tiếng trả lời, chị Tính bắt đầu sụt sùi… Bà Sáu khó xử và lo lắng nhờ hết người này đến người kia đi tìm mà chẳng thấy thằng bé đâu. Ông Sáu cũng dậy từ sớm để bắt đầu cuộc tìm kiếm mới. Khi ông vừa đặt chân ra bờ ao thì thấy xác thằng Hoàng nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Có lẽ cảnh tượng này sẽ ám ảnh ông suốt cuộc đời còn lại. Ông suýt ngất đi, mãi mới gọi người đến vớt nó lên. Thật tội nghiệp cho nó, người trương phình lên, mặt trắng như trát vôi bột, hai mắt thao láo nó nằm thẳng đuột trên bờ ao. Người ta cố tìm cho nó một cái khăn trắng để đắp lên cái thi thể. Chưa ai dám bảo cho chị Tính. Chỉ có bà Sáu, bà vuốt mắt cho nó, rồi lăn đùng ra. Thằng Hoàng mới bốn tuổi. Theo luật lệ ở làng trong đám ma không được dùng trống kèn, vì nó chưa thành người lớn và phài đi chôn ngay vì nó chết từ mất hôm nay rồi. Nhưng trước nỗi đau quá lớn và đột ngột của gia đình, người ta vẫn cho dùng trống kèn để linh hồn nó được siêu thoát. Sau ba ngày thằng Hoàng, gia đình ông Sáu sang an ủi cũng như muốn có trách nhiệm trước cái chết của thằng Hoàng. Nhìn cái thân hình gầy sọp đau đớn của bà Sáu, chị Tính nấc lên từng tiếng rồi ôm lấy bà Sáu, hai người đàn bà khóc đến khàn cả tiếng. Nhìn cảnh thương tâm tóc trắng tiễn tóc xanh ai cũng đau lòng… Gọi bằng bà Sáu nhưng thực ra bà củng mới xấp xỉ 50 tuổi, ông Sáu hơn bà một tuổi. Ông bà luôn ao ước có một đứa con dù trai hay gái củng được, ngày trước thằng cu Hoàng còn sống còn có người tíu tít bên cạnh giờ nó không còn nữa nên ông bà cũng buồn. Giờ biết mình mang thai bà vui mừng khôn tả xiết, thực ra lúc còn trẻ bà cũng mang thai hai lần nhưng cứ đến tháng thứ hai là không giữ được. Bà sợ lần này cũng vậy. Thời gian gần đây không hiểu sức khỏe yếu hay do lo lắng điều gì mà bà hay nằm mơ, bà mơ thấy đứa con của bà, rồi bà lại mơ thấy thằng cu Hoàng. Ông Sáu tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của bà Sáu: - Hay để mai tôi nhờ người đưa bà xuống viện xem thế nào. - Ui da! Ông cứ phải lo bò trắng răng, trong người tôi thế nào tôi biết chứ. Ông bà cứ ngồi tranh luận mãi vấn đề đưa bà xuống viện khám. Đêm mùa hè trăng thanh gió mát, bà khó ngủ nên dậy đi vệ sinh. Vừa bước ra đến hè, bà thấy thằng cu Hoàng đang ngồi ở bậc hè chờ bà, nó dựa vào cái cột, ngồi đó. Đúng nó rồi, lúc còn sống nó cũng hay ngồi như vậy chơi với ocn mèo đen nhà bà. - Hoàng ơi, Hoàng ơi! Có phải Hoàng không? Bà tiến đến gần chỗ thằng Hoàng ngồi. Nó cứ ngồi đó, không trả lời bà cũng không biến mất.
- - Hoàng! Bà có lỗi với cháu… cháu hãy… Bà tiến sát đến, nó vẫn ngồi đó. Bà không nhìn thấy khuôn mặt Hoàng, vì nó đang hướng thẳng về phía bờ ao quay lưng lại phía bà. - Hoàng, cháu về tìm bà phải không? Cháu hãy tha lỗi cho bà. Thằng cu Hoàng quay mặt lại nhìn bà. Một khuôn mặt trẻ con gớm ghiếc, không thấy mắt đâu chỉ thấy hai hốc mắt tối om, khuôn mặt nó đang bị biến dạng, không còn ra hình thù gì nữa. Nó nhìn bà rồi biến mất vào trong đêm tối, bà chỉ kịp hét lên. - Không! Không phải thằng Hoàng. Ông Sáu trong nhà nghe tiếng hét giật mình, tỉnh ngủ chạy ra thấy bà lồm cồm ngoài hè liền hốt hoảng dìu bà vào nhà. - Bà ra đó làm gì? Tôi đã dặn bà đi đâu buổi tối phải có tôi đi cùng cơ mà. Không để ông Sáu phải lo lắng thêm, bà đành nói dối. - Tôi đi vệ sinh, nhưng ra đến đây bị vấp nên ngã. Ông không phải lo lắng thế đâu. Bà biết đó là thằng Hoàng. Nó về để bắt bà đền tội. Chính bà đã gây ra cái chết của nó, giờ nó về để đòi mạng. Bà cũng không tiếc cái thân già này chỉ mong đứa con trong bụng chào đời là bà sẵn sàng đi với thằng Hoàng, vì bà sống cũng đâu có hơn gì chết, bà dằn vặt khổ sở từ khi thằng Hoàng chết. Hôm đó, ông Sáu về quê có đám giỗ, ông không yên tâm nên nhờ đứa cháu sang ngủ với bà, đêm hôm lỡ đâu… Sắp đến lúc sinh bà cũng khó ngủ, đêm bà cứ trằn trọc, rồi bà nghe tiếng trẻ con khóc thảm thiết ai oán, nghe tiếng kêu rên từ phía bờ ao. Bà nghe có tiếng kêu lạnh lắm. Cầm đèn pin ra phía bờ ao, tiếng kêu rên không còn nữa, bà lia đèn khắp phía nhưng không có ai. Mà có ai được chứ giữa đêm hôm khuya khoắt thế này. Bỗng bà giật mình dùng đèn lại trên mặt nước ở giữa ao. Trên mặt nước sóng sánh, bà nhìn thấy một cái xác chết, khuôn mặt lại bị biến dạng, không nhìn rõ mặt mũi của ai. Bà kêu lên. Hàng xóm biết ông Sáu không có nhà nên nghe tiếng bà hết mọi người kéo sang. - Không! Không có gì, đèn pin bị cháy sợ ngã nên tôi gọi đứa cháu trong nhà. - Thật không có chuyện gì chứ chị Sáu, nếu vậy thì chúng tôi về đây. Nhưng bà biết đó là thằng Hoàng nó lại về dọa bà, đòi mạng bà vì chính bà là nguyên nhân gây ra cái chết của nó. Giá bà cẩn thận hơn một chút thì thằng Hoàng đã không chết oan đến nỗi không nhắm mắt. Lỗi là do bà nên bà không thể kể cho ai kể cả chị Tính hay ông Sáu. Bà cố gắng sinh con xong rồi đi gặp thằng Hoàng trả nợ cho nó. Chiều tối qua bà sang nhà cậu em trai ở xóm bên chơi. Cậu em trai cứ đòi đưa bà về nhưng bà gạt phắt đi: - Cậu lo tôi không về được đến nhà à? - Không phải vậy, nhưng bụng mang dạ chửa chị cứ để em đưa về. - Thôi, thôi tự tôi đi được, cậu nói nữa lần sau tôi không sang thăm cậu nữa.
- Bà Sáu khăng khăng từ chồi, mà cũng có xa xôi gì, chỉ xóm trên với xóm dưới, bà đi bộ một lúc coi như đi thể dục. Ở cái nơi không được gọi là thành phố nhưng cũng chẳng thể nói đó là nông thôn, mới chỉ 8h tối mà đã yên ắng thế này, mọi hôm bọn trẻ con còn tập trung ra đình chơi, sao hôm nay không thấy đứa nào, bà rùng mình vì sự vắng lạnh nơi đây, bà thoáng nghĩ. - Biết thế cứ để cậu tư đưa về. Bà Sáu đang cố bước đi thật nhanh, bỗng giật mình thấy có một đứa trẻ ngồi trước mặt, ở ngay cạnh bụi tre rẽ vào ngõ nhà bà. Bà dụi mắt nhìn lại thì không thấy có đứa trẻ nào ngồi đó cả, có lẽ do sợ hãi nên bà tưởng tượng, thôi đi nhanh về không ông Sáu lại mong. Bà vừa bước được vài bước thì lại nghe tiếng trẻ con khóc, từ khóc rưng rức đến gào lên thảm thiết, tiếng khóc vọng lên từ dưới cái giếng làng, trong đêm vắng nghe nó thật rùng rợn và tê tái. Bà Sáu dũng cảm quay lại nơi có tiếng trẻ con khóc, bà tiến lại ngày một gần hơn, tiếng khóc nghe thê thảm và đáng thương, không có ai xung quanh. Bà Sáu ngó đầu xuống giếng thì không thấy tiếng khó đâu nữa. Bà lại tự nhủ: Chắc mình lại hoa mắt tưởng tượng rồi, rồi bà quay người đi tiếp thì thấy thằng cu Hoàng, nó cười hiền hậu với khuôn mặt bầu bĩnh và đáng yêu. Và Sáy chưa kịp phản ứng gì thì khuôn mặt nó biến dạng, trắng bệch, hai hàm răng chìa ra phía trước trông như quỷ dữ, những ngón tay nhỏ nhắn xin xắn biến thành những khúc xương cong queo khủng khiếp. Nó nanh mọc tiến sát vào người bà đẩy bà xuống giếng, nó muốn bà phải chết. - Bà Sáu ơi, bà Sáu…? Tiếng ông Sáu vọng từ trong ngõ vọng ra như cứu vớt bà trong cơn khủng hoảng, nghe tiếng ông Sáu gọi mà bà không thể trả lời. Bà cứ ngồi vậy sụp xuống cái giếng làng trong nỗi hoang mang sợ hãi, hình ảnh vừa rồi khiến bà chưa thể bình tĩnh trở lại: - Bà Sáu, sao bà lại ngồi đây. Đi về thôi. Bà không thể giấu ông Sáu thêm nữa. Bà phải nói thật với ông, về sự trở về của thằng Hoàng lần này và cả những lần khác nữa, nó về để mang bà đi, bà lặp bắp trong khóe miệng: - Thằng, thằng Hoàng nó vừa về ông ơi, nó đòi mạng tôi. - Bà Sáu, bà lảm nhảm cài gì thế. Thằng Hoàng nó chết rồi, nó chết cách đây gần hai năm. - Không, không nó vừa về, nó vừa đẩy tôi xuống giếng đúng lúc đó thì ông gọi tôi. - Thôi về đi, chắc tại bà mệt quá. Tôi đưa bà về nhà nghỉ. Có nói gì lúc này ông Sáu cũng không tin vì xưa nay ông là người không bao giờ tin vào chuyện ma quỷ. Bà dựa vào người ông Sáu để về nhà. Từ hôm kể cho ông nghe về chuyện thằng Hoàng. Tâm trạng bà càng rối ren hơn, bà lo lắng nhiều hơn, sức khỏe của bà cũng giảm đi, bà sinh trước một tháng, đứa trẻ ra đời khi chưa đủ 9 tháng 10 ngày nên nó yếu ớt và khó nuôi hơn những đứa trẻ khác. Khi người ta đưa đứa trẻ cho bà, bà Sáu đã suýt ngất đi vì trong tay bà là thằng cu Hoàng, tất cả các chi tiết trên cơ thể nó đều giống thằng Hoàng. Đúng là thằng Hoàng rồi. Bà kêu toáng lên khiến các y ta chạy ùa vào. Bà từ chối đứa con này, không nhận nó, bà bảo nó là ma. Thằng Hoàng chết rồi, nó không phải là con bà.
- - Bác ạ! Trên đời này người giống nhau là bình thường. Cô y tá ân cần giải thích. - Không, các cô có nhầm không, nó không phải là con tôi. Nó là đứa trẻ cùng xóm đã chết cách đây gần hai năm rồi. - Bác có quan hệ huyết thống gì với người đã mất không? - Cô y tá hỏi. - Không, tôi không, hãy mang đứa trẻ này đi. Các cô nhầm lẫn gì đúng không? - Thưa bác không đâu. Y học cũng đã chứng minh, nếu trong quá trình mang thai người mẹ hay nghĩ tới một hình ảnh nào đó thì sau này em bé sinh ra cũng có những nét giống hình ảnh đó. Có lẽ bác hay nghĩ tới người đã mất. Cô ý tá nói một hồi, bà Sáu cũng hiểu ra điều gì đó. Bà ôm đứa con vào lòng, nó yếu ớt và mỏng manh. Một cảm giác sợ hãi lẫn yêu thương tràn ngập trong bà. Bà sợ chính đứa con vừa sinh của mình, bà sợ vì nó giống thằng Hoàng, bà yêu thương nó vì nó là niềm mong ước, là nỗi khát khao, là đứa con do chính bà sinh ra. Trong niềm vui vì đã được làm mẹ, bà Sáu lại nghĩ đến lời nói của mình, rằng khi nào sinh xong bà sẽ đi theo thằng Hoảng trả nợ mạng cho nó. Nhưng giờ bà nghĩ khác rồi, bà muốn được ở lại chăm sóc và nuôi dưỡng đứa con yếu ớt của mình, bà muốn hằng ngày được nhìn thấy con mình. Sau khi sinh được một tháng bà ra mộ thằng Hoàng. Bà mua cho nó rất nhiều thứ, những thứ mà khi còn sống nó rất thích. Bà chăm sóc bế bống nó từ bé nên bà biết nó thích gì. Bà khấn vái xin nó cho bà ở lại để được yêu thương chăm sóc con bà. Bà cũng sang nhà chị Tính thắp nén nhang lên bàn thờ thằng Hoàng. - Chị Sáu, chị Sáu ơi! Thằng Minh càng lớn nó càng giống thằng Hoàng. Cứ nhìn nó em lại nhớ thằng Hoàng, chị hãy để cho em chăm sóc nó với chị - Mẹ cu Hoàng nói. Bà buồn rầu, lo lắng vì sự so sánh vô tâm của chị Tính, với bà đó là điều khủng khiếp và kiêng kỵ. Bà không bao giờ có thể quên được hình ảnh lúc người ta vớt thằng Hoàng ở dưới ao lên, khuôn mặt nó, đôi mắt nó, thi thể nó… bà trả lời qua loa rồi về. Trời nhá nhem tối, ông Sáu đi làm sắp về. Thằng cu Minhh đã ngủ. Bà xuống bếp đun lại nồi thức ăn. Nghe có tiếng bì bõm ở dưới ao phía sau bếp, bà nghĩ hay là trộm vào bắt cá, nhưng mới có 6h thôi. Bà ra bờ ao để kiểm nghiệm những dự đoán của mình. Trời chưa tối hẳn nhưng nhá nhem nhìn cũng không rõ, nhưng bà thấy rõ mồn một thằng Hoàng đừng ngay ở cầu ao. Nó nổi bật hẳn trong khoảng nhá nhem tối bởi khuôn mặt trắng bệch, nó nhảy nhảy trên mặt nước rồi lại bay lơ lửng, hai chân dài ra và lướt qua lướt lại, nó nhìn bà, rồi chưa kịp để bà nói điều gì, nó tan ra và biến mất, bà không nhìn thấy gì nữa. Bà Sáu hoảng hốt lao ra vội chạy lên nhà, thằng cu Minh hãy còn ngủ rất ngon. Có bao nhiêu tình yêu thương ông bà đều dành cho thằng cu Minh. Ông bà khó ngọc lắm mới nuôi nổi con vì nó vốn yếu ớt hay ốm đau. Bà Sáu nuôi con trong nỗi ám ảnh về cái chết của thằng Hoàng, mỗi ngày qua đi, con trai bà lớn lên nó càng giống thằng Hoàng. Những đêm ông Sáu đi làm xa nhà, nằm ôm con có lúc bà hoảng hốt đẩy nó ra vì đó là thằng Hoàng. Thằng cu Minh khó nuôi nên ông bà Sáu bàn với nhau bán nó lên chùa, đến năm mười tuổi thì sẽ cắt dây âm đón nó về. bà biết năm nó bốn tuổi sẽ có hạn lớn nên ông bà canh chừng nó rất cẩn thận. Năm thằng Minh tròn bốn tuổi nó giống thằng Hoàng y đúc, từ động tác cử chỉ, điệu bộ chỉ khác là no bé hơn thằng Hoàng một chút.
- Ông Sáu là thợ xây nên có công trình là ông phải đi. Đợt này ông có công trình ở tận tít huyện bên nên một tuần ông chỉ tranh thủ về một, hai lần. Còn mình bà Sáu ở nha với thằng cu Minh, thỉnh thoàng có chị Tính chạy ra chạy vào giúp đỡ. Chị rất vui vì thằng Minh rất giống thằng Hoàng, nhìn thấy nó, chăm sóc cho nó cũng giống như chị đang chăm sóc con mình. Bà Sáu và thằng cu Minh cùng chơi ở sân. Bà tranh thủ vừa trông con vừa làm việc nhà, lúc thì nhặt mớ rau, lúc thì dọn dẹp nhà cửa… Thoáng một cái bà đã không thấy nó đâu, bà nghĩ hay là nó lại chạy sang nhà "mẹ Tính", nó vẫn hay gọi chị Tính là mẹ. - Chị Tính ơi, thằng cu Minh có đây không? - Chị Sáu! Thằng Minh không có đây. Em vừa ở bên ngoại về, không thấy nó hả chị? Nhớ tới lời ông Sáu và bà thầy bói dặn dò: Năm nay là hạn của thằng cu Minh phải trông nom cẩn thận bà Sáu lao đi khắp nơi tìm kiếm. Bà nghĩ đến thằng Hoàng mà sợ hãi, không còn đủ tỉnh táo được nữa, bà sụp xuống. Chị Tính và mọi người thay nhau đi tìm. Ông Sáu cũng về gấp để đi tìm con. Bà ngồi nghĩ lại, bà dọn dẹp trong nhà, còn thằng cu Minh chơi đùa với con mèo đen ở sân, nó đuổi theo con mèo để bắt. Đúng rồi còn mèo đen chạy đi đâu chứ. Cảm thấy điều gì khủng khiếp bà gào thét khóc van ầm ỉ làm cho ông Sáu và mọi người càng nẫu ruột hơn. Bà nhào ra bờ ao lấy sào, lấy tất cả những gì có thể khua khua dưới nước. Bà nhảy xuống ao mò mẫm. Không có gì ở dưới đó. - Bà Sáu, bà hãy bình tĩnh rồi sẽ tìm thấy thằng Minh. Chị Tính an ủi bà. Bà chỉ khóc, bà không nói được. Bà lại đổ lỗi tại bà, tại bà tất cả. Con bà đâu, nó đi đâu rồi…? Mọi người thương cảm với nỗi sợ hải và lo lắng của bà. Bà đã quá suy sụp. Bà không muốn nghĩ tới chuyện của sáu năm về trước khi phát hiện ra xác thằng Hoàng nổi lềnh bềnh ở ao. Bà điên dại khi nghĩ đến điều đó. Bà Sáu mở cửa nhà tắm, ngã quỵ và ngất khi nhìn thấy con trai bà, thằng cu Minh của bà nằm sõng xoài dưới nền gạch, mắt trợn ngược, máu ở hai bên tai ộc ra vẫn còn nguyên trên nền gạch, hai chân nó co lại, một tay hướng về phía trước. Nó chết rồi. Nhìn cảnh tượng đó không ai có thể kìm nổi lòng mình. Ông Sáu cũng ngất xỉu. Người ta dìu ông bà Sáu vào nhà, rồi tiêm hai mũi trợ tim. Bà Sáu không thể tỉnh lại để nhìn thấy con trai bà lần cuối, nó chạy đuổi theo con mèo đen vào nhà tắm. Bị vấp ngã và chết. Năm nay nó cũng tròn bốn tuổi. Thằng Hoàng cũng bốn tuổi, cũng tại bà mà chết. Hai đứa trẻ vô tội tại bà mà chết. Bà không thể tha thứ cho mình, hay đúng hơn là không thể tiếp tục sống với những ám ảnh về cái chết của hai đứa trẻ, của thằng Hoàng và của con trai bà. Thằng Hoàng sao không lấy mạng bà, mà lại lấy mạng con trai bà. Dân làng, họ hàng, anh em, đang lo chôn cất thằng cu Minh. Bà choàng dậy. Trong sự ngơ ngác của mọi người bà tiến về phía giếng nước không nói một lời từ biệt nào, bà nhảy xuống giếng…! CÁI CHÉT BÍ ẨN Tác giả : Hoàng Kiều Oanh
- Tôi không có ý đĩnh viết ra những điều này, để mong nó sẽ trở thành một cuốn sách, một mẩu chuyện trong bộ sưu tập về những câu chuyện ma của các bạn, hay làm cho các bạn hoang mang sợ hãi. Đơn giản đó là câu chuyện của tôi gắn với những năm tháng tuổi thơ của tôi. Chuyện đã qua lâu lắm rồi, đó là một nỗi đau, một mất mát quá lớn đối với tối. Sau một thời gian rất dài, tôi chưa một lần nhắc lại những ám ảnh đã từng dày vò tôi trong quá khứ. Nhưng hôm nay sau gần hai mươi năm bôn ba bên xứ người, nay trở về quê hương, gặp lại người chị yêu thương của mình, những điều khủng khiếp đã xảy ra với tôi, với gia đình tôi và với cả người chị kính yêu của mình. Vào những năm 1975 khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước hân hoan trong niềm vui chiến thắng cùng nhau xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hòa cùng với niềm vui chung của đất nước, gia đình tôi đang phải đối mặt với những lo toan miếng cơm manh áo hàng ngày, xí nghiệp nơi bố mẹ tôi làm việc, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, xí nghiệp phá sản và thế là bố mẹ tôi trở thành những người thất nghiệp, gánh nặng đè lên vai người đàn ông duy nhất trong gia đình là bố tôi phải lo toan cho cả một gia đình với hai chị em tôi chưa đến tuổi lao động. Bố quyết định chuyển nghề, xin vào làm ở những xí nghiệp khác, nhưng chỗ nào cũng thừa lao động, bố không có cơ hội để tìm một công việc mới. Một buổi sáng khi cả hai chị em vừa đi học về bố mẹ gọi cả hai chị em lại và nói, giọng bố đầy đau khổ và bất lực: - Bố mẹ đã mất việc, các con biết rồi đúng không? - Dạ, chúng con biết! - Chị tôi trả lời. Bố nói: - Bố mẹ đã cố gắng hết sức nhưng không thể tim việc mới. Bố mẹ quyết đĩnh tuần sau chúng ta bán nhà về quê sống với chú Hà. Cả hai đều bất ngờ trước quyết định của bố mẹ, nhưng rồi chúng tôi đều hiểu đó là quyết định đúng và tốt nhất cho gia đình lúc này. Chúng tôi làm thủ tục chuyển trường và chia tay các bạn. - Sáng ngày 15 tháng 2 năm 1976, cả nhà chuẩn bị đồ đạc bàn giao chìa khóa cho chủ mới, bố thuê xe tải chở đồ về quê nội. Bố sống thoát ly từ rất sớm, nên khi ông bà nội mất đi, toàn bộ nhà cửa đất đai ruộng vườn đều để lại cho chú Hà. Khi về quê cả nhà xác định với hai bàn tay trắng. Qua chú Hà bố nhanh chóng mua một khu đất khá rộng và bắt đầu xây nhà. Những ngày xây nhà mới, cả gia đình tôi sang ở bên nhà chú Hà, chúng tôi cũng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nơi thôn quê… Chỉ mất một thời gian ngắn để hoàn thanh khu nhà nhà ngói ba gian khang trang, với một khu đất riêng. Khi xây nhà và dọn về nhà mới bố đều cúng bái thổ địa rất cẩn thận như chú Hà nói. Từ ngày chuyển về đây với bao công việc mới, lo trường học mới cho chị em tôi, mua đất làm nhà… Trông bố gày đi nhiều. Hôm liên hoan nhà mới khi khách khứa về hết, bố gọi chúng tôi ra và bảo: - Bố biết cuộc sống mới sẽ khó khăn hơn với các con, nhưng dù vất vả mấy bố mẹ sẽ cố gắng để các con ăn học tử tế, vì vậy hai đứa phải cố gắng học. Tôi ngoan ngoãn thay lời chị! - Vâng ạ! Một lúc sau, bố nghĩ ngợi điều gì rồi nói tiếp: chú Hà bảo khu vườn nhà mình rộng rãi nên tích cực tăng gia sản xuất, để lấy thu nhập. Ngày mai bố sẽ cho người đào một cái ao thật
- rộng, ở dưới có thể nuôi được cá, trên vườn có thể trồng rau, cây ăn quả. Chú Hà nói còn hai đám ruộng phía sau nhà chú Hà đều cho nhà mình tùy ý sử dụng. Mới sáng tinh mơ tôi đang còn ngái ngủ đã nghe thấy tiếng ồn ào bên ngoài, bố cùng mấy người đàn ông đang đào ao, chị đã dậy từ khi nào và cùng mẹ đi chợ. Hăm hở vất vả suốt mất ngày trời, bố đã sắp hoàn thành công trình của mình. Đào đến ngày thứ tư ở mép bờ ao bây giờ, khi bố và chú Hà đặt lát xẻng xuống thì gặp phải vật gì cứng không đào được. Bố lấy một cái thuổng cố dằn nó xuống, rồi đào rộng khu đất đó ra,khi đưa lên khỏi mặt đấy thì đó là một cái tiều sành đã bị bố làm vỡ nắp đậy ở trên, bên trong chẳng có gì ngoài một đống đất. Bố nói: - Các chú giúp tôi khiêng cái này ra sau nhà chôn nó xuống thửa ruộng nào cũng được. Mọi người làm theo ý bố, chỉ sau một vài ngày cái ao mà bố mong muốn đã hoàn tất. Bố nghiên cứu kỹ càng rồi mua cá giống về thả và bắt đầu trồng hoa quả, cây cối. Hàng ngày chị em tôi giúp bố trồng và tưới cây chẳng mấy chốc khu vườn nhà tôi sum suê hoa quả, ao cá của bố cũng có vẻ như tiến triển rất lớn. Bố mở rộng thêm chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống chuồng trại được bố xây dựng hết sức hợp lý. Mới chỉ về có bốn năm, cơ ngơi của gia đình tôi đã có vẻ khá hơn, ai cũng khen ngợi bố giỏi giang. Sáng nay đi chợ cùng mẹ, tôi còn nghe bà Tư nói: - Vợ chồng anh Chếnh giỏi thật, rất đáng để chúng tôi noi theo. Bố mẹ hạnh phúc khi kinh tế gia đình đã đảm bảo, đã có nguồn thu nhập, chị em tôi đều giỏi giang, đặc biệt là chị, thành tích học tập của chị luôn giữ mức xuất sắc. Bố rất tự hào về chị. Mới đó đã bốn năm trôi qua, chị cũng sắp tốt nghiệp cấp 3 và chuẩn bị thi đại học. Mới ngày nào chuyển về nhà mới chị còn là cô bé nhút nhát, gầy guộc, ít tiếp xúc với mọi người, tưởng rằng về miền quê đầy nắng gió này sẽ khiến chị không thích nghi được, nhưng chỉ bốn năm chị đã khác rất nhiều, đã trở thành một thiếu nữ tự lúc nào, đôi mắt to mơ màng, cái nắng và gió ở đây không làm ảnh hưởng đến làn da vốn trắng hồng, mịn màng của chị. Chị được thừa hưởng tất cả những cái đẹp của bố mẹ, chị dịu dàng nhu mỳ, chăm ngon học giỏi. Toàn những điều trái ngước với tôi. Ở cái tuổi 17, 18 chị có một sức hút kỳ lạ. Nhiều khi nhìn vào chị tôi như nhìn vào ảo ảnh. Tôi vẫn hay nghĩ khi bằng chị tôi cũng sẽ đẹp như chị. Mặc dù tôi biết điều đó không bao giờ xảy ra, tôi không ghen với chị, tôi tự hào về chị. Những ngày tháng đó gia đình tôi sống rất hạnh phúc… Nhưng hạnh phúc mong manh và ngắn ngủi. Tôi vẫn nhớ những thàng ngày chị ôn thi đại học, chị thường đi ngủ sau 12 giờ với tâm nguyện bước chân vào giảng đường đại học. Một buổi sáng, tôi không biết nên gọi đó là sáng hay tối nữa vì lúc đó đồng hồ chỉ con số 1h30p, chị hoảng hốt, khuôn mặt xinh đẹp của chị trở nên biến sắc xanh mét, chị nhảy vào giường hổn hển lay gọi tôi. - Lan! Em có thấy ai ở đây không? Trong đêm vắng tĩnh mịch ở một vùng quê yên ắng, ngoài tiếng ếch nhái kêu râm ran tôi chẳng thấy ai khác. Vẫn đang cơn đói ngủ! Tôi như không thể thoát khỏi mặc dù đã thấy chị thất thần, chị lại lay tôi. - Lan! Lan! Dậy mau, dậy mau với chị đi.
- Tiếng gọi của chị thảm thiết hoang mang tốt độ. Chị nói: - Chị vừa nhìn thấy có bóng người, một người con gái nhìn chị và cười với chị, ngồi ngay sau chị. - Thôi, chị học nhiều quá, rồi tưởng tượng lung tung. Bây giờ là một giờ sáng làm gì có ai ngoài em với chị. - Thôi, đi ngủ đi chị, mai học. Nhưng chị vẫn hoảng hốt, ngồi đờ đẫn. - Không Lan, đó là người thật. Chị nhìn thấy. Chị đang ngồi học thì thấy lạnh ở sống lưng. Chị quya người lại thì thấy một cô gái ngồi ngay phía sau. Cô ta nhìn chị và cười. Chị chưa kịp nhìn rõ thì cô ấy biến mất. Tôi vẫn không tin những điều chị nói, đáp: - Em biết rồi, tại chị học nhiều, thôi đi ngủ đi… Chị lên giường, ôm chặt lấy tôi. Tôi cũng không biết chị có ngủ không, còn tôi thì ngủ ngay sau đó. Sáng mai nhìn khuôn mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng của chị, mẹ lo lắng hỏi. Chị kể lại mọi chuyện. Cũng như tôi, mẹ không tin vào những điều chị nói. Mẹ bảo chị: - Vào được đại học là quan trọng. Nhưng con học cũng phải biết giữ gìn sức khỏe chứ. Con mệt quá nên mới tưởng tượng ra như thế thôi. Mọi chuyện cứ vậy trôi qua. Bộn bề với việc ôn thi, chị cũng cho là mình hoa mắt. Kỳ thi đại học kết thúc, tôi biết với sức học của chị, chị sẽ dễ dàng đặt chân vào giảng đường đại học. Cầm tờ giấy báo trúng tuyển trên tay, khuôn mặt bố rạng ngời niềm hạnh phúc khôn nguôi, tôi biết bố tự hào về chị nhiều lắm… Những ngày ôn thi vất vả, chị đã quên mất những cuộc gặp gỡ bạn bè. Tối nay có chương trình ca nhạc, bố bảo chị đi xem cùng các bạn. Chương trình ca nhạc đến 11 giờ mới kết thúc. Nhưng chị khéo léo để lôi một người bạn nữa cùng về lúc 10 giờ. Đường ở thôn quê vốn dĩ đã ít ồn ào, vắng lặng, nhưng cái khu xóm nhà tôi bên rìa cánh đồng này càng âm u, heo hắt hơn. Gió mùa hè mát và thảnh thơi lắm. Chị bảo đi đường tắt về nhà cho nhanh. Con đường đó vốn ban ngày cũng vắng lặng ít người qua lại. Ban đêm nó như trùng xuống, im ắng, nấp khuất hẳn sau những thôn xóm. Hai người bạn tíu tít đi bên nhau, trò chuyện đến một ngã rẽ để về nhà, cách một đoạn đường không xa, cả hai đều thấy dáng hình một người phụ nự ngồi bó gối tóc xõa phía sau lưng quay lưng về phía họ. Cả hai vui vẻ gọi chị Đào người cùng xóm. - Chị Đào! Chị Đào ơi! Chờ bọn em à! Không có tiếng trả lời từ phía người ngồi, họ đi dần về phía bóng người đó, ngày một gần hơn, vừa đi vừa hỏi: - Chị Đào! Sao thế? Về đi. Vẫn không có tiếng trả lời. Cả hai tiến lại gần. Người phụ nữ vẫn ngồi đó, không nói gì mà
- ngẩng lên nhìn thẳng vào hai người, hai mắt lồi lên khỏi khuôn mặt non trẻ, bên trong là hai con người màu trắng choán hết cả đôi mắt, hai bên cầm bạnh ra, những chiếc răng nanh nhọn hoắt mọc chĩa về phía trước rồi biến mất. Chị và người bạn chỉ kịp hét lên những tiếng kinh hãi. - Ma! Ma… rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy, chị tôi kể lại mọi chuyện. Chị nói đó là ma, là một cô gái khi cô gái ngẩng lên chị chỉ thấy một khuôn mặt nhạt nhòa, không xác định được, nhưng chỉ quả quyết đó là cô gái đợt trước chị đã nhìn thấy. Mặc dù không tin vào những chuyện ma quỷ, nhưng không phải chỉ một mình chị nhìn thấy, cả bạn của chị cũng nhìn thấy. Bố mẹ không thể không lưu tâm… Chuyện chị nhìn thấy ma bắt đầu loan đi khắp xóm, khắp khu, mọi người xôn xao bàn tán, mỗi người một quan điểm riêng. Bố cũng bắt đầu thấy ái ngại, nhưng chấn an mọi người trong gia đình, là chỉ là tưởng tượng thôi, làm gì trên đời lại có ma quỷ. Tôi tuy mới chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi nhưng từ bé đã rất can đảm, tôi không tin trên đời này lại có ma… Một tháng sau, mọi chuyện lại lắng xuống, chuyện ma quỷ coi như chưa xảy ra, chị bắt đầu những năm tháng sinh viên xa nhà. Tuần nào chị cũng viết thư kể cho tôi nghe cuộc sống sinh viên, những thiếu thồn và cả những kỳ thi. Chị động viên tôi cố gắng học tốt để được tận mắt chứng kiến cuộc sống sinh viên. Chị kể về những chàng trai theo đuổi chị, những anh chàng giàu có ném tiền qua cửa sổ, và cà những anh chàng sinh viên nghèo. Đó là lẽ đương nhiên rồ. Chị của tôi xinh đẹp, trẻ trung, dịu dàng thế kia, ai tiếp xúc với chị đều phải xiêu lòng. Chị kể về một anh chàng si tình đến mức ngày nào cũng đứng ở cổng ký túc xá đợi chị đi qua chỉ để được nhìn thấy chị, rồi lại có người đàn ông thành đạt mong muốn được san sẻ những gánh nặng buồn vui trong cuộc sống. Nhưng chị từ chối tất cả để chuyên tâm vào học hành. Hình như niềm vui của tôi, chỉ là chờ mong những bức thức của chị. Chị nói tuần sau chị sẽ về. Tôi reo mừng khoe với bố mẹ là cuối tuần chị về cả nhà rất vui nhất là bố, bố chuẩn bị mọi thứ để đón con gái về. - Hôm nay mình đi chợ mua thêm mấy món ngon về. - Tôi biết rồi. Mẹ trả lời bố rồi chuẩn bị đi chợ. Cả nhà hân hoan đón chị. Chị gầy đi so với trước lúc đi học, nhưng tôi lại thấy chị đẹp hơn nhiều so với trước, vẫn đôi mắt ngây thơ to tròn với mái tóc dài xanh mướt. - Lan! Chị mua quà cho em đấy. - Đâu? Đâu? Quà gì vậy chị? - Chắc chắn là em sẽ thích. Một đôi giầy búp bê màu trắng nhỏ xinh, có chiếc nơ trên rất đáng yêu. Tôi hạnh phúc ngồi ngắm đôi giày. Lâu lắm rồi kể từ ngày chị đi học trên thành phố, cả nhà mới được ăn cơm cùng nhau như hôm nay. Đang ăn cơm có tiếng điện thoại reo. - Alo! Cô chú Chếch phải không?
- - Dạ! Vâng, em đây! - Bà ngoại vừa mất! Cả nhà không nghe thấy gì, mẹ nấc lên từng tiếng. Bố thu xếp công việc rồi đưa mẹ về ngoại. Ở nhà chỉ còn hai chị em, bố dặn dò khóa cửa cẩn thận khi ngủ, … Đêm đó, trời trở nên lạnh hơn. Xem hết chương trình thời sự tôi cứ bám riết lấy chị, để nghe chuyện của chị, về cuộc sống xa nhà của chị. Chị khóa cửa cẩn thận, rồi hai chị em chui vào chăn tâm sự. Chị vẫn quen đi ngủ muộn còn tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng nghe tiếng ai đó la hét kinh hoàng, tôi choàng dậy. Vì chị mặt cắt không còn giọt máu, ngồi bất động trong góc tường, tôi hoảng hốt lao đến bên chị. Chị ôm tôi, hổn hển. Ma! Ma! Tôi bật điện sáng hết cả ngôi nhà, ngoài sân… Chị nói trong hoảng loạn: - Lại! Lại!... Lại người con gái đó. Cô ta vừa ở đây! Cô ta rên rỉ ở ngoài vườn, trả lại nhà, trả lại nhà… - Cô! Cô ta bị treo cổ trên cành cây ngoài vườn, hai mắt trợn ngược, mặt cô ta đầy máu nó đang chảy xuống cổ và loáng khắp thân thể, hai tay, hai chân thòng lòng xuống phía dưới, cô…cô ta nhìn chị. Lan! Lan em có thấy không? Nhìn khuôn mặt của chị tôi cũng không khỏi kinh sợ. Tôi cố gắng trấn an chị và nhìn ra khu vườn, chỉ một màn đêm tĩnh mịch, tiếng gió rít bên ngoài, mưa lâm thâm đủ để biết ngoài trờ rất lạnh. Con chó mực cứ sủa liên tục về hướng khu vườn cứ như nó phát hiện thấy có người lạ trong khu vườn. Tôi cố quát ra bên ngoài: - Mực! Mực! Con chó vốn ngày thường rất ngoan. Nó không ngừng sủa vào bóng đêm… Tôi bắt đầu có cảm giác rùng mình và nghĩ về những chuyện chị nhìn thấy ma trước đây. Hai tay ôm chị thật chặt như muốn chạy trốn khỏi đây, muốn gào lên gọi bố mẹ, nhưng trong cả khu vườn mênh mông câm lặng ngoài kia, ngoài con chó mực vẫn không ngừng sủa, là một cánh đồng mù mịt, thỉnh thoảng lại có những âm thanh gì nghe rùng rợn vang lên trong đêm tối. Tôi biết chị đang sợ nên cố tỏ ra cứng rắn một chút. Trong lòng ba chữ ma, ma, ma vang vọng trong óc tôi. Chú Hà nghe tiếng chó sủa nhiều, hớt hải chạy sang. - My à! Lan à! Có chuyện gi không cháu? Cả tôi và chị như người chết trôi bám được vào cọc. - Chú à! Chú ơi! Ma… Chúng tôi kể lại chuyện cho chú nghe. Chú cố trấn an bọn tôi, nhưng tôi biết chú đang suy nghĩ điều gì đó. Chuyện những lần trước và lần này chị nhìn thấy ma không thể là tưởng tượng được nữa. Chú nói sẽ ở lại với chúng tôi. Hai đứa cứ ngủ tiếp đi. Không sao đâu. Kể từ khi chú Hà vào, con mực không tru lên và sủa nữa. Nó nằm im một chỗ, nhìn vào bóng đêm trong khu vườn cứ như nó nhìn thấy điều gì mà tôi không thề nhìn thấy. Chú Hà nói chuyện với bố mẹ về chuyện thỉnh thoảng lại thấy một cô gái xuất hiện trong nhà, mà không ai khác, chỉ mình chị nhìn thấy. Đây không thể là tưởng tượng được. Bố lo lắng nói, hay là có ma thật. Nhưng sao chỉ mình cái My nhìn thấy, lẽ nào lại vậy hay nó tưởng tượng. Chú Hà cắt ngang.
- - Không thể tưởng tượng như thế được đâu anh ạ. Em cũng như linh cảm thấy điều gì đó không ổn lắm. - Chú đừng có nó bậy, đang yên đang lành lại ma với quỷ. - Hay mai mình nhờ ông thầy cúng về xem thế nào. Me xen vào cuộc nói chuyện của bố với chú Hà. - Thôi, đang ăn nên làm ra, đừng bày vẽ, rồi lại… Cứ để thêm một thời gian nữa xem thế nào đã. Mỗi lần về nhà, chị đều thấy sợ và rồi chị về nhà dần ít đi. Chị nói về nhà chị như cảm thấy lúc nào cũng có người đi theo mình, nhìn mình. Ở trên thành phố chị lo học ngày học đêm, chị không màng đến những chuyện yêu đương khác, bao người đàn ông nhìn chị ngưỡng mộ rồi quay đi. Có người còn nói hay chị bị lãnh cảm. Nghĩ cũng lạ. Chị là một người đẹp, giỏi giang, xung quanh chị luôn có những người đàn ông theo đuổi, lẽ nào chị không động lòng… Ngày lễ tốt nghiệp, chị hân hoan đón nhận thành tích học tập xuất sắc của mình. Chị được nhận một suất học bổng toàn phần tại nước ngoài. Ai cũng vui mừng đón nhận niềm vui này. Chị cũng vậy. Bố không vui lắm vì bố không muốn chị một mình đi sang nước người, lạ nước lạ cái. Dù mọi chuyện bố đều rất công bằng và tiến bộ…Con gái không nên học nhiều. Chị nghe lời bố mẹ ở lại trong nước. Với thực lực của chị, để tìm kiếm một công việc ổn định trong nước cũng không khó khăn gì. Ngày mai chị đi nhận công tác ở thành phố. Chị thao thức, hồi hộp với một cương vị mới. Chị dậy sớm thu xếp thêm ít đồ đạc. Vừa ngồi dậy, vén màn, bước xuống, quay mặt ra phía bàn chị thấy có một người phụ nữ mặc đồ trắng toát, tóc dài, buông xõa. Người phụ nữ chải tóc rất tự nhiên. - Mẹ! Sao mẹ dậy sớm vậy? Không có tiếng trả lời. - Con cũng không ngủ được nên dậy thu xếp thêm ít đồ. Chị sợ nói không đủ lớn, mẹ không nghe đủ nên nhắc lại lần nữa. - Con đi dọn thêm đồ. Chị đi sát lại mẹ. Người phụ nữ đó từ từ quay lại về phía chị, cười rồi biến mất trong đêm tối. Sau tiếng la hét thất thanh, cả nhà chạy tới. Chị nằm sõng soài trên nền gạch. Bố bế chị lên giường xoa dầu. Chị ngất vì sợ hãi. - Mau! Mau! Lấy lọ dầu ra đây! - Mẹ cuống cuồng tìm lọ dầu. Chị tỉnh dậy, nhưng người như mất hồn. Chị không nói củng không phản ứng gì. Bố mẹ lo lắng như hiểu được nguyên nhân. Chị hổn hển kể lại sự xuất hiện của người con gái đó, rồi biến vào hư vô như chưa từng xuất hiện.
- - Người con gái đó còn rất trẻ. Cô ta còn quay lại cười với con, nhưng không thể nhìn rõ khuôn mặt. Cô ta cười và biến mất. Con như nhìn vào ảo ảnh. Chị không lên thành phố nhận việc như dự định nữa. Nhưng chị sợ ở nhà, chị sợ bóng tối, chị sợ ở một mình. - Lan! Chị thấy sợ lắm. Lúc nào chị cũng thấy có người đang nhìn mình. - Không sao đâu chị. Đã có em ở bên rồi mà. Tôi nói vậy mà trong lòng đầy lo lắng và sợ hãi. Bố mẹ cũng chuyển xuống nhà dưới ngủ với chị em tôi, để một lần tận mắt nhìn thấy ma. - Không! Đừng bắt tôi đi! Xin đừng… Tiếng chị ú ớ la hét trong đêm vắng làm cả nhà giật mình. Mẹ lay chị dậy. Mồ hôi nhễ nhại, chị nói: - Cô gái đó lại đến và gọi con đi. Bố hiểu chuyện này không phải là ngẫu nhiên. Bố cho gọi chú Hà sang và nhờ chú tìm thầy cúng. Từ hôm đó, chị ốm liên miên, lúc tỉnh lúc mơ khiến mọi người trong nhà lo lắng. Mẹ nói sáng nay cụ Nhâm sang thăm cái My. Cụ nói có lẽ do đất này vốn là khu nghĩa địa. Trong những năm trước cách mạng tháng Tám 1945, nhiều người được chôn ở đây. Sau này thống nhất, mộ được di chuyển về khu "Ngõ chối" nhưng vẫn không hết được. Bố tôi nhớ ra chuyện cái tiểu vỡ mấy năm về trước khi bố và mấy người đào ao, rồi bố cho ra khu đồng sau nhà,… lâu nay cũng không nghĩ gì đến chuyện đó. Bố cho mời thầy cúng về. Cũng không hiểu là thấy nói có đúng không nữa, nhưng đó là ngôi mộ của một cô gái trong những năm chiến tranh bị lính Ngụy hiếp và vứt xác ở đó. Dân làng thương nên chôn cất, hương khói cho cô ta một thời gian. Mẹ tôi như nhớ ra điều gì, mãi mới lên tiếng: - Thảo nào, cái Lan kể có một người con gái cứ đến đòi trả nhà. Có lẽ tại mình làm vỡ nắp tiểu, khi chuyển ra đồng lại không hương khói gì. - Ừ, có lẽ vậy! - Bố cũng đồng tình với ý kiến của mẹ. Sau khi làm lễ khấn vái, xây đắp thành ngôi mộ… Thỉnh thoảng vào các ngày lễ mẹ cũng thắp hương khấn vái mong cho linh hồn cô gái trẻ được siêu thoát. Chị gái tôi, từ đó cũng không nhìn thấy ma nữa, có lẽ hồn ma đã được đầu thai kiếp khác. Cả gia đình ai cũng yên tâm với ý nghĩ đó, chị lên thành phố nhận việc và ở lại thành phố một vài tuần mới về một lần. Nhưng hạnh phúc mong manh và dễ vỡ. Chị đi làm được gần 2 tháng trên thành phố thì bắt đầu ốm, chị sốt miên man, bố mẹ lo lắng đón chị về nhà. Không tìm ra nguyên nhân, chị cứ vậy nằm mê sảng hết ngày này qua ngày khác, trong cơn mê chị lảm nhảm: - Không! Buông tôi ra, tôi không muốn đi!... Buông ra, buông ra… Các bệnh viện tốt nhất bố mẹ đều đưa chị đến, chỗ nào cũng khẳng định không có bệnh gì. Người chị gầy tóp héo khô. Chị nói: - Người con gái đó không tha cho con! Cô ta muốn con đi cùng… Cô ta kéo con xuống vực,
- dìm con… Mọi chuyện ma quỷ tưởng đã qua khi mồ yên mả đẹp cho cô gái chết trẻ đó, nhưng nàng vẫn còn vương vấn bụi trần, ám ảnh gia đình tôi. Bố mẹ nhờ chú Hà đi tìm thầy cúng. - Ngày mai, chú sang sông đón thầy cúng về hộ tôi. - Em nghe, ở bên làng Phùng có ông thấy cao tay hơn, hay để mai em nhờ ông ta. - Ừ! Thế cũng được. Vậy sáng mai chú đi luôn đi. Chú Hà vâng dạ rồi sáng mai đưa về ông thầy cúng, vừa vào đến nhà thầy nói luôn: - Gia đình chuẩn bị cho tôi: Một đầu lợn sống, một đuôi lợn sống, một chậu cá, lươn sống, muồi trộn gạo, trầu cau… và một hình nhân thế mạng. - Chị đi ngay, âm khí trong ngôi nhà này nặng lắm. Mẹ tất tưởi vội vàng chuẩn bị đày đủ lễ nghi để thầy tiến hành đuổi ma. Hơn hai ngày đem hương khói, la hét nhảy múa ầm ĩ, cuối cùng thầy nói: - Xong rồi, một vài hôm nữa rồi sẽ khỏi, phải thương lượng với ma quỷ tha cho người sống, phải cắt sợi dây âm… Chị tôi chẳng thể bình phục như thầy đã phán, một tuần sau chị tôi mất, do sốt cao, do mất sức, do sợ hãi và cũng do… không bệnh viện nào xác định được nguyên nhân cái chết của chị tôi. Người con gái giỏi giang, xinh đẹp niềm tự hào của cả gia đình ra đi đột ngột ở tuổi 26, là mất mát không gì bù đắp nổi với gia đình tôi. Rất nhiều năm đã trôi qua, không ai có thể quên được chị. Trong những giấc mơ của mình, tôi thấy một cô gái lạ, cầm tay kéo chị tôi đi đến một miền đất rất xa… MỤ PHÙ THỦY Đọc lướt xong bức thư sau cùng, tôi lơ đãng bóc một bức thư mà người thư ký của tôi để nguyên chưa mở. Có lẽ cô ấy nghĩ đây là thư riêng nên để nguyên niêm. Không biết đầu óc để ở đâu, tôi quên không coi địa chỉ người gởi, vì thế nội dung bức thư làm tôi giật mình "Vì chúng tôi không tìm thấy người bà con nào, trong khi dường như ông là người liên lạc thư từ và là khách thăm duy nhất của bà ấy nên chúng tôi xin báo cho ông biết là Miriam Winters đã qua đời. Bà ấy chết thanh thản trong giấc ngủ vào ngày 25 vừa qua". Ánh nắng đang chiếu qua mành cửa sổ văn phòng tôi bỗng trở nên lạnh lẽo. Toi đang đứng khi mở bức thư, bây giờ, tôi đã ngồi xuống, xoay cái ghế bọc da một vòng, nhìn đăm đăm ra cửa sổ. Thế là, sau cùng, bà ấy đã chết. "Khách thăm duy nhất". Lạy Chúa, không hẳn thế! Lần sau cùng gặp bà ấy là khi nào? Năm năm? Sáu năm? Tôi nhớ có nhận được một thiệp mừng Giáng sinh và bà ấy cứ nhắc đi nhắc lại là tôi phải viết thư cho bà ấy. Bà ấy cô đơn, cô đơn ghê gớm vào những năm cuối cùng trong đời, ắt hẳn thế. Lòng tôi bỗng tràn ngậpmột nỗi ân hận, thứ cảm giác mà bạn thấy khi một người đã chết mà chưa thu xếp xong những việc còn dang dở. Tôi chỉ là một thằng nhóc mười sáu tuổi khi họ thả ông Winters và vì thế, tôi có trách nhiệm về việc giải cứu ông ta. Tôi đi lăng quăng mùa thu năm đó, vênh váo như một anh hùng đáng nguyền rủa. Tôi không ý thức được trở lại Wilton Falls nhiều năm qua và tôi không biết họ có còn kể cho con cháu họ nghe chuyện xảy ra mùa thu năm ấy hay không. Tôi không
- biết họ vẫn cứ kể lại câu chuyện theo cách đó - tạo ra một huyền thoại Miriam - mụ phù thủy? Vâng, họ lầm. Bà ấy không phải là phù thủy. Tôi đã được nghe bà ấy kể lại hết. Xoay cái ghế bọc lại bàn giấy, tôi nhìn bức thư một lần nữa. Thật kỳ lạ! Nhưng có thể tôi là người còn sống duy nhất đã nghe tất cả câu chuyện kể lại bởi chính bà ấy. Chắc chắn báo chí không cho bà ấy có được dịp kể lại tất cả sự việc. Họ quá mải mê viết những bài giật gân về sự khủng khiếp bà ấy đã gây ra. Quả thật, đó là một chuyện khủng khiếp. Tôi không bao giờ chối bỏ điều đó. Tôi cũng không tha thứ việc bà ấy đã làm. Nhưng định mệnh đã đưa vào tay tôi trọn vẹn tấn bi kịch mà không ai có được. Vì thế, tôi luôn luôn nghĩ khác về Mariam Winters. Mariam ngừng lại để lau mồ hôi trên trán nàng. Chỉ còn hai cái áo sơ mi chưa ủi. Harry sẽ về nhà tối nay và hắn sẽ hỏi chúng trước tiên. Hắn ta có rất nhiều áo sơ mi đủ để thay trong một tháng xa nhà trong khi ở nhà hắn cũng còn ngần ấy áo cho Mariam giặt ủi. Một người bán hàng phải ăn mặc chải chuôt, Harry luôn nói thế. Mà hình như hắn thay áo nhiều hơn cần thiết. Sau lần sai làm ngớ ngẩn đầu tiên, nàng không bao giờ nhắc lại chuyện đó khi thấy vết son môi, vết phấn vấy bẩn trên áo hắn. Nàng nhìn đồng hồ phía trên lavabo một cách sợ hãi. Tại sao nàng phải để đến giờ chót? Ồ, vì tháng này nhiều chuyện quá. Bobby ốm rồi đến lượt nàng, nàng bị chứng nhức đầu ghê gớm hành hạ liên miên. Từ khi Harry đánh nàng té vào bếp thì nàng bị chứng nhức đầu đó và một thứ cảm giác kỳ lạ chiếm ngự trí não nàng luôn luôn. Nàng đặt bàn ủi xuống, lấy tay day day trán. Nàng không sợ nhức đầu lắm nhưng cái cảm giác kỳ cục kia… Nàng tự hỏi không biết có phải mình bị mất trí nhớ từng lúc hay không. Nàng mong rằng chuyện đó không có. Bobby tuy còn bé nhưng đã có thể tự lo cho mình ăn uống, tắm rửa… nhưng nó sẽ làm gì được một khi mẹ nó bị mất trí nhớ một ngày nào đó? May thay, nàng vừa ủi xong cái áo cuối cùng thì xe hơi của Harry lái vào bãi cỏ sau nhà. Hắn tông cửa bước vào. Hắn lớn hơn Mariam hai mươi tuổi, to con. Hắn đặt túi hành lý xuống đất không đáp lại lời chào "…Hello!" run rẩy của Mariam. Hắn quay ra rồi trở vào với hai túi giấy mà hắn cẩn thận đặt trên bàn làm bếp. Tim Mariam chùng xuống. Thế có nghĩa là hắn không vui rồi. Nàng luôn luôn biết điều đó bởi những chai rượu hắn đem về để uống trong vài ngày nghỉ ngắn ngủi ở nhà trước khi lên đường. - Em chuẩn bị bữa ăn cho anh rồi đấy! Vừa nói, Mariam vừa chỉ tay vào bếp. Đang lúi húi mở những nắp chai rượu, Harry dừng lại liếc nhìn nàng rồi lại cắm cúi vào những chai rượu. - Áo của tôi xong chưa? - Vâng… xong cả rồi… tất cả. Anh ngồi vào bàn đi, em dọn cho anh ăn. Hắn lầm bầm trong miệng rồi ngồi vào bàn. Hai giờ sau, hắn đã say mèm. Hắn không cho nàng đi ngủ. Tuy nàng tránh được những cái vồ của hắn trong cơn say bí tỉ nhưng sau cùng hắn cũng dồn được nàng vào góc nhà. Hơi thở hắn nồng nặc mùi rượu. Bàn tay hắn lần mò trên thân thể nàng khiến nàng buồn nôn.
- - Đừng… đừng… Harry… Giọng nàng vô tình cất cao trong hơi thở gấp. Có những bàn tay khác chụp lấy tay nàng. Đó là Bobby. Giật mình vì tiếng kêu của nàng, nó vừa khóc vừa chạy vào bếp. - Mẹ ơi! Mẹ ơi! Nó la lên, cố kéo nàng thoát khỏi tay gã đàn ông đang say. Mariam nuốt nước mắt, cố gắng nói bằng giọng ôn hòa: - Con phải trở lại phòng và ngủ đi. Bobby… nào… để mẹ đưa con đi ngủ… Nhưng Harry ôm chặt nàng: - Cô không được đi đâu cả… dẹp cái trò làm mẹ bẩn thỉu đó đi một lát đã… khi một người đàn ông đi xa về thì hắn cần giải trí… giải trí kiểu vợ chồng… Hắn quay sang đứa bé. Nó vẫn bám chặt mẹ nó. - Cút ngay! Đồ khốn nạn! Đi ngủ! Nhưng thằng bé khốn khổ không nghe hắn. Nhanh như chớp, hắn vung bàn tay hộ pháp. Thân hình thằng bé hình như bay trong không khí. Đúng, nó bay trong không khí trước khi nằm một đống dưới lavabo. Một vét tét ngay trên trán thằng bé, máu xịt ra có vòi rồi tuôn ra xối xả thành dòng đầy mặt nó. Miệng nó mấp máy nhưng không phát ra tiếng nào. Ngay cả Harry cũng bàng hoàng trước cảnh tượng đó. Hắn không ngăn cản Mariam khi nàng vùng khỏi tay hắn cùng với tiếng thét hãi hùng. Thằng bé vẫn thở. Tiếng khóc thảm thiết của nó hòa lẫn tiếng khóc đau lòng của mẹ nó. Nàng ôm nó vào lòng, dỗ dành. Nàng thấm mặt nó bằng một cái khăn ướt. Chẳng hi vọng gì ở sự giúp đỡ bên ngoài vào lúc nguy cấp này vì nhà không có điện thoại mà Harry thì quá say không thể lái xe được. Căn nhà lại ở một nơi biệt lập, nằm ngay rìa một cánh đồng cỏ. Bên kia cánh đồng cỏ là một khu rừng nhỏ. Người láng giềng gần nhất thì ở cách đây hai cây số. Sau cùng, tạ ơn Trời, dòng máu yếu dần rồi ngừng hẳn. Mariam nhẹ nhàng lau sạch máu trên mặt con trai nàng. Vết tét khá dài và nàng kinh hoàng khi thấy vết đứt gần sát bên một con mắt. Sáng mai nàng sẽ mời bác sĩ, còn bây giờ thì cho nó đi ngủ có lẽ là giải pháp hay nhất. Nàng bế thằng bé lên, đi ngang qua Harry. Hắn đã ngồi lại bàn, uống tiếp. Nàng băng cho nó vụng về rồi đặt thằng bé vẫn còn thút thít khóc lên giường. Nó không cho nàng đi nên nàng ngồi lại với nó cho đến khi tiếng nức nở lịm dần và thằng bé mau chóng rơi vào giấc ngủ say. Nàng nhẹ nhàng trở lại nhà bếp. Đầu hắn gối trên hai cánh tay khoanh lại đặt trên bàn. Mariam lay hắn, hắn không nhúc nhích. Nàng đến bên bàn để dao, mở ngăn kéo, chọn một con dao lớn nhất, sắc nhất. Đóng ngăn kéo lại, nàng đến cạnh chống. Giơ cao con dao, cân nhắc, đắn đo… đâm hay chém? Cách nào hay nhất đây? Thật kỳ lạ! Vận mạng nàng trên cõi đời này cho đến giờ phút này là của người đàn ông đang gục trên bàn. Nàng đã lầm lỡ với hắn. Nàng ghét hắn nhưng không biết làm thế nào để thoát
- khỏi tay hắn. Đó là nguyên nhân của một cái gì đó lạ lùng thình lình xui khiến nàng cho nàng biết nên làm cái gì. Nàng không kinh ngạc chút nào về sự quả quyết của mình, nàng cũng không muốn hỏi ý kiến ai. Harry phải chết, vậy thôi. Nàng biết chắc thế. Cái gì trong tay nàng vậy? Một đoạn văn lạ lùng từ thuở thơ ấu ở trương học "Bạn đừng giết người nhé!" Phải chăng đó là sự nhận thức về cái khó là làm thế nào để thủ tiêu xác chết? Có lẽ. Nhưng đúng hơn, có thể đó là ý nghĩ thình lình xẹt qua trong trí nàng, ý nghĩ rằng chính nàng đứng trước vành móng ngựa và Bobby cô đơn. Những kẻ sát nhân luôn luôn bị bắt mà! Nàng chẳng có kế hoạch gì để che giấu "tội ác" của nàng. Nàng cũng chẳng có chút hi vọng nào là nàng sẽ qua mặt được nhà chức trách, nếu nàng giết người. Nàng không có được sự khôn ngoan đó, vậy thôi. Chậm chạp, nàng hạ con dao xuống. Có lẽ nàng không thể giết Harry, nhưng hắn phải bị kiềm chế bằng cách nào đó chứ. Những gì vừa xảy ra tối nay… Mariam rùng mình khi nhớ lại khuôn mặt máu me của con. Không, con thú man rợ phải bị giết hay nhốt lại… Nhốt lại? Nàng suy nghĩ trong một thoáng. Phải rồi. Đó là câu trả lời. Căn nhà có những khoảnh đất rộng có hàng rào Harry đã mua gần một năm nay của những người chăn nuôi. Thật sự, họ là những người nuôi chó. Trong hầm ngầm dưới lòng đất họ đã xây một khoảng đất để tránh những cơn lốc mạnh. Chỗ đó hình vuông, mỗi cạnh gần ba mét, có rào chắn phía trên. Cái "chuồng" này cũng dùng cho việc sinh sản của những con chó cái. Harry mà ở trong cái "chuồng" đó thì hắn không bao giờ có thể hành hạ mẹ con nàng nữa. Nàng nhìn đam đăm Harry. Có lẽ nàng sẽ vô cùng ngạc nhiên khi nghĩ rằng nàng có thể kéo được thân xác nặng nề của hắn ra khỏi nhà bép này, xuống hầm, đưa vào chuống. Nhưng giờ đây, nàng chỉ nghĩ rằng nàng phải làm việc đó. Harry khẽ cựa mình một hai lần trong "cuộc hành trình gian khổ" đó. Tuy thế, hắn không tỉnh lại nổi trong cơn say chết người này của hắn. Khi đưa được người chồng say mèm vào trong cái chuồng đó, người nàng ướt đẫm mồ hôi. Trong chuồng có một tấm ván lát sàn, nên sàn chuồng cao hơn sàn nhà vài phân. Rõ ràng đã có những con chó ở đây. Mariam lên lầu lấy hai cái mền rồi trở xuống ném chúng trên sàn gỗ. Nàng đóng cửa chuồng lại. Có một ổ khóa lốn móc ở then cửa. Nàng bấm ổ khóa. Nàng không có chìa của nó mà cũng chẳng cần vì nàng không định mở nó ra nữa, mãi mãi… Vài ngày đầu sẽ là những ngày ồn ào ghê gớm, dĩ nhiên. May mắn là căn nhà quá biệt lập nên tiếng gào thét phẫn nộ của Harry sẽ không ai nghe, Mariam đưa Bobby đến bác sĩ sáng hôm sau. Người bác sĩ kinh ngạc hỏi tại sao nàng không đưa nó đến ngay sau khi vừa xảy ra chuyện. Ông ta còn hỏi tại sao nó bị như thế. - Nó té, đầu đập vào ống nước dưới lavabo tối qua. Tôi không thể bế nó đi bộ đến đây giữa đêm khuya. Chồng tôi vắng nhà. Mariam nói dối, tin rằng Bobby sẽ không bác bỏ câu chuyện của nàng. Thằng bé không nói gì. Nó là một đứa bé ngoan ngoãn, điềm tĩnh, có vẻ lớn trước tuổi. Khi hai người trở về nhà, họ nghe tiếng hét cảu Harry trong cơn giận cuồng điên. Bobby nép sát vào mẹ nó. Mariam ngồi xuống một cái ghế gần cửa sổ rồi bế nó lên lòng. - Nghe đây con trai, chẳng có gì phải sợ hãi tiếng hét đó… nó chỉ là… Nàng ngưng một chút,
- một ý nghĩ chợt nảy trong đầu. - Con có nhớ những chuyện cổ tích mẹ con mình đọc tối hôm kia không? - Nhớ… - Con có nhớ chàng hoàng tử bị biến thành con ếch không? - Nhớ… - Tốt, cha con cũng thế. Ông ấy bị biến thành một con gấu, một con gấu to xấu xí. Mẹ cho rằng đó là vì ăn ở ác độc nên bị trừng phạt. Bây giờ ông ấy đang ở dưới hầm nên ông ấy không thể làm hại mẹ con mình nữa. Mắt Bobby tròn xoe. Một tiếng thét ghê hồn từ dưới hầm vọng lên ngay lúc đó làm thằng bé run rẩy. Nó lắp bắp. - Ông ấy… ông ấy… không thể ra… - Không - Mariam đáp, giọng tin chắc - Chắc chắn không thể ra được, chỉ vài ngày thôi, ông ấy sẽ không la hét nữa. Nàng đặt thằng bé xuống đất và đứng dậy. Nàng nói: - Này Bobby, con không được kể cho BẤT CỨ AI về những chuyện này nghe chưa? Nếu con kể, họ sẽ thả ông ấy ra đấy. Mắt thằng bé mở to, chứa đầy sự khủng khiếp. Mariam vuốt lại quần áo, vẻ mãn nguyện. Vậy là thằng bé sẽ không bao giờ kể cho ai. Ba hôm sau, Mariam mới xuống đó. Hắn đang nằm. Hắn có vẻ kiệt sức lực sau ba ngày la hét, đói khát. Thế nhưng vừa trông thấy nàng, hắn chồm lên. Những ngón tay run rẩy bấu lấy tấm lưới sắt chắc chắn của cái chuồng. Mariam dừng lại vài bước trước cái chuồng, đặt xuống đất một cái dĩa, một tô sữa. Nàng lấy một cái chổi gần đấy, đẩy dĩa thức ăn và tô sữa vào trong buồng. Harry liếm nôi: - Tốt, tốt… thế nào… chuyện này là thế nào đây? Nàng không trả lời, tiếp tục đẩy những thứ đó vào chuồng. Giọng Harry vang lên dễ sợ: - Đồ khốn nạn! Mariam! Thả tao ra! Mariam, mày có nghe tao nói không? Giọng hắn trở nên lưỡng lự ở những chữ sau cùng. Thái độ thản nhiên của nàng khiến hắn lo lắng. Có phải đấy là người đàn bà hắn đã từng ngược đãi, vùi dập không? Có phải đấy là người đàn bà trước đây vẫn ngoan ngoãn phục tùng hắn không? Hắn thử lần nữa: - Nghe đây, Mariam… anh cho phép em được ăn thịt bò đấy… à, anh quá say lúc đó nhưng em không thể nhốt anh mãi mãi như vậy, phải không? Bấy giờ nàng mới trả lời hắn. Nàng đứng thẳng lên. Đôi mắt xanh biếc của nàng nhìn thẳng vào mắt hắn mà không hề run rẩy. - Vâng.
- Hắn kinh ngạc: - Cái… cái gì? Nàng lặp lại: - Vâng, em có thể nhốt anh ở đây mãi mãi. Em có thể và em phải làm thế. Nàng chỉ những thức ăn trên sàn. - Anh ăn đi, tối mai em sẽ đem cho anh nhiều hơn. Nàng quay đi, trở lên nhà. Hắn sững sờ một lúc rồi la lên, không phải là tiếng kêu thét giận dữ cuồng điên nữa. - Người ta sẽ biết! Cô không hiểu điều đó sao? Đồ ngu! Cô không thể thoát được! Cô sẽ bị bắt! Thiếu phụ tiếp tục bước lên những bậc thang như thể không nghe thấy gì. Đến đầu cầu thang, nàng tắt đèn, ngọn đèn duy nhất của căn hầm. Cẩn thận, lặng lẽ, nàng đóng cửa lại. Mỗi tối nàng đều đem thức ăn cho hắn. Ít khi nàng nói trước, mặc cho tiếng hét điên cuồng của hắn, tiếng chửi rủa man dại của hắn vang vọng khắp tầng hầm, nàng không nói một lời nào. Khi mùi hôi thối trong chuồng không chịu nổi nữa thì nàng làm như những người chủ trước vẫn làm. Nàng nối một ống cao su vào vòi của thùng rượu bỏ không gần đó, xịt nước vào sàn chuồng. Nước và những thứ bẩn thỉu trôi ra một cái rãnh nhỏ ngay cửa chuồng, trôi tiếp ra ống dẫn xuống cống. Nàng giữ vệ sinh cho cái chuồng bằng cách thỉnh thoảng rắc bột tẩy thơm. Nhiều lần trong tuần, nàng đẩy vào cho hắn một chậu nước và xà bông để hắn tắm rửa. Nhiều tuần trôi qua, Harry bớt chửi rủa, đe dọa. Hắn nghĩ những mẹo khác. Hắn nói với nàng đây chỉ là vấn đề thời gian. Công ty của hắn sẽ biết. Hơn nữa, nàng có thể nhốt hắn như vậy mãi ư? Làm sao nàng sống? Nàng kiếm tiền bằng cách nào? Những câu hỏi của hắn không làm nàng lo lắng. Vậy có nghĩa là nàng đã nghĩ đến những vấn đề ấy rồi. Thật vậy, Mariam đã điện thoại cho công ty của Harry. Nàng xin lỗi họ là chồng nàng đã nhận được việc khác và mong họ bỏ lỗi vì nghỉ không báo trước. Harry không phải là nhân viên giỏi giang gì cho lắm nên họ chẳng cần. Họ yêu cầu hắn gởi trả cho công ty những mẫu hàng và sổ ghi hàng, họ chúc hắn may mắn. Mariam gói những thứ đó qua bưu điện. Thế là, cả cái công ty nọ, nơi mà gã đàn ông đang trong chuồng hi vọng là sẽ làm rùm beng về sự biến mất của hắn đã lặng lẽ cho hắn vào quên lãng. Những tuần lễ sau khi giam Harry trong chuồng là những ngày nhàn hạ của hai mẹ con Mariam. Họ thường đến những khu vườn gần đó để hai dâu rừng. Chưa bao giờ Mariam lại hạnh phúc như thế. Tuổi thơ của nàng là một chuỗi ngày dài của những thống khổ tiếp nối. Cuộc hôn nhân của nàng với Harry mà nàng cho là sự giải thoát chỉ là sự chuyển đổi nàng sang tay một con quái vật mới, ghê gớm hơn cha nàng. Giờ đây, nàng đã tự do, lần đầu tiên trong đời, nàng được hưởng tự do. Giờ đây, chứng nhức đầ lẫn cảm giác kỳ lạ đó đã bớt hành hạ nàng. Vào mùa thu này, Bobby sẽ đi học và nàng sẽ tính chuyện tương lai. Những lời Harry nói về khả năng xoay sở để kiếm sống của nàng, nàng vẫn nhớ. Nhưng hiện giờ, với số tiền đã dành dụm được, nàng chẳng lo lắng gì cho đến mùa thu.
- Mùa thu đến, nàng cũng chẳng phải lo lắng gì vì mọi sự tốt đẹp đã chờ đợi nàng. Bà Jenkins, người quản lý tư viện của tỉnh qua đời. Vốn là người yêu sách, nàng xin nhận việc đó. Cũng có vài người xin làm và Mariam tuy là dân mới đến nhưng lại là người duyên dáng, đáng yêu, tính tình trầm lặng, ngăn nắp, có đầu óc khoa học… Trong đơn xin việc, nàng cho biết bị chồng bỏ, có lẽ vì lý do đó, vì thương hại nàng, họ chọn nàng. Lương của nàng cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng ước muốn của nàng cũng không nhiều: chỉ đủ để nuôi Bobby, nàng và "con gấu" kia. Sự tưởng tượng của nàng bỗng hóa thành sự thật. Vì Harry đã biến dạng gần như gấu. Nhiều lần, khó khăn lắm nàng mới nhận ra sinh vật râu tóc xồm xoàm trong chuồng là chồng nàng. Hắn thật sự là một con gấu cho ăn vào ban đêm, ban ngày bị bỏ mặc ở đó. Nhưng nếu cứ bỏ mặc hắn như thế trong những tháng mùa đông thì thật không ổn vì hắn đã thay đổi nhiều. Hắn thường nắm những mắt lưới cửa chuồng lắc dữ dội, thường khua những cái dĩa sắt ầm ĩ, thường kêu gào ghê rợn. Một đêm nọ, khi đem đồ ăn xuống cho hắn, nàng thấy hắn đang bám lấy những mắt lưới, run rẩy. Hắn nhìn nàng. Một giọt nước mắt lăn trên má hắn, đọng trên bộ râu gớm ghiếc của hắn. Rồi những giọt nước mắt nối tiếp nhau rơi. Con gấu đang khóc! - Mariam! Mariam! Nó nức nở. Thật lạ lùng! Gấu mà biết tên nàng! Ngay sau đó nàng nhớ đó là Harry trong lốt gấu. - Mariam… làm ơn… làm ơn thả anh ra… anh đã hiểu anh đối xử không phải với em… anh hứa anh sẽ ra đi… không bao giờ làm em buồn nữa… thả anh ra đi… Mắt Mariam long lanh ngấn lệ. Nàng là người đa cảm. Trong nàng dấy lên một niềm thương cảm vô bờ đối với sinh vật trong chuồng. Thật khẽ khàng, nàng đặt những dĩa thức ăn xuống sàn. - Em xin lỗi. Nàng nói nhẹ nhàng trước khi trở lên. Đêm đó, nàng không ngủ được. Nàng thấy cuộc đời nàng, thế giới nàng đang sống mới buồn làm sao! Nàng thương con gấu khốn khổ đó quá. Phải chi nàng làm được cái gì đó để xoa dịu nó, nhưng làm gì bây giờ? Rất nhiều lần sau này, nàng đã nghĩ đến điều đó mỗi khi thấy thương xót con gấu, nhưng nàng vẫn không biết làm sao… Bobby đã lớn. Nó hiểu mà không cần hỏi, rằng nó không bao giờ được đưa bạn về nhà. Nếu làm thế, chẳng bao lâu bạn bè nó sẽ biết và người trong tỉnh sẽ hiểu rằng người quản lý thư viện duyên dáng kia cùng với đứa con trai đang sống một cuộc sống quái đản, khi đó chẳng ai dám gần gũi nữa. Chắc chắc sự tin tưởng về câu chuyện người cha hóa gấu sẽ chẳng tồn tại lâu trong đầu Bobby nữa. Phải có một ngày nó tò mò, nó sẽ nhìn vào nắp hầm trên mặt đất ngoài vườn. Khi còn bé, nó có thể bị đánh lừa bởi hình dạng dị hợm đó, cứ nghĩ chắc đó là một con gấu thật. Ngay cả mẹ nó cũng nghĩ thế mà! Nhưng khi đã lớn, đã biết nghĩ, nó sẽ hiểu hết. Nó sẽ làm gì? Báo cảnh sát? Để có lại người cha mà nó chỉ nhớ mơ hồ là một người nhẫn tâm, tàn ác? Khi đó, mẹ nó sẽ ra sao? Đi tù… hay vào nhà thương điên? Không, không! Nó không biết cái gì trong hầm. Không thể và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí ẩn những con tàu ma (phần 2)
3 p | 264 | 68
-
1,2,3 những cái chết bí ẩn
159 p | 162 | 53
-
Một, Hai, Ba Những Cái Chết Bí Ẩn
143 p | 128 | 39
-
Bị thiêu sống - Phần 4
6 p | 116 | 20
-
Bí ẩn những vụ tự sát tập thể của loài vật
3 p | 263 | 15
-
Truyện ngắn Dặm xanh: Phần 2
250 p | 64 | 11
-
Bí Ẩn Lời Nguyền
5 p | 101 | 8
-
vụ án trường oxford: phần 1 - nxb văn hóa sài gòn
77 p | 52 | 5
-
Cái chết của con Mực
8 p | 110 | 5
-
Những bí ẩn khó giải thích ở Thung lũng Chết
8 p | 71 | 4
-
Những câu chuyện ma "dựng tóc gáy" ở Mỹ
4 p | 82 | 4
-
Em cứ đi....Anh sẽ đợi
8 p | 62 | 3
-
Một Cái Chết Dịu Dàng
8 p | 65 | 3
-
Cái Hạt
22 p | 67 | 2
-
Đoán Án Kỳ Quan - Chương 2 (C)
13 p | 70 | 2
-
Bí ẩn thung lũng Chết
8 p | 81 | 2
-
Truyện Đoán Án Kỳ Quan - Chương 16
17 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn