intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cái chết của cây tuyết tùng

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

91
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Tôi là Tùng. Năm nay tôi mười bốn tuổi. Tôi sống cùng với ba, mẹ, bà nội, anh trai trong một căn biệt thự nằm ở ngoài rìa thành phố, bên mé trái sân nhà có một cây tuyết tùng đã lâu năm. Có một người giúp việc theo giờ ghé qua nhà hàng ngày. Cuộc sống của gia đình tôi khá lặng lẽ. Tôi có một căn phòng riêng. À, và một con chó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cái chết của cây tuyết tùng

  1. Cái chết của cây tuyết tùng TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THIÊN NGÂN 1. Tôi là Tùng. Năm nay tôi mười bốn tuổi. Tôi sống cùng với ba, mẹ, bà nội, anh trai trong một căn biệt thự nằm ở ngoài rìa thành phố, bên mé trái sân nhà có một cây tuyết tùng đã lâu năm. Có một người giúp việc theo giờ ghé qua nhà hàng ngày. Cuộc sống của gia đình tôi khá lặng lẽ. Tôi có một căn phòng riêng. À, và một con chó. 2. Thông là anh trai của tôi. Anh ấy hơn tôi năm tuổi. Mọi người nói tôi và Thông trông không giống hai anh em. Thông đen, còn tôi trắng. Mắt Thông nhỏ, màu đen láy, còn mắt tôi to và nâu nhạt. Anh ấy dữ tợn, còn tôi hay hoảng sợ. Mỗi lần nghe người khác nhận xét như vậy, Thông cười gằn. Ước gì điều đó là thật, anh nói, ước gì tôi và nó không phải là hai anh em! Nhưng tôi với Thông vẫn là hai anh em. Ba tôi nói như vậy. Không có bất cứ điều gì thay đổi được điều đó. Học hết lớp mười hai, Thông bỏ học đi bụi đời. Từ đó thỉnh thoảng anh mới ghé về nhà. Tôi phải thừa nhận rằng điều này làm tôi dễ chịu hơn. Từ ngày Thông đi, tôi tránh được những cơn thịnh nộ và những trận đòn đau vô cớ.
  2. Thông từng thường đóng cửa phòng, nhét khăn vào miệng tôi và đánh để tôi đừng kêu lên. Đôi khi tôi mong Thông chết đi, chết thật đau đớn. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy thương hại anh. 3. Ba tôi là người đàn ông hiền lành nhất thế gian. Ông ít nói và có đôi mắt biết cười. Có những ngày tôi không nghe ba tôi nói câu nào. Hầu như từ sáng sớm đến tối mịt, ba chỉ ở ngoài vườn. Bộ quần áo cáu bẩn. Đôi găng tay sợi thổng lỗ, bê bết đất và mồ hôi. Đôi ủng đen. Chiếc kéo tỉa cành. Đó là những thứ gần gũi với ba tôi nhất. Ông say sưa với những cây tùng bonsai. Ông chăm chúng lớn, rồi chiết ra thành nhiều chậu nhỏ, và cứ thế, thành nhiều chậu nhỏ nữa. Số cây tùng tí hon trong vườn nhà tôi nhiều lên theo năm tháng. Đôi khi tôi nghĩ trên đời này nếu không có những cây tùng, hẳn ba tôi sẽ cô độc lắm. Chúng là cuộc sống, là bạn thân, là chỗ bám víu của ông. Một năm có vài ba bận, ông rửa tay, ngồi vào cây đàn piano, chơi vài bản nhạc vui. Từ khi có trí khôn, tôi đã thấy ba tôi và bộ quần áo lấm lem không ăn nhập gì với cây đàn. Một người nông dân ngồi bên một nhạc cụ quý tộc là điều bất hợp lý. Nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi nhìn khuôn mặt của ba tôi lúc đó. Ông mỉm cười một mình, những ngón tay thô sần thường ngày chỉ quen với đất cát, đá sỏi, kéo rựa… của ông như vừa được nhúng vào một thứ nước phép. Chúng chạy tung tăng trên dãy phím đen trắng, kết thành một chuỗi giai điệu rực rỡ, thoát bay. Nhưng những lần như thế hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay, bởi thế nào sau hôm đó trong gia đình cũng xảy ra một trận kịch chiến. 4. Thực sự mà nói, tôi không thích mẹ tôi dù mẹ rất đẹp. Mẹ tôi đẹp hơn cả bức tranh thanh thoát nhất vẽ Đức bà Maria. Thông đã hai mươi tuổi mà tóc mẹ vẫn mướt dài, da mẹ
  3. trắng muốt và đôi môi vẫn đỏ nồng nàn. Tóc và mắt mẹ màu nâu nhạt. Bà mang một nửa dòng máu Pháp. Tôi còn giống mẹ ở đôi mắt màu nâu. Còn Thông, tưởng như anh không phải là con của mẹ. Thông đau đớn vì điều này. Nên anh ghét mẹ. Mẹ hầu như không bao giờ ra khỏi nhà. Mẹ mắc một chứng bệnh lạ: da bà sẽ bị bỏng nếu bà gặp ánh sáng mặt trời. Đó là nỗi đau đớn nhất cuộc đời này. Người ta sống để làm gì nếu không được đứng giữa mặt trời mùa hè chói lọi. Mẹ cũng ít nói như ba tôi. Nhưng không ít lần tôi thấy bà la thét cuồng loạn, nhất là những đêm ba tôi chơi đàn. Bà thét những gì tôi không nghe rõ. Một tràng âm thanh the thé, đau đớn. Những lúc đó, ba tôi bảo tôi về phòng. Tôi cũng không cố nghe. Mẹ làm tôi cảm thấy rất bất an. 5. Tôi cũng không ưa gì bà nội tôi. Đó là một bà già mang dòng dõi vương triều Huế đầy khắc nghiệt. Ông cố, cha của bà là một thân vương trong triều đình ngày trước. Dòng máu vương giả chảy trong huyết quản bà, sự độc đoán chi phối đầu óc bà. Ở tuổi bảy mươi hai, bà vẫn là người quyết định mọi chuyện trong gia đình. Mọi người trong nhà sợ bà răm rắp. Tôi vẫn còn nhớ một cảnh tượng năm tôi năm hay sáu tuổi. Bà bẻ cành dương liễu quất túi bụi vào ba tôi trước mặt mọi người trong nhà, khiến mặt mũi ông bật máu. Vậy mà ba tôi không dám tránh, chỉ biết cúi đầu xin me tha tội. Bà ghét Thông, nhưng dễ chịu với tôi hơn. Dù sao thì điều đó vẫn không làm vơi đi nỗi kinh sợ của tôi đối với bà. Tôi tránh né bà, càng xa càng tốt. 6. Tôi có một con chó Nhật màu đen tuyền tên là Láo , lông nó dài và mềm.
  4. Con Láo thật là một thảm họa. Nó cắn bất kì ai gần nó nhất mỗi khi được tháo xích. Thế nên nó chẳng bao giờ được tháo xích cả. Ngày ngày nó nằm yên, nhìn mọi người một cách căm hận từ cái nhà gỗ dưới tán lựu do ba tôi đóng cho nó. Tôi thường ngồi trò chuyện hàng giờ với con Láo. Không hiểu sao dù nó láo, nhưng tôi vẫn thấy ở nó một sự thâm trầm, kiêu bạc; còn sự đáng yêu xoăn xuýt thường tình của bọn chó chẳng qua chỉ là biểu hiện của lòng trung thành nhất thời từ một kẻ vô tâm. Ba tôi khuyến khích điều đó. Ông nói không phải con chó nào cũng tự dưng hay cắn người. Có lẽ nó đã gặp một chuyện không vui nào đó trong quá khứ. Tôi tưởng chừng như ông đang khuyên tôi về cách hành xử với mẹ, Thông, hay bà nội. 7. Cây tuyết tùng luôn đứng điềm tĩnh góc sân. Tôi không tưởng tượng nổi sẽ ra sao nếu không có nó như một thành phần của ngôi nhà. Bởi như thế, trong ngôi nhà im tiếng này còn giềng mối nào có thể được tin là vững chãi, chẳng thể đổi thay? 8. Trong căn nhà đang xảy ra một điều gì đó kì quặc. Chính xác là mỗi khi Thông trở về, căn nhà đột nhiên trở nên kì quặc. Ban đêm tôi nghe thấy tiếng bước chân lướt đi trên hành lang gỗ. Nhưng khi tôi hé cửa nhìn ra, không hề thấy một bóng người. Tôi nghe những tiếng rên rỉ đứt quãng giữa đêm khuya phát ra từ phòng của Thông. Nhưng tôi không dám lại gần. Nếu Thông biết, anh sẽ giết tôi. Thật đấy, anh dám sẽ giết tôi lắm. Đến gần sáng, trong những giấc mơ chập chờn, tôi nghe tiếng cửa phòng tôi khẽ mở. Tôi biết có ai đó đang nhìn mình, nhưng lúc đó không thể nào mở mắt.
  5. Cho đến khi cánh cửa đóng lại. Sáng hôm sau, Thông biến mất khi tôi còn chưa ra khỏi giường. 9. Người ta thì thầm sau lưng tôi rằng tôi là một thằng bé hơi đần. Từ nhỏ đã như thế. Bà nội tôi rất ghét điều này. Bà sẽ dành tặng những lời cay độc nhất cho những ai đề cập chuyện này trước mặt bà. Đó là một trong những biểu hiện chứng tỏ bà nội yêu quý tôi. Nếu có ai chê bai Thông, bà sẽ góp lời một cách hào hứng nhất, tất nhiên, trong chừng mực cho phép của một bà già dòng dõi quý tộc. Ba tôi thì điềm đạm phản bác. “Không, Tùng bình thường. Chỉ là thằng bé không thích nói nhiều, vậy thôi.” Còn mẹ tôi, hầu như bà không quan tâm đến điều này lắm. 10. Tôi rất thích học tiếng Anh, môn ngoại khóa đã theo đuổi từ hồi lớp tám. Ngoài giờ học, hầu như tôi chỉ ra khỏi nhà khi đến lớp của thầy Larry. Lớp học ngay trong nhà thầy, nằm trên ngọn đồi gần nhà. Thầy đến sống ở Đà Lạt từ bốn năm nay và bảo không có ý định sẽ rời đi đâu, cho đến chết. Đó là một người đàn ông Mỹ còn rất trẻ, chỉ khoảng ba mươi, có mái tóc xoăn nâu và khuôn mặt dễ có cảm tình. Thật không hợp với một cuộc sống lặng lẽ như vậy. Mỗi tuần thầy dạy mười lăm tiếng, còn lại dành thời gian đọc sách và vẽ tranh. Nhà thầy có rất nhiều sách hay. Thầy Larry có vẻ quý tôi, so với các bạn cùng học. Có thể vì tôi trẻ nhất trong những học viên của thầy, và học hành chăm chú nhất. Thi thoảng thầy cho tôi mượn sách tiếng Anh về nhà đọc, chỉ với điều kiện duy nhất là sau đó, tôi viết cho thầy một bài essay nhỏ về cuốn sách vừa đọc xong. Nhờ vậy vốn từ của tôi khá lên thấy rõ.
  6. Thầy Larry – theo một cách nào đó - là thần tượng của tôi, dù thầy hơi khó gần. Đó cũng là mối quan hệ thân thiết duy nhất của tôi ngoài xã hội, dù trong trường hợp này, dùng từ “thân thiết” có vẻ hơi buồn cười. 11. Tiếng rên rỉ đứt quãng vẫn xuất hiện trong căn nhà mỗi khi Thông về. Nó ám ảnh tôi hằng đêm. Tôi cho rằng Thông bị một chứng điên hay gì đó. Hoặc anh đã sống như thế nào, để mà ban đêm toàn gặp thấy những cơn ác mộng. Một đêm nọ, tôi nín thở dò dẫm từng bước trên hành lang. Mắt tôi như dán vào quầng ánh sáng mớ hắt ra từ phòng Thông. Có lẽ đó là một quầng trăng thoát vào từ ô cửa sổ không kịp đóng. Gỗ dưới chân tôi lạnh ngắt, và tiếng rên cứ ám ảnh bên tai. Tôi ghé mắt nhìn vào ô cửa. Quai hàm tôi đột nhiên tê cứng, chân tôi nặng trĩu không thể nhúc nhích nổi. Thông đang nằm ngửa trên giường, hai chân cong lên, nhấp nhô như muốn ghì nát mặt đệm. Anh ngửa cổ lên trời kêu rên, giọt trăng phơi bày khuôn mặt đầm đìa mồ hôi. Chuyển động của Thông là sóng cuồng trong đêm. Và mẹ tôi đang ngụp lặn trong dòng sóng đó. 12. Tôi không nhớ mình đã đến nhà thầy Larry bằng cách nào. Nhưng khi thầy ra mở cửa thì thôi dường như kiệt sức. Tôi khụy xuống bậu cửa. Em sao vậy? Thầy vừa lo lắng hỏi vừa xốc tôi đến ngả mình lên ghế sô pha. Tay chân tôi đã rét cóng. Tôi ra khỏi nhà với bộ đồ ngủ trong đêm mùa đông ở xứ cao nguyên này. Thầy Larry đưa tôi một ly gì đó nóng, tôi chẳng nhớ, nhưng tôi bíu lấy nó và uống nhiều ngụm một cách cuống quýt để tránh cho mình những lời giải thích phải có. Tôi không
  7. biết tại sao mình lại đến đây, nhưng đây là nơi duy nhất mà tôi có thể đi, nếu buộc phải ra khỏi nhà trong hoàn cảnh như vầy. Từ từ thôi, bỏng bây giờ. Thầy Larry mặc pijama màu trắng, mặt đã tan vẻ ngái ngủ. Giờ thầy ngồi đối diện và nhìn tôi chăm chú. Em... Tôi mở miệng định nói, nhưng không biết phải nói gì. Không cần phải nói đâu. Uống đi rồi đi nghỉ. Thầy sẽ đi lấy quần áo cho em thay. Thầy Larry đứng dậy, đi vào phòng ngủ. Tôi thay bộ quần áo của thầy Larry, nhìn thân thể còm nhom của mình bơi trong bộ đồ quá khổ phản chiếu qua chiếc gương trong phòng tắm đã mờ đi vì hơi nước nóng. 13. Đêm đó, giấc mơ ướt át lần đầu tiên đến với tôi, thằng nhóc còm nhom chưa tròn mười sáu tuổi. Tôi mơ thấy cảnh tượng y nguyên như lúc lén nhìn vào phòng Thông tối hôm trước, nhưng người con gái mảnh mai cưỡi lên tôi, tuyệt nhiên tôi không nhớ mặt. Tôi thức dậy, việc đầu tiên là vội vã giật một túm khăn giấy chùm lấy chùi để trên mặt đệm sô-pha đã vấy bẩn. Chiếc quần khaki màu vàng chanh của thầy Larry cho tôi mượn dính vào đùi, mang lại cảm giác thô cứng, nhớp nháp đến khó chịu. Tôi ngồi, tay vẫn cầm túm khăn giấy, thấy xấu hổ, ê chề. Nước mắt tôi giọt long tong trên đầu gối. Sao thế, nhóc? Thầy Larry vừa thức dậy, hỏi trong cơn ngái ngủ. Nhưng định thần lại, thầy nhìn cảnh tượng và hiểu ra ngay vấn đề. Không sao, không sao. Ổn thôi mà. Thầy nói. 14. Rồi cậu cũng phải về đi chứ, định ở lại đây mãi à. Thầy Larry nhìn tôi.
  8. Xin thầy, chỉ vài ngày thôi, nếu không em chẳng biết đi đâu. Tôi thử van nài, vì biết thầy sẽ không xua đuổi tôi. Thôi được, tùy cậu. Nhưng tôi sẽ gọi cho ba cậu. Nếu không ít nữa tôi sẽ bị công an tóm cổ vì bắt cóc trẻ đang vị thành niên mất. Đừng, thầy. Tôi vật nài tuyệt vọng. Chỉ cần mọi người biết tôi đang ở đâu, họ sẽ lôi cổ tôi về căn nhà kinh khủng đó. Thầy Larry bước lại ngồi đối diện tôi, chỉ cách nhau không đầy một cánh tay vươn thẳng.Hai bàn tay to như đế chảo của thầy áp vào tai tôi. Giọng thầy chậm nghe rõ mồn một. Nói cho tôi biết, cái gì đã xảy ra với cậu. Tôi há miệng thở như một con cá mắc cạn. Có cần thiết phải nói không? Nước mắt tôi tràn xuống mặt một cách không kìm nén được. Cảnh tượng kinh tởm đêm ấy tràn vào não tôi, sắc nét một cách đáng sợ. Bất chợt, thầy Larry kéo đầu tôi áp vào lồng ngực thầy. Đôi cánh tay thầy quấn ấm áp quanh tôi. Tôi sững sờ, chân tay bủn rủn, chỉ biết ngoan ngoãn ngồi yên. Mũi tôi áp vào cổ áo thầy. Tôi nghe một mùi ấm áp tỏa ra từ cơ thể đó quyện hòa với mùi nước xả vải thơm dịu. Thật an toàn, thật gần gũi. Tôi chưa ở sát ai như thế bao giờ. Tôi muốn nhắm mắt về ngủ say trong cảnh huống êm đềm đó, không bận tâm đó có phải là cách hai người đàn ông cư xử với nhau không. Chúng tôi ngồi như thế hàng giờ, tuyệt nhiên không động đậy. Thầy Larry trầm tĩnh như một bức tượng biết tỏa ra hơi ấm, còn tôi là thằng bé vụng về cố gồng mình giữ yên để đừng làm cho liên kết mỏng manh giữa mình và bức tượng ấy đứt gãy trong thoáng chốc. 15.
  9. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy, ba tôi đang ngồi ở mép ghế sô-pha chờ sẵn. Tôi bàng hoàng, cảm giác như bị thấy Larry phản bội. Thầy đã vỗ về tôi, rồi sao ư? Thầy lừa tôi ngủ đi và gọi ba tôi đến. Thầy đứng tựa cửa phòng, hai tay đút túi quần, nhún vai ra chiều xin lỗi, nhưng không thể làm gì khác. Ba nhìn thấy ánh mắt căm ghét tôi dành cho thầy Larry. Ông nhỏ nhẹ bảo tôi cảm ơn thầy rồi dẫn tôi ra cửa. Bàn tay ba giữ riết lấy vai tôi, như chỉ cần sẩy ra tôi sẽ co giò chạy mất. Nhưng ông quá lo xa. Tôi và ba bước đi bên cạnh nhau trong buổi chiều gió xám. Ông im lặng không hỏi tôi câu nào. Như thể ông đã biết tất cả, nhưng cũng như thể ông quá ngây thơ không biết điều kinh tởm gì đang xảy ra hằng đêm trong ngôi nhà của mình. 16. Con chó Láo đứng đón tôi ở cổng. Ai đó đã tháo xích cho nó. Tôi cúi xuống nựng nịu nó. Tôi dừng lại đợi. Ông nói, đi nhanh thôi, bà nội đang đợi con. Tôi muốn há miệng hỏi mẹ đâu, nhưng không thể nào cất tiếng. Trong phòng khách giờ chỉ còn lại mình tôi với bà nội. Tôi nghĩ bà sẽ dành cho tôi những lời chửi mắng độc địa. Nhưng không, bà chỉ im lặng nhìn tôi hồi lâu. Rồi con cũng định bắt chước cái thằng mất dạy kia bỏ nhà đi hay sao? Tôi im lặng nhún vai. Sau bao nhiêu lần bị dồn ép phải nói về lý do tôi bỏ nhà đi, tôi tập cho mình một thái độ lì lợm. Tùng, rồi con sẽ gánh vác căn nhà này, không ai khác, chính là con. Nên con đừng làm những chuyện đại loại như vậy nữa. Tôi kinh ngạc nhìn bà tôi. Gì cơ chứ? Bà già khắc nghiệt ấy đang nói chuyện với tôi một cách khẩn khoản, van nài. Bà chỉ còn sống được khoảng một tháng. Ung thư gan giai đoạn cuối!
  10. Giọng bà nội tôi điềm nhiên thông báo về cái tin chết chóc ấy. Như ai đó sẽ chết. Chứ không phải bà. 17. Tôi không hé môi với ai về điều mình thấy trong cái đêm kinh khủng đó. Mẹ tôi đóng cửa trong phòng nhiều ngày từ hôm tôi về. Thông bỏ đi biền biệt. Tôi cảm thấy đỡ hoảng loạn hơn khi không phải giáp mặt với hai con người ghê tởm ấy. Bà nội tôi sút đi thấy rõ. Tôi chưa từng thấy căn bệnh nào có sức tàn phá chóng mặt như thế. Mới hôm đó bà còn ngồi nói chuyện với tôi, vẫn dáng vẻ kiêu hãnh điềm nhiên thì chỉ một tuần sau đó, bà gầy sọp đi, không còn nói được, môi xạm lại, ngồi rũ rượi trên chiếc ghế bành góc nhà trong mớ áo quần rộng lùng bùng. Một buổi chiều, tôi thấy ba tôi ngồi đàn cho bà nghe. Mắt bà khẽ nhắm, đôi môi héo quắt như một loài quả chết. Trong ánh chiều, dòng nước mắt nhọc nhằn của bà chảy xuống chầm chậm, như thứ nhựa đắng rỉ ra từ vết chém trên thân loài cây đang hấp hối. 18. Tôi đến nhà thầy Larry trả lại những cuốn sách đã mượn. 'Em sẽ không đến nữa?' 'Phải.' 'Vì thầy đã gọi cho ba em?' 'Đúng. Em ghét bị phản bội.' 'Nhưng nếu không như thế, chính thầy sẽ làm hại em. Em hiểu không?' 'Ngày hôm đó, khi ôm thầy, em nghĩ em có thể làm tất cả vì thầy. Nhưng khi phát hiện ra em đã bị thầy phản bội, thì em không còn tin vào bất cứ điều gì nữa'
  11. Tôi ra về, thề sẽ không quay lại ngôi nhà đó. 19. Bà nội tôi chết vào một đêm tháng mười hai, không phải do bệnh. Bà treo cổ tự sát trên cây mai anh đào trong sân nhà. Người ta nói với sức khỏe suy kiệt như vậy, phải khó khăn lắm bà mới có thể treo mình lên cơn mộng mị cuối cùng. Cả nhà không có tiếng khóc, nhưng là một sự u ám trùng vây. Ba tôi không ăn uống, ngồi từ sáng đến đêm trên chiếc ghế bà thường ngồi trong thời gian bệnh tật. Mẹ tôi vẫn không ló mặt ra khỏi phòng. Luật sư của bà nội mời tôi và ba tôi lên công bố di chúc. Chẳng có gì đặc biệt, hoặc tôi không quan tâm. Chỉ nhớ được loáng thoáng rằng tôi sẽ có một tài sản khá lớn năm tôi tròn 18, còn Thông thì được khoảng một phần mười con số đó, như ân huệ cuối cùng của bà nội. Ông luật sư đưa riêng cho tôi một phong bì đã được niêm phong kĩ. Đó là một lá thư. 20. Một lá thư hé lộ những bí mật kinh hoàng, có cả những điều ngoài bà ra, không một ai được biết. Năm mười tám tuổi, bà đi du học ở Pháp. Tại đó bà yêu và có thai với một chàng trai người miền Nam nước Pháp. Nhưng ông ta mau chóng quất ngựa truy phong khi biết bà đã mang thai. Bà sinh ra một bé gái, sau đó ôm con trở về nước. Bé gái ấy được gửi ngay vào trại mồ côi theo lệnh bố bà. Câu chuyện được bưng bít rất kín. Sau đó bà được thu xếp lấy một trí thức cao cấp thời bấy giờ. Thế nhưng bà không có con với ông này. Ba tôi là con nuôi của hai người họ. Họ xin được ba tôi từ tay hai vợ chồng người ăn xin lưu lạc qua thành phố đó.
  12. Còn cô con gái ruột với người tình Pháp đang sống trong trại trẻ mồ côi? Đó chính là mẹ tôi. Bà đã lặng lẽ làm người bảo hộ bí mật của mẹ tôi từ ngày vào trại mồ côi cho đến khi trưởng thành. Rồi bà sắp xếp cho con trai nuôi cưới con gái ruột, để đem con ruột mình về nhà một cách danh chánh ngôn thuận. Nhưng khi ấy ba tôi đã có người yêu. Đó là một nữ sinh viên trong trường đại học nơi ba tôi dạy Triết. Sau ngày đám cưới của ba mẹ tôi, cô sinh viên kia mang đến nhà một đứa trẻ sơ sinh giao cho ba tôi rồi lao vào gầm xe tải đang chạy ngang trước nhà. Mẹ Thông chết đau đớn như thế. Cả cuộc đời nhu nhược của ba tôi chỉ là một quân tốt để bà nội đặt để trong ván cờ khốc liệt với cuộc đời. Và những người phụ nữ bên cạnh ông cũng cùng chung số phận. Từ khi Thông xuất hiện trong nhà, mẹ tôi bị rơi vào trạng thái trầm uất. Suốt tuổi thơ trống vắng, mẹ mơ đến một chỗ dựa thật sự trong đời. Rồi mẹ gặp và yêu ba tôi. Nhưng rốt cuộc bà đã không có được tình yêu đó. Ba tôi luôn bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ Thông ngay trước mắt mình. Tôi nghĩ mối quan hệ của mẹ tôi với Thông là một cách để mẹ âm thầm trả thù ba. Mẹ muốn hủy diệt tâm hồn cả ông và đứa con ông có với người đàn bà khác. 21. Thông vẫn không về. Tôi nghĩ anh ấy sẽ không về nữa, mãi mãi. Tôi không hé môi với ai chuyện cuốn nhật kí. Từ đó, ba chúng tôi sống bên nhau như người câm. Chỉ có con Láo là lúc nào cũng chực sủa gào điên loạn. 22. Một đêm kia khi bước sang mười sáu tuổi, tôi thức dậy giữa đêm, vác rựa chặt tới tấp vào cây tuyết tùng trong vườn. Dưới ánh trăng, nhựa cây bật ra trong veo như nước mắt..
  13. Rồi cây tuyết tùng cũng gục xuống cùng suối nước mắt chảy vào lòng đêm hun hút. Những dằn vặt mãi mãi được cất giấu, mãi mãi buốt đau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2