YOMEDIA
ADSENSE
Cái nhìn ngược sáng từ
54
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sau hai mươi năm đi vào cõi vĩnh hằng, giờ đây những di cảo và di bút của Nguyễn Minh Châu vốn được vợ ông - bà Nguyễn Thị Doanh - cất giữ, đã được công bố một cách khá đầy đủ với tên sách Di cảo Nguyễn Minh Châu do Nhà xuất bản Hà Nội vừa phát hành trong tháng 7 năm 2009, với gần 500 trang.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cái nhìn ngược sáng từ
- Cái nhìn ngược sáng từ "Di cảo Nguyễn Minh Châu"
- Sau hai mươi năm đi vào cõi vĩnh hằng, giờ đây những di cảo và di bút của Nguyễn Minh Châu vốn được vợ ông - bà Nguyễn Thị Doanh - cất giữ, đã được công bố một cách khá đầy đủ với tên sách Di cảo Nguyễn Minh Châu do Nhà xuất bản Hà Nội vừa phát hành trong tháng 7 năm 2009, với gần 500 trang. Hai mươi năm là quãng thời gian không thật dài nhưng nó cũng đủ để có thể sàng lọc những giá trị thật ảo trong văn chương đương đại. Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học mà ngoài những truyện ngắn, tiểu thuyết được nhiều độc giả biết đến, còn là những tiểu luận xung quanh văn chương và nghề nghiệp đã được tuyển chọn trong Trang giấy trước đèn. Còn nhớ đời sống văn chương hồi cuối những năm bảy mươi từng ồn lên vì thuật ngữ văn chương phải đạo ra đời trong bài viết của Hoàng Ngọc Hiến mà thật ra không nhiều người biết rằng ý tưởng đó thoát thai từ bài tiểu luận Viết về chiến tranh của Nguyễn Minh Châu đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 11.1978. Rồi khi làn gió đổi mới bùng thổi trong toàn xã hội, báo Văn nghệ số 51 ra cuối tháng 12 năm 1987 đăng bài Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ mà lẽ ra đã được đọc trong buổi gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với văn nghệ sỹ tổ chức vào cuối tháng 11. Nhắc lại những mốc này trong lịch sử phát triển của văn chương thời hậu chiến là để thấy được ý thức đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu luôn luôn là nỗi trăn trở, day dứt khôn nguôi trong hơn chục năm cuối đời được thể hiện rõ trong một loạt những truyện ngắn ra đời vào những năm tám mươi từng trở nên một "hiện tượng" trên văn đàn. Di cảo Nguyễn Minh Châu ra đời đã cho chúng ta thấy rõ hơn phần chìm của những tảng băng đó. Nó thể hiện một cách trực diện tư tưởng cấp tiến, đặc biệt là những đau xót, suy tư của ông về chiến tranh, về con người, khi con người và dân tộc bị buộc phải đặt vào cuộc chiến, về trách nhiệm của người nghệ sỹ trước thời cuộc. Cùng với toàn bộ những sáng tác đã xuất bản của ông, Di cảo Nguyễn Minh Châu đã góp phần hoàn chỉnh thêm bức chân dung về ông - một nhà văn - chiến sỹ suốt đời không ngừng trăn trở, âu lo về số phận con người, về dân tộc, cho sự tồn tại của ngòi bút mình trước sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian và bạn đọc. 2. Từ hai mươi ba cuốn sổ ghi chép của Nguyễn Minh Châu để lại, những người làm sách đã xếp lại trong ba phần. Phần I:Tiếng vọng, phần II: Nghề văn và phần III: Riêng tư. Sự phân chia này chỉ có tính tương đối bởi những ghi chép về những câu
- chuyện, những cảnh đời mà ông gặp trong những lần đi vào Quảng Trị nằm trong phần Tiếng vọng hoặc phần Tự ngẫm trongRiêng Tư cũng thể hiện rất rõ quan niệm về nghề văn của ông. Những ghi chép ấy cho thấy ông là người đi nhiều, quan sát và ghi chép kỹ. Thật ra thời bấy giờ gần như không riêng gì ông, không riêng gì giới nhà văn mà việc ghi nhật ký đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Cho nên khoảng mươi năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều nhật ký chiến tranh của các nhà văn và cả những thanh niên học sinh - những trang viết đã làm sống dậy và khơi gợi lên ngọn lửa ấm nóng trong đời sống lắm lo toan của thời kinh tế thị trường. (Di cảo và di bút mà Nguyễn Thi để lại sau khi hy sinh dễ phải đến hàng ngàn trang trong đó có những ghi chép đã gần như là một bản thảo khá hoàn chỉnh). Phần I của tập Di cảo hầu hết gồm những ghi chép của ông trong chuyến đi chiến trường Quảng Trị từ năm 1967 trở đi. Đây là quãng thời gian xảy ra chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, bối cảnh mà sau này ông chọn để viết nên Dấu chân người línhvà một số truyện ngắn khác. Đọc những trang ghi chép tỉ mỉ về chiến trường Quảng Trị: Làng Vây, trận đánh Dốc Miếu (ghi ngày 20.3.1967), trận Đông Hà... với những con người cụ thể mà Nguyễn Minh Châu gặp trên đường, từ vị chính uỷ đến các anh lái xe, từ quang cảnh hành quân của những người lính trên đường vào chiến dịch đến cảnh vượt sông Bến Hải, về phong cảnh những con sông Lam, Sebangchiêng, đến dải Trường Sơn mà ông gọi là con trăn xanh... người đọc thấy như hiện ra mồn một trước mắt mình tất cả cái ngổn ngang, bộn bề của những năm chiến tranh ác liệt. Khó khăn, gian khổ hy sinh diễn ra hàng ngày, mọi nơi, mọi lúc vừa dữ dội lại vừa âm thầm mà khốc liệt. Vào thời điểm bây giờ những người sinh ra và lớn lên sau chiến tranh thật khó hình dung ra những cuộc đi bộ luồn rừng hàng tháng trời trải bao gian nan và hiểm hoạ giữa đại ngàn Trường Sơn để tìm đường, mở đường rồi làm đường; để ban đầu là đưa người, sau đấy là đưa quân, chuyển vũ khí, đạn dược vào chiến trường. Những ghi chép của Nguyễn Minh Châu đã ghi lại một cách thật cụ thể, tỉ mỉ và từ những ghi chép này, ông đã cho chúng ta thấy được những hy sinh vô bờ bến của nhân dân và bộ đội cũng như tình quân dân, nghĩa tình đồng đội trong bối cảnh ác liệt khôn cùng của chiến tranh. Những mẫu người chiến sỹ trong ghi chép của ông đều hiện lên với một vẻ quả cảm trong chiến đấu, giản dị trong suy nghĩ và rất giàu tình thương đối với đồng đội. Từ việc nắm bắt cái hồn cốt
- trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi chiến sỹ, mỗi người dân, Nguyễn Minh Châu đã chưng cất lên thành một Dấu chân người lính mượt mà trong cảm hứng sử thi. Những con người có thật ngoài đời đó đã bước vào và sống lại một cuộc đời khác trong tác phẩm của ông, trong nền văn học chống Mỹ của dân tộc, rồi họ lại tái sinh trong bạn đọc. Có thể nói những trang ghi chép của Nguyễn Minh Châu về cuộc chiến đấu của nhân dân và chiến sỹ trong mấy đợt đi B ngắn, ghi dọc đường vào miền Trung từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị đã cho thấy ông rất có ý thức trong việc lấy chất liệu có thực. Đây là thời kỳ trong ông vẫn ý thức về chức năng văn học phải viết về lòng hy sinh vô bờ bến của mỗi người dân, về ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân và bộ đội. Cho nên trong cái bề bộn ngổn ngang của cuộc chiến đấu, ông vẫn ghi lại những xúc động sâu sắc của mình về người chiến sỹ: Ông coi những người chiến sỹ như những thiên thần mà người viết văn, đặc biệt là người viết văn xuôi cần phải hiểu biết sâu sắc về họ, khám phá tâm hồn để giải đáp cho sự kỳ diệu mà những người chiến sỹ ấy làm nên trong chiến tranh. Công việc này đòi hỏi người viết văn phải có tư chất vừa của một nghệ sỹ vừa của một nhà khoa học. Ông cho rằng chính là vì có con người xuất hiện mà đại ngàn Trường Sơn bao đời ngủ yên đã trở nên sinh động, có hồn. Những con người “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ấy đã đem đến cho Trường Sơn những sinh khí mới. Những ghi chép về Trường Sơn đã cho thấy con mắt tinh tường của Nguyễn Minh Châu trong việc khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cũng trong những trang ghi chép này, lắm khi Nguyễn Minh Châu bất ngờ đúc kết nên một thứ triết lý giản dị, những suy ngẫm về quy luật cuộc sống, về lẽ đời, lòng người sau bao trải nghiệm. Giữa những trang ghi chép về những con người anh hùng quả cảm đó, là những dòng tự vấn: "Có lúc tôi tự hỏi: không có sự tàn ác, chỉ có một tấm lòng tốt mà thôi, thì có sống ở trên đời được không?". Trước khi ghi lại câu chuyện về người hoạ sỹ từng thất hứa khiến cho người mẹ tưởng con hy sinh khóc mù cả mắt mà sau này ông tái hiện lại trong truyện ngắn Bức tranh, ông viết "Sự độ lượng mà người trên đối với kẻ dưới cũng là quý nhưng không quý bằng lòng độ lượng của một kẻ dưới đối với người trên". Người lính vô danh đã cho người hoạ sỹ bức tranh nổi tiếng và rồi chính sự độ lượng thể hiện qua sự lặng lẽ vừa mang vẻ bất cần vừa mang vẻ cam chịu đó
- của người lính đã thức tỉnh lương tâm của người hoạ sỹ khiến anh ta cảm thấy day dứt và luôn bị dày vò; điều đó rồi sẽ làm cho anh ta trở nên "người" hơn. Và chính câu chuyện về người hoạ sỹ với người lính - anh thợ cắt tóc đã cho Nguyễn Minh Châu truyện ngắn nổi tiếng Bức tranh. Cho nên chúng ta thấu hiểu hơn một lẽ đời mà Nguyễn Minh Châu tự ngẫm: "Người nghệ sỹ chúng ta bú cái thực tế đầy ân nghĩa để làm nên những tác phẩm của mình. Cuộc đời là người mẹ của thiên tài". Từ việc thật khó khăn mới nhen được ngọn lửa vào mùa mưa ẩm ướt giữ rừng, sau này, ông đã nâng lên thành hình ảnh về ngọn lửa cách mạng trong Dấu chân người línhcũng là trên ý nghĩa ấy. Có thể nói Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn suy nghĩ một cách sâu sắc về vai trò của gia đình đối với cuộc sống của người chiến sỹ. Năm 1969, trong ghi chép của ông có bài Tiễn người đi bộ đội của Hà Nội đã ghi lại được không khí của dân tộc vào thời điểm Tổ quốc lâm nguy. Không khí Hà Nội trong những trang ghi chép đó sau này gần như được đưa nguyên vào Lửa từ những ngôi nhà, cuốn sách ông viết lâu nhất, đến 7 năm, cũng là cuốn sách mà sinh thời ông thích nhất. Ngoài việc viết về những người phụ nữ - hậu phương của người lính với một sự thông hiểu và chia sẻ sâu sắc những tình cảm của họ, ông đã xây dựng nhân vật Phong với sự phê phán tư tưởng công thần, đặc biệt là phê phán việc nhìn nhận không đúng về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống của người chiến sỹ. Nhật ký ghi 18.3.73 của ông có ghi lại một câu hát của lính lái xe mà tôi nghĩ, chắc chắn nó cũng là một trong những tư tưởng quan trọng cho việc tiếp tục hoàn thiện tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà được viết trong quãng thời gian đó: Trung đoàn 13 trung đoàn thép/ Không cho đi phép thành trung đoàn nhôm/ Cho đi vài hôm thành trung đoàn thép. Phần thư từ ông gửi cho vợ con trong suốt hơn ba mươi năm được in lại một số trong tập sách này sẽ bổ sung thêm quan niệm đối với tình yêu, với tình cảm gia đình, cách nhìn đối với phụ nữ của ông mà sau này quan niệm đó được khúc xạ trong Cỏ lau, Mảnh đất tình yêu cùng một số sáng tác khác. 3. Điều đáng chú ý là ở vào thời điểm ông nhận thức được điều cần thiết phải làm và được sống trong bầu không khí xã hội khi mà mỗi người đều ý thức về trách nhiệm công dân của mình thì trong ông cũng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của sự phản tỉnh: "Cái tính khách quan của mình là một tính không hợp với không khí bây giờ. Mọi người đều
- đang sôi sục, như mê đi trong không khí giết giặc. Cái gì thuộc về địch đều không ra gì, chả cần anh phân tích. Cái gì thuộc về ta đều cao cả, đều giỏi giang và đều thắng lợi. Chả cần anh giải thích nữa. Trong câu chuyện bình thường, người ta cũng cần động viên cho nhau". Điều đó giải thích cho sự tiếp tục ra đời của những sáng tác mang cảm hứng sử thi được truyền tải từ hiện thực đời sống như Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Lửa từ những ngôi nhà, vừa cho thấy đằng sau âm hưởng sử thi đó là những trăn trở hé lộ trong tiểu luận phê bình cũng như một thứ âm hưởng khác dữ dội hơn, khốc liệt hơn trong các truyện ngắn như Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành... Trong thời kỳ đầu, những ghi chép của ông hầu như chủ yếu là về những sự kiện, con người, địa danh cụ thể. Càng về sau, sự chọn lọc, độ suy ngẫm, tính triết lý càng được tăng dần. Ông, như cách nói của chính ông, là một tờ giấy có thể thấm hết tất cả những gì lọt vào tầm nhìn. Trước đó viết về những sự hy sinh của bộ đội, thanh niên xung phong, của nhân dân là hầu như ông viết về một chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh. Nhưng sau này những trang ghi chép của ông còn là sự thẩm thấu một nỗi đau không thể nói thành lời trước những mất mát mà chiến tranh gây ra cho dân tộc nói chung, cho mỗi con người cụ thể nói riêng. Đặc biệt là sau khi ký hiệp định Pari, ông có điều kiện hơn để tiếp xúc với một số người lính bên kia, có thể đi lại dễ dàng để quan sát những vùng đất trước đó là chiến địa dữ dội, tiếp xúc với nhiều hạng dân khác nhau. Và dù lúc này cuộc chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt, ông vẫn là nhà văn sớm nhận ra và ý thức về vấn đề dân tộc. Ông hình dung ra một cuốn tiểu thuyết chiến tranh mang hình ảnh một người lính giải phóng cõng trên lưng một thương binh ngụy, đang đi trên một con đường dốc. Một hình ảnh nói lên nhiều điều: Sự hòa hợp là điều tất yếu, cũng như những khó khăn trên con đường đi tới tương lai là có thật, chúng ta sẽ phải vượt qua. Ông ghi lại những gia cảnh thương tâm khi trong một gia đình có người đứng ở cả hai chiến tuyến, ghi lại cảm tưởng đau xót của mình trước việc "một tấc đất, một thước đất trong hoà bình thì bỏ đấy trong quên lãng của mọi người, vậy mà có lúc phải trả bằng máu của hàng chục, hàng trăm người, giành giật nhau, con người trở nên hung bạo, găm cái chết lên nhau...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn