Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
CẢI THIỆN MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TỪ TRƯỜNG<br />
TRONG ĐỘNG CƠ TỪ TRỞ<br />
Phí Hoàng Nhã1, 2*, Đào Quang Thủy3, Phạm Hùng Phi1<br />
Tóm tắt: Động cơ từ trở có nhiều ưu điểm nổi bật, dần trở thành sự lựa chọn<br />
trong các hệ thống truyền động tốc độ cao. Trong động cơ từ trở, mô men điện từ và<br />
năng lượng từ trường có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
hiệu suất làm việc của động cơ. Mô men điện từ trong động cơ từ trở được xác định<br />
là biến thiên của đối năng lượng từ trường khi rotor quay. Bài báo trình bày quá<br />
trình chuyển đổi năng lượng điện cơ và mối quan hệ giữa mô men điện từ và năng<br />
lượng từ trường trong động cơ từ trở. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích, đánh giá<br />
giải pháp thay đổi cấu trúc rotor trong nghiên cứu trước đó của nhóm cũng cải<br />
thiện mật độ năng lượng từ trường phân bố trong động cơ từ trở. Kết quả bước đầu<br />
cho thấy, giá trị mật độ năng lượng từ trường phân bố trong động cơ từ trở mới<br />
tăng, góp phần nâng cao giá trị mô men điện từ.<br />
Từ khóa: Mật độ năng lượng từ trường; Mô men điện từ; Động cơ từ trở; SRM; Động cơ từ trở mới.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Động cơ từ trở (Switched Reluctance Motor - SRM) được biết đến với nhiều ưu điểm<br />
như cấu tạo đơn giản, mô men khởi động lớn, rotor không có nam châm vĩnh cửu nên cho<br />
phép nhiệt độ làm việc cao … Tuy nhiên, SRM chưa được quan tâm nhiều do khó điều<br />
khiển và mô men đập mạch lớn. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công<br />
nghệ bán dẫn, điện tử công suất,…động cơ từ trở dần được ứng dụng phổ biến trong một<br />
số lĩnh vực công nghiệp và gia dụng. Những ứng dụng trong công nghiệp đòi hỏi SRM đạt<br />
được những đặc tính làm việc khắt khe như mô men quay lớn, hiệu suất cao,….Nhiều<br />
công trình nghiên cứu [1], [2] tập trung thay đổi cấu trúc động cơ, hay tác động vào phần<br />
điều khiển [3], [4] nhằm nâng cao mô men, hiệu suất trong động cơ từ trở. Tuy nhiên,<br />
những thay đổi đó làm tăng tính phức tạp trong chế tạo và tăng chi phí.<br />
Hơn nữa, mật độ năng lượng từ trường và mô men điện từ trong động cơ từ trở có mối<br />
quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Mô men điện từ được xác định là biến thiên của đối năng<br />
lượng từ theo góc quay của rotor. Mức năng lượng từ sinh ra này sẽ quyết định độ lớn của<br />
mô men điện từ. Chính vì vậy, nhóm tác giả tiến hành phân tích, đánh giá mối quan hệ<br />
giữa mô men điện từ và mật độ năng lượng từ trường trong động cơ từ trở, đồng thời<br />
chứng minh được giải pháp đề xuất thay đổi cấu trúc rotor của động cơ trong nghiên cứu<br />
trước đó của chính nhóm tác giả [5], [6] cũng góp phần nâng cao mật độ năng lượng từ<br />
phân bố trong SRM, cải thiện mô men quay trong động cơ từ trở.<br />
2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CƠ<br />
TRONG ĐỘNG CƠ TỪ TRỞ<br />
Đánh giá sự phụ thuộc của từ trở và điện cảm vào vị trí rotor và dòng điện là cần thiết<br />
trong SRM [7]. Ở trường hợp tuyến tính, nó ảnh hưởng đến các đặc tính từ của động cơ<br />
cũng như quá trình chuyển hóa năng lượng từ năng lượng điện đầu vào (cung cấp bởi bộ<br />
biến đổi) thành mô men cơ học. Mô men điện từ của SRM được xác định trên cơ sở các<br />
mối quan hệ năng lượng. Các đối năng lượng Wc (co-energy) được chuyển đổi thành công<br />
cơ học trong mỗi chu kỳ làm việc bằng diện tích được bao quanh bởi quỹ đạo của điểm<br />
làm việc trong đồ thị từ thông - dòng điện (λ - i). Năng lượng Wstorage là năng lượng từ<br />
trường tích lũy trong cuộn dây trong trường hợp vị trí rotor được xác định và dòng điện là<br />
không đổi. Hình 2a cho thấy quỹ đạo của từ thông và dòng điện trong SRM. Dòng điện<br />
được thiết lập tại vị trí rotor có điện cảm nhỏ nhất θon và giữ xung quanh giá trị đặt bằng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 109<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
bộ điều khiển từ trễ, trước khi điện áp pha cung cấp bị ngắt và năng lượng bị mất tại góc<br />
tắt θoff. Tại thời điểm này, năng lượng chuyển đổi công cơ học tương ứng với diện tích bao<br />
quanh bởi quỹ đạo của từ thông làm việc, khi đó năng lượng từ trường tích lũy Wstorage là<br />
lớn nhất. Một phần của năng lượng từ trường tích lũy được trả lại (ngoại trừ tổn hao trễ) để<br />
cung cấp trong suốt thời gian dòng điện dẫn. Tuy nhiên, quá trình khử từ phải mất một<br />
thời gian nhất định do giá trị điện cảm gần với vị trí thẳng hàng. Vì vậy, rotor dịch chuyển<br />
vài độ trước khi cuộn dây pha bị mất năng lượng và dòng điện bị ngắt. Do đó, một phần<br />
năng lượng từ được chuyển đổi thành công cơ học trong suốt chu kỳ dòng điện dẫn, làm<br />
Wstorage giảm và sẽ làm cho Wc tăng (10) (hình 1). Điều này được chỉ ra trong hình 2a bởi<br />
khu vực gạch chéo.<br />
Vòng lặp năng lượng chuyển đổi chứa năng lượng có sẵn được chuyển đổi thành công<br />
cơ học Wmech trong chu kỳ làm việc và được xác định (xét đến tổn hao từ trễ WFe):<br />
Wc = Wmech + WFe (1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Đường cong từ hóa tại vị trí rotor cụ thể;<br />
năng lượng từ trường Wstorage ; đối năng lượng Wc.<br />
Từ năng lượng Wmech, những tổn hao cơ (ví dụ: tổn hao ma sát,..) phải được bù để có<br />
được công cơ học cung cấp trên trục. Nếu những tổn thất năng lượng và WFe nhỏ hơn<br />
nhiều so với năng lượng chuyển đổi thành công cơ học, độ gia tăng đối năng lượng ΔWc<br />
có thể được sử dụng làm thước đo năng lượng phù hợp. Các nghiên cứu về chuyển đổi<br />
năng lượng trong SRM có thể được tìm thấy trong [8], [9]. Bỏ qua tổn hao ma sát, năng<br />
lượng sinh ra từ quá trình chuyển đổi trong một chu kỳ làm việc bằng tổng năng lượng<br />
chuyển đổi ΔWc và năng lượng Wstorage trả lại nguồn. Tỷ lệ năng lượng ΔW được định<br />
nghĩa cho biết mức độ chuyển đổi năng lượng thu được cho năng lượng đầu vào:<br />
Wc<br />
W (2)<br />
Wstorage Wc<br />
Để đạt được hiệu suất cao, tỷ lệ năng lượng ΔWstorage trả lại phải nhỏ hơn so với năng<br />
lượng chuyển đổi ΔWc. Do đó, tỷ lệ điện cảm lớn La/Lu là cần thiết, tương ứng diện tích<br />
mặt cắt tối đa của đường đặc tính từ hóa λ(i, θ). Do độ rộng của răng stator, rotor và chiều<br />
dài khe hở không khí nhỏ làm độ tự cảm ở vị trí thẳng hàng không bão hòa tăng lên và làm<br />
giảm diện tích ΔWstorage. Trong khi đó, độ tự cảm tối thiểu ở vị trí không thẳng hàng có thể<br />
giảm bằng độ hẹp của răng, làm tăng diện tích ΔWc. Độ bão hòa sắt từ đóng vai trò quyết<br />
định đối với SRM. Nếu bỏ qua trạng thái bão hòa, đường cong từ hóa λ(i, θ) sẽ là đường<br />
thẳng, vì nó là trường hợp ứng với dòng điện rất nhỏ. Mặc dù tỷ lệ điện cảm cao, tỷ lệ<br />
năng lượng ΔW không thể vượt quá 50%. Trong trường hợp đó, năng lượng từ trường sẽ<br />
bằng đối năng lượng:<br />
1 2<br />
Wstorage Wc Li (3)<br />
2<br />
<br />
<br />
110 P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng … trong động cơ từ trở.”<br />
Nghiên ccứu<br />
ứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Như có th<br />
thểể thấ<br />
thấyy trên hình 2a, ttỷ<br />
ỷ lệ chuyển đổi năng llư<br />
ượng<br />
ợng ΔWc tăng so vvới<br />
ới năng llượng<br />
ợng<br />
từ<br />
ừ trả lại ΔWstorage cho trư<br />
trường<br />
ờng hợp bbãoão hòa. Do đó, ΔW trong (2) tăng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đặc<br />
Đặc tính từ thông - dòng đi điện<br />
ện.<br />
a. Chuyển<br />
Chuyển đổi năng llượng ợng chế độ ngắt mạch<br />
mạch;;<br />
b. Chuyển<br />
Chuyển đổi năng llượng ợng chếế độ lý tưởng<br />
t ởng.<br />
ởng<br />
Điện áp đư<br />
Điện đượcợc chuyển đổi th thành<br />
ành công cơ hhọc ọc trong mỗi chu kỳ llàm àm việc<br />
việc tỷ lệ với diện<br />
tích bao quanh ccủa ủa điểm llàmàm việc<br />
việc trong ssơơ đđồ<br />
ồ từ thông vvàà dòng điện.<br />
điện. Đối với đđư<br />
ường<br />
ờng cong<br />
thẳng<br />
ẳng hhàng<br />
àng ở trường<br />
tr ờng hợp máy bbão ão hòa (hình 2b), điện<br />
điện thế biến đổi xấp xỉỉ bằng hai lần năng<br />
lượng<br />
ợng của máy ở trạng thái không bbão ão hòa cho tr trư<br />
ường<br />
ờng hợp ddòng<br />
òng điệnện đỉnh. Điều nnày<br />
ày cho<br />
thấy<br />
ấy rrõ<br />
õ rằng<br />
rằng SRM yêu yêu ccầu<br />
ầu một chiều ddàiài khe hhởở không khí đủ nhỏ để máy bbão ão hòa tại<br />
tại vị trí<br />
thẳng<br />
ẳng hhàng<br />
àng ttại<br />
ại giá trị ddòng<br />
òng điện nhỏ hhơn ơn nhi<br />
nhiều<br />
ều dòng<br />
dòng điện<br />
điện đỉn<br />
đỉnh.<br />
h. Đi<br />
Điều<br />
ều đó tối đa hóa mật độ<br />
năng lư lượng<br />
ợng máy tại thời điểm biến đổi theo tỷ lệ của đặc tính Vôn Vôn-Ampe.<br />
Ampe. Nói cách khác,<br />
SRM vvới ới độ bão<br />
bão hòa ttừ ừ đáng kể có hệ số công suất bằng hai lần so với tr trư<br />
ường<br />
ờng hợp không<br />
bão hòa. Theo quan điểm ểm thực tế llàà độ<br />
độ bão<br />
bão hòa m mạch<br />
ạch của SRM cải cải thiện hiệu suất của nó,<br />
điều<br />
ều nnày<br />
ày không th thểể bỏ qua trong quá tr trình<br />
ình thi<br />
thiết<br />
ết kế vvàà phân tích đđộng<br />
ộng cơ.<br />
cơ. Tr ạng thái bbão<br />
Trạng ão<br />
hòa là điều<br />
điều mong muốn, nh ưng phải<br />
nhưng phải đđược<br />
ợc xác định ở đầu cực stator, kể từ khi chuyển đổi<br />
năng lư lượng<br />
ợng điện từ xảy ra trong khe hở không khí khí.. Nếu<br />
Nếu không, tổn thất sắt sẽ tăng quá cao<br />
và hhỗ<br />
ỗ cảm giữa các pha sẽ lớn. Kích th thưước<br />
ớc hhình<br />
ình học<br />
học cũng nhnhưư ccấu<br />
ấu tạo của động ccơ ảnh<br />
hưởng lớn đến hhình<br />
hưởng ình ddạng<br />
ạng đặc tính λ(i, θ) vvàà do đó, năng lư lượng<br />
ợng chuyển đổi - cơ ssở ở cho<br />
SRM vvới ới hiệu suất cao đđược ợc xem xét trong quá trình thiết<br />
thiết kế.<br />
3. M<br />
MỐI<br />
ỐI QUAN HỆ<br />
HỆ GIỮA MÔ MEN ĐIỆN TỪ V<br />
VÀÀ NĂNG LƯ<br />
LƯỢNG<br />
ỢNG TỪ TR<br />
TRƯỜNG<br />
ỜNG<br />
TRONG Đ<br />
ĐỘNG<br />
ỘNG CCƠ<br />
Ơ TỪ<br />
TỪ TRỞ<br />
Mô men sinh ra trong đđộng<br />
ộng cơ<br />
cơ từ<br />
từ trở thay đổi đđư<br />
ược<br />
ợc tính toán dựa trtrên<br />
ên nguyên lý ccơ<br />
ơ bbản<br />
ản<br />
của<br />
ủa sự chuyển năng llượng<br />
ợng điện từ tr<br />
trên<br />
ên cu<br />
cuộn<br />
ộn dây điện nh<br />
nhưư hình<br />
hình 3 [10]. Cu<br />
Cuộn<br />
ộn dây đi<br />
điện<br />
ện có N<br />
vòng và được<br />
được kích thích bằng ddòng<br />
òng điệnện I, cuộn dây sẽ có thông llượng . Bằng<br />
ượng Bằng cách tăng<br />
dòng điện<br />
ện sẽ llàm<br />
àm cho lõi hhướng<br />
ớng về phía khung thép. Thông llượngợng vvàà lực<br />
lực từ động (F) đđư<br />
ược<br />
ợc<br />
biểu<br />
ểu diễn qua hai giá trị khoảng cách giữa khung và lõi là x1 và x2, trong đó đó, x1>x2 như<br />
trong hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Đường<br />
Đường từ thông qua cuộn dây [10]<br />
[10].<br />
<br />
<br />
Tạp<br />
ạp chí Nghi<br />
Nghiên<br />
ên cứu<br />
cứu KH&CN quân<br />
uân sự,<br />
sự, Số 655, 022 - 2020<br />
2020 111<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mối quan hệ giữa từ thông và lực từ động [10].<br />
Thông lượng và lực điện từ cho x=x1 là tuyến tính vì từ trở của khe hở không khí lớn<br />
hơn, do đó thông lượng nhỏ hơn so với trong mạch từ. Năng lượng điện cung cấp được viết:<br />
dN <br />
Welec ei.dt i.dt. Ni.d Fd (4)<br />
dt<br />
trong đó, e là sức điện động và F là lực điện từ.<br />
Năng lượng điện cung cấp Welec chính bằng tổng năng lượng chứa trong cuộn dây<br />
Wstorage và năng lượng chuyển thành công cơ năng Wmech:<br />
i<br />
Wstorage i.d i. .di (5)<br />
0 0<br />
Welec = Wstorage + Wmech (6)<br />
Xét khi lõi thép đang ở vị trí x1, nghĩa là chưa có công cơ học nào được thực hiện, giá<br />
trị năng lượng chứa trong cuộn dây Wstorage sẽ được tính ở công thức (4) tương ứng với<br />
diện tích hình OBEO ở trên hình 1.10. Đối năng lượng (co-energy) của Wstorage được gọi là<br />
Wc chính là diện tích hình OBAO và có giá trị tính bằng dF . Tương tự ở vị trí x2,<br />
<br />
Wstorage tương ứng với diện tích OCDO và đối năng lượng Wc tương ứng diện tích OCAO.<br />
Ta có thể viết lại công thức (6) như sau:<br />
Welec Wstorage Wmech (7)<br />
Với lực từ kích thích liên tục F1( tại điểm A trên hình 4), ta có năng lượng biến thiên<br />
có nguồn gốc:<br />
2<br />
Welec F1d F1 (2 1 ) S BCDEB (8)<br />
1<br />
<br />
Wstorage Wstorage ( x 2) Wstorage ( x1) SOCDO SOBEO (9)<br />
Từ (7), (8) và (9), công cơ khí được thực hiện là sự chênh lệch giữa năng lượng điện<br />
năng và năng lượng từ trường tích lũy:<br />
Wmech Welec Wstorage SOBCO (10)<br />
và đó là diện tích giữa hai đường cong cho bởi lực điện từ. Khi rotor quay, năng lượng cơ<br />
năng được tính bằng mô men điện từ và độ dịch chuyển vị trí rotor:<br />
<br />
<br />
<br />
112 P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng … trong động cơ từ trở.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Wmech Te . (11)<br />
ở đó, Te là mô men điện từ và δθ là góc quay gia tăng của rotor. Do đó, mô men điện từ<br />
được đưa ra bằng:<br />
Wmech<br />
Te (12)<br />
<br />
Trong trường hợp lực từ là hằng số, mức tăng năng lượng cơ học chính bằng tỉ lệ độ<br />
thay đổi của đối năng lượng (co-energy) Wc, đó là không có sự bổ sung năng lượng từ<br />
trường. Do đó, cơ năng gia tăng:<br />
i<br />
Wc .di (13)<br />
0<br />
<br />
Wmech Wc (14)<br />
Mặt khác, giá trị đối năng lượng Wc được tính:<br />
Wc dF d ( Ni ) = ( N )di ( , i )di L( , i )idi (15)<br />
trong đó, L là điện cảm, λ là từ thông liên kết, là hàm giữa vị trí rotor và dòng điện.<br />
Độ thay đổi đối năng lượng Wc xảy ra giữa hai vị trí góc rotor là θ1 và θ2. Do đó, mô men<br />
của góc hở không khí được biểu diễn như là hàm của vị trí rotor và dòng điện, chính bằng:<br />
Wmech Wc Wc (i, )<br />
Te (16)<br />
<br />
trong đó, i=const.<br />
4. MẬT ĐỘ NĂNG LƯỢNG TỪ TRƯỜNG PHÂN BỐ<br />
TRONG ĐỘNG CƠ TỪ TRỞ MỚI<br />
Mật độ phân bố năng lượng từ trường trong động cơ là kết quả sơ bộ đánh giá độ lớn<br />
của mô men điện từ. Từ đó quyết định hiệu suất làm việc của động cơ. Qua nghiên cứu<br />
cho thấy mối quan hệ ràng buộc giữa năng lượng từ trường và mô men điện từ. Theo (16),<br />
năng lượng từ trường trong SRM càng lớn dẫn tới khả năng sinh công cơ học lớn, và mô<br />
men điện từ tăng. Hơn nữa, mức năng lượng từ trường này do chính kết cấu hình học và<br />
vật liệu chế tạo động cơ quyết định. Trạng thái bão hòa từ (trên đường đặc tính B-H) của<br />
động cơ là điều mong muốn, bởi giá trị điện cảm tạo ra ở trạng thái này là lớn (hình 2b).<br />
Trong nghiên cứu trước [6] của mình, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp thay đổi cấu trúc<br />
động cơ và cho thấy kết quả khả quan trong cải thiện và nâng cao mật độ phân bố lực của<br />
SRM. Giải pháp này không chỉ cho thấy tính ưu việt đó, mà còn góp phần nâng cao năng<br />
lượng từ trường trong động cơ. Với giải pháp thay đổi cấu trúc rotor, giá trị điện cảm ở<br />
trạng thái bão hòa được nâng cao, từ đó cải thiện giá trị mật độ năng lượng từ trường, góp<br />
phần nâng cao hiệu suất của động cơ từ trở.<br />
4.1. Cấu trúc động cơ từ trở mới<br />
Động cơ từ trở mới được đề xuất có cấu trúc như hình 5a. Stator của động cơ có cấu tạo<br />
như SRM truyền thống [10]. Cấu trúc rotor được thay đổi: vật liệu chế tạo rotor vẫn là<br />
thép Silic thông thường nhưng sử dụng thanh nhôm nguyên khối phân chia rotor thành hai<br />
phần. Với cấu trúc này, mạch vòng từ thông trong động cơ được thay đổi. Đường đi của từ<br />
trường thay đổi, tập trung ở vùng cực stator và rotor nhiều hơn, được thể hiện đầy đủ như<br />
hình 5b.<br />
Thông số cấu trúc động cơ từ trở được cho trong bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 113<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bảng 1. Thông số kích thước động cơ từ trở.<br />
Ns/Nr βs/βr g<br />
(Số cực 6/4 (Góc cực 20/24 độ (Chiều dài 0,3 mm<br />
stator/rotor) stator/rotor) khe khí)<br />
<br />
D0 D l<br />
(Đường kính 190 mm (Đường kính 89,7 mm (Chiều dài 114 mm<br />
ngoài stator) trong Stator) động cơ)<br />
ys, y r<br />
Dsh Dr<br />
(Độ dày<br />
(Đường kính 28 mm 12,5 mm (Đường kính 100 mm<br />
gông stator,<br />
trục) ngoài rotor)<br />
rotor)<br />
hs hr<br />
(Chiều cao 77,2 mm (Chiều cao 59,5 mm Vật liệu Silic<br />
cực stator) cực rotor)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 5. Cấu trúc động cơ từ trở mới.<br />
a. Cấu trúc động cơ;<br />
b. Phân bố đường sức từ trong động cơ.<br />
4.2. Kết quả và thảo luận<br />
Động cơ từ trở được mô phỏng để đánh giá mật độ năng lượng từ trường phân bố trong<br />
động cơ là loại 6/4 cực 3 pha. Theo nghiên cứu [6], lực từ F tỉ lệ thuận với số vòng dây và<br />
dòng điện:<br />
F = N.i = H.l = R.Ф (17)<br />
Trong SRM, lực từ F sinh ra là không đổi nếu giữ nguyên dòng điện và số vòng dây<br />
quấn trên cực stator (17). Khi đó, nếu chiều dài mạch từ l ngắn thì cường độ từ trường H<br />
sinh ra sẽ lớn (vật liệu nhanh đạt trạng thái bão hòa) hoặc từ trở R nhỏ thì từ thông Ф sẽ<br />
lớn. Trong cấu trúc động cơ từ trở mới, đường đi của từ thông khép mạch trong mạch từ l<br />
ngắn hơn, như hình 6a. Trong hình 6a, mạch từ được khép giữa các cực stator gần nhau,<br />
dẫn đến chiều dài đường sức từ cũng ngắn hơn so với đường sức từ sinh ra ở hình 6b, làm<br />
giá trị cường độ từ trường H ở SRM mới được nâng cao.<br />
Chính sự bố trí 2 thanh nhôm (vật liệu không dẫn từ) ở gông rotor đã điều hướng<br />
đường đi của từ trường. Kết quả mô phỏng cho thấy, xét ở trường hợp 2 cực stator và rotor<br />
gối chồng nhau, giá trị mật độ cảm ứng từ B lớn nhất ở SRM cấu trúc mới đạt 2,292 Tesla,<br />
cao hơn so với SRM cấu trúc cơ bản 2,159 Tesla. Ở trường hợp các cực stator và rotor<br />
<br />
<br />
<br />
114 P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng … trong động cơ từ trở.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
trong động cơ từ trở thẳng hàng cũng như trường hợp không thẳng hàng, khả năng điều<br />
hướng của từ trường nhằm giảm chiều dài mạch từ trong cấu trúc SRM mới này cũng thể<br />
hiện tính ưu việt trong nâng cao giá trị từ thông và từ trường trong động cơ từ trở.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 6. Đường sức từ trong SRM khi cực stator và rotor gối chồng nhau.<br />
a. Động cơ từ trở cấu trúc mới;<br />
b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống.<br />
Kết quả mô phỏng mật độ năng lượng từ phân bố trong stator, rotor giữa SRM truyền<br />
thống với SRM mới - cấu trúc rotor thay đổi, thể hiện trong hình 7, 8 và hình 9. Năng<br />
lượng từ trường được hình thành kể từ khi dòng điện được kích trong cuộn dây. Chính tại<br />
vị trí các cực stator và rotor thẳng hàng, giá trị điện cảm là lớn nhất, sau đó nhanh chóng<br />
sụt giảm khi rotor dịch chuyển và dòng điện bị dừng kích thích. Khi các cực stator, rotor<br />
không thẳng hàng, điện cảm sinh ra là nhỏ nhất, mật độ năng lượng từ trường tăng nhanh<br />
khi dòng điện kích thích tăng dần. Tại vị trí cực stator, rotor gối chồng nhau, giá trị dòng<br />
điện là lớn nhất nên mật độ từ trường ở vị trí này là cao nhất. Với cấu trúc động cơ từ trở<br />
mới, mật độ năng lượng từ trường ở cả 3 trường hợp vị trí cặp cực stator, rotor thẳng hàng,<br />
không thẳng hàng, gối chồng đều được nâng cao đáng kể so với động cơ từ trở cấu trúc cơ<br />
bản. Giá trị mật độ năng lượng từ trường sẽ quyết định đến giá trị mô men điện từ trong<br />
động cơ theo (16).<br />
Trường hợp SRM có cực stator và rotor ở vị trí gối chồng, vị trí thẳng hàng hoàn toàn<br />
và vị trí không thẳng hàng, mật độ phân bố năng lượng của SRM mới và SRM truyền<br />
thống cho trong bảng 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 7. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor gối chồng nhau.<br />
a. Động cơ từ trở cấu trúc mới;<br />
b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 115<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 8. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor thẳng hàng.<br />
a. Động cơ từ trở cấu trúc mới;<br />
b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b)<br />
<br />
Hình 9. Mật độ năng lượng trong SRM khi cực stator và rotor không thẳng hàng.<br />
a. Động cơ từ trở cấu trúc mới;<br />
b. Động cơ từ trở cấu trúc truyền thống.<br />
<br />
<br />
116 P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng … trong động cơ từ trở.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 2. Giá trị mật độ năng lượng lớn nhất trong động cơ từ trở tại các vị trí cực từ.<br />
Cực rotor, stator không<br />
Cực rotor, stator thẳng hàng Cực stator, rotor gối chồng<br />
thẳng hàng<br />
<br />
SRM truyền SRM truyền SRM truyền<br />
SRM mới SRM mới SRM mới<br />
thống thống thống<br />
<br />
2,0548x106 2,2014x106 2,2547x106 2,2734x106 2,3400x106 2,9831x106<br />
J/m3 J/m3 J/m3 J/m3 J/m3 J/m3<br />
Kết quả mô phỏng cho thấy, SRM cấu trúc mới cho giá trị mật độ năng lượng từ trường<br />
cao hơn hơn so với SRM truyền thống. Với mật độ năng lượng từ phân bố trong động cơ<br />
lớn, SRM mới được dự báo sẽ đạt hiệu suất cao hơn. Kết quả của nhóm tác giả công bố là<br />
kết quả phân tích, đánh giá bước đầu, để có kết quả đánh giá đầy đủ về năng lượng từ<br />
trường sinh ra và mô men trong SRM mới cần xây dựng được mô hình toán mới cho động<br />
cơ và sẽ được công bố trong những nghiên cứu tiếp theo.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bài báo trình bày những phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa năng lượng từ trường<br />
và mô men điện từ. Năng lượng từ trường sinh ra trong động cơ và mô men điện từ tỉ lệ<br />
thuận với nhau, qua đó quyết định đến hiệu suất của động cơ từ trở. Mật độ năng lượng<br />
tích trữ trong SRM cấu trúc mới được so sánh với SRM cấu trúc truyền thống. Kết quả<br />
bước đầu khẳng định ưu điểm vượt trội của SRM mới trong nâng cao mật độ năng lượng<br />
từ trường so với SRM cũ.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. S. Mir, M. E. Elbuluk and I. Husain, “Torque-rippleMinimization in Switched<br />
Reluctance Motors Using Adaptive Fuzzy Control”, IEEE Transactions on Industry<br />
Applications, vol. 35, no. 2 (1999), pp. 461-468.<br />
[2]. D. S. Reay, T. C. Green and B. W. Williams, “Application of Associative Memory<br />
Neural Networks to the Control of a Switched Reluctance Motor”, IECON, vol. 1<br />
(1993), pp. 200-206.<br />
[3]. Wadah Abass Aljaism, “Switched reluctance motor: Design, simulation and<br />
control”, Dortor of philosophy in electrical engineer, University of Western Sydney<br />
(2007).<br />
[4]. Lingquan Zeng,Haiwei Yu, “Research on a novel Rotor Structure Switched<br />
Reluctance Motor”, International Conference on Applied Physics and Industrial<br />
Engineering, Physics Procedia, vol. 24 (2012), pp. 320 – 327.<br />
[5]. Phí Hoàng Nhã, Đào Quang Thủy, Phạm Hùng Phi, “Cải thiện mật độ phân bố lực<br />
trong động cơ từ trở”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, vol.17, no.<br />
1.1 (2019), pp. 63-67.<br />
[6]. Phí Hoàng Nhã, Phạm Hùng Phi, Đào Quang Thủy, “Mô hình mạch từ trở tương<br />
đương trong động cơ từ trở mới”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và công nghệ quân<br />
sự, số 54 (2018), tr 67 - 74.<br />
[7]. Torsten Wichert, “Design and Construction Modifications of Switched Reluctance<br />
Machines”, Dortor of philosophy in electrical engineer, Warsaw university of<br />
technology (2008).<br />
[8]. Lawrenson, P.J, “Variable-speed Switched Reluctance Motors”, IEEE Proceedings,<br />
vol. 127, no. 4 (1980), pp. 253-265.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 117<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[9]. Stephenson, J.M, Khazendar, M.A, “Saturation in doubly salient reluctance<br />
motors”, IEEE Transactions on electric Power Applications, vol. 136, no. 1 (1989).<br />
[10]. R. Krishnan, “Switched Reluctance Motor Drives – modeling, Simulation, Analysis,<br />
Design, and Application”, Industrial Electronics Series (2001).<br />
ABSTRACT<br />
IMPROVED MAGNETIC FIELD ENERGY DENSITY<br />
IN SWITCHED RELUCTANCE MOTOR<br />
Switched reluctance motor has the advantages, gradually become the choice<br />
for high speed drive systems. In switched reluctance motor, the electromagnetic<br />
torque and magnetic field energy have a mutual relationship, directly affects the<br />
performance of the motor. The electromagnetic torque in the switched reluctance<br />
motor is defined as the variation of the magnetic co-energy when the rotor rotates.<br />
The article presents the electromechanical energy conversion process and the<br />
relationship between electromagnetic torque and magnetic field energy in the<br />
switched reluctance motor. At the same time, the authors analyze and evaluate the<br />
solution to change the rotor structure in the previous research of the group also<br />
improve the magnetic field energy density distributed in the motor. Initial results<br />
show that the magnetic energy distribution density in the new switched reluctance<br />
motor increases, contributing to increase the electromagnetic torque.<br />
Keywords: Magnetic field energy density; Electromagnetic torque; Switched reluctance motor; SRM; New<br />
switched reluctance motor.<br />
<br />
Nhận bài ngày 14 tháng 9 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 12 năm 2019<br />
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 02 năm 2020<br />
<br />
Địa chỉ: 1Đại học Bách khoa Hà Nội;<br />
2<br />
Đại học Công nghiệp Hà Nội;<br />
3<br />
Bộ Khoa học và Công nghệ.<br />
*<br />
Email: phihoangnha@gmail.com; phihoangnha@haui.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
118 P. H. Nhã, Đ. Q. Thủy, P. H. Phi, “Cải thiện mật độ năng lượng … trong động cơ từ trở.”<br />