intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm hứng trữ tình thế sự trong ký Hoàng phủ Ngọc Tường

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cảm hứng trữ tình thế sự trong ký Hoàng phủ Ngọc Tường trình bày: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng của nền văn học đương đại. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc bởi trí tuệ uyên bác, vốn sống phong phú và mang tính nhân văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự là một trong những điểm nổi bật làm nên phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại ký,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm hứng trữ tình thế sự trong ký Hoàng phủ Ngọc Tường

CẢM HỨNG TRỮ TÌNH THẾ SỰ<br /> TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG<br /> PHAN THỊ CHÂU NGỌC<br /> Trường THCS Nguyễn Du, Đồng Tháp<br /> TÔN THẤT DỤNG<br /> Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký<br /> nổi tiếng của nền văn học đương đại. Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp<br /> dẫn người đọc bởi trí tuệ uyên bác, vốn sống phong phú và mang tính nhân<br /> văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự là một trong những điểm nổi bật làm<br /> nên phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể loại ký. Thông qua cái tôi<br /> cảm phục vẻ đẹp nhân cách và tài năng con người và cái tôi nghĩ suy về số<br /> phận của mỗi cá nhân, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có một cái nhìn mới mẻ<br /> về lịch sử, về chiến tranh, về số phận của cá nhân và dân tộc… qua đó tạo<br /> nên những giá trị mới, mang tính nhân văn sâu sắc. Cảm hứng trữ tình thế sự<br /> đã góp phần tạo nên phong cách tài hoa, đậm chất triết lý của một nhà văn có<br /> tâm, có tầm - Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br /> <br /> Hoàng Phủ Ngọc Tường được đánh giá là một trong số mấy nhà văn viết ký hay nhất<br /> của văn học nước ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Những tác phẩm mang đậm chất văn<br /> hóa, lịch sử của Hoàng Phủ Ngọc Tường có một sức sống mạnh mẽ trong lòng bạn đọc<br /> nhiều thế hệ. Sở hữu một vốn tri thức uyên bác, tỉ mẩn trong từng chi tiết, cùng với lối<br /> viết đậm chất trữ tình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên một phong cách riêng trong<br /> dòng văn xuôi đương đại. Cái tôi trữ tình trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường biểu hiện<br /> chủ yếu trên hai phương diện: Trữ tình thiên nhiên và trữ tình thế sự. Bài viết này của<br /> chúng tôi đi vào tìm hiểu cảm hứng trữ tình thế sự qua ký Hoàng Phủ Ngọc Tường.<br /> 1. CÁI TÔI CẢM PHỤC VẺ ĐẸP NHÂN CÁCH VÀ TÀI NĂNG CON NGƯỜI<br /> Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp học hiện đại là<br /> “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật”. Đối với thể loại<br /> văn xuôi, đặc biệt là ký, chủ thể của lời nói nghệ thuật chính là bản thân tác giả. Do vậy,<br /> người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện<br /> xưng tôi: “Tôi có một thiên đường đã mất phía bên kia cửa sổ, bên kia hàng cây, và<br /> những mái nhà” (Lý chuồn chuồn). Bằng cái tôi đó, nhà văn trình bày những vấn đề liên<br /> quan trực tiếp đến đời sống thực của nhà văn – những gì mà nhà văn đã trải qua, đã<br /> thấy, đã cảm bằng đôi mắt, trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân mình.<br /> Không thể phủ nhận hư cấu nghệ thuật trong ký song xét cho cùng, những vấn đề chứa<br /> đựng trong tác phẩm ký phải giống như một thước phim tư liệu tạo ra khoái cảm đặc<br /> biệt đối với người đọc bằng những thông tin thực sự chính xác (Một vài suy nghĩ về thể<br /> ký).<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 44-50<br /> <br /> CẢM HỨNG TRỮ TÌNH THẾ SỰ TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG<br /> <br /> 45<br /> <br /> Biểu hiện rõ nhất về cái tôi cảm phục vẻ đẹp nhân cách và tài năng con người của<br /> Hoàng Phủ Ngọc Tường là khi ông viết về những người anh hùng với sự nghiệp vĩ đại<br /> của họ. Trong truyền thống lịch sử và tâm thức của dân tộc, người anh hùng bao giờ<br /> cũng là những hình mẫu lý tưởng của nhân dân. Họ có thể là những con người có thật<br /> hoặc trên cơ sở có thật của lịch sử, được nhân dân kỳ ảo hóa, thiêng hóa qua lăng kính<br /> niềm tin và sự tôn vinh. Họ là những con người hộ quốc, an dân, được nhân dân tôn<br /> kính, ngưỡng mộ, và do vậy, họ bất tử trong lòng nhân dân. Hoàng Phủ Ngọc Tường<br /> “đến với các anh hùng” qua tâm thức này và góp phần làm phong phú thêm sức sống<br /> vĩnh hằng của họ. Trong Côn Sơn, Mượn đá để ngồi, Nguyễn Trãi trước những ngã ba<br /> cuộc đời Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra Nguyễn Trãi là “một thiên tài định<br /> hướng” và “luôn luôn chọn đúng hướng”. Không như một số nhà viết sử hay dã sử, cố<br /> gắng tìm hiểu và lý giải cũng như cảm thông về bi kịch của dòng họ Nguyễn trong thảm<br /> án Lệ Chi Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đến với Nguyễn Trãi bằng lòng ngưỡng<br /> mộ, khâm phục một tài năng, một nhân cách nhất quán và là một tầm cao văn hóa Việt.<br /> Ông cũng đã phát hiện ra triết lý lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều…, lấy chí nhân<br /> để thay cường bạo… của Nguyễn Trãi được hun đúc từ nền tảng văn hóa dân tộc. Và<br /> cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm trời cùng nghĩa quân Lam Sơn đã chứng minh<br /> tầm chiến lược đúng đắn đó.<br /> Không chỉ cảm phục Nguyễn Trãi về góc độ tài năng, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn mến<br /> phục vị anh hùng này qua nhân cách. Trong lối ứng xử được cho là lý tưởng của các nhà<br /> nho xưa, khi chính trường bất ổn, họ chọn con đường lui về ở ẩn để bảo toàn danh tiết<br /> của kẻ sĩ, của người quân tử. Tuy nhiên, ngay cả khi về Côn Sơn Mượn đá để ngồi,<br /> Nguyễn Trãi chưa bao giờ vô sự, thanh thản trước cuộc đời, trước vận mệnh đất nước:<br /> Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương / Dễ có Ngu cầm đàn<br /> một tiếng / Dân giàu đủ khắp đòi phương (Bảo kính cảnh giới).<br /> Cũng có nhiều người cho rằng, nếu Nguyễn Trãi bằng lòng hơn, “hiểu quy luật” hơn…<br /> đừng quay trở lại chính trường nữa thì có lẽ đã không có thảm án Lệ Chi Viên… Chúng<br /> tôi không có ý định bàn đến tiến, thoái, xuất, xử, khôn, dại trong chính trường, chỉ muốn<br /> nói rằng, một con người kiệt xuất như Nguyễn Trãi hẳn không thể không nhận ra quy<br /> luật này… Tuy nhiên, ở ông có một thứ còn cao hơn cả danh vọng, cao hơn cả lẽ khôn<br /> dại ở đời, đó là tấm lòng lo cho dân cho nước – một tấm lòng sao khuê. Hoàng Phủ<br /> Ngọc Tường đã nhận ra điều này khi ông viết: “Nguyễn Trãi chưa bao giờ là người đạo<br /> sĩ thực sự để quên đời” cũng như khi làm quan “chưa bao giờ là một quan triều thực sự<br /> để quên dân”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tinh tế và rất có lý khi nhận ra ranh giới<br /> mong manh đôi khi được ngụy trang khéo léo giữa quan (phụ mẫu chi dân) và cái gọi là<br /> “quan triều”. Nhìn lại toàn bộ quá trình, sự nghiệp của Nguyễn Trãi mới thấy được<br /> Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tổng kết vừa khái quát, vừa tinh tế như thế nào. Từ khi<br /> Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách, dùng chiến lược công tâm, cho đến triết lý Lấy yếu<br /> thắng mạnh, lấy ít địch nhiều… đều dựa vào một nguyên lý nhân nghĩa và với mục đích<br /> tối thượng là an dân. Có thể nói điểm xuất phát ban đầu là dân, điểm cuối cùng hướng<br /> đến cũng là dân. Nguyễn Trãi đã “tựa lưng vào nhân dân” để hành động, vì nhân dân mà<br /> <br /> 46<br /> <br /> PHAN THỊ CHÂU NGỌC – TÔN THẤT DỤNG<br /> <br /> chiến đấu, nghĩ đến dân quên cả mình, do vậy rất dễ hiểu là vì sao hình tượng người anh<br /> hùng này lại bất tử trong lòng nhân dân.<br /> Một hình tượng người anh hùng khác mà Hoàng Phủ Ngọc Tường ngưỡng mộ, mến<br /> phục cả đức lẫn tài là Nguyễn Huệ. Trong tác phẩm Nguyễn Huệ với chiến lược con<br /> người, tác giả nhận định: “Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là<br /> một nhà vương đạo mang cái tâm nhân đạo bao trùm cả thời đại ông”. Hoàng Phủ<br /> Ngọc Tường cảm phục trước cái tâm “làm sao xây đắp một nền đại chính để nhân dân<br /> sống có hạnh phúc” của vị anh hùng này. Chúng ta bắt gặp điểm tương đồng về cái tâm<br /> nhân nghĩa của hai vị anh hùng. Hình mẫu lý tưởng về người anh hùng được Hoàng Phủ<br /> Ngọc Tường dày công xây dựng không chỉ bằng niềm kính yêu, ngưỡng mộ mà bằng cả<br /> niềm tin về phẩm giá con người. Đó là một hình tượng nghệ thuật mang tâm thức dân<br /> tộc.<br /> Trên trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta còn gặp lại những con người,<br /> những danh nhân mà tên tuổi của họ đã được lịch sử lưu danh trên nhiều phương diện.<br /> Đó là Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du… Tuy nhiên, Hoàng Phủ Ngọc<br /> Tường đã đến với họ bằng một cách thức khác với chính sử. Nói đúng hơn ông tiếp cận<br /> họ từ cả góc độ lịch sử và văn hóa, trong đó, nhấn mạnh đến phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ<br /> của các nhân vật này. Nếu Nguyễn Trãi mang vẻ đẹp của thiên tài định hướng, luôn<br /> sáng ngời bởi tư tưởng nhân nghĩa thì Nguyễn Công Trứ lại là một tay chơi tài, là người<br /> mang sức cường tráng của cả một giống nòi. Viết về Nguyễn Công Trứ, Hoàng Phủ<br /> Ngọc Tường đã nhận ra có rất nhiều bản ngã thống nhất trong một con người: “Một<br /> nghị lực không lùi bước của quê hương Nghệ Tĩnh, một kẻ sĩ tiết tháo Bắc Hà, một tài<br /> hoa lịch lãm miền Kinh Bắc, một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự sông Hương,<br /> một bản lĩnh hành động của phương Nam… và phần còn lại, một tay chơi cuồng phóng<br /> của văn hóa hiện đại” [6, tr. 234]. Rõ ràng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa những danh<br /> nhân ấy đến gần hơn với bạn đọc qua phẩm chất nghệ sĩ của họ. Thành công này một<br /> mặt là từ tâm thế, điểm nhìn nghệ thuật của nhà văn, song mặt khác có sự hỗ trợ đắc lực<br /> của thể loại. “Thể ký cho phép phác họa những hình tượng nhân vật không hoàn chỉnh<br /> (không nhất thiết phải có số phận, tính cách, không nhất thiết phải triển khai sâu sắc,<br /> nhiều mặt), cho phép dừng lại ở những mẫu chuyện (không nhất thiết phải dựng thành<br /> cốt truyện hẳn hoi có hành động thống nhất)” [2, tr. 9]. Khi viết về Trịnh Công Sơn,<br /> Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho Trịnh cả một hành tinh yêu thương mà không cần<br /> nhiều lời ca tụng. Cuộc đời Sơn như một hiện hữu không có niềm vui, nhưng Trịnh mãi<br /> là người tình lãng du của nhiều thế hệ. Đời Trịnh buồn, nhưng Trịnh đã đến với đời<br /> bằng cả tấm lòng, và đúng như thế: sống trên đời sống cần có một tấm lòng… (Để gió<br /> cuốn đi, Trịnh Công Sơn).<br /> Dù không thực sự hoàn chỉnh khi tái hiện phong cách của từng nhân vật, song với điểm<br /> nhìn và cách thức “chọn mẫu” rất tinh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bắc được nhịp cầu<br /> để bạn đọc đến với nhân vật của mình một cách gần gũi và trọn vẹn nhất.<br /> <br /> CẢM HỨNG TRỮ TÌNH THẾ SỰ TRONG KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG<br /> <br /> 47<br /> <br /> 2. CÁI TÔI NGHĨ SUY VỀ SỐ PHẬN CON NGƯỜI<br /> Suy ngẫm về số phận con người, về cái chết và lẽ sống hẳn không phải của riêng nhà<br /> văn nào. Tuy nhiên, với quan niệm của từng cá nhân, thông qua các hình tượng nghệ<br /> thuật, nhà văn gửi gắm thông điệp đến người đọc. Trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc<br /> Tường, người đọc bắt gặp một nỗi day dứt lớn về số phận con người trong cuộc chiến,<br /> về cái chết và lẽ sống.<br /> Là một trí thức đã từng “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, hơn ai hết, Hoàng Phủ<br /> Ngọc Tường hiểu được và hiểu rất rõ thế nào là chiến tranh. Khi ông viết về nỗi ám ảnh<br /> của cả một thế hệ thanh niên trước 1975 cũng là viết về chính mình. Chiến tranh là “một<br /> mớ khói lửa hỗn loạn, khủng khiếp và không có nghĩa lý” [5, tr. 15]. Lớp thanh niên trí<br /> thức đô thị miền Nam trước giải phóng mất phương hướng, họ sống thu mình và bế tắc.<br /> Công bằng mà nói, trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, cùng với quá trình “mưa Âu, gió<br /> Mỹ”, làn sóng triết học hiện sinh đã ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng của một bộ phận<br /> giới trẻ lúc ấy. Sự tồn tại của mỗi cá nhân, nỗi cô đơn và ám ảnh về cái chết đã trở thành<br /> vấn đề lớn của tầng lớp thanh niên đô thị miền Nam. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chia sẻ<br /> một cách đồng điệu với Trịnh Công Sơn về thân phận con người, về số phận dân tộc.<br /> Đó là “nỗi ám ảnh không rời trong tâm cảm quê hương của Trịnh Công Sơn” [6, tr. 24].<br /> Đó là hình ảnh những đứa bạn cùng trang lứa chết trong điệu blue buồn của Giao (nhân<br /> vật được xem là nguyên mẫu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) (Như con sông từ nguồn ra<br /> biển), là nỗi niềm của những trí thức miền Nam trước giải phóng đang vật vã trở về với<br /> dân tộc nhưng không vượt qua nổi triền dốc chênh vênh của tuổi trẻ. Họ “sống vật vờ<br /> rồi biến mất, mất tích trong cơn lốc của chiến tranh” [5, tr. 37]. Chứng kiến những cái<br /> chết của đồng đội, Hoàng Phủ Ngọc Tường suy ngẫm và hiểu hơn giá trị của sự sống:<br /> “Tôi ngồi nhớ lại tất cả nỗi trầm tư dài bên cạnh mớ hài cốt khô khốc của anh Hoàng.<br /> Trước mắt tôi, tất cả cuộc sống đầy những hùng tráng và bi thương vốn đã từng tồn tại<br /> trên mảnh đất rừng này, giờ đã bị xoá sạch dấu tích trong sự câm nín của lau lách. Như<br /> thế đấy, có những con đường không còn ai đi nữa, những năm tháng không còn ai biết<br /> nữa, và những con người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa...” [5, tr. 553].<br /> Trong một bài trả lời phỏng vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nói: “Chúng tôi, những<br /> thanh niên miền Nam, đều đã lựa chọn đúng con đường đi của mình - con đường đi<br /> cùng dân tộc trong thời khắc Tổ quốc lâm nguy” [3]. Trong hoàn cảnh đất nước có<br /> chiến tranh, cũng giống như bao nhiêu thanh niên Việt Nam khác, Hoàng Phủ Ngọc<br /> Tường chọn cho mình một lẽ sống là tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc. Đó là sự<br /> dấn thân của một trí thức có trách nhiệm và có ý thức về lẽ sống trong mối quan hệ với<br /> sự sống của dân tộc. Đến với chiến tranh, với rừng già gian khó, đối diện với cái chết,<br /> sự hy sinh và cả vinh quang, tự hào… Hoàng Phủ Ngọc Tường càng có điều kiện để suy<br /> ngẫm về chiến tranh, về cuộc chiến của dân tộc mình. Trong chiến tranh, đôi lúc ranh<br /> giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh. Đôi khi cá nhân phải lựa chọn “hoặc là<br /> chạy ngược luồng đạn” của kẻ thù để sống sót, hoặc “trụ lại trong tư thế quyết tử” [5, tr.<br /> 498]. Thế mới biết giá trị của lương tâm trong hoàn cảnh ấy lớn đến chừng nào. Đúng<br /> như Tố Hữu đã viết: Có những phút làm nên lịch sử / Có cái chết hoá thành bất tử / Có<br /> <br /> 48<br /> <br /> PHAN THỊ CHÂU NGỌC – TÔN THẤT DỤNG<br /> <br /> những lời hơn mọi bài ca … Với quan niệm “người sống sẽ bớt ngu xuẩn hơn chừng<br /> nào hắn còn biết dành chút thì giờ để tò mò về cái chết của chính hắn” [5, tr. 749],<br /> Hoàng Phủ Ngọc Tường đã xác định cho mình một thái độ “sống là để hành động,<br /> nhưng nếu tình thế không khác đi được thì cái chết trở thành hành động sống sau cùng<br /> của người anh hùng” [5, tr. 453]. Đây là một lý tưởng sống đẹp, cống hiến, tiêu biểu<br /> cho cả một thế hệ thanh niên khoác ba lô ra trận. Trong các tác phẩm ký về chiến tranh<br /> của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện rõ nhất cả hai khía cạnh cảm nhận, suy nghĩ của<br /> một người lính và của một nhà văn: “Đất nước đã hai lần gian lao in dấu trên trụ cầu<br /> hằng bao nhiêu lớp vỏ hàu nham nhở, giống như vết bùn lấm nhọc nhằn chân ngựa đá<br /> mà vua Trần đã nhìn thấy ngày đuổi giặc khỏi Thăng Long hơn 700 năm trước. Tôi<br /> cũng là người lính Việt, chân đất nón dấu, cầm lấy ngọn giáo của nhân dân, đêm nay về<br /> quì hôn lên chân ngựa đá...” (Hành lang của người và gió). Không nguôi trăn trở về lẽ<br /> sống, Hoàng Phủ Ngọc Tường hiểu “lịch sử được làm nên bởi những người đã chết”, do<br /> vậy thái độ sống là điều được tác giả nhiều lần bàn đến. Ông khát khao đi tìm kiếm ý<br /> nghĩa cuộc sống như một ý thức trách nhiệm với cuộc đời.<br /> Đi qua những rối bời và hoang mang của tuổi trẻ, những day dứt về thân phận và lẽ<br /> sống, nỗi ám ánh của cái chết và tồn tại, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận ra sự bơ vơ của<br /> thân phận con người trong mối quan hệ với số phận dân tộc. Ông “hiểu thấu điều này<br /> qua những giai điệu gợi nhắc người con gái mất trí nhớ, lang thang trong những cơn<br /> bão gọi tên người yêu bằng hai tiếng: Việt Nam, chia sẻ với Trịnh Công Sơn con đường<br /> tìm về cội nguồn minh triết phương Đông, níu giữ lấy cái tâm như một giải pháp cứu<br /> vãn để đối diện với chiến tranh thù hận và nỗi day dứt về thân phận con người” [1, tr.<br /> 111].<br /> Phàm là con người ở trên đời, ai cũng mong muốn có danh, đúng như Nguyễn Công Trứ<br /> từng viết: Phải có danh gì với núi sông. Cái danh ở đời cũng được Hoàng Phủ Ngọc<br /> Tường quan niệm như một lẽ sống. Nhưng hiếu danh và hư danh rất khác nhau: “Hư<br /> danh mới là cạm bẫy nguy hiểm, còn hiếu danh là một trạng thái tâm lý tích cực, thúc<br /> đẩy sự nghiệp cống hiến của một con người” [4, tr. 90]. Danh chỉ là một cái tên để lưu<br /> truyền hậu thế, là “một tòa nhà còn mãi, trong đó cư ngụ đời sống vĩnh hằng của một<br /> con người sau khi chết” [7, tr. 138]. Thật vậy, những con người đã lập danh trong các<br /> trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường như các vị anh hùng lịch sử hay các nghệ sĩ<br /> Trịnh Công Sơn, Lê Bá Đảng, Ngô Kha, Bùi Giáng… đã sống và cống hiến cho cuộc<br /> đời này. Do vậy tên tuổi của họ mãi mãi cư ngụ trong ngôi nhà của tấm lòng hậu thế.<br /> Không còn bom đạn, chết chóc của chiến tranh, đất nước trở về bình yên và hồi sinh sau<br /> cơn đau đớn. Trong chiến tranh, mẹ E (Miếng trầu đỏ), mẹ Thỏa (Đêm chong đèn nhớ<br /> lại), mẹ Duyến (Đánh giặc trên hàng rào điện tử), mẹ Phạm Thị Sâm (Vành đai trong<br /> lửa)… đã hy sinh trọn vẹn một đời cho cuộc đấu tranh của dân tộc. Những chị Cầm<br /> (Miếng Trầu đỏ), chị Bình (Bản di chúc cỏ lau), chị La (Vành đai trong lửa)… đã hy<br /> sinh hạnh phúc cá nhân và tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến. Và còn rất nhiều<br /> các chị, các mẹ vô danh khác đều đã làm như vậy. Tất cả họ không mong lịch sử ghi<br /> danh, họ đã hành động bằng chính tinh thần của một người con đất Việt. Song những<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2