intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm lạnh và ngạt mũi ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

85
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm lạnh là tình trạng lây nhiễm đường hô hấp trên do 1 hoặc nhiều virus. Bé có thể bị nhiễm nhiều lần 1 loại virus. Cảm lạnh thường kéo dài 12 tuần, nhưng đôi khi có thể lâu hơn. Nhận biết cảm lạnh và ngạt mũi Cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến mũi hoặc ngực bé. Khi cảm lạnh, bé sẽ bị ngạt mũi và chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu trong, sau đó trở thành màu vàng, đặc và thậm chí trở thành màu xanh. Sau vài ngày, nước mũi trở lại trong và loãng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm lạnh và ngạt mũi ở trẻ nhỏ

  1. Cảm lạnh và ngạt mũi ở trẻ nhỏ Cảm lạnh là tình trạng lây nhiễm đường hô hấp trên do 1 hoặc nhiều virus. Bé có thể bị nhiễm nhiều lần 1 loại virus. Cảm lạnh thường kéo dài 1- 2 tuần, nhưng đôi khi có thể lâu hơn. Nhận biết cảm lạnh và ngạt mũi Cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến mũi hoặc ngực bé. Khi cảm lạnh, bé sẽ bị ngạt mũi và chảy nước mũi. Nước mũi lúc đầu trong, sau đó trở thành màu vàng, đặc và thậm chí trở thành màu xanh. Sau vài ngày, nước mũi trở lại trong và loãng. Cảm lạnh cũng có thể gây ra các triệu chứng khác: Sốt nhẹ trong vài ngày đầu  Hắt hơi 
  2. Ho  Giọng khàn  Mắt đỏ  Cảm lạnh gây phiền toái là chủ yếu và thường không nguy hại cho sức khỏe. Nhưng cha mẹ cần thận trọng khi bé bị cảm lạnh vì có thể tiến triển thành các bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi bé nhẹ cân hoặc non nớt. Hơn nữa, bé có thể khó thở bên cạnh sự khó chịu, có thể ảnh hưởng đến việc bú. Theo dõi các dấu hiệu của bệnh nặng hơn như: Sốt kéo dài hoặc tăng  Quấy khóc  Bé kéo, giật tai mình  Khó thở  Bỏ bú  Ngủ không yên bất thường vào ban đêm  Rử mắt đặc 
  3. Nếu bé hắt hơi hoặc khụt khịt nhiều và bị ngạt mũi thường xuyên, bé có thể bị thêm một bệnh khác không phải cảm lạnh. Vì mũi của bé khá nhỏ, nên không giữ được nhiều chất nhầy để gây ngạt mũi. Ngạt mũi có thể do tiếp xúc với không khí khô và các chất kích thích như khói thuốc lá. Cảm lạnh hay lây lan nhất qua các giọt nước chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hoặc do tiếp xúc trực tiếp qua bàn tay. Cha mẹ có thể làm một số việc nhằm hạn chế cảm lạnh cho bé như rửa tay thường xuyên và tránh đưa trẻ đến những nơi đông người tụ tập. Điều trị cảm lạnh và ngạt mũi cho bé Không có thuốc chữa khỏi cảm lạnh. Kháng sinh không có tác dụng trong nhiễm virus và không thể chữa khỏi, phòng ngừa hoặc rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Vitamin C và kẽm không chứng tỏ ích lợi gì trong việc phòng và chữa cảm lạnh cho bé. Cha mẹ và thầy thuốc không thể giúp trẻ hồi phục nhanh hơn, vì hệ miễn dịch của bé cần phải có thời gian để chế ngự cảm lạnh. Nhưng các bậc cha mẹ có thể giúp bé thấy dễ chịu hơn và hạn chế khả năng bệnh diễn biến xấu đi.
  4. Điều tốt nhất có thể làm là cho trẻ uống nhiều nước. Nước sẽ làm giảm ngạt mũi. Vì bé có thể mệt mỏi hoặc ăn ít, nên cho bé ăn nhiều lần hơn. Có thể dùng acetaminophen để hạ sốt trên 39oC hoặc khi trẻ thấy khó chịu. Nên nhớ rằng ho không phải lúc nào cũng xấu. Ho có tác dụng bảo vệ và giúp thải trừ đờm khỏi đường hô hấp của bé. Ho có thể là ho khan hoặc có đờm loãng và xuất tiết. Đôi khi bé có thể ho thành cơn, thậm chí có thể gây nôn. Ho trở thành vấn đề khi làm cản trở việc ăn uống, hoạt động hoặc ngủ của bé. Khi nào cần đi khám Gọi bác sĩ trong giờ hành chính nếu bé: Sốt nhẹ hoặc trên 39oC hơn 72 tiếng đồng hồ  Ho trên 1 tuần  Ho thường xuyên gây nôn  Chảy nước mũi đặc, xanh kéo dài trên 2 tuần  Ban đóng vảy dưới mũi hoặc miệng, có thể là bệnh chốc lở  Gọi bác sĩ hoặc đi khám ngay nếu bé: 
  5. Khó thở hoặc xanh tím quanh môi và miệng  Không đái hoặc không chịu uống  Ho dữ dội kèm theo thay đổi màu da  Có đờm lẫn máu  Dùng máy xông hơi hoặc làm ẩm Dùng máy xông hơi hoặc làm ẩm không khí có thể làm trẻ thấy dễ chịu hơn. Không có vấn đề gì nếu không khí thở rất khô hoặc ẩm vì không khí trong phổi được làm ẩm đầy đủ khi qua mũi và đường thở. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngạt mũi, làm không khí ẩm thêm có thể làm mũi dễ chịu hơn. Làm ẩ m thêm không khí cũng có thể hữu ích cho bé bị viêm da dị ứng hoặc eczema. Lưu ý những điểm sau khi sử dụng máy giữ ẩm: Thay nước và lau rửa máy giữ ẩm hằng ngày. Nếu không thì nấm mốc có thể phát triển và phát tán ra không khí. Không chạy máy giữ ẩm quá nhiều đến mức bậu cửa sổ liên tục ướt trong thời tiết lạnh Không để hơi nước hoặc sương phun trực tiếp vào người hoặc cũi của bé. Giường có thể trở nên ẩm ướt, và làm cho bé bị lạnh
  6. Không dùng thêm thuốc. Không cần thiết phải bổ sung thêm thuốc vào không khí qua máy xông hơi hoặc máy giữ ẩm Nên nhớ rằng bé có thể bị bỏng khi đến gần máy xông hơi nước nóng. Nếu ngạt mũi làm bé khó bú, cha mẹ có thể hút mũi cho bé bằng bơm hút có gắn bầu cao su trước khi cho bé bú hoặc trước khi ngủ. Bóp chặt bầu trước khi đặt đầu bơm sạch vào mũi bé. Đưa đầu hút vào lỗ mũi bé một cách nhẹ nhàng, đẩy ra phía sau mũi hơn là đẩy lên. Thả tay bóp bầu để hút mũi trong mũi bé. Rút bơm khỏi lỗ mũi bé và và đổ mũi hút được vào khăn giấy bằng cách bóp bầu nhanh trong khi dốc đầu hút xuống. Làm lại với lỗ mũi bên kia. Đảm bảo rửa sạch dụng cụ hút mũi bằng xà phòng và nước ấm khi xong việc. Nếu nước mũi đặc, nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi cho bé để làm loãng nước mũi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2