intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm – cúm

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

116
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến, nguyên nhân do cảm nhiễm các loại virut khác nhau; cảm có thể chia ra cảm thông thường và cúm. Cảm thông thường là một chứng bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp trên, thường do virut gây ra. Những biểu hiện lâm sàng bao gồm: hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi, khô rát cổ họng, sau đó đau họng, khản tiếng, ho khan, mệt mỏi… Cúm, do virut cúm gây nên; là bệnh viêm nhiễm cấp tính, rất hay lây. Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm – cúm

  1. Cảm – cúm - Cảm là một chứng bệnh viêm nhiễm phổ biến, nguyên nhân do cảm nhiễm các loại virut khác nhau; cảm có thể chia ra cảm thông thường và cúm. - Cảm thông thường là một chứng bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường hô hấp trên, thường do virut gây ra. Những biểu hiện lâm sàng bao gồm: hắt hơi, ngạt mũi và chảy nước mũi, khô rát cổ họng, sau đó đau họng, khản tiếng, ho khan, mệt mỏi… - Cúm, do virut cúm gây nên; là bệnh viêm nhiễm cấp tính, rất hay lây. Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi, đau lưng và toàn thân mỏi mệt. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn, số lượng bạch cầu có thể bình thường hay giảm, trong đó lympho bào hơi tăng. - Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng; kích thích vừa phải hoặc mạnh. - Chỉ định huyệt: Đại chuỳ, Phong trì, Hợp cốc.
  2. - Huyệt theo triệu chứng: - Nhức đầu: Thái dương - Ngạt mũi: Nghinh hương - Mồ hôi ra ít: phục lưu - Sốt cao: Khúc trì - Ho: Liệt khuyết, Phong môn - Đau họng: Thiếu thương. Châm chích máu, ngày châm một lần, có thể lưu kim 15 – 20 phút.
  3. Cận thị - Cận thị thường gọi là tật “nhìn gần”. Châm cứu có thể làm giảm nhẹ được chứng cận thị ở trẻ em. - Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và phối hợp huyệt ở xa. Kích thước vừa phải. - Chỉ định huyệt: (a) Thừa thấp, Tình minh, Hợp cốc. (b) Ế minh (kỳ huyệt), Phong trì, Quang minh. - Thường sử dụng nhóm huyệt (a). Nếu bệnh đỡ thì tiếp tục dùng những huyệt này. Nếu kết quả không rõ rệt, thử dùng các huyệt nhóm (b). Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 10 – 15 phút. Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 – 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 –3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 – 5 phút.
  4. Cứng cổ gáy - Trạng thái này thường do lệch gối trong khi ngủ, để lạnh cổ gáy, hoặc cơ vùng gáy làm việc quá sức. Biểu hiện lâm sàng là đau một bên gáy và khó quay cổ. - Điều trị: Chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Đởm và kinh Tiểu trường, phối hợp huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải hoặc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp bầu giác. - Chỉ định huyệt: Phong trì, Huyền chung, Dưỡng lão và các huyệt A thị. - Mỗi ngày châm một lần, yêu cầu bệnh nhân tập quay cổ nhẹ nhàng trong quá trình điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2