intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối phó với mùa… cúm

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trái với chứng cảm, bệnh cúm nghiêm trọng hơn và không thể tự khỏi. Bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt đối với sức khỏe và thậm chí là có thể dẫn đến tử vong… Dịch cúm lây truyền là do sự phát tán virus gây cúm từ người bệnh. Bệnh thường dễ búng phát mạnh vào những thời điểm giao mùa như hiện nay. Nếu chủ quan, mọi người có thể rất dễ nhầm lẫn bệnh cúm với chứng bệnh cảm lạnh (vốn là vô hại đối với sức khỏe) vì chúng có nhiều triệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối phó với mùa… cúm

  1. Đối phó với mùa… cúm Trái với chứng cảm, bệnh cúm nghiêm trọng hơn và không thể tự khỏi. Bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt đối với sức khỏe và thậm chí là có thể dẫn đến tử vong… Dịch cúm lây truyền là do sự phát tán virus gây cúm từ người bệnh. Bệnh thường dễ búng phát mạnh vào những thời điểm giao mùa như hiện nay. Nếu chủ quan, mọi người có thể rất dễ nhầm lẫn bệnh cúm với chứng bệnh cảm lạnh (vốn là vô hại đối với sức khỏe) vì chúng có nhiều triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, nếu phát hiện và được chữa trị từ sớm, khi bệnh còn ở thể nhẹ, bạn vẫn có thể tự chữa bệnh cúm cho mình và người thân với những biện pháp tương đối đơn giản ngay tại nhà.
  2. Cần cảnh giác với bệnh Bệnh cúm có thể nhận biết tương đối dễ dàng khi quan sát tiến trình chuyển biến của bệnh. Nếu thấy các triệu chứng như đau đầu, khô họng, ho khan… đột ngột xuất hiện và tiến triển nặng hơn một cách nhanh chóng trong khoảng 1-4 ngày, dẫn đến đau nhức toàn bộ cơ thể, sốt cao (có thể lên đến 400C), khi sốt giảm dần thì lại bị nghẹt mũi, đau họng… thì nghĩa là bạn đã mắc bệnh cúm. Khi đã mắc cúm, người bệnh thường cảm thấy rất mệt, cơ thể suy yếu và thời gian phục hồi có thể lên tới cả tuần hoặc nửa tháng sau đó. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nhiễm trùng thứ phát nặng hơn, gây sốt cao, ớn lạnh nhiều hơn, đau ngực khi hít thở, ho có đờm đặc màu xanh - vàng, buồn nôn, lú lẫn và mê sảng… Để điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị riêng cho bệnh cúm không cần kê toa hiện có bán rất nhiều trên thị trường. Nhưng nếu không có sẵn, bạn vẫn có thể dùng các loại thuốc khác để điều trị giảm bớt cho một số triệu chứng bệnh, như thuốc giảm đau (aspirin, acetaminophen…), thuốc trị ho… Thông thường, người mắc bệnh cúm nếu được điều trị đúng có thể phục hồi hoàn toàn. Với những người già trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính nào đó, bệnh có thể dẫn đến thể nặng - nhiễm trùng thứ phát nhưng vẫn có thể phục hồi hoàn toàn. Để phòng ngừa, bạn có thể tiêm vaccin ngừa cúm hàng năm
  3. (trừ trẻ em dưới 6 tháng tuổi và những người dị ứng với các thành phần của vaccin). Hỗ trợ điều trị ngoài thuốc Ngoài các loại thuốc uống như đã đề cập ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác tại nhà để chống lại virus cúm, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Châm cứu và bấm huyệt: Sự tác động vào một số huyệt đạo nhất định có khả năng giúp kích thích sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, góp phần làm giảm sưng huyết mũi, những cơn đau đầu, giảm ho và sốt cao…Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi bạn phải nắm vững về hệ thống huyệt đạo trên cơ thể nhưng tốt nhất là bạn nên nhờ cậy tới những người có chuyên môn uy tín. Liệu pháp tinh dầu thơm: Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu để điều trị giảm bớt một số triệu chứng bệnh. Hàng ngày, bạn có thể súc miệng bằng nước ấm có pha nước cốt chanh và thêm vào đó một giọt tinh dầu trà để ngăn ngừa mắc cúm. Nếu thấy trong người đã có triệu chứng bệnh, bạn có thể ngâm mình vào nước nóng hoà với hai giọt tinh dầu trà là cũng đã có thể giảm thiểu được triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông hơi với tinh dầu khuynh diệp, bạc hà là cũng có thể làm giảm chứng nghẹt mũi, giúp bạn dễ thở hơn.
  4. Sử dụng các loại thảo dược: Có rất nhiều loại thảo dược có thể sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại sự tấn công của virus gây cúm. Trong đó, tỏi là liều thuốc hữu hiệu nhất trong việc phòng chống virus. Ngoài ra, các loại cây có tinh dầu như tía tô, kinh giới, tràm, bạc hà, sả…có thể dùng làm nước xông với tác dụng diệt khuẩn đường hô hấp. Bạch chi, chi thiên, cúc hoa vàng có tác dụng kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau nhức người… Thủy liệu pháp: Sẽ là sai lầm nếu bạn cho rằng không nên tắm khi bị cảm cúm. Thực tế, việc ngâm mình trong nước nóng ở mức cơ thể có thể chịu đựng được từ 20-300C sẽ tạo ra môi trường loại bỏ sự tồn tại của virus. Trong lúc ngâm mình, bệnh nhân có thể uống thêm các loại nước thảo dược để xuất mồ hôi và cũng là bổ sung lượng nước thiếu hụt cho cơ thể. Để hạ bớt thân nhiệt trung tâm quá cao có thể gây ảnh hưởng đến não, bạn nên đắp khăn lạnh lên trán hoặc nách cho người bệnh. Lưu ý, người bệnh do còn yếu, dễ bị chóng mặt, hoa mắt nên cần có người ở gần chú ý khi bệnh nhân tắm. Tắm xong, bạn nên để bệnh nhân trở lại giường nghỉ ngơi và nhớ đắp chăn mỏng. Bổ sung vitamin: Khi mắc bệnh cúm, việc bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C sẽ là hết sức cần thiết. Để phòng ngừa bệnh, bạn cần 2-3kg vitamin C mỗi ngày (với người lớn). Khi đã mắc bệnh, bạn cần tăng liều 5-7g mỗi ngày để chống nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng bạn cần phải giảm liều lượng ngay nếu thấy bệnh nhân bị ỉa chảy).
  5. Cuối cùng, điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ đó là, các triệu chứng cúm có thể thuyên giảm nếu người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ và giữ nước cho cơ thể tốt. Những lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, nhưng bạn cần giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn. Chỉ xin lưu ý bạn rằng, việc phục hồi sức khỏe không nên thúc đẩy quá nhanh và bạn không nên quay trở lại làm việc quá sớm, khi người còn mệt. Vì như vậy có thể dẫn tới bệnh bị tái phát hoặc gây ra những biến chứng khó lường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2