SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG<br />
<br />
Cẩm Nang<br />
phối trộn<br />
các loại phân vô cơ<br />
<br />
CẩmNang<br />
Phối trộn<br />
các loại phân vô cơ<br />
ISBN: 978-604-60-2110-0<br />
<br />
63 - 630<br />
1/118 - 2015<br />
NN - 2015<br />
<br />
SÁCH KHÔNG BÁN<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TP. HỒ CHÍ MINH<br />
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG<br />
********<br />
<br />
Cẩm nang<br />
phối trộn<br />
các loại phân vô cơ<br />
<br />
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................4<br />
PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN............6<br />
<br />
3. Bón phân cho lan như thế nào là hiệu<br />
quả?............................................................................26<br />
4. Trên thị trường có loại phân nào sử dụng<br />
phổ biến cho cây lan?..............................................27<br />
<br />
1. Khái niệm phân bón......................................6<br />
<br />
5. Bón phân cho cây rau theo quy trình<br />
VietGAP là thực hiện như thế nào?..........................28<br />
<br />
2. Phân loại phân bón.......................................6<br />
<br />
6. Phân chuyên dùng là gì?............................29<br />
<br />
3. Các chất dinh dưỡng trong phân bón........9<br />
<br />
7. Sự khác nhau giữa phân NPK 3 màu và<br />
1 màu...........................................................................29<br />
<br />
4. Các loại phân vô cơ....................................10<br />
1. Một số loại phân có thể phối trộn thủ công<br />
thành phân hỗn hợp NPK..........................................15<br />
<br />
8. Cần trộn 100 kg phân NPK với một số công<br />
thức phân phổ biến trên thị trường, ta cần loại phân<br />
đơn, phân phức nào? và số lượng từng loại là bao<br />
nhiêu?..........................................................................30<br />
<br />
2. Các lưu ý khi trộn thủ công phân hỗn hợp<br />
NPK...............................................................................15<br />
<br />
9. Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng đối với<br />
cây trồng và biện pháp khắc phục?.......................31<br />
<br />
PHẦN II. PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN ĐƠN..........15<br />
<br />
3. Hướng dẫn trộn phân NPK..........................18<br />
<br />
9.1. Triệu chứng thiếu đạm...........................31<br />
9.2. Triệu chứng thiếu lân..............................34<br />
<br />
4. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân<br />
hỗn hợp NPK sản xuất trong nhà máy......................22<br />
<br />
9.3. Triệu chứng thiếu kali..............................36<br />
<br />
5. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân<br />
hỗn hợp NPK phối trộn thủ công..............................24<br />
<br />
9.4. Tóm tắt các triệu chứng thiếu<br />
dinh dưỡng..................................................................37<br />
<br />
PHẦN III. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP............25<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................38<br />
<br />
1. Bón phân cân đối là như thế nào?.............25<br />
2. Bón phân như thế nào là theo nguyên tắc<br />
5 đúng?.......................................................................26<br />
<br />
2<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung<br />
cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng<br />
cải tạo đất, được bón vào đất để cung cấp các<br />
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng<br />
của cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho<br />
đất, góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một diện<br />
tích đất, nâng cao năng suất thu hoạch, chất<br />
lượng sản phẩm,... Việc bón phân để bổ sung chất<br />
dinh dưỡng là việc làm cần thiết trong canh tác<br />
các loại cây trồng hiện nay. Các đơn vị sản xuất<br />
phân bón đã sản xuất và cung cấp nhiều dạng<br />
phân đơn, phân phức hợp khác nhau, tạo điều kiện<br />
cho bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn, sử<br />
dụng các loại phân bón trong canh tác dễ dàng<br />
và hiệu quả. Để có thể có loại phân tự phối trộn<br />
theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây, đặc tính của<br />
đất, người nông dân đã tự phối trộn các loại phân<br />
theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng<br />
phân phức hợp được trộn thủ công và sử dụng<br />
phân phức hợp được sản xuất công nghiệp có<br />
những ưu khuyết điểm khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi<br />
mỗi nhà nông cần phải hiểu rõ về phân bón trước<br />
khi lựa chọn và sử dụng, nhằm mang lại hiệu quả<br />
cao nhất trong canh tác.<br />
<br />
4<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
Với mục đích giúp bà con nông dân nắm bắt<br />
được những thông tin cơ bản về phân bón vô cơ,<br />
cách phối trộn bằng phương pháp thủ công từ<br />
phân đơn thành phân phức hợp chuyên dùng cho<br />
từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Đồng thời giúp<br />
bà con biết được một số loại phân có thể và không<br />
thể trộn với nhau, chúng tôi biên soạn cuốn<br />
“Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ”.<br />
Mong rằng, cuốn cẩm nang này giúp quí bà<br />
con nông dân và bạn đọc ghi nhận và nắm bắt<br />
được những thông tin hữu ích để áp dụng trong sản<br />
xuất rau, hoa,… mang lại hiệu quả cao nhất.<br />
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và rất<br />
mong nhận được ý kiến góp ý của quí bà con nông<br />
dân, cơ quan chuyên môn,… để Cẩm nang ngày<br />
càng hoàn thiện hơn.<br />
Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
5<br />
<br />
PHẦN I<br />
<br />
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN<br />
1. Khái niệm phân bón<br />
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp<br />
dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo<br />
đất.<br />
2. Phân loại phân bón<br />
- Về mặt hóa học: Phân bón được chia làm<br />
nhiều loại như phân vô cơ (phân khoáng), phân hữu<br />
cơ, phân vi sinh, … Trong đó, phân bón vô cơ gồm có<br />
các loại:<br />
+ Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân<br />
khoáng đơn, gồm:<br />
Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa<br />
một chất dinh dưỡng đa lượng là đạm. Các loại phân<br />
đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni,<br />
clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và<br />
hợp chất chứa nitơ có bổ sung hoặc không bổ sung<br />
chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều<br />
hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch<br />
cây trồng, chất chống vón cục;<br />
Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một<br />
chất dinh dưỡng đa lượng là lân. Các loại phân lân<br />
bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn,<br />
6<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
supephosphat kép, supe phosphat giàu canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho có bổ sung<br />
hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất<br />
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả<br />
năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;<br />
Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một<br />
chất dinh dưỡng đa lượng là kali. Các loại phân kali<br />
bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và<br />
các hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ<br />
sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất<br />
điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn<br />
dịch cây trồng, chất chống vón cục.<br />
+ Phân trung lượng: Trong thành phần chính<br />
chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung lượng có<br />
bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng<br />
hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm<br />
tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón<br />
cục.<br />
+ Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa<br />
một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có bổ sung<br />
hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất<br />
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả<br />
năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.<br />
+ Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít<br />
nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng<br />
liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP),<br />
monoamoni phosphat (MAP), sunphat kali magie,<br />
<br />
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ<br />
<br />
7<br />
<br />