intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm ơn cơn gió… độc

Chia sẻ: E E | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong trường Bổ túc văn hóa này, chuyện học cùng lớp nhưng không cùng tuổi là một việc bình thường. Và em lớn hơn Thanh hai tuổi nhưng chúng mình đã có những ngày tháng đẹp, suýt chút nữa đấy được gọi là "tình đầu", Thanh nhớ không? Chúng mình thân nhau như thế nào nhỉ? À, trong một buổi cắm trại kỷ niệm ngày 26-3 và…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm ơn cơn gió… độc

  1. Cảm ơn cơn gió… độc Trong trường Bổ túc văn hóa này, chuyện học cùng lớp nhưng không cùng tuổi là một việc bình thường. Và em lớn hơn Thanh hai tuổi nhưng chúng mình đã có những ngày tháng đẹp, suýt chút nữa đấy được gọi là "tình đầu", Thanh nhớ không? Chúng mình thân nhau như thế nào nhỉ? À, trong một buổi cắm trại kỷ niệm ngày 26-3 và… một cơn gió lạ. Lúc đó em là bí thư chi đoàn lớp còn Thanh là lớp phó học tập. Trong cái thế giới "âm thịnh dương suy" này, với ba mươi sáu thần dân mà chỉ có tám tên là đực rựa. Vậy mà Thanh vẫn được bầu làm lớp phó học tập, chứng tỏ học lực của Thanh không phải tầm thường. Cái sự không phải tầm thường ấy bởi Thanh đã qua một thời gian làm chú tiểu. Thanh bảo không phải mình muốn đi tu, nhưng đạo của Thanh là khi con trai tới tuổi 12-15 thì phải vô chùa học đạo để tập làm đệ tử Phật gia ít năm. Sau thời gian đó, ai có "căn tu" sẽ ở lại chùa để học lên đại đức, thượng tọa…, ai còn ham mùi thế tục sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Ngày Thanh vào lớp, mái tóc ngắn lún phún sát da còn hiện rõ hai sẹo tròn như hai hạt mận trên đỉnh đầu. Bọn con gái nhao theo hỏi. Thanh cho biết thêm mình hiện đang trọ tại chùa X. ngoại ô thị trấn để đi học bởi nhà rất xa trường. Ngày ba buổi ăn cơm chùa, đi học về chỉ việc giặt giũ và học bài.
  2. Chúng em bảo rằng Thanh sướng. Chẳng phải làm gì phụ mẹ cha. Và bữa tiệc "khao mặt" hôm ấy Thanh không dự vì: "Mình không ưa ăn chè, trái cây, sinh tố gì cả. Cũng chẳng thích bì bún, bánh canh…". Bọn con gái hờn, cho rằng Thanh "nhím". Không "khao mặt" thì đừng hòng yên thân mà làm "thần dân" trong lớp. Thanh cười trừ nhưng những số phết, phẩy cao ngất trong sổ liên lạc đã khiến Thanh leo lên chức lớp phó học tập mà không có đối thủ nào địch lại. oOo Sau một ngày cắm trại mệt nhọc và vui vẻ, hầu như ai cũng căng mình ra để làm hết công việc. Lớp trưởng (nữ) chỉ huy đội năng lượng cho ba mươi mấy con người. Lớp phó (nam) thống soái đội nhà xưởng, sao cho trại dựng lên trước nhất, đẹp nhất, hoàn hảo nhất. Bí thư chi đoàn đảm trách việc ngoại giao. Nghĩa là thuyết trình cổng trại này, thuyết trình ý nghĩa món ăn này, thuyết trình ý nghĩa vở diễn văn nghệ này… nhưng mọi thứ không làm khó em được. Trừ cái cầu thang tại cổng trại. Đó là cái cầu thang ngoài dự định bởi tự dưng có một tên đực rựa vác cây tre đằng ngà vào: "Trại mình cái gì cũng xanh. Tre xanh, tăng bạt xanh, bàn ghế xanh. Thêm cây tre đằng ngà coi bộ mát mắt à lớp phó". Tám cái đầu gật cùng lúc và một chiếc thang ra đời, bắc ngay cổng trại. "Ý nghĩa chiếc cầu thang này là gì?". Đoàn giám khảo cắc cớ hỏi em. Chẳng lẽ kẻ thuyết trình lại trả lời: Tại dư cây tre nên làm cho đẹp chơi? Đành phải rặn ra một ý tưởng. "Dạ, nó tượng trưng cho từng nấc
  3. thang cuộc đời từ thấp đến cao mà chúng em phải vượt qua". "Tại sao không là tre xanh mà lại là tre vàng. Lại còn những sọc xanh trên thân cây?". "Dạ… cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như cây tre xanh. Chúng em muốn gửi gắm những ngày tháng học trò quý báu như vàng qua sắc vàng của tre và vài vết tích tội lỗi học trò là những vệt màu xanh trên thân tre vậy". Cổng trại 11A năm ấy được điểm tối đa. Phần thưởng là cả thùng kẹo chia được mỗi đứa một vốc tay. Được thưởng nhưng em không mừng vì mình đã phải căng óc ra mới trả lời suôn với ban giám khảo. Còn Thanh - cái tên đáng ghét kia chỉ cần tạo ra một đống của nợ rồi bỏ đó cho người khác xử lý. Chờ thi văn nghệ xong đi, ta sẽ "tính sổ" ngươi! Nhưng em không chờ được tới thi xong văn nghệ vì Thanh bất ngờ trúng gió độc. Người Thanh lạnh toát, co quắp, trào bọt mép! Bọn con gái chạy như ong vỡ tổ. Con trai chỉ có tám đứa, mà hết bốn đã bận cổ vũ cho đội bạn. Trường và Mai khiêng Thanh ra nhà xe của giáo viên - nơi đó trống trải nhưng tránh gió được chứ không lụp xụp và chật hẹp như trong khuôn viên trại. Thực ra em không muốn quan tâm chuyện gì mà bọn con trai xúm xít hò hét đông như vậy. Vì mệt, em muốn ngủ một giấc no đầy trên chiếc võng dù. Nhưng hình như có ai đó gọi tên em. Rồi một cánh tay lôi em về phía nhà xe. Em hiểu ra Thanh đang trúng gió, con gái miệt đồng sớm hiểu biết nhiều việc. Vì đã có không ít lần người thân trong gia đình em bị trúng gió độc như thế.
  4. Đã mười giờ đêm. Trường học xa bác sĩ, nhà thuốc tây cũng không gần. Em chợt nhớ buổi sáng trại mình ăn món gà kho gừng. Chắc là còn gừng. Em nhảy bổ vào bếp. Vì một lý do đơn thuần em biết cấp cứu người bị trúng gió, chứ nếu hôm ấy Thanh bị rắn cắn, chó cạp, cọp vồ gì chắc em đành để cho Thanh ngỏm rồi. Củ gừng giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ giọt vào miệng Thanh. Xác củ gừng thì em bảo Trường và Mai thoa khắp người Thanh. Lúc đó em không còn thời gian đâu mà mắc cỡ dù trên người Thanh chỉ còn độc nhất chiếc quần đùi. Khi cơ thể Thanh ấm lại, miệng hết trào bọt mép, chân tay duỗi thẳng được thì cũng là lúc hết nước gừng. Thanh tỉnh lại nhìn em và… quay mặt vô vách. Trong ánh điện vàng vọt, em thấy hình như gương mặt ai đó đỏ lựng chứ không xám ngoét vô hồn như lúc nãy. Mùa hè đến nhanh. Ngày chia tay lớp 11 Thanh bỗng dưng nắm tay em nói gọn: - Ra trường tui cưới chị nghen!? À… em quên có một điều là cả năm nay Thanh luôn gọi em bằng chị. Lứa tuổi đôi mươi của một người con gái đã biết phân biệt thế nào là một người bạn bình thường và người bạn "đặc biệt" trong lòng mình. Nhiều lúc em muốn xưng "em" với Thanh nhưng sĩ diện "đàn chị" đã không cho phép. Em cười đểu:
  5. - Mắc cười quá, ông ăn cơm chùa, đi học để mai mốt làm thầy chùa mà cưới tui làm gì? Lấy gì nuôi? Thanh lẳng lặng nhìn em một giây như hóa đá. - Nếu mai mốt tui có thể nuôi được chị? Mà tui đi học không phải để làm thầy chùa! - Làm gì kệ ông! Nuôi được thì cứ đi mà nuôi chị ông! Còn tui không mắc mớ gì!? Em tàn nhẫn dù biết rằng mình đang dối lòng. Thanh lẳng lặng quay đi. oOo Ba tháng hè qua nhanh, một học kỳ của lớp 12 cũng đang sắp hết. Không thấy Thanh đề cập gì tới việc "cưới xin" em cũng không bận tâm vì bài vở cứ lút đầu lút cổ.
  6. Rồi bỗng dưng Thanh nghỉ học hai ngày không phép. Với một lớp phó học tập thì đây là điều không chấp nhận được. Ngày thứ ba trôi qua, cột điểm danh sĩ số lớp, vắng mặt, có phép, không phép luôn điền chữ K. làm em khó chịu. Thi đua của lớp bị ảnh hưởng vì một kẻ đáng ra phải gương mẫu thế à? Em và hai nhỏ bạn quyết tâm tới chùa nơi Thanh cư ngụ để tìm hiểu nguyên nhân. Và em thật bất ngờ khi ba của Thanh là một tăng chúng. Ngôi chùa X. nơi ngoại ô thị trấn nhỏ xíu vốn là chùa của làng. Trước kia, khi còn là thiếu niên thì ba của Thanh đã có vài năm theo học đạo ở đây. Mấy năm sau, ông rời chùa nhập vào thế tục, lập gia đình, sinh con rồi lại trở về chùa làm đệ tử. Bây giờ ông không còn bận tâm gì đến thế sự, ngày ngày chỉ việc quét lá, thắp đèn nhang, cầu kinh niệm Phật. Niềm vui của ông bây giờ là những bữa cơm đạm bạc, rau dưa, cà muối. Mẹ Thanh ở nhà tảo tần hôm sớm. Một ngày của bác bắt đầu từ 3-4 giờ sáng và kết thúc tận 23 giờ đêm. Vì gia đình không ruộng đất, cha mẹ chồng già và ba con dại…, bác ấy phải làm việc hết sức mình, để rồi không trụ nổi và đã ngã bệnh sau những ngày lao tâm lao lực. Thanh có hai em gái, trách nhiệm trụ cột gia đình bây giờ đã dồn lên đôi vai người con trai mười tám tuổi rưỡi. Bây giờ em và cả lớp mới giật mình là đã quá vô tâm với Thanh. Ba mươi sáu "thần dân" trong lớp, đã hết ba mươi lăm lần Thanh đến thăm nhà. Vậy còn nhà Thanh sao chưa ai một lần tìm đến? Không lẽ chỉ vì lý do "Nhà mình xa lắm, chật lắm, không đủ mấy chục chỗ ngồi đâu".
  7. Các bạn quay ra trách em là quá vô tâm với Thanh. Trường và Mai là hai tên đực rựa đã hơn một lần biết ý định "cưới xin" của Thanh dành cho em. Chúng mắng: - Bà thật quá vô tình! Trong lớp này, trường này biết bao nhiêu đứa con gái mong được nó trò chuyện một lần. Vậy mà có ai được đâu! Chỉ có mình bà mà làm phách! Chuyện nhiều cô bạn muốn được Thanh trò chuyện là có thật. Vì giọng Thanh hay lắm. Cứ đều đều trầm trầm đi vào lòng người, khơi gợi mở mang mọi giác quan u u mê mê của con người như giọng của hòa thượng vậy. Ngay cả Thúy - lớp trưởng - cũng phải thừa nhận giọng Thanh rất hay vì đã có nhiều lần cùng học nhóm. Chỉ riêng em là kẻ vô tình? Trường và Mai còn bảo, Thanh yêu em vì trong buổi cắm trại ấy, bao nhiêu người con gái bỏ đi, không biết giúp người hoạn nạn thì em lại biến thành Bồ tát sống. Không màng sự va chạm nam nữ, không mắc cỡ, không viện cớ mình cả ngày mệt nhọc… để cấp cứu cho Thanh. Một người con gái như vậy sẽ là mẫu người vợ, người mẹ tuyệt vời.
  8. Thanh ơi! Chẳng lẽ em lại lặp lại "Em biết cấp cứu người bị trúng gió, chứ nếu hôm ấy Thanh bị rắn cắn, chó cạp, cọp vồ gì chắc em đành để cho Thanh ngỏm rồi" thì Thanh mới hết ngộ nhận chăng? Nhưng bây giờ Thanh đã bỏ học đi làm rồi. Đường đời chông gai phải giật giành từng miếng cơm manh áo. Làm sao một người con trai chưa tròn tuổi hai mươi đủ sức gánh vác gia đình? Vậy là em không tìm được nhà Thanh. Mình mất liên lạc từ đó và em biết rằng em cũng đã yêu Thanh. Sau khi ra trường, đi làm, em đã tiếp xúc với không ít đàn ông. Nhưng với họ, nhịp sống là một guồng quay máy móc: bước một là công việc, bước hai là lợi nhuận và bước ba là… rủ lên giường. Không ai trầm trầm như Thanh. Không ai biết hi sinh như Thanh và cũng không ai rõ ràng mạnh dạn như Thanh cầm tay em nói gọn: "Tui cưới chị nghen". Ngay cả chồng em, cũng chỉ kết thúc cuộc đời độc thân của hai đứa bằng câu "Mình về với nhau nhé?".
  9. "Về với nhau" khác "cưới nhau" chứ? Có một chút giòn giã, háo hức, lạ lẫm… trong từ "cưới". Còn "về với nhau" là chấp nhận việc phải như thế chăng? Em giận mình bày đặt tung hê câu chữ nhưng cũng cảm ơn cơn gió độc ngày nào đã cho em một mối tình đầu chưa kịp gọi tên...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2