intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm quan thời gian trong thơ Tú Xương

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

125
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Cảm quan thời gian trong thơ Tú Xương trình bày: Nghiên cứu vấn đề thời gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương – một phương diện cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần bộc lộ rõ cá tính sáng tạo và phong cách độc đáo của thi nhân,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm quan thời gian trong thơ Tú Xương

CẢM QUAN THỜI GIAN TRONG THƠ TÚ XƯƠNG<br /> TRƯƠNG HOÀNG VINH<br /> Trường Đại học Tiền Giang<br /> TÔN THẤT DỤNG<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Bài viết chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề thời gian nghệ thuật trong<br /> thơ Tú Xương – một phương diện cho đến nay vẫn chưa được quan tâm thỏa<br /> đáng. Đây chính là nhân tố quan trọng góp phần bộc lộ rõ cá tính sáng tạo và<br /> phong cách độc đáo của thi nhân. Với cảm nhận thời gian tuyến tính, với cái<br /> nhìn có tính dự cảm về thời gian và lối cảm thụ thời gian mang đậm yếu tố<br /> cá nhân của một cái tôi thị dân đầy bản ngã, Tú Xương đã tạo nên “chất<br /> riêng” trong thơ mình.<br /> <br /> 1. Tú Xương xuất hiện như một hiện tượng độc đáo trong thi đàn nước ta cuối thế kỉ<br /> XIX. Thơ ông thu hút được đông đảo sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình cũng<br /> như của công chúng yêu thích văn học từ trước đến nay. Các công trình nghiên cứu về<br /> thơ Tú Xương, với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, đã cung cấp cho người đọc hôm<br /> nay một cái nhìn phong phú, lý thú về hiện tượng văn học tương đối phức tạp này. Tiếp<br /> nối các công trình của những người đi trước, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu phương<br /> diện thời gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương như một sự bổ sung cần thiết nhằm cung<br /> cấp một cái nhìn toàn diện hơn về sáng tác của ông từ góc nhìn thi pháp, hi vọng góp<br /> thêm những kiến giải mới cho thấy cá tính sáng tạo của nhà thơ cũng như phong cách<br /> nghệ thuật độc đáo của tác giả.<br /> 2. Bên cạnh quan niệm nghệ thuật về con người và không gian nghệ thuật, vấn đề thời<br /> gian nghệ thuật cũng là một phương diện trọng yếu được giới nghiên cứu đặc biệt quan<br /> tâm khi tiếp cận các hiện tượng văn học trong tính hệ thống. Tiếp cận thơ Tú Xương,<br /> chúng tôi nhận thấy, tương ứng với cái nhìn về con người, cảm nhận của nhà thơ về thế<br /> giới qua hình thức tồn tại cơ bản của nó – không gian và thời gian – thể hiện rõ cá tính<br /> sáng tạo của chủ thể. Đặc biệt, trong cách cảm thụ thời gian giữa Tú Xương so với các<br /> nhà nho trước và cùng thời, chúng tôi nhận thấy vừa có nhiều nét tương đồng (song<br /> không hoàn toàn đồng nhất), lại vừa có những nét khác biệt.<br /> 2.1. Thơ Tú Xương với những nét riêng trong cảm quan thời gian tuần hoàn và<br /> thời gian đời người ngắn ngủi<br /> Là một nhà nho, cảm quan thời gian của Tú Xương dĩ nhiên không khỏi chịu ảnh hưởng<br /> bởi lối tư duy có tính mô hình của văn học cổ trung đại, điều mà nhiều nhà nghiên cứu<br /> trong và ngoài nước đã có dịp bàn đến. Đó là cách tri giác thời gian theo tuyến tính kết<br /> hợp với cách tri giác thời gian theo chu kì, các hình thức thời gian vũ trụ bất biến, thời<br /> gian đời người ngắn ngủi… Tuy nhiên, ngay ở những mô thức chung này, ta vẫn nhận<br /> ra nét riêng trong cách cảm thụ chủ quan của từng tác giả.<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(18)/2011: tr. 49-56<br /> <br /> 50<br /> <br /> TRƯƠNG HOÀNG VINH - TÔN THẤT DỤNG<br /> <br /> Thơ Tú Xương có đề cập đến thời gian tuần hoàn: “Xuân đi, xuân lại vô cùng tận”<br /> (Đêm xuân trời mưa), thời gian đời người ngắn ngủi: “Ba mươi mốt tuổi đà bao chốc”<br /> (Gần tết than việc nhà)…; nhưng so với cảm nhận của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du<br /> hay Nguyễn Khuyến, quan niệm của Tú Xương lại bộc lộ rõ những nét riêng có tính khu<br /> biệt.<br /> Nữ sĩ họ Hồ dường như bộc lộ rõ vẻ ngao ngán trước cái vòng quay muôn thuở của tạo<br /> hóa khi thốt lên:“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại - Mảnh tình san sẻ tí con con” (Tự tình<br /> II). Ở Nguyễn Khuyến, gắn với cái nhìn thời gian tuần hoàn theo chu kỳ, ông có một số<br /> lượng phong phú sáng tác liên quan đến cảm hứng tứ thời và bước đầu bận tâm đặt câu<br /> hỏi về “cái lô gich vận hành của dòng chảy thời gian bất biến” [2, tr. 220] ấy:<br /> “Dục vấn thiên công lai phục ý?<br /> Đông phong diệc vị tiếu kha kha!<br /> (Muốn hỏi ông tạo cớ sao đã đi lại trở lại?<br /> Gió đông cũng vì thế mà cười ha ha)<br /> (Đinh Hợi Nguyên đán – I)<br /> Tú Xương cũng nhận ra cái dòng chảy lặng lẽ, đều nhịp ấy để rồi day dứt tự vấn: “Có lẽ<br /> ta đâu mắc míu vòng” (Đêm xuân trời mưa), để tỏ rõ thái độ chán ngán khi phải sống<br /> mãi trong cái tuồng luẩn quẩn đó: “Thằng bé con con đã chán cù” (Hỏi mình). Biểu<br /> hiện này cho thấy một quan niệm sống tích cực ở thi nhân. Thái độ của ông trước thực<br /> tại đã ngầm biểu lộ một sự phản kháng bên trong. Dù trong “Ngẫu hứng” ông có viết:<br /> “Sao bằng đi học làm ông phán – Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò”, nhưng cách lập<br /> ngôn ấy cũng thật đúng như nhà thơ Tú Mỡ đã từng dí dỏm nhận xét: “Tú Xương nói<br /> dỡn vậy thôi, chứ ai chẳng biết ông đâu có thèm hạ mình làm việc cho Tây, làm bồi bếp,<br /> làm hạng “thái vô ích, sáng vác ô đi, tối vác về” để hưởng chút miếng ăn miếng uống<br /> của nô lệ” [10, tr. 35].<br /> Nếu như Nguyễn Khuyến bị ám ảnh bởi dòng thời gian sinh mệnh đời người ngắn ngủi,<br /> kèm theo hình ảnh có tính biểu tượng “mái tóc bạc” xuất hiện nhiều lần trong thơ ông<br /> thì Tú Xương, trong “Ngẫu hứng”, lại quan niệm:“Trăm năm tính đốt hẳn còn lâu!”.<br /> Có ai ngờ đằng sau thái độ có vẻ ngông hay như đang đùa cợt ấy, lại là một ý niệm có<br /> tính mục đích rõ ràng:“Sống lâu (…) để xem cuộc chuyển vần!” (Tự trào). Thực chất,<br /> cái nhìn về sự hiện diện của đời người trong kiếp sống ở Tú Xương hoàn toàn khác<br /> Nguyễn Khuyến, bởi ông nhìn thẳng vào thực tại. Sự tồn tại đối với ông bằng nghĩa ông<br /> đã sống như thế nào và làm được những gì trong thời buổi ấy, từ đó mà câu chuyện<br /> “trăm năm” - đời người trong thơ Tú Xương đã trở nên khác hẳn: “Hỏi ra quan ấy ăn<br /> lương vợ - Đem chuyện trăm năm giở lại bàn” (Làm quan tại nhà), “Một việc văn<br /> chương thôi cũng nhảm – Trăm năm thân thế có ra gì?” (Buồn thi hỏng). Nếu hai tiếng<br /> “trăm năm” trong thơ Xuân Hương là để nói đến “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ<br /> chửa” (Không chồng mà chửa), trong thơ Nguyễn Du là để nhắc đến “hương lửa ba<br /> sinh”, đến sự thủy chung toàn vẹn: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” (Truyện<br /> <br /> CẢM QUAN THỜI GIAN TRONG THƠ TÚ XƯƠNG<br /> <br /> 51<br /> <br /> Kiều), thì đến Tú Xương, ông lại dựa vào đó để phô bày một hiện thực khác: “Ra<br /> đường đáng giá người trinh thục - …Trăm năm trăm tuổi lại trăm chồng!” (Để vợ chơi<br /> nhăng). Từ đó, có thể hiểu, vì sao ông còn có thái độ của một người sống trong hiện tại,<br /> ý thức được thời gian ngắn ngủi chóng tàn, nhưng lại “không thương xót và cố níu kéo<br /> thực tại như Hồ Xuân Hương, cũng không tranh thủ hưởng thụ như Nguyễn Công Trứ<br /> và không “vội vàng” sống gấp như các nhà Thơ mới sau này, mà chỉ “ngoài vòng<br /> cương tỏa thảnh thơi”, ung dung tự tại nhàn dật như các nhà Nho ẩn dật” [3, tr. 181].<br /> Tất nhiên, trong thơ Tú Xương, ta vẫn thấy rõ lối sống hưởng lạc gắn với kiểu “con<br /> người trượt chuẩn” ; nhưng quan niệm về hưởng lạc giữa Tú Xương và Nguyễn Công<br /> Trứ lại rất khác nhau. Nguyễn Công Trứ từ chỗ ý thức cuộc đời ngắn ngủi đã tìm cách<br /> làm chủ thời gian và cố gắng tận hưởng nó trong hiện tại. Tinh thần hiện sinh ấy thể<br /> hiện rõ nét qua các bài “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trong trần mấy mặt làng chơi”,<br /> “Kiếp nhân sinh”… Ở Tú Xương, một mặt, trước sự tác động của xã hội thị thành đầy<br /> cám dỗ cộng với cái nhìn đầy bất mãn trước thực tại, ông đã không khỏi chịu sự lôi kéo<br /> mà tìm đến những thú vui có lúc tưởng như quên mình, nhưng thực chất, đúng như nhà<br /> nghiên cứu Nguyễn Lộc từng nhận xét, thi nhân không nâng sự ăn chơi của mình lên<br /> thành “triết lí sống”, thành “mục đích sống”, cũng như không bao giờ tỏ ra thỏa mãn<br /> thực sự khi nói đến ăn chơi. Tâm sự của nhà nho Vị Xuyên nằm ở chỗ khác:<br /> “Bởi vì nỗi nước nên ra sức<br /> Bao quản phong trần mảnh áo đơn”<br /> (Vịnh tát nước)<br /> Nhưng:<br /> “Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt<br /> Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ”<br /> (Lạc đường)<br /> Vì vậy, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không thấy được tấn bi kịch trong bề sâu con người<br /> hưởng lạc ấy. Trong một Tú Xương “Cao lâu thường ăn quỵt – Thổ đĩ lại chơi lường”,<br /> còn ẩn kín một con người khác: con người với một nỗi lòng đau đáu về vận nước<br /> thường trực mỗi lúc đêm về.<br /> 2.2. “Đêm” – biểu tượng không - thời gian tâm trạng trong thơ Tú Xương<br /> Hồ Giang Long trong “Thi pháp thơ Tú Xương” đã có đề cập đến “không gian đêm tối”<br /> như một hình thức không gian đời tư, đồng thời như một ẩn dụ trong thơ Tú<br /> Xương:“Hình ảnh bóng đêm trong thơ ông làm ta liên tưởng đến xã hội bế tắc không<br /> lối thoát lúc bấy giờ” [4, tr. 86]. Song, chúng tôi nhận thấy rằng, hình tượng “đêm”<br /> trong thơ Tú Xương không chỉ gắn với ý niệm không gian, mà nó còn mang trong mình<br /> những giá trị, ý nghĩa thời gian thẩm mỹ. Vì vậy, một cách hợp lí hơn có thể gọi “đêm”<br /> trong thơ Tú Xương là một biểu tượng không – thời gian.<br /> <br /> 52<br /> <br /> TRƯƠNG HOÀNG VINH - TÔN THẤT DỤNG<br /> <br /> Thực chất, hai phạm trù thời gian và không gian vốn có mối quan hệ, nhất là trong sáng<br /> tạo văn học nghệ thuật [1]. Không phải lúc nào cũng có thể tách bạch rõ ràng giới hạn<br /> giữa không gian và thời gian trong các sáng tác, đặc biệt là sáng tác của các nhà thơ thời<br /> trung đại. Chẳng hạn, ở Nguyễn Khuyến, “ý thức đi tìm thời gian đã mất” – thời gian<br /> quá khứ - trong thơ ông thể hiện qua những phế tích bia, chùa, đền miếu, tức thời gian<br /> đặc trưng này gắn với một không gian đặc trưng mang rõ tính quan niệm của Nguyễn<br /> Khuyến” [2, tr. 202]. Hay trường hợp “đêm” trong thơ Tú Xương cũng là một thí dụ<br /> điển hình. “Đêm” xuất hiện như một ý tượng trong cảm hứng sáng tạo của thi nhân:<br /> “Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”. Ở các bài như “Đêm buồn”, “Dạ hoài”... ta còn thấy<br /> rõ xúc cảm của thi nhân mã hóa vào “đêm”. “Đêm” trong thơ Tú Xương, vì vậy, nghiễm<br /> nhiên trở thành một tín hiệu thẩm mỹ độc đáo chờ người đọc giải mã.<br /> Thường trong cảm thức dân gian, “đêm” hay gợi nỗi nhớ: “Đêm nằm lăn trở thở than –<br /> Nửa đêm nhớ bậu hai hàng lụy sa”, hoặc nỗi sầu buồn, tương tư: “Đêm nằm tơ tưởng<br /> tưởng tơ – Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không”. Trong thơ cổ, “đêm dài” lại trở<br /> thành một biểu tượng mang tính ước lệ, tượng trưng. Đó là “Đêm trường dạ tối tăm trời<br /> đất” trong thơ Nguyễn Du, là “Đêm dài” ngụ chỉ tình hình đen tối của xã hội trong thơ<br /> Từ Diễn Đồng:“Đêm sao đêm mãi tối mò mò - Đêm đến bao giờ mới sáng cho”…<br /> Nhưng đến “đêm” trong thơ Tú Xương thì nó không còn là không – thời gian vật lí như<br /> trong thơ ca dân gian, cũng không còn là không gian, thời gian có tính ước lệ sáo mòn<br /> trong thơ cổ. “Đêm” trong thơ Tú Xương đã gắn chặt với hiện thực tâm lí, đó là những<br /> “Đêm buồn”, là “tâm sự năm canh một ngọn đèn” gắn với “Dạ hoài”… bộc lộ rõ nét<br /> tâm trạng của chủ thể cảm thụ, thể hiện một nét khác lạ trong cảm nhận về thời gian của<br /> Tú Xương – nghiêng sang phạm trù của kiểu tư duy thơ hiện đại, mà sau này ta còn gặp<br /> lại phổ biến trong Thơ mới. Chẳng hạn, ở “Buồn đêm mưa” của Huy Cận:<br /> “Đêm mưa làm nhớ không gian<br /> Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la<br /> Tai nương giọt nước mái nhà<br /> Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn”<br /> Thực chất nỗi buồn từ trong thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, cho đến cả Thơ mới đều<br /> có chung một nguyên nhân, xuất phát từ tâm thế của người dân trong thời đại mất nước.<br /> Tất nhiên, thái độ và biểu hiện gắn với quan niệm của từng cá nhân có khác nhau. Ta<br /> bắt gặp một Nguyễn Khuyến sầu não, tuyệt vọng trong đau khổ vì bất lực và bế tắc; một<br /> Tú Xương thân xác “nằm ở phía tối nhưng hồn thi nhân lại thuộc về nguồn sáng” [4, tr.<br /> 87], luôn luôn chờ đợi một điều gì đó còn chưa đến ở tương lai; các thi sĩ Thơ mới thì<br /> lẩn trốn thực tại và tìm vào mộng như một sự phản ứng trước thời thế khi họ còn chưa<br /> bắt gặp ánh sáng lí tưởng cách mạng. Nhưng đằng sau tất cả vẫn là những cõi lòng đau<br /> đáu thiết tha hướng về đất nước. Cái buồn “không hiểu vì sao tôi buồn” của thi nhân<br /> tiền chiến hay nỗi u hoài miên viễn “đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn” trong thơ Tú<br /> Xương, vì vậy, hoàn toàn có thể hiểu và giải thích được.<br /> <br /> CẢM QUAN THỜI GIAN TRONG THƠ TÚ XƯƠNG<br /> <br /> 53<br /> <br /> 2.3. Thơ Tú Xương với cảm quan thời gian thực tại<br /> Nhìn vào thực tại mà chán chường, tuyệt vọng, Nguyễn Khuyến tìm về quá khứ. Thơ ông,<br /> vì thế, như luôn chìm trong mạch cảm hứng “hoài cổ”, “hồi cố”, “hồi thủ”, “ngoảnh lại”,<br /> “nhìn lại”… Ngược lại, trong thơ Tú Xương, thời gian quá khứ không được tác giả nhắc<br /> đến nhiều. Thảng hoặc trong các sáng tác của ông có đề cập đến hoài cổ hay những năm<br /> xưa, thuở trước, ngày xưa, ngày trước… nhưng không phải nhà thơ tìm về quá khứ để vin<br /> vào nó và sống trong đó như Nguyễn Khuyến, mà tất cả dường như chỉ để trình bày một ý<br /> niệm riêng của thi nhân về thực tại: “Biết thân thuở trước đi làm quách – Chẳng kí, không<br /> thông, cũng cậu bồi!” (Than nghèo), “Ông bà ngày trước có gì đâu - Chú thiếm ngày nay<br /> đã lại giàu” (Mừng chú làm nhà). Phải chăng do vậy mà khi giải mã bài thơ Sông lấp,<br /> Trần Đình Sử đã nhận định: “Ông hoài cổ trước một di tích sinh hoạt như sông Lấp, tức<br /> sông Vị Hoàng để cảm sự biến đổi hơn là nhớ tiếc” [6, tr. 224]?<br /> Dễ nhận thấy nhất trong thơ Tú Xương vẫn là thời gian thực tại gắn với những biến cố,<br /> sự kiện cụ thể, có thể tạm gọi là “thời gian sự kiện”, và tương ứng với nó là “không<br /> gian thế sự” hay “không gian trần tục”. Thường gặp trong thơ ông là những cụm từ xác<br /> định thời gian cụ thể như “ngày nay”, “khoa này”, “năm này”, “năm nay”, “lâu nay”,<br /> “buổi bạc tình”, “đầu năm”, “ba ngày tết”… hay có khi thời gian còn được tác giả xác<br /> định rõ ở ngay tựa đề bài thơ : “Năm mới chúc nhau”, “Hỏng khoa Canh Tý”, “Lụt<br /> Bính Ngọ”, “Ngày xuân của làng thơ”, “Gần Tết than việc nhà”, “Mồng 2 Tết viếng cô<br /> Kí”, “Xuân”,… Và ứng với từng thời điểm ấy thường là những sự kiện nổi bật mang<br /> tính “có vấn đề”. Chẳng hạn như “khoa thi này” với sự kiện Bác cử Nhu - một nhà bán<br /> thuốc - được cử làm chủ kì sơ khảo trường Nam khoa Canh Tý:<br /> “Sơ khảo khoa này bác cử Nhu<br /> Thật là vừa dốt lại vừa ngu<br /> Văn chương nào phải là đơn thuốc<br /> Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu”<br /> (Bác cử Nhu)<br /> Hoặc là một sự thật về “đạo học” của “ngày nay”:<br /> “Đạo học ngày nay đã chán rồi<br /> Mười người đi học chín người thôi<br /> Cô hàng bán sách lim dim ngủ<br /> Thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi<br /> Sĩ khí rụt rè gà phải cáo<br /> Văn trường liều lĩnh đấm ăn xôi…”<br /> (Than đạo học)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2