CẢM QUAN VÀ CÁCH HÀNH XỬ VỀ THỜI GIAN<br />
TRONG THƠ HÁT NÓI NGUYỄN CÔNG TRỨ<br />
TRẦN THỊ THANH NHỊ<br />
Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nguyễn Công Trứ là một tác giả có vai trò đặc biệt trong văn học<br />
Việt Nam. Sự xuất hiện của ông đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển lên<br />
đến đỉnh cao thể loại hát nói. Trong thơ văn cổ điển, hiếm có tác giả nào có<br />
nỗi niềm ám ảnh khôn nguôi về thời gian như Nguyễn Công Trứ. Thơ hát<br />
nói của ông thể hiện sự cảm nhận về thời gian vũ trụ tuần hoàn và sự tự ý<br />
thức về thời gian hữu hạn kiếp người. Lập công danh, vui chơi, hưởng lạc,<br />
sống hết mình, sáng tạo nghệ thuật là những giải pháp, cách hành xử ông đề<br />
xuất cho con người trong dòng thời gian tuôn chảy. Cuộc đời ông như là một<br />
minh chứng cho sự làm chủ cao độ về thời gian để đạt được những kết quả<br />
cao nhất không chỉ trong công danh, sự nghiệp mà cả trong sáng tạo nghệ<br />
thuật, lưu danh thiên cổ.<br />
<br />
Thời gian nghệ thuật là một phần cấu tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Thông qua cảm nhận<br />
và cách xây dựng thời gian của tác giả trong tác phẩm, người đọc có thể một phần hiểu<br />
được những thông điệp nghệ thuật tác giả muốn chuyển tải “thể hiện sự cảm thụ độc<br />
đáo của tác giả về phương thức tồn tại độc đáo của con người trong thế giới” [2, tr.<br />
323]. Nguyễn Công Trứ là một tác giả có vai trò đặc biệt trong văn học Việt Nam. Sự<br />
xuất hiện của ông đã góp phần hoàn thiện và làm phát triển đến đỉnh cao thể loại hát<br />
nói. Trong địa hạt này hồn thơ ông như cánh diều được bay lượn trong bầu trời xanh<br />
khoáng đạt, tự do. Khác với các thể loại thơ trung đại khác thường nhằm chở đạo, hát<br />
nói là thứ văn chương được viết ra nhằm nhu cầu giải trí, nó thường hướng đến những<br />
giá trị nhân sinh, hưởng thụ, đời thường. Trong thơ văn cổ điển, hiếm có tác giả nào có<br />
nỗi niềm ám ảnh khôn nguôi về thời gian như Nguyễn Công Trứ. Có lẽ chính sự ý thức<br />
sắc nhọn về thời gian mà ông đã có một sự nghiệp lẫy lừng không chỉ trong chính trị mà<br />
cả trong nghệ thuật như một cách lưu danh với đời. Chính vì thế mà hôm nay chúng ta<br />
được biết đến ông - Nguyễn Công Trứ - “Ông hoàng thơ hát nói” (chữ dùng của<br />
Nguyễn Viết Ngoạn).<br />
1. SỰ TUẦN HOÀN CỦA THỜI GIAN VŨ TRỤ<br />
Thơ hát nói Nguyễn Công Trứ mang cảm thức chung về thời gian trong thơ ca trung đại<br />
như là sự đề cao vị trí chủ đạo của thời gian thiên nhiên vũ trụ bất biến tĩnh tại. Trong<br />
cảm nhận con người, thời gian vũ trụ kéo dài không có kết thúc: Qua ngày mai lại có<br />
ngày mai / Khen ai khéo khéo lo dài (Thú say sưa) *; Còn xuân mai lại còn hoa (Thú<br />
rượu thơ). Vũ trụ tuần hoàn theo chu kì xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàng, khi<br />
mùa đông rét mướt trôi qua, vũ trụ mở ra một vòng quay, chu kì mới, con người như<br />
*<br />
<br />
Những dẫn chứng thơ hát nói Nguyễn Công Trứ được trích dẫn ở bài này đều nằm trong tài liệu: Đỗ<br />
Bằng Đoàn, Đỗ Trọng Huề (1994), Việt Nam Ca trù biên khảo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 67-76<br />
<br />
68<br />
<br />
TRẦN THỊ THANH NHỊ<br />
<br />
hòa vào nhịp quay của vũ trụ để tận hưởng niềm vui và sức sống mới: Thảnh thơi thủa<br />
đông qua xuân đến / Ngấn hàn băng từng phiến tan không / Cỏ hoa đua muôn tía nghìn<br />
hồng (Ngày xuân). Trong cái nhìn về thời gian, mùa đông của tác giả đượm màu sắc<br />
triết học: Điểm điểm trong chừng lĩnh sấu / Phút tin xuân đã hé đầu cành / Đành hay<br />
âm cực dương sinh (Vịnh mùa đông). Nhà thơ nhìn mùa đông ẩn tàng trong sự vận<br />
động ngấm ngầm âm cực dương sinh.<br />
Trong cảm quan về thời gian vũ trụ, con người cảm nhận thời gian ấy một đi không trở<br />
lại, chỉ như mũi tên một chiều bay vút về phía trước “thệ giá như tư phù, bất xá trú dạ”<br />
(Khổng Tử) (Dịch nghĩa: cứ chảy mãi vậy thôi, bất kể ngày đêm) khiến cho con người<br />
hiện tại hoài cổ, ngưỡng vọng về quá khứ và tiếc nuối những giá trị xưa nay không còn.<br />
Quá khứ ấy có thể là một thời đại, chế độ cũ còn trong hồi ức, còn lưu lại một chút vết<br />
dấu trong hiện tại: Hoa thảo kỷ kinh xuân đại tạ / Giang sơn trầm tiếu cổ hưng vương /<br />
Tranh thiên nhiên riêng một bức tang thương /…Đã mấy độ sao dời vật đổi / Nào vương<br />
cung đế miếu đâu nào (Trường An hoài cổ) (Dịch nghĩa: Cỏ hoa tàn tạ đã trải bao<br />
nhiêu xuân / Giang sơn cười thầm cuộc hưng vong xưa). Nhìn vào dòng chảy của thời<br />
gian và những biến chuyển thăng trầm của cuộc đời không thể tránh cảm giác đau lòng,<br />
nuối tiếc: Bóng quang âm nào đã mấy mươi / Mà non nước xui nên lòng cảm kích (Vịnh<br />
hậu Xích Bích). Cũng có khi đó là sự nuối tiếc về cái đẹp không còn hiện diện trong<br />
hiện tại: Hương tiêu Nam quốc mĩ nhân tận / Oán nhập đông phong phương thảo đa<br />
(Tây Hồ hoài cổ) (Dịch nghĩa: Hương tàn người đẹp phương nam hết/ Buồn thấy gió<br />
đông thổi vào cỏ thơm nhiều).<br />
Khi con người đặt mình trong dòng chảy thời gian hiện tại, thường có sự ngưỡng vọng<br />
về quá khứ người xưa trong sự so sánh, đối chiếu: Ngã kim nhật tọa tại chi địa / Cổ<br />
nhân tằng tiên ngã tọa chi / Nghìn muôn năm âu cũng thế ni / Ai hay hát mà ai hay nghe<br />
hát (Ngày tháng thanh nhàn). Chỗ mà hôm nay người hiện tại đang ngồi thì người xưa<br />
cũng đã ngồi ở đó. Không biết lúc đó người xưa kia có nghĩ đến người xưa của người<br />
xưa và có nghĩ đến người sẽ ngồi trong tương lai không? Khoảnh khắc như vậy đã tạo<br />
nên một sự kết dính thời gian về quá khứ đến hiện tại và tương lai.<br />
Thời gian ấy cũng là thời gian tuần hoàn bốn mùa lặp đi lặp lại theo chu kì, chảy trôi<br />
một cách thờ ơ, điềm nhiên với sự ngắn ngủi, giới hạn của thời gian con người. Con<br />
người đau khổ khi được ý thức trước thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của mình.<br />
Thơ ca phần lớn nói đến cái hữu hạn, cái đớn đau, cái nhỏ bé của kiếp người. Phạm trù<br />
thời gian chỉ được xác nhận trong các khoảng cách lớn: kim - cổ, xưa – nay, các khoảng<br />
cách nghìn năm, vạn năm dài rộng tồn tại mãi mãi đối lập với cái khoảnh khắc trăm<br />
năm, hạn hẹp của thời gian con người. Vì thế, thoắt xuất hiện, hiện diện trong dòng thời<br />
gian vô tận, con người bé nhỏ ước ao được ghi một dấu ấn nào đó của mình, găm lại vào<br />
dòng tuôn chảy thời gian. Một trong những khao khát con người vũ trụ muốn là tạo nên<br />
một sự đối sánh với tiền nhân, lại vừa để lại tiếng thơm cho hậu nhân bằng danh tiếng:<br />
Túi kinh luân từ trước đến nghìn sau / Hơn nhau một tiếng công hầu (Trên vì nước<br />
dưới vì nhà), bằng tấm lòng son: Nhân sinh tự cổ thùy vô tử / Lưu thủ đan tâm chiếu<br />
hãn thanh (Chí nam nhi) nhưng cũng có khi lời hẹn ấy không mang giá trị vì hẹn thì dù<br />
<br />
CẢM QUAN VÀ CÁCH HÀNH XỬ VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ HÁT NÓI...<br />
<br />
69<br />
<br />
sao cũng không chắc thực hiện được vì thế, con người chỉ biết đốt hết mình cho khoảnh<br />
khắc hiện tại: Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt / Từ trắng răng đến thủa bạc đầu...<br />
Nay phút chốc kim rồi lại cổ / Có hẹn gì sau chẳng bằng nay (Kiếp nhân sinh).<br />
Gắn với thời gian vũ trụ ta thường thấy xuất hiện cặp đôi của những biểu tượng ứng chiếu<br />
với thời gian như hoa, lá, cỏ, cây, chim báo sự tuần hoàn của đất trời. Những biểu tượng<br />
mây, núi và nước là những hình ảnh hay đi với nhau thường được dùng biểu tượng cho sự<br />
vĩnh hằng tự tại của vạn vật. Nó vận động theo quy luật nào đó, nhưng là vô tâm, vô ý.<br />
Nước muôn đời vẫn chảy mãi về đông và ngàn xa mây trắng vẫn lửng lơ trên núi xanh<br />
như ngàn xưa, mặc cho sự nổi trôi của con người, cho bao thăng trầm của thế sự. Con<br />
người cố gắng hòa nhập mình vào thiên nhiên vũ trụ chính là muốn dựa cái hồn đầy xao<br />
động, xôn xao đầy dục vọng, lợi danh để tìm kiếm sự tĩnh lặng, an nhiên của thiên nhiên<br />
mây núi: Gió trăng chứa một thuyền đầy / Của kho vô tận biết ngày nào vơi / …Trăng<br />
chênh chếch đầu non mới ló / Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ / Buông chèo hoa<br />
len lỏi giữa sơn cương /…Đành hay đất trời dành cho / Hai kho phong nguyệt nghìn thu<br />
hãy còn / Còn trời còn nước còn non (Vịnh tiền Xích Bích).<br />
2. TÍNH NGẮN NGỦI, PHÙ DU CỦA THỜI GIAN KIẾP NGƯỜI<br />
Với những con người có ý thức sâu sắc về cuộc sống thì thời gian là một niềm khắc<br />
khoải: Trăm năm là ngắn một ngày dài ghê (Tản Đà), Ngày vui ngắn chẳng tày gang<br />
(Nguyễn Du), Đốt đuốc chơi đêm kẻo tiếc xuân (Nguyễn Trãi)… Nguyễn Công Trứ là<br />
một trong những nhà thơ có nỗi ám ảnh lớn về thời gian. Nguyễn Công Trứ dùng nhiều<br />
hình tượng để ví về thời gian nhưng đặc biệt nhất là dòng nước: Hoa khai xuân hề diệp<br />
lạc thâu / Ngày tháng đi dòng nước chảy mau / Lần lữa mãi cũng bạc đầu tráng sĩ<br />
(Chơi xuân kẻo hết xuân đi). Tác giả đã lấy cái trôi chảy hữu hình của dòng nước để<br />
miêu tả sự chảy trôi vô hình của thời gian. Một mặt, dòng nước thời gian ấy đem đến sự<br />
sống, vẻ tốt tươi của hoa thắm Hoa khai xuân hề nhưng mặt khác, sự chảy trôi ấy lại lấy<br />
đi sự sống, tuổi trẻ, mang đến sự tàn phai rơi rụng, già nua, lá vàng khi thu đến (diệp lạc<br />
thâu) và con người già đi theo năm tháng (bạc đầu tráng sĩ).<br />
Trong sự thức nhận của tác giả về thời gian con người trong sự đối sánh với vũ trụ thì<br />
thời gian con người thật ngắn ngủi, hữu hạn, mong manh. Trong dòng chảy vô cùng vô<br />
tận của vũ trụ thì con người thật bé nhỏ chỉ là một con ếch nhảy vào vang tiếng nước<br />
xao (Ao cũ / Con ếch nhảy vào / Vang tiếng nước xao – Thơ Haiku). Con người đến với<br />
cõi đời này như một người khách ở trọ trần gian: Cõi trần thế nhân sinh là khách cả /<br />
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay (Nợ phong lưu), kiếp nhân sinh ngắn ngủi và mong<br />
manh, dễ tan biến nhường bao: Ôi nhân sinh là thế ấy / Như bóng đèn, như mây nổi,<br />
như gió thổi, như chiêm bao / Ba mươi năm hưởng thụ biết chừng nào / Vừa tỉnh giấc<br />
nồi kê vừa chín (Chơi là lãi). Cảm thức về đời như một giấc chiêm bao đưa lại một cái<br />
nhìn đượm màu chua chát. Giấc chiêm bao kia không chỉ có ngắn ngủi (ngắn tựa chiêm<br />
bao) mà còn có tính phi thực, dường như những gì con người tranh đấu, sống trên cõi<br />
đời này đều vô nghĩa.<br />
<br />
70<br />
<br />
TRẦN THỊ THANH NHỊ<br />
<br />
Trong tâm tưởng nhà thơ, thời gian quý giá biết bao nhiêu, nhất là khoảng thời gian tuổi<br />
trẻ thì càng quý hơn, dẫu là vàng cũng khó mua, khó đổi. Ta bắt gặp trong nhiều bài thơ<br />
hát nói, Nguyễn Công Trứ nói về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu như là những khoảnh<br />
khắc thời gian đẹp nhất. Mùa xuân là mùa khởi đầu cũng là mùa đẹp nhất, giàu sức sống<br />
nhất trong năm, là thời gian của vũ trụ nhưng được tác giả mượn để chỉ thời gian xuân<br />
sắc, căng nồng sức sống của con người. Nguyễn Công Trứ hay nói đến “chơi xuân kẻo<br />
hết xuân đi” không chỉ gặp cái tâm trạng tiếc xuân phải cầm đuốc chơi đêm như Nguyễn<br />
Trãi mà là một nghĩa bóng đầy ẩn dụ về sự tận hưởng lúc còn đang xuân thì, tuổi trẻ,<br />
mặt khác cũng có thể hiểu là chơi lúc mọi thứ đang còn xuân.<br />
Tuổi trẻ là mùa xuân của con người (đây là giai đoạn đã qua niên thiếu còn non nớt<br />
cũng chưa đến thời già nua, khô cạn) mà bước vào thời kì trưởng thành, sung mãn, căng<br />
tràn: Trẻ ngây thơ, già tuổi tác tính mà chi / Giữa trần gian quang cảnh bấy nhiêu thì<br />
(Thú nguyệt hoa). Nhưng tuổi trẻ con người lại dễ dàng qua mau: Bóng quang âm thấm<br />
thoát vụt qua / Kiếp phù sinh chừng một giấc Nam Kha /…Hảo tiết hoan ngu đà dễ mấy<br />
/ Trăm năm nhân cảnh là nhường ấy / Một khắc xuân tiêu đáng mấy chăng (Chữ nhàn).<br />
Những ngày tháng tươi đẹp dễ có được mấy. Chính cái áp lực vì sự giới hạn ấy mà tác<br />
giả khuyến khích con người sống ở đời: Năng đắc kỉ thời khai khẩu tiếu / Cơ chu hoàn<br />
phụ thủ quang âm / Nợ phong lưu như rứa lãi rồi / Nghìn vàng chuốc lấy trận cười<br />
(Thú nguyệt hoa). Khi nào vui được, cười được cảm nhận được hạnh phúc hãy biết mở<br />
lòng, mỉm cười đón nhận, đừng chần chừ, đắn đo suy tính khi ngày tháng chảy trôi. Tác<br />
giả nhiều lần nhắc đến cụm từ chỉ thời gian tuổi trẻ như “độ thiếu niên”: Mặt tài tình<br />
đương độ thiếu niên (Chơi xuân kẻo hết xuân đi), “thì”: Cuộc cầm thi phó mặc đương<br />
thì (Chơi xuân kẻo hết xuân đi). Độ trẻ trung ấy các giác quan con người tinh tế, nhạy<br />
cảm để có thể tận hưởng, cảm nhận đến tận độ những niềm vui và trải nghiệm của đời:<br />
Sống toàn tim, toàn trí, sống toàn hồn / Sống toàn thân và thức nhọn giác quan (Xuân<br />
Diệu). Một trong những xúc cảm được nhà thơ nhắc đến nhiều là “hành lạc”. Đó có thể<br />
là cầm kì thi tửu: Cầm, kì, thi, tửu khách /…Thơ một túi gieo vần thơ Đỗ Lí / Rượu lưng<br />
bầu rót chén Lưu Linh / Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình / Cờ Đế Thích đi về xe<br />
pháo mã (Còn nhiều hưởng thụ), có khi là sự trải nghiệm về xúc giác, nhục thể: E đến<br />
khi hoa rữa trăng tàn / Xuân nhất khắc, dễ nghìn vàng khôn đổi chác / Tế suy vật lí tu<br />
hành lạc / Hà dụng phú danh bạn thử nhân /…Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy (Chơi<br />
xuân kẻo hết xuân đi). Với tác giả thì Ba vạn sáu nghìn ngày thấm thoắt (Kiếp nhân<br />
sinh); ông trời thật “keo kiệt”: Đã sinh người lại hẹn lấy năm /…Hạn lấy tuổi để mà<br />
chơi lấy (Chơi xuân kẻo hết xuân đi) nhưng trong hơn ba vạn ngày ấy, không phải con<br />
người được hưởng trọn vẹn hết mà còn phải trừ hao ra của “trẻ ngây thơ”, “già tuổi<br />
tác”, “khi bệnh tật”, “lúc u sầu” để mà chắt lọc, cô đặc lại những giây phút đẹp đẽ nhất<br />
của “hảo tiết hoan ngu”, của khoảnh khắc xuân đáng giá nghìn vàng.<br />
Trong sự cảm nhận về thời gian con người, có một khoảng thời gian đáng được lưu tâm<br />
là sự tồn tại của cái đẹp ở trên đời. Nhất là cái đẹp ấy đang ở giai đoạn, thời kì đương ấp<br />
ủ, phong nhụy của “Hoa xuân nọ còn phong nộn nhị / Nguyệt thu kia chưa hé hàn<br />
quang / Hồng lâu còn khóa then sương / Thâm khuê còn rấm mùi hương khuynh thành”<br />
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều), Nguyễn Công Trứ trân trọng, đề cao cái<br />
<br />
CẢM QUAN VÀ CÁCH HÀNH XỬ VỀ THỜI GIAN TRONG THƠ HÁT NÓI...<br />
<br />
71<br />
<br />
khoảnh khắc ấy: Khi chưa xuân khép nép đứng bên tường/ Còn phong nhị đợi Đông<br />
Hoàng về cáng đáng (Yêu hoa). Khoảnh khắc ấy cũng là lúc con người còn xuân thì, là<br />
sự tồn tại của sắc đẹp, cái đẹp của hồng nhan trên đời. Trong sự vận động của thời gian,<br />
hoa, lá, nhan sắc, tuổi trẻ, xuân thì đều chảy trôi, nhà thơ muốn níu lại những gì đẹp<br />
nhất: Xin cho trời đất lâu dài / Hồng nhan phải giống ở đời mãi du (Lời tiểu thiếp tự<br />
tình). Có sự tương đồng trong cảm thức của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du: Hồng<br />
nhan tự cổ như danh tướng / Bất khẳng nhân gian kiến bạch đầu. Cái chết và sự già nua<br />
luôn theo đuổi từ phía sau: Lão trục thiếu lai ung bất phóng / Nhục tùy vinh hậu định tu<br />
quân / Lò âm dương san sẻ bình phân / Con Tạo hóa cầm quân nhiệm nhặt / Mới đó<br />
đỉnh mấy còn ngăn ngắt / Phút đâu mái tuyết đã phau phau (Cái già theo đuổi). Hồng<br />
nhan, nhan sắc không thể dài lâu ở đời, chính vì thế nó càng quý giá và đáng trân trọng<br />
hơn. Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn là một cảm thức chung của nhân loại.<br />
Trong cuộc đời mỗi người, tình yêu là một trong những trạng thái đem lại nhiều khoảnh<br />
khắc đầy xúc cảm. Quý giá và đáng trân trọng biết bao những khoảnh khắc quý giá của<br />
sự hội ngộ của những cặp lứa xứng đôi, là những thanh âm, màu sắc có sự tương hợp<br />
của đời: Trai anh hùng gặp gái thuyền quyên / Trong nhất kiến tình duyên như đã<br />
/…Duyên chỉ thắm bỗng dần dần đưa lại / Dẫu nghìn dặm Băng sơn Quế hải / Đã tình<br />
duyên xe lại cũng nên gần (Duyên gặp gỡ). Điều này càng dễ xảy ra với những kẻ là<br />
“giống đa tình”: Đa tình là nợ / Mắc míu vào đố gỡ cho ra (Chữ tình). Tình yêu biến<br />
con người thành kẻ si và ngốc nghếch: “Càng tài tình càng ngốc càng si / Chữ tình là<br />
chữ chi chi” (Chữ tình).<br />
3. CÁCH HÀNH XỬ VỚI QUỸ THỜI GIAN HẠN HẸP<br />
Khi Nguyễn Công Trứ nói về sự ngắn ngủi của thời gian con người cũng là một cách<br />
để ông đánh thức sự tự ý của mình và người khác về thực tế: Lão trục thiếu lai ưng bất<br />
phóng / Mới đó đỉnh mây còn ngăn ngắt / Phút đâu mái tuyết đã phau phau” (Cán cân<br />
tạo hóa). Con người không thể vượt ra ngoài trong không gian và thời gian, nó không<br />
thể vượt ra ngoài quy luật của sự tồn tại. Tính phù sinh ấy làm con người xót xa, bẽ<br />
bàng, đau khổ nhưng không thể vì thế mà chối bỏ, phủ nhận cuộc đời này mà càng phải<br />
tìm ra một lối sống hạnh phúc, vui vẻ.<br />
Tác giả nhắc đến thời gian một cách chính xác, chi tiết như ngày xuân chín chục, ba vạn<br />
sáu nghìn ngày… như nhắc nhủ con người về sự tồn tại tối đa trên cõi đời và từ đó có<br />
cách sắp xếp, ứng xử với quỹ thời gian, làm chủ nó và biết khai thác triệt để những tiềm<br />
năng bản thân. Trong thơ hát nói của ông thường xuất hiện những lời quyết tâm, hẹn ước<br />
trong tương lai với giang sơn về một sự nghiệp rực rỡ, đầy đóng góp: Quyết tang bồng<br />
cho phỉ chí trượng phu / Đã sinh ra ở trong phù thế / Nợ trần ai quyết sẽ tính xong<br />
/…Thanh vân trông đó mà coi (Có chí thì nên); Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý / Dã thị<br />
giang sơn chung tú khí / Quả nhiên đài các xuất danh công /…Nợ làm giai quyết sẽ trả<br />
xong / Trần ai ai dễ biết ai (Trần ai ai dễ biết ai). Lời hò hẹn và sự quyết tâm ấy đã được<br />
minh chứng bằng chính cuộc đời của ông. Từ những hoài bão tuổi trẻ, thực tiễn cuộc<br />
sống, những hiểu biết về Nho – Phật – Lão, ông đi đến việc xây dựng chương trình đời<br />
sống cho người nam nhi trong xã hội xưa mà đến nay chúng ta vẫn có thể tham khảo:<br />
<br />