intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết về nghề nhà văn: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nhà văn nói về Nghề: Phần 2" tiếp tục là những bài viết của nhiều tác giả, tổng hòa các quan niệm nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam, cách ứng xử với nghề, với chữ, với bạn đọc, với chính bản thân của từng văn sĩ... Những kinh nghiệm thiết thực, bổ ích đúc kết từ trải nghiệm sống và viết là sự kết nối, vẫy gọi nhiệt thành để những người yêu văn chương có thêm dũng khí, năng lượng mơ cùng chữ, bay cùng chữ, hạnh phúc cùng với chữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết về nghề nhà văn: Phần 2

  1. ĩiícphẩm (ắhìnfịdtiêú cửatâmtôn* ' v \ Trần Thùy Mai yK[ăm 2019, Trần Thùy Mai tái xuất văn đàn với tiểu thuyết Từ Dụ Thái hậu - vẫn là Trần Thùy Mai rất Huế, tinh tế và lãng mạn. Trong suốt năm 2020, Từ Dụ Thái hậu gặt hái nhiều thành công, nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả cũng như khẳng định giá trị của mình bằng các giải thưởng văn học như giải Sách Hay và Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Tháng 11 năm 2020, tuyển tập ữuyện ngắn Thương nhớ hoàng lan ra mắt (Phanbook và Nxb Phụ nữ Việt Nam ấn hành), kết tính sự nghiệp của Trần Thùy Mai 1. Bài p h ỏ n g v ấ n Trần T h ù y M ai của H u ỳ n h Trọng K hang íỷ & • Q plà văn nói vè ng/íè ^
  2. ở thể loại truyện ngắn. Nhân sự kiện Thương nhớ hoàng lan đang gây chú ý dư luận, Người Đô thị có cuộc trò chuyện với nhà văn Trần Thùy Mai về văn chương trong một năm đầy biến động. - Đã hơn một năm từ lần trò chuyện với nhà văn Trần Thùy Mai nhân dịp ra mắt Từ Dụ Thái hậu. Chị có nhận định nào về sự đón nhận của độc giả với tác phẩm của mình ữong thời gian qua? Ở đâu trên khắp thế giới người ta cũng đang báo động về sự suy thoái của văn hóa đọc. Nhưng điều hạnh phúc cho người viết tiếng Việt là ở Việt Nam công chúng vẫn rất yêu sách, ham đọc, đặc biệt là các bạn trẻ. Qua năm cuộc tiếp xúc với bạn đọc Từ Dụ Thái hậu trong năm 2019, tôi vẫn còn giữ những ấn tượng rất đẹp, làm tôi cảm thấy yêu nghề viết nhiều hơn... - Những ngày cuối năm 2020, độc giả lại có dịp đọc Thương nhớ hoàng lan, tuyển chọn những truyện ngắn tiêu biểu trong sự nghiệp của chị. Đâu là cơ duyên để chị cũng như đơn vị làm sách quyết định thực hiện tuyển tập này? Cơ duyên để có tập tuyển này là cuộc gặp gỡ giữa Giám đốc Phanbook Phan Thị Lệ, cùng với anh Nguyễn Quốc Thái và tôi tại quán cà phê La Poste một sáng tháng 9 năm ngoái. Nhân dịp gặp nhau, anh Thái khuyên nên làm một tuyển tập, vì hiện các Tác p h ổ m là hĩnh chiếu CỦQ t â m hồn
  3. tập truyện ngắn của tôi đã xuất bản trước đây không còn trong các hiệu sách, và một lớp bạn đọc trẻ đã lớn lên nối tiếp lớp trước... - Nếu tính từ tập truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng (Nxb Thanh Niên phát hành năm 2010), tròn thập niên nhà văn mới cho ra mắt tuyển tập truyện ngắn. Tại sao có khoảng nghỉ dài như vậy? Khoảng nghỉ dài ấy là do rất nhiều sự kiện đã xảy đến trong đời tôi: Năm 2011, tôi dời chỗ ở từ Huế vào Bình Dương, rồi sau đó năm 2017/ tôi sang Mỹ. Đó là những cuộc thiên di bất ngờ, không định trước. Tôi mất rất nhiều thời gian để vượt qua. Nhưng đó cũng đồng thời là quãng thời gian tôi học được rất nhiều điều từ cuộc sống, để chuẩn bị cho tác phẩm sau này. - "Có lẽ đã xa lắm rồi, cái thời mà người ta có thể sống không cần chút tiện nghi nhỏ nào. Nhưng bây giờ anh mới sực nhớ ra, điều quan trọng không phải là mình không có chiếc quạt máy. Điều quan trọng là mình đã nghĩ đến nhau quá í t . . . " - chị đã viết như thế trong truyện ngắn M ột chút màu xanh năm 1983. Giờ đây, theo chị con người đang phải đối diện với vấn đề gì? Một chút màu xanh là truyện ngắn rất nhiều kỷ niệm với tôi. Thời điểm đó tôi đang loay hoay về cách viết, bởi người ta lúc ấy chỉ chấp nhận hai đề tài là "lao động" và "chiến đấu". Tôi không hợp với cả hai,
  4. nên tự tìm một lối riêng, viết về đời thường. Khi truyện đăng trên Tạp chí Sông Hương số đầu tiên, tôi bị một giám đốc sở công an chỉ trích nặng nề vì "bôi đen chế độ, dám nói dân ta nghèo đến nỗi không mua được chiếc quạt máy". Nhưng đó là sự thực, cuộc sống khi đó thiếu thốn đủ thứ, để vượt qua cái nghèo thấu xương đó chúng tôi đã dựa vào tình thương yêu và niềm hy vọng... Bây giờ thời ấy đã rất xa. Điều mà chúng ta phải đối mặt bây giờ, là khoảng cách giữa các vùng miền, là bình đẳng cơ hội cho mọi người, là phẩm giá của phụ n ữ ... Sau này, tôi đã viết những truyện như Trái xanh, Gặp ở xứ người... Những truyện này cũng liền mạch với Một chút màu xanh của hơn ba mươi năm trước. Nói về những đau thương xót xa, là với niềm mong ước cuộc sống sẽ đẹp hơn... - Nếu tính M ột chút màu xanh in trên Tạp chí Sông Hương là tác phẩm đầu tay, thì chị đã có gần bốn mươi năm cầm bút. Nếu chỉ được quyền giữ lại một truyện ngắn của mình, chị sẽ chọn truyện ngắn nào? Trong đời viết của mình, tôi đã viết theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, trong Thị trấn hoa quỳ vàng câu chuyện trải ra từ nội tâm nhân vật; Người bán linh hồn lại có góc nhìn từ bên ngoài, tâm trạng nhân vật thuần túy bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ. Trăng nơi đáy giếng thì là những mảnh ghép từ cả hai phía... Tác phổm là hình chiếu CỦQ tâm hồn
  5. về đề tài, có truyện nói về thực trạng xã hội, có truyện về tình yêu lãng mạn. Có truyện viết về thời hiện đại, có truyện về thời xa xưa trong lịch sử... Lý do của sự đa dạng, là vì tác phẩm là hình chiếu của tâm hồn tôi. Tôi có nhiều mối quan tâm và nhiều cảm xúc khác nhau trong cuộc đời muôn mặt này. Do đó, nếu phải tự mình bỏ hết để chọn một truyện thì tôi sẽ lúng túng và bó tay giống như người mẹ trước câu hỏi: Nếu phải chọn một ữong số những đứa con của chị, chị sẽ chọn đứa nào? Tuy vậy, nếu dựa vào phản hồi của bạn đọc, thì có lẽ truyện được chọn sẽ là Thương nhớ hoàng lan. - Nhiều độc giả bày tỏ sự yêu thích với ữuyện ngắn Thương nhớ hoàng lan, cá nhân chị nhận định điều gì làm tác phẩm này được yêu mến đến vậy? Thương nhớ hoàng lan với tôi là một bức tranh buồn, trong đó Mộng nhiều hơn Thực. Đấy là một bức tranh phóng bút mà tôi vẽ ra trong những phút đầy rung cảm. Tôi đã viết mà không nghĩ gì đến thủ pháp hay kỹ thuật viết, tất cả chỉ là sự xúc động... Tôi chắc rằng bạn đọc đã chia sẻ những cảm xúc ấy: tình yêu, nỗi đam mê, sự lựa chọn đầy khắc nghiệt... Những cảnh huống mà mỗi đời người đều đã từng nếm trải. Nhiều bạn viết thư cho tôi và bảo rằng họ đã rưng rưng khi đọc đến câu "Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ". /66 ÕỊịịíà Tfm nói về nghề
  6. - Việc độc giả quan tâm đến tập ữuyện vừa phát hành chứng tỏ văn chương Trần Thùy Mai vẫn còn tìm được sự đồng cảm với bạn đọc. Chị có dự định viết những tác phẩm khắc họa cuộc sống đương đại, hướng tới một lớp độc giả trẻ hơn sau khi trở về quá khứ với Từ Dụ Thái hậu ? Khi viết Từ Dụ Thái hậu cũng như các truyện ngắn có đề tài lịch sử, chính là tôi đã hướng đến các bạn đọc trẻ. Vì quá khứ, hiện tại và vị lai đều nằm trong một mạch dẫn nhân văn không thể đứt lìa. Viết về lịch sử, theo tôi không phải để phục dựng một màn diễn xa xưa, mà là để nêu bật lên cái mạch dẫn muôn đời ấy. Tôi tin nhiều giá trị tốt đẹp của người Việt xưa rất cần cho tuổi trẻ ngày nay. Đấy là hành ữang cần thiết cho các bạn trẻ khi ra biển lớn. Trong một thế giới càng lúc càng phẳng hơn, văn hóa và bản sắc dân tộc là cái góp phần làm nên vẻ đẹp và cá tình của một con người. H.T.K Tóc phẩm là hình chiếu CỦQ tâm hồn ^
  7. Cất uôh cửa nghềuàn1 Sơn Nam "tyỊỵần chương thi phú chẳng lẽ là sản phẩm 'không cần vốn'. Cái vốn ấy lớn lắm. Lắm khi tan nát gia đình, bất hiếu với mẹ cha. Đâu chăng? Có tờ giấy, bút bi là đủ; bẩm sinh, cần cù lao động và do trời đất ban cho. Đọc nhiều sách, tham quan nhiều nơi, hiểu biết cả mọi miền của Tổ quốc vậy mà chưa làm nên trò trống gì! Đâu phải đánh quần đánh áo, chạy xe gắn máy, được vài tờ báo đăng bài vở là xong. Người thật sự dấn thân vào văn chương thường che giấu sự đau khổ của mình, bảo rằng mình 'sáng tác nhanh lắm'. Nhanh là thời gian ghi trên trang giấy. Nhưng có nhiều tứ thơ, tứ văn được mua với rất nhiều nước mắt... 1. N h a n đ ề d o n h ó m b iên so ạ n đặt. ty lũ m n n ã v ề n g iề
  8. Trình sáng tác, "thai nghén" ấy lắm khi thô tục. Nảy ra ý nghĩ đẹp khi vào cầu vệ sinh, khi buổi sáng tình cờ gặp con bướm bay, khi ăn cơm mắm lại thấy ngon. Nỗi khổ đau, chẳng ai giống ai. Trả giá rất đắt, rất đắt. Ý tưởng này sẽ được lặp lại nhiều lần trong quyển sách này. Khổ nhất là chịu đựng dư luận của đám đông, tùy cơ hội đám đông dễ tuân theo dư luận nào đó. Thêm dư luận của cha mẹ, vợ con, và những người bạn trong chòm xóm, dư luận của "tỉnh lẻ". Chạy theo dư luận chung chung, sợ đau khổ thì chẳng sáng tác được cái gì "nên thân" cả. Nên lãng phí nước mắt/ đánh liều. Tuyệt đối tránh tham vặt. Nghệ thuật, trong đó có bộ môn văn thơ, kịch... là cách nói láo đi vào chút ít thực tế, cho ra láo để rồi ta dựng nên một tác phẩm thật hơn sự thật, một thế giới riêng bay lơ lửng trong không gian với những hình ảnh khi mờ khi tỏ, tan hòa vào trong tiềm thức của con người là độc giả, khán giả. Kiểu đúc kết này có lẽ nhiều nhà lý luận đã nói rồi, nhưng tôi tâm đắc theo kiểu của tôi. Cuộc sống hằng ngày là một Thiên đường, nhưng là Thiên đường nát ra từng mảnh vụn, không trọn vẹn, may ra đến chết ta mới ráp lại được. Báo chí là nghề dễ kiếm tiền trước mắt nhưng là cạm bẫy đối với người viết văn. Viết báo, nhiều người đọc liền, lập tức khen chê, còn viết văn thì ôi thôi, khó lắm, tiền bạc chẳng bao nhiêu, số độc giả của mình Cái v ố n CỦQ n p h ề v õ n
  9. thật ít, lần hi số ấy nhân lên, chậm chạp. Nên giữ bản lĩnh, đó là trọng tâm, là lẽ sống của mình, dẫu lắm khi sống cô độc, chẳng ai biết tới, chẳng ai giúp đỡ. Ác nghiệt nhất vẫn là những bạn bè ruột thịt, thỉnh thoảng họ động viên: "Cỡ nầy sao anh ít xuất hiện!". Sự động viên "ác độc" ấy được hiểu là "tài năng của anh đã xuống dốc rồi". Ta nên cám ơn, đừng giải thích. Một đời người chưa ắt làm nên "tác phẩm". Lăn xả vào nghề/ gọi là cái nghề "có cô hồn xúi giục". Hồn của Đạm Tiên ám ảnh Thúy Kiều, như nghề làm bầu gánh hát, nghề làm "cúp" cây ở rừng. Vì nhà báo, nhà văn của chế độ cũ, hoặc thời Cách mạng đã nghỉ hưu, nghỉ lâu năm lại ngứa nghề. Không viết, con người như xác không hồn. Thấy được đăng trở lại, hoặc được tái bản sách, vài người sướng đến run lên, tự cho mình còn vai trò... quan trọng! Yêu nghề, say sưa với nghề nhưng đạt được mục đích là việc khác. Rất ham mê bóng dáng con ngựa đang phóng tới, nhưng nếu thể hiện không xong thì sẽ vẽ ra con chó. Đêm khuya, nhiều anh chèo ghe, nghèo túng, chán đời hát lên vài câu Vọng cổ, lấy làm đắc ý vì rất thỏa mãn nhu cầu tình cảm riêng tư và ngỡ mình là ú t Trà Ôn. Trong thực tế, làn hơi của anh và của ú t Trà Ôn có một khoảng cách vô cùng bao la. Viết cẩu thả, khó đạt. Cân nhắc quá kỹ thì viết ra chữ nhưng thiếu thần lực, càng hỏng bét.
  10. Nàng nghệ thuật luôn giữ nụ cười ỡm ờ, mơ hồ. Hỏi: Tôi xứng đáng là nghệ sĩ chưa? Nàng nghệ thuật cười. Hỏi thêm: Tôi không xứng đáng là nghệ sĩ, phải vậy chăng? vẫn nụ cười tươi, nhưng lạnh lùng, đối với tất cả mọi người. Đã dấn thân rồi, người nghệ sĩ không thể rút lui. Có lẽ khi gần nhắm mắt mới thấy nàng nghệ thuật từ xa, đến với nụ cười khó hiểu: Xin hẹn kiếp sau. Vì vậy, từ ngàn đời trước đến ngàn đời sau, nghệ thuật vẫn còn đó, đỉnh cao chưa ai đạt đến. Người leo núi kiểu này, theo con đường này, kẻ theo kiểu khác quanh co. Như những nhà khoa học, những bác sĩ nghiên cứu bệnh SIDA, "Tôi muốn được chết một cách tuyệt vọng, trong cơn tuyệt vọng". A.Gide đã viết như thế. Nghệ thuật, văn học khó đánh giá chính xác. Nhiều tác giả nghệ sĩ may mắn vừa vào nghề là kịp đáp ứng đúng yêu cầu của công chúng ngay. Nước có chiến tranh, yêu cầu khá phức tạp do yếu tố chính trị, tôn giáo, kinh tế. Tác phẩm hoặc sách trình diễn, giọng ca luôn luôn được đánh giá cao, nếu nghệ sĩ có cảm hứng thật, nhất là ngẫu hứng. Bộ môn xiếc chứng minh rõ rệt điều này. Tưởng rằng đi dây, nhào trên xà đứng thăng bằng trên đống ghế chồng chất đến mức đó là thừa tính thuyết phục về tài năng, nhưng phút chót lại thêm nhiều biến hóa lạ lùng. Cái v ố n CỦQ n p h ề v ă n m
  11. Người giỏi về ảo thuật cũng thế. Được tán thưởng, vỗ tay rồi nhưng lại bổ sung thêm chút tài hoa bất ngờ... Như ngọn pháo hoa nổ tung, quay tròn, tỏa ra ngàn nhánh lửa nhiều màu, đã tắt nhưng lại tung ra đợt màu sắc khác lạ lùng hơn. Ca vọng cổ ngân nga, tưởng dứt nhưng làn hơi cuối cùng lại dài hơn, trữ tình hơn. Dĩ nhiên, đừng lạm dụng khả năng, vì lạm dụng dễ trở nên giả tạo, người thưởng ngoạn có cảm giác như mình bị đánh lận, nghệ sĩ không còn là con người như là cái máy. Phải tự kiềm chế khả năng, để người thưởng ngoạn thấy nghệ sĩ là con người bình thường, gần gũi, thân mật. Ngẫu hứng, ngẫu cảm, dường như vô trách nhiệm, đi xa trọng tâm nhưng gắn bó với chủ đề lớn. S.N Ị 72 ỡỵịííà t)ăn nói về ngỉiề
  12. M ột thếgiâi sci chỉêíi và tự sci chiêíi ' Bích Ngân hết những người cầm bút viết văn (thơ, truyện, kịch...) đều làm nhiều nghề hay thạo một nghề trước khi sáng tác được những tác phẩm văn chương. Một ít người, ngoài nội lực văn chương (năng khiếu, trải nghiệm, đam mê...), gặp cơ may (được phát hiện và giới thiệu bởi người có tài có tâm), đôi khi lại vô tình vướng vào những thứ lùng nhùng ngoài văn chương mà ta thường gọi là "tai nạn nghề nghiệp"... lại dần trở thành một cây bút vững chãi và sáng tác một cách chuyên nghiệp, tức tập trung thời gian tâm lực cho việc sáng tác và sống được bằng thu nhập từ tác phẩm văn chương. Phần đông, là người sáng tác một cách nghiệp dư7vẫn phải dựa vào nghề ítìột thế piới soi chiếu và tự soi chiếu
  13. khác để "nuôi" văn. số này càng ngày càng đông, kể cả những hội viên có Thẻ nhà văn. Tôi cũng thuộc số nhiều này, dù tâm trí vẫn không bứt khỏi trang viết, ngay cả khi không viết chữ nào, nhưng vẫn chưa thể coi mình là người viết văn chuyên nghiệp, dù cũng từng học qua trường lớp viết văn. Truyện ngắn đầu tay Sau năm năm làm phóng viên của báo Minh Hải (tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), tôi bắt đầu thấy dung lượng cho một bài viết cũng như khuôn cho một bài báo như thu hẹp mỗi ngày. Thông tín, sự kiện được bày trên trang báo chỉ là những gợn sóng lăn tăn mà cuộc sống bộn bề như dòng chảy xiết cuộn theo nó biết bao được mất. Thế là tôi muốn viết thứ gì đó không giản đơn như những bài báo được nộp đúng ngày theo yêu cầu của tòa soạn, dù tôi vẫn tiếp tục nộp bài viết, và thường là nộp bài sớm hơn thời gian quy định, nộp bài ngay sau một chuyến đi thực tế, những bài viết được viết dưới ánh đèn dầu. Viết thứ gì đó không giản đơn... Và thứ tôi chọn là truyện ngắn, thể loại mà tôi thích đọc, và đọc khá nhiều, từ tác giả trong nước đến tác giả nước ngoài. Thế là tôi viết truyện ngắn đầu tay. Viết xong, tôi chép lại cho sạch, cho đẹp và gởi cho báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tờ báo văn nghệ duy nhất có mặt trong thư viện của tỉnh thời đó mà tôi đọc được. Tôi QịÁà vân nói về nọắè
  14. gởi ữuyện theo địa chi của tòa soạn báo và không hy vọng nhiều vào việc tác phẩm đầu tay của một phóng viên tình lẻ được lọt vào mắt Ban biên tập mà những thành viên ắt hẳn là những nhà văn tiếng tăm. Khoảng hai tuần sau, tôi nhớ mãi khoảnh khắc khó có thể quên. Nhà báo Huỳnh Lãnh, một đồng nghiệp chơi thân, bước từ trên xe lôi đạp (từ bến xe Bạc Liêu về tòa soạn là ngôi biệt thự nằm trên đường Trần Phú) vào tòa soạn. Vừa đi Lãnh vừa gọi to như hét: "Bích Ngân, Bích Ngân, đâu rồi?". Tôi chạy ra: "Cái gì mà réo tên tui om sòm?" Khi tôi bước tới trước mặt, Lãnh lùi lại một bước: "Bích Ngân có viết truyện gửi báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không?". Tôi gật đầu: "Có...". Tôi mới nói được từ "có", đồng nghiệp đã nhào tới nhắc bổng tôi lên (may là lúc đó tôi nhẹ hơn bây giờ hơn hai chục ký). Khi thả tôi xuống đất, Lãnh lôi ra hai tờ báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đưa cho tôi một tờ: "Tui mua và đọc ở xa cảng miền Tầy, không ngờ bạn mình viết được truyện này, tui đọc tới đọc lui trên xe muốn nát tờ báo luôn!" Truyện ngắn Đâu phải là tình yêu được in trang trọng trên trang nhất báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh năm 1985. Rồi hai tuần sau, truyện ngắn Đâu phải là tình yêu được báo Tiền Phong đăng lại gần hai trang bảo, dù chẳng xin phép tác giả mà cũng có biết ffìộ+ thế piới soi chiếu vò tự soi chiếu %
  15. tác giả ở đâu mà xin phép. Truyện viết về sự ngộ nhận giữa tình yêu với thứ na ná với tình yêu. Có nhân vật yêu và nhân vật giả vờ yêu. Có ảo tưởng của hạnh phúc và đắng chát của nỗi thất vọng khi nhận chân ra sự thật. Vài ba độc giả dù mấy chục năm trôi qua vẫn còn nhớ truyện này và có cùng nhận xét "Truyện viết rất thật, người đọc thấy mình trong đó". Truyện đem cho người đọc có cảm nhận "rất thật" đó, có hơn 90% truyện là bịa, bịa từ tình huống cho tới từng tình tiết... Bịa mà như thật - Yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm văn chương. Bịa đòi hỏi trí tưởng tượng. Tưởng tượng càng phong phú, tác phẩm càng được cơi nới cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thiếu tưởng tượng, chỉ có thể viết thể loại phi hư cấu mà ngay thể loại này cũng cần ữí tưởng tượng. Phát huy khả năng "bịa như thật" tôi viết tiếp. Viết chậm. Viết kỹ. Truyện nào gửi đến cũng được Ban Biên tập báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh chọn đăng. Sau một thời gian, trong một dịp từ Bạc Liêu lên Sài Gòn tôi có đến tòa soạn báo Văn nghệ và may mắn là gặp được nhà văn Trang Thế Hy. Lúc đó, tôi vừa bất ngờ vừa cảm thấy hân hoan khi được biết, chính ông là người đọc và chọn đăng truyện ngắn đầu tay của tôi. Tôi cũng còn nhớ, lần thứ hai, tôi gặp nhà văn Trang Thế Hy tại căn hộ của ông ở tòa nhà f' QỊfià văn nói vè ngẵ.è
  16. văn nghệ sĩ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Lần đó, ông pha trà cho tôi uống. Ông nói ít và chỉ nói về nghề văn. Tôi nhớ ông dặn: "Đừng đem cay nghiệt của chính mình vào trang viết mà đọa đày nhân vật". Sau này, đọc nhiều truyện ngắn của Trang Thế Hy, càng thấm hơn điều ông nói. Cuộc đời ông chịu đựng không ít đắng cay thậm chí là khổ nhục nhưng trang viết của ông luôn rộng mở yêu thương. Hầu hết truyện ngắn của Trang Thế Hy, tư tưởng của tác phẩm, một phần triết lý sống của tác giả được thể hiện ngay cả tên truyện: Mưa ấm, vết thương thứ mười ba, Nợ nước mắt... Học gì ở trường Viết văn? Đâu phải là tình yêu củng là tên tập truyện ngắn đầu tiên của tôi do nhà xuất bản Mũi Cà Mau ấn hành. Cũng nhờ tập truyện này tôi mới đủ điều kiện thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, khóa 4. Tôi không nhớ ai đưa cho tôi đọc thư tuyển sinh của Trường Viết văn, chỉ nhớ là còn một tuần nữa là tới ngày thi và phải có mặt ở Hà Nội. Lúc đó, phương tiện vận tải nghèo nàn, đi lại khó khăn, từ Cà Mau lên Sài Gòn mất nửa ngày, đi xe lửa ra Hà Nội mất vài ba ngày, nếu mua được vé. Lúc đó, chỉ có đi máy bay mới kịp, dù máy bay lúc đó giá vé khứ hồi gần bằng bốn tháng lương phóng viên bậc 2 (58 ngàn/1 tháng) của tôi. rtlột thế piới soi chiếu vò tự soi chiếu
  17. Đi bằng máy bay, đến Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội (103 Đê La Thành) vào cuối buổi sáng thì đầu giờ chiều tôi vào phòng thi. Phòng thi có ba thầy và một trò. Nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Lê Minh và thầy Phạm Vĩnh Cư. Tôi đã có bằng cử nhân Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) nên không phải thi ba môn Văn, Sử, Địa như một số thí sinh khác. Các thầy chủ yếu trò chuyện với trò quanh việc sáng tác và môn sáng tác được coi là quan trọng nhất của Trường Viết văn Nguyễn Du. Ba năm học ở trường Viết văn, được gặp gỡ, tiếp xúc, lắng nghe nhiều nhà văn nhà thơ tên tuổi, nhiều nghệ sĩ (đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ...) tiếng tăm, nhiều chuyên gia đầu ngành (cả khoa học xã hội lẫn khoa học tự nhiên)... nói về trải nghiệm nghề nghiệp, giúp cho tôi cũng như các đồng môn, không chỉ rút ngắn con đường mày mò tìm kiếm câu trả lời: Viết văn là gì? Và viết như thế nào?... Mà quan trọng hơn, chính những điều học hỏi được từ những người có bề dày sáng tạo, giúp cho mình "sáng ra" nhiều điều, trong đó có việc nhận ra sự kém cỏi thiếu hụt của mình (về kiến thức, về vốn sống...)/ cũng như tránh đi sự ảo tưởng mà ít nhiều ai cũng có về chính mình và tìm cách bù đắp những khoảng trống về nhận thức, về kiến thức, về lòng trắc ẩn, về biển cả
  18. mênh mông của tri thức mà người cầm bút luôn là một kẻ khát... Ba năm học ở ữường Viết văn còn giúp cho tôi có được hiểu biết và cả cái linh giác để có thể phân biệt được được một tác phẩm văn chương và một thứ gì đó na ná với văn chương. Thứ na ná có vô vàn, phải có kiến văn và trải nghiệm mới có thể phân biệt đâu là vàng và đâu là thau. Cũng như nhân vật trong truyện ngắn Đâu phải là tình yêu, cũng phải bị ngã một vố đau mới biết người mà mình đắm đuối yêu lại không có nhịp tim xao động của tình yêu. Ba năm học ở trường Viết văn, sau rất nhiều buổi "lên lớp" của nhiều văn nghệ sĩ tài năng, sau những lắng nghe, ghi nhận và cảm nhận; và sau khi đọc thêm nhiều tác phẩm của nhiều tài năng, tôi càng thấm thìa hơn, cái giá mà người cầm bút phải trả cho nghề nghiệp, chính là sự cô đơn. Không đủ cô đơn khó mà sáng tạo. Chỉ khi thật sự cô đơn và chịu đựng được sự khắc nghiệt lẻ loi của cô đơn, con chữ từ trang viết mới có hồn, mới có thể tạo ra số phận. Cô đơn và sáng tạo Viết văn nói riêng và làm nghệ thuật nói chung, ai cũng biết, đó là công việc tự đày đọa, tự xoay trở vật vã, tự tìm lối thoát và tìm thấy ánh sáng của lối đi, lối đi của riêng mình. ítìột thế piới soi chiếu và tự soi chiếu 1^9)
  19. Viết văn, cũng chừng ấy ký tự, chừng ấy con chữ, mỗi nhà văn sáng tạo ra một thế giới của riêng mình. Thế giới của riêng mình nhưng lại không chỉ cho riêng mình. Một thế giới soi chiếu và tự soi chiếu. Thế giới đó không phải là tấm ảnh tràn ánh sáng hay đường nét, góc cạnh lung linh của ánh sáng. Thế giới đó cũng không phải là bức tranh với những gam màu sáng, ấm. Thế giới đó là bản hòa âm bất tận của của niềm vui và nỗi đau với vô vàn cung bậc của cảm xúc mà người thưởng ngoạn không cần phải đủ tri thức về ánh sáng hay sắc màu, cũng có thể cảm nhận và dự phần vào thế giới đó. Và thế giới đó cũng sẽ không hiện hữu nếu người sáng tạo ra nó không đủ niềm đam mê và tài năng. Không nhiều người viết chịu được cô đơn theo đúng nghĩa của nó. Không ít người cầm bút chịu được sự giam hãm trong không gian sáng tạo của riêng mình. Không ít người nôn nóng thai nghén, nôn nóng đẩy đứa con tinh thần của mình ra đời dù nó chưa đủ ngày đủ tháng. Cô đơn luôn là một loài cây khó tính. Nó chỉ có thể ra lá, đâm cành, kết hoa khi bộ rễ ăn sâu vào mạch ngầm của trần gian là hạnh phúc và nỗi đau muôn thuở của kiếp người. Và cũng không thể nào đủ cô đơn khi né tránh , 180 ỡỵịẬÌỊ vgn néi pè nghề
  20. hay thoát khỏi cái dòng chảy cuồn cuộn của cuộc sống mà người viết dự phần. Càng không thể đủ cô đơn khi người viết chạy trốn bản thân, xua đuổi những giày vò, né tránh sự tự vấn. Cây cô đơn chỉ ra lá đâm hoa khi bộ rễ ăn sâu vào mạch nguồn của trần gian là hạnh phúc và nỗi đau của kiếp người. Nỗi đau và hạnh phúc mà sự thăng hoa của nó, khiến cho con người biết sống vì nhau và sống đẹp hơn. Viết văn với tâm thế đó, mới có thể sáng tạo được những tác phẩm chạm được vào cảm xúc người đọc. Đó là những tác phẩm viết từ mạch nguồn của CHÂN - THIỆN - MỸ. Những tác phẩm tôn vinh nhân cách, tôn vinh sự yêu ghét rạch ròi, tôn vinh những con người suy nghĩ và hành động quyết liệt vì sự trung thực, lẽ công bằng, lòng nhân ái và luôn đặt lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên ữên lợi ích bản thân. Đồi Thơm, Phú Yên, 11/11/2021 B.N rhột thế piới soi chiếu và tự soi chiếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2