intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm xúc và tư duy trong sáng tạo ảnh Nghệ thuật

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

195
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng, cảm xúc và tư duy là yếu tố hết sức quan trọng khi sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Lao động của Nhiếp ảnh Nghệ thuật là lao động của tư duy và cảm xúc. Không có tư duy, không có cảm xúc thì không có tác phẩm ảnh nghệ thuật. Với cỏ cây, khi một làn gió thổi qua chỉ biết nghiêng ngả rồi sau đó trở lại bình lặng. Nhưng, con người, khi có một tác động vào vỏ não dù lớn hay bé đều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm xúc và tư duy trong sáng tạo ảnh Nghệ thuật

  1. Cảm xúc và tư duy trong sáng tạo ảnh Nghệ thuật Với văn học nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng, cảm xúc và tư duy là yếu tố hết sức quan trọng khi sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Lao động của Nhiếp ảnh Nghệ thuật là lao động của tư duy và cảm xúc. Không có tư duy, không có cảm xúc thì không có tác phẩm ảnh nghệ thuật. Với cỏ cây, khi một làn gió thổi qua chỉ biết nghiêng ngả rồi sau đó trở lại bình lặng. Nhưng, con người, khi có một tác động vào vỏ não dù lớn hay bé đều tạo ra những cảm xúc, cho dù đó là cảm xúc mạnh hay cảm xúc nhẹ, cảm xúc lành mạnh hay không lành mạnh. Mỗi chúng ta, có ai không bồi hồi khi gặp những sự kiện bất ngờ, không rung động trước phong cảnh đẹp, không xúc động khi gặp lại người thân và ngôi nhà yêu dấu của mình sau bao năm xa cách… Ai cũng biết giận, hờn, buồn tủi, yêu thương và căm ghét. Đó chính là cảm xúc. Cảm xúc là sự rung động của thần kinh hệ giao cảm, khi thần kinh hệ giao cảm rung động thì con người có cảm xúc. Cảm xúc đã làm cho tâm hồn con người ta ngày một trong sáng hơn, cao thượng hơn, ước vọng và hoài bão lớn hơn. Chính cảm xúc đã làm cho xã hội loài người phát triển.
  2. Khác với cảm xúc, tư duy là loại sản phẩm cao cấp nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt - Bộ não người - Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận… Hoạt động của tư duy dựa trên hoạt động của bộ não với tư cách là thần kinh cao cấp. Mặc dù không tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với bộ não nhất định. Trong quá trình sống do có sự giao tiếp của con người, tư duy của con người cũng thay đổi theo quá trình hoạt động và chịu sự tác động trong quá trình hoạt động ấy của bản thân. Do đó tư duy gắn liền với sự tiến bộ xã hội và trở thành sản phẩm của xã hội. Tuy vậy tư duy cũng có những logic phát triển nội tại riêng của nó. Đó chính là sự hiểu biết riêng của từng con người. Tư duy là phạm trù triết học, cảm xúc lại thuộc tâm lý học nhưng hợp thành một thể thống nhất không tách rời nhau. Mọi tư duy đều bao gồm những cảm giác gây xúc động và mọi cảm xúc cũng bao gồm từ những suy nghĩ nào đó. Tư duy phản ánh thực tế với những thuộc tính, liên hệ và quan hệ khách quan của nó bằng ngôn ngữ. Còn cảm xúc lại biểu hiện mối quan hệ của con người với thế giới bên ngoài, đối với những vấn đề mà người ta biết hoặc làm dưới hình thức chứng kiến trực tiếp.
  3. Trong ảnh Nhiếp ảnh nghệ thuật, tài nghệ của nhà nhiếp ảnh là phát hiện, tìm tòi có ý thức sự thống nhất giữa hai mặt tư duy và cảm xúc, làm cho tác phẩm đó khêu gợi được tư duy và cảm xúc mãnh liệt cho người xem. Chỉ khi nào tư duy và cảm xúc của nhà nhiếp ảnh nhập là một, tư duy và cảm xúc đó được bùng phát thực sự thì mới tạo ra được sự thống nhất và khi đó mới có những tác phẩm ảnh nghệ thuật rung động lòng người. Một tác phẩm ảnh nghệ thuật tuyệt vời đó là một tác phẩm được ra đời khi cao trào cảm xúc của tác giả, cao trào của sự kiện và thời điểm bấm máy diễn ra cùng một lúc kết hợp với tư duy cực kỳ sáng tạo của tác giả. Tư duy và cảm xúc quyết định đến chất lượng của tác phẩm ảnh nghệ thuật. Một tác phẩm ảnh nghệ thuật ra đời mà người ta chỉ chụp bằng những cảm nhận, không chụp bằng trái tim của mình, nghĩa là chỉ dàn dựng để chụp theo cảm nhận mà không cần đến sự rung động của cảm xúc, thì tác phẩm đó sẽ làm cho người xem chóng chán. Ngược lại một tác phẩm nhiếp ảnh mà không có tư duy, không có sáng tạo thì không thể là tác phẩm ảnh nghệ thuật được, bởi nó “đơn giản”, “trần trụi” và “thô thiển”. Do vậy một bức ảnh không chụp bằng tư duy và cảm xúc thì bức ảnh đó không bao giờ trở thành ảnh nghệ thuật và chắc chắn
  4. rằng tác phẩm đó không kích thích được người xem. Thực tiễn, một tác phẩm nghệ thuật ra đời là cả một quá trình trăn trở của tác giả nhưng cũng có khi chỉ qua sự kiện diễn ra “bất chợt”. Kinh nghiệm cho hay, những bức ảnh được chụp khi sự kiện diễn ra “bất chợt” tức là khi hệ thần kinh giao cảm của tác giả rung động, kết hợp chặt chẽ với tư duy nội tại, thì những cú chụp bất ngờ đó tạo ra những tác phẩm có chất lượng về nội dung và nghệ thuật rất cao, và đưa đến cho người xem sự rung động nhiều hơn. Điều này minh chứng cho việc lâu nay các nhà nhiếp ảnh thường gặp, đó là khi đi sáng tác có khi đã đi cả tuần, chụp hàng chục cuộn phim, hàng trăm file ảnh, nhưng khi chuẩn bị “đóng máy” để về tự nhiên phát hiện ra cái mới, thế là tiếp tục chụp “những kiểu cuối cùng” và rồi chính “những kiểu cuối cùng” đó lại thường hay đoạt giải tại các cuộc thi. Khác với cảm xúc và tư duy ở các lĩnh vực hoạt động khác, tư duy và cảm xúc của người nghệ sĩ không chỉ là tư duy và cảm xúc riêng của cá nhân mình mà tư duy của họ thông qua tác phẩm nghệ thuật lại đem đến cho người xem những tư duy và cảm xúc mới, tức là đem đến cho đối tượng của mình, đối tượng của nghệ thuật những tư duy và cảm xúc mới. Rồi từ tư duy và cảm xúc mới đó của họ đã giúp họ có sự đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự kiện khách quan hơn, góp phần làm cho xã
  5. hội phát triển Tônxtôi L.N nói “Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng của những người này bị lây cảm xúc của người khác… Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả tức là đã làm nên đối tượng nghệ thuật…” (Tônxtôi L.N. thư gửi -N.N Xtrakhốp ngày 23/4/1876). Như vậy, tư duy và cảm xúc của người nghệ sĩ là “tư duy và cảm xúc đặc biệt” (vấn đề này chưa thấy ai nói). Với Nhiếp ảnh Việt Nam, nền nhiếp ảnh đã có bề dày, được kiểm chứng qua hai cuộc kháng chiến, cùng với sự vươn lên trong công cuộc đổi mới đất nước, với những tư duy và cảm xúc đặc biệt của các nhà nhiếp ảnh, họ đã để lại một pho sử bằng ảnh vĩ đại, góp phần xứng đáng vào thành tích chung trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; tạo nên sự đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc trong nền văn hoá Việt Nam. Để phát huy tính tư duy sáng tạo và cảm xúc mãnh liệt của tác giả, không có cách nào khác là phải bám sát thực tiễn, bám sát cuộc sống để sáng tác. Có như vậy chúng ta mới có những tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc, tác phẩm ngang tầm thời đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2