intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Căn cứ xác định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nội dung bài viết, nhóm tác giả trình bày những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan đến căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Căn cứ xác định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

  1. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 CĂN CỨ XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐANG CHIẾM HỮU HOẶC GIỮ TÀI SẢN ĐANG TRANH CHẤP CÓ HÀNH VI CHUYỂN DỊCH QUYỀN TÀI SẢN ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐANG TRANH CHẤP Nguyễn Phước Quý Quang1* và Lê Thúy Ngà2 1 Trường Đại học Tây Đô 2 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (*Email: nguyenphuocquyquang@gmail.com) Ngày nhận: 11/3/2022 Ngày phản biện: 10/4/2022 Ngày duyệt đăng: 29/4/2022 TÓM TẮT Trong số các biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được quy định theo Pháp luật Việt Nam thì một trong số những biện pháp được nhiều đương sự đề nghị áp dụng nhất là biện pháp Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Để áp dụng biện pháp Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp hiệu quả, chính xác, Tòa án cần có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác. Tuy nhiên, trên thực tế các Tòa án gặp nhiều khó khăn do quy định pháp luật chưa rõ ràng dẫn đến việc không thống nhất khi áp dụng. Trong nội dung bài viết, nhóm tác giả trình bày những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan đến căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. Từ khóa: Biện pháp khẩn cấp tạm thời, chuyển dịch, quyền về tài sản Trích dẫn: Nguyễn Phước Quý Quang và Lê Thúy Ngà, 2022. Căn cứ xác định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 15: 119-127. * TS. Nguyễn Phước Quý Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng Trường – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tây Đô 119
  2. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 1. MỞ ĐẦU đó Điều 115 Dự thảo BLTTDS sửa đổi Theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật tố (tương ứng với Điều 121 BLTTD 2015) tụng dân sự (BLTTDS) 2015, biện pháp đã sử dụng cụm từ “có căn cứ cho thấy khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) cấm cần ngăn chặn”. Việc quy định như Điều chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài 115 Dự thảo BLTTDS sửa đổi, người sản đang tranh chấp được áp dụng nếu đang chiếm hữu hoặc sở hữu tài sản chưa trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ nhưng có căn cứ cho thấy cần ngăn chặn tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển thì vẫn có thể áp dụng BPKCTT cấm dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài tranh chấp cho người khác. Như vậy, cơ sản đang tranh chấp. Theo quan điểm của sở đế áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch tác giả, cách hiểu thứ nhất như đã nêu và quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh phân tích như trên sẽ đảm bảo được chấp khi có căn cứ cho thấy người đang quyền lợi của chủ thể có quyền yêu cầu chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh sản đối với tài sản đang tranh chấp cho chấp. Bên cạnh đó, quy định như trên còn người khác. đảm bảo được ý nghĩa của BPKCTT, ngăn chặn kịp thời việc chuyển dịch Với cơ sở “có căn cứ cho thấy người quyền về tài sản để nhằm trốn tránh nghĩa đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang vụ của người chiếm hữu sở hữu tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tranh chấp. về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác” tạo ra nhiều cách hiểu Cách hiểu thứ hai, vì Điều 121 khác nhau. Cụ thể: BLTTDS 2015 quy định rõ “có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài Cách hiểu thứ nhất, chỉ cần người sản đang tranh chấp cho người khác” đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang nên phải “có hành vi” trên thực tế mới đủ tranh chấp có những biểu hiện nhằm cơ sở áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh sản đang tranh chấp là đủ cơ sở để áp chấp. Nghĩa là cho dù có đủ cơ sở để xác dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền định người đang chiếm hữu hoặc sở hữu về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. tài sản sẽ có hành vi chuyển dịch quyền Nghĩa là dù trên thực tế, người đang về tài sản nhưng nếu chưa có hành vi chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chuyển dịch quyền về tài sản trên thực tế chấp chưa có hành vi thực tế chuyển dịch thì cũng không có căn cứ để xem xét áp quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh dụng. Với cách hiểu thứ hai này thì trong chấp nhưng vẫn đủ cơ sở để áp dụng nhiều trường hợp việc áp dụng BPKCTT BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với sản đối với tài sản đang tranh chấp. Trong tài sản đang tranh chấp không còn ý nghĩa quá trình sửa đổi BLTTDS 2004, các nhà bởi quyền về tài sản đối với tài sản đang làm luật cũng đã hiểu theo cách này. Theo 120
  3. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 tranh chấp đã bị chuyển dịch sang người Tâm – bị đơn của vụ án. Theo đó, trên cơ khác. Trên thực tế, rất khó để chủ thể có sở xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện quyền yêu cầu tiếp xúc được các chứng pháp khẩn cấp tạm thời của nguyên đơn cứ chứng minh người đang chiếm hữu trong vụ án, Thẩm phán giải quyết vụ án hoặc giữ tài sản đang “có hành vi” đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn chuyển dịch quyền về tài sản để cung cấp cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về cho Tòa án. Hoặc khi tiếp xúc được tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là chứng cứ thì thủ tục pháp lý chuyển nhà và đất tại số 23 (số cũ 219B lô F) quyền về tài sản cũng đã được hoàn tất. đường Vườn Chuối, phường 4, quận 3, Với ý nghĩa bảo toàn tài sản đang tranh Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế tại thời chấp, không thay đổi quyền về tài sản để điểm xem xét áp dụng BPKCTT, ông Lê thi hành án, việc áp dụng BPKCTT cấm Thanh Tâm – bị đơn trong vụ án, người chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài đang đứng tên sở hữu nhà và đất tại số 23 sản đang tranh chấp phải ngăn chặn được (số cũ 219B lô F) đường Vườn Chuối, việc chuyển dịch quyền về tài sản đối với phường 4, quận 3, Thành phố Hồ Chí tài sản tranh chấp. Vì vậy, căn cứ để Minh chưa có hành vi chuyển dịch quyền BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài tài sản đối với tài sản nêu trên. Do đó, có sản đối với tài sản đang tranh chấp là thể nhận định rằng Thẩm phán giải quyết người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản vụ án nêu trên đã có cách hiểu giống như đang tranh chấp có những biểu hiện nhằm cách hiểu thứ nhất, nghĩa là chỉ cần người chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang sản đang tranh chấp. tranh chấp có những biểu hiện nhằm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP sản đang tranh chấp là đủ cơ sở để áp LUẬT dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền Thực tiễn áp dụng BPKCTT cấm về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài Một Thẩm phán khác cũng đã có cách sản đang tranh chấp tại Tòa án các cấp hiểu tương tự tại Quyết định số cũng cho thấy nhiều Thẩm phán cũng 59/2018/QĐ-BPKCTT ngày 19/03/2018 hiểu theo cách hiểu thứ nhất. Cụ thể như của TAND quận 3, Thành phố Hồ Chí sau: Minh. Theo đó, bà Lâm Thị Thương, Ngày 09/7/2018, TAND quận 3 Thành nguyên đơn trong vụ án có đơn yêu cầu phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định áp dụng BPKCTT ngày 13/3/2018 với số: 188/2018/QĐ-BPKCTT về việc áp yêu cầu áp dụng BPKCTT cấm chuyển dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm dịch về quyền tài sản đối với tài sản đang chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài tranh chấp là Sạp P7, khu 1, chợ Tân Bình sản đang tranh chấp là nhà và đất tại số (Trung tâm thương mại Tân Bình), 23 (số cũ 219B lô F) đường Vườn Chuối, Phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ phường 4, quận 3, Thành phố Hồ Chí Chí Minh thuộc sở hữu của ông Nguyễn Minh thuộc sở hữu của ông Lê Thanh Thành Sơn và bà Lâm Thị Thương. Trên 121
  4. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 thực tế, ông Nguyễn Thành Sơn chưa có con bà H và đề nghị chia căn hộ B2.3 khu hành vi thực tế nhằm chuyển dịch về P.V; đồng thời yêu cầu bà H liên đới trả quyền tài sản đối với Sạp P7, khu 1, chợ nợ chung. Tân Bình (Trung tâm thương mại Tân Ngày 05/7/2016, bà H có đơn yêu cầu Bình), Phường 8, quận Tân Bình, Thành chia tài sản chung và yêu cầu hủy bỏ văn phố Hồ Chí Minh nhưng Thẩm phán nhận bản thỏa thuận và hợp đồng công chứng định có cơ sở để áp dụng BPKCTT cấm đã ký ngày 28/6/2016; đồng thời yêu cầu chuyển dịch về quyền tài sản đối với tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm sản đang tranh chấp để từ đó ban hành chuyển dịch đối với 2 căn hộ. Ngày quyết định áp dụng BPKCTT. 19/7/2016, Tòa án ra Quyết định áp dụng Trên thực tế, Tòa án cũng đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với 2 căn áp dụng BPKCTT khi bên chiếm hữu tài hộ trên. Ngày 22/7/2016, ông D có đơn sản đang trong giai đoạn chuyển quyền đề nghị hủy bỏ Quyết định áp dụng biện tài sản cho người khác. Nội dung tranh pháp khẩn cấp tạm thời nhưng không chấp cụ thể như sau1: Ngày 04/9/2015, bà được chấp nhận. Ông D cho rằng bà H Đỗ Ngọc H yêu cầu Tòa án giải quyết ly yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm hôn với ông Đặng Vũ D, con chung được thời không đúng nên ông phải trả cọc và bà H xin nuôi dưỡng, không yêu cầu giải chịu phạt cọc. Ngày 30/8/2016, ông D quyết tài sản chung. Tại phiên hòa giải khởi kiện yêu cầu bà H bồi thường thiệt ngày 27/6/2016, Tòa án lập biên bản ghi hại 2,2 tỷ đồng. nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải Trong vụ tranh chấp nêu trên, người thành về con chung giao cho bà H, tài sản chiếm hữu tài sản đã thể hiện việc chuyển chung tự thỏa thuận, nợ chung không có. quyền về tài sản cho bên thứ ba thông qua Ngày 28/6/2016, bà H và ông D làm hợp việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đồng tặng cho nhau phần tài sản chung tại và nhận đặt cọc. Việc áp dụng BPKCTT Văn phòng công chứng. Theo đó, ông D trong trường hợp này là khá rõ ràng. sở hữu căn hộ E6-01 khu T.P.C và ô tô Tương tự như trong vụ tranh chấp theo 56N-47xx, bà H sở hữu căn hộ B2.3 khu Bản án số: 236/2020/DS-PT ngày P.V H19.2 và ô tô 56N-45xx. Ông D tiến 05/05/2020 của TAND Thành phố Hồ hành làm thủ tục và được cấp Giấy chứng Chí Minh về việc tranh chấp hợp đồng nhận sở hữu ngày 30/6/2016, cùng ngày, mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử ông D làm hợp đồng bán căn hộ trên cho dụng đất. Theo đó, ngày 11/12/2019, ông Công ty TNHH MTV K.G.X, đã nhận 2,2 T ký hợp đồng đặt cọc và cam kết chuyển tỷ tiền cọc. Ngày 04/7/2016, ông D có nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử đơn thay đổi ý kiến về biên bản hòa giải dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản ngày 27/6/2016, không đồng ý giao cho khác gắn liền với đất tại địa chỉ 83/8 Quốc 1 Thanh Hằng, “Thông báo rút kinh nghiệm vụ án “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại”, https://vksndtc.gov.vn/tintuc/Pages/lists.aspx?Cat=1 0&ItemID=636&Page=166, Truy cập ngày 12/9/2021 122
  5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 Lộ 13 (cũ), phường Hiệp Bình Phước, Quyết định số 103/2018/QĐ-BPKCTT quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/10/2018 của Tòa án nhân dân cho bà B với giá 9.350.000.000 đồng. quận Thủ Đức về việc “Cấm chuyển dịch Tuy nhiên, trước đó ngày 18/01/2018 ông quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh T đã ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hoa chấp” chính là căn nhà mà bà B mua của Kiều ký hợp đồng đặt cọc bán nhà đất ông T nên không thể thực hiện thủ tục 83/8 Quốc Lộ 13 (cũ), phường Hiệp Bình đăng ký biến động sang tên được. Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp Minh cho bà Nguyễn Thị Luyến với giá đề nghị áp dụng BPKCTT cấm chuyển 8.700.000.000 đồng (tám tỷ bảy trăm dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang triệu đồng) và nhận cọc 1.100.000.000 tranh chấp đều có chứng cứ rõ ràng thể đồng (một tỷ một trăm triệu đồng) của bà hiện người chiếm hữu hoặc giữ tài sản Luyến. Sau đó ông T đổi ý đòi tăng giá đang tranh chấp thực hiện hành vi chuyển nhà lên 500.000.000 đồng (năm trăm quyền về tài sản. Trong trường hợp này, triệu đồng) thì ông T mới làm thủ tục sang nhiều Thẩm phán sẽ yêu cầu người có tên cho bà Luyến. Không chấp nhận yêu đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải cung cầu nêu trên nên bà Luyến đã khởi kiện cấp chứng cứ chứng minh người đang ông T để yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh đồng (hồ sơ thụ lý số 332/2018/TLST-DS chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản ngày 08/8/2018). Như vậy, đang trong đối với tài sản đang tranh chấp. Trường thời gian tranh chấp căn nhà nêu trên tại hợp người có đơn yêu cầu không cung Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thì ông T cấp được chứng cứ chứng minh người đã có hành vi chuyển quyền sở hữu đối đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang với tài sản tranh chấp là bán căn nhà trên tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền cho bà B. Bà Luyến đã đề nghị TAND tài sản đối với tài sản đang tranh chấp thì quận Thủ Đức áp dụng BPKCTT đối với Thẩm phán sẽ không chấp nhận yêu cầu tài sản là căn nhà đang tranh chấp nêu trên áp dụng BPKCTT. Ví dụ tại Thông báo và TAND quận Thủ Đức đã ban hành số 1169/2019/TAQ3 ngày 16/10/2019 Quyết định số 103/2018/QĐ-BPKCTT của Tòa án nhân dân quận 3, Thành phố ngày 11/10/2018 của Tòa án nhân dân Hồ Chí Minh. Theo đó, ngày 15/10/2019, quận Thủ Đức về việc “Cấm chuyển dịch TAND quận 3 có nhận Đơn yêu cầu áp quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh dụng BPKCTT của ông Phạm Văn Vinh chấp”. Việc ban hành quyết định áp dụng với nội dung yêu cầu Tòa án nhân dân BPKCTT nêu trên của Tòa án là kịp thời, quận 3 áp dụng biện BPKCTT “Cấm bởi lẽ đến ngày 02/10/2018, bà B nộp hồ chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sơ vào Văn phòng đăng ký đất đai Thành sản đang tranh chấp” là các nhà đất số phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thủ Đức 656/82 và 648/85/5 Cách Mạng Tháng để làm thủ tục khai thuế đăng ký biến Tám, phường 11, quận 3, TP. Hồ Chí động thì mới nhận được Công văn số Minh. Tại Biên bản làm việc ngày 3644/CNTĐ ngày 15/10/2018 của Văn 16/10/2019, ông Phạm Văn Vinh đã xác phòng đăng ký trả lời: Do nhận được 123
  6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 định không cung cấp được chứng cứ chứng minh ông Nguyễn Minh Mẫn có chứng minh chủ sở hữu có hành vi hành vi chuyển dịch tài sản đang tranh chuyển dịch quyền sở hữu nhà và đất số chấp. Do đó, Tòa án không chấp nhận yêu 656/82 và 648/85/5 Cách Mạng Tháng cầu của bà Nguyễn Thị Ngọc Dung. Tám, phường 11, quận 3, TP. Hồ Chí Trong tình huống này, Tòa án đã nhận Minh. Trên cơ sở đó, Thẩm phán giải định căn cứ xác định người đang chiếm quyết vụ án đã nhận định “Tòa án chưa hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp khẩn hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với cấp tạm thời theo yêu cầu của ông Vinh tài sản đang tranh chấp là tài liệu, hồ sơ được nêu tại Đơn yêu cầu áp dụng biện do chính người yêu cầu cung cấp. Nếu pháp khẩn cấp tạm thời đề ngày người có đơn yêu cầu không có chứng cứ 14/10/2019”. Như vậy, Tòa án đã yêu cầu chứng minh người đang chiếm hữu hoặc người có đơn yêu cầu cung cấp chứng cứ giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chứng minh người đang chiếm hữu hoặc chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi đang tranh chấp thì Tòa án sẽ không chấp chuyển dịch quyền về tài sản. Trường hợp nhận đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT. cụ thể nêu trên, ông Phạm Văn Vinh là 3. MỘT SỐ BẤT CẬP người có đơn yêu cầu đã không cung cấp được chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án Trên cơ sở phân tích quy định pháp nên Tòa án đã không chấp nhận đơn. luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về căn cứ xác định người đang chiếm Tương tự, ngày 04/10/2019, TAND hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với ban hành Thông báo số 1122/TAQ3 về tài sản đang tranh chấp, tác giả nhận thấy việc không áp dụng BPKCTT. Theo đó, vẫn còn một số bất cập cụ thể như sau: TAND quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thứ nhất, việc áp dụng quy định pháp Dung về việc yêu cầu áp dụng BPKCTT luật liên quan đến căn cứ xác định người cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tài sản đang tranh chấp là quyền sử dụng tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất tài sản đối với tài sản đang tranh chấp còn số 9, tờ bản đồ 102, địa chỉ tại 131/20 Lê nhiều bất cập. Như đã phân tích ở phần Lợi, phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố thực tiễn áp dụng quy định pháp luật, Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị cùng một Tòa án tuy nhiên các Thẩm Ngọc Dung chỉ cung cấp được tài liệu xác phán đã tiếp cận cả cách hiểu thứ nhất - định quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền chỉ cần người đang chiếm hữu hoặc giữ với đất tại thửa đất số 9, tờ bản đồ 102, tài sản đang tranh chấp có những biểu địa chỉ tại 131/20 Lê Lợi, phường 3, quận hiện nhằm chuyển dịch quyền về tài sản Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc đối với tài sản đang tranh chấp là đủ cơ sở hữu của ông Nguyễn Ngọc và bà Đặng sở để áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch Thị Cúc, không xuất trình chứng cứ quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp và cả cách hiểu thứ hai - vì Điều 121 124
  7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 BLTTDS 2015 quy định rõ “có hành vi Hợp đồng đặt cọc tương tự như trong tình chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài huống tranh chấp giữa bà Đỗ Ngọc H với sản đang tranh chấp cho người khác” nên ông Đặng Vũ D đã phân tích ở phần trên phải “có hành vi” trên thực tế mới đủ cơ thì quá rõ ràng. Tuy nhiên, không phải sở áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch trong trường hợp nào người có đơn yêu quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh cầu cũng có thể tiếp cận và thu thập được chấp. Việc áp dụng không thống nhất nêu chứng cứ là hợp đồng đặt cọc. Bởi lẽ trên dẫn đến một số trường hợp tùy tiện nhiều trường hợp các bên bỏ qua bước đặt trong cách áp dụng BPKCTT khi chỉ cần cọc mà ký trực tiếp hợp đồng chuyển có đơn yêu cầu và đóng phí đầy đủ là xác nhượng/mua bán. Nhiều trường hợp định căn cứ xác định người đang chiếm người có đơn yêu cầu không thể tiếp cận hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hợp đồng được vì hợp đồng do bên mua hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với và bên bán giữ, trong khi đó văn phòng tài sản đang tranh chấp để ra quyết định công chứng hoặc phòng công chứng áp dụng BPKCTT. Việc áp dụng không không cung cấp cho bên thứ ba bản sao thống nhất còn dẫn đến một số trường của hợp đồng. Hoặc nếu tiếp cận và thu hợp Tòa án áp dụng cứng nhắc, dẫn đến thập được chứng cứ thì cũng đã trải qua việc không áp dụng kịp thời BPKCTT. thời gian dài, ý nghĩa của việc áp dụng Thứ hai, việc xác định chứng cứ để xác BPKCTT không còn nữa. Do đó, khả định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài năng người có đơn yêu cầu cung cấp được sản đang tranh chấp có hành vi chuyển các chứng cứ rõ ràng cho thấy người đang dịch quyền tài sản đối với tài sản đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh tranh chấp cũng không được quy định rõ chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản ràng dẫn đến khó khăn trong việc thu đối với tài sản đang tranh chấp là rất khó. thập, cung cấp chứng cứ của người có 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT. Người có THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT không biết Trên cơ sở phân tích quy định pháp phải cung cấp chứng cứ nào hoặc không luật và thực tiễn áp dụng, nhóm nghiên thể cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của cứu có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Tòa án. Ví dụ trong trường hợp Thông quy định pháp luật về căn cứ xác định báo số 1169/2019/TAQ3 ngày người đang chiếm hữu hoặc sở hữu tài sản 16/10/2019 của Tòa án nhân dân quận 3, đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch Thành phố Hồ Chí Minh, người có đơn quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh yêu cầu không cung cấp được chứng cứ chấp cụ thể như sau: chứng minh người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi Thứ nhất, thống nhất cách hiểu đối với chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản việc căn cứ xác định người đang chiếm đang tranh chấp nên không được chấp hữu hoặc sở hữu tài sản đang tranh chấp nhận đơn yêu cầu. Vấn đề đặt ra là chứng có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cứ đó là chứng cứ gì. Nếu chứng cứ là đối với tài sản đang tranh chấp. Theo đó, cần có một cách hiểu duy nhất và thống 125
  8. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 nhất là chỉ cần có dấu hiệu (không cần bắt chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài buộc đã thực hiện hành vi trên thực tế) sản đang tranh chấp theo yêu cầu của Tòa cho thấy người đang chiếm hữu hoặc sở án. hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi 5. KẾT LUẬN chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là có thể xem xét để Với cơ sở “có căn cứ cho thấy người áp dụng BPKCTT. Để có cách hiểu duy đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang nhất nêu trên, tác giả kiến nghị sửa đổi tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền Điều 121 BLTTDS 2015 theo hướng thay về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cụm từ “có căn cứ” thành cụm từ “có dấu cho người khác” tạo ra hai cách hiểu khác hiệu”, cụ thể như sau: nhau. Từ đó, thực tiễn áp dụng căn cứ xác định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài “Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối sản đang tranh chấp có hành vi chuyển với tài sản đang tranh chấp được áp dụng dịch quyền tài sản đối với tài sản đang nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tranh chấp cũng có hai cách áp dụng khác dấu hiệu cho thấy người đang chiếm hữu nhau. Việc áp dụng không thống nhất nêu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành trên dẫn đến một số trường hợp tùy tiện vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài trong cách áp dụng BPKCTT khi chỉ cần sản đang tranh chấp cho người khác.” có đơn yêu cầu và đóng phí đầy đủ là xác Thứ hai, làm rõ việc cung cấp chứng định người đang chiếm hữu hoặc giữ tài cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc sản đang tranh chấp có hành vi chuyển sở hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi dịch quyền tài sản đối với tài sản này để chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài ra quyết định áp dụng BPKCTT. Để khắc sản đang tranh chấp. Cơ quan Nhà nước phục bất cập nêu trên, BLTTDS cần sửa cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể đổi theo hướng có một cách hiểu duy nhất vấn đề nêu trên theo hướng sau: và thống nhất là chỉ cần có dấu hiệu (i) Quy định mang tính chất mở trong (không cần bắt buộc đã thực hiện hành vi trường hợp người yêu cầu áp dụng trên thực tế) cho thấy người đang chiếm BPKCTT không thể tự mình thu thập hồ hữu hoặc sở hữu tài sản đang tranh chấp sơ, tài liệu chứng minh người đang chiếm có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản hữu hoặc sở hữu tài sản đang tranh chấp đối với tài sản đang tranh chấp là có thể có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản xem xét để áp dụng BPKCTT. đối với tài sản đang tranh chấp. Trong TÀI LIỆU THAM KHẢO trường hợp này, người yêu cầu có thể 1. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. cung cấp nguồn và đề nghị Tòa án thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết. 2. Quyết định số: 188/2018/QĐ- BPKCTT ngày 09/7/2018 của TAND (ii) Quy định trách nhiệm của tổ chức, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. cá nhân trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh người đang chiếm hữu hoặc sở hữu tài sản đang tranh chấp có hành vi 126
  9. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 15 - 2022 3. Thông báo số 1169/2019/TAQ3 5. Quyết định số 59/2018/QĐ- ngày 16/10/2019 của Tòa án nhân dân BPKCTT ngày 19/03/2018 ngày quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 09/7/2018 của TAND quận 3 Thành phố 4. Thông báo số 1122/TAQ3 ngày Hồ Chí Minh. 04/10/2019 của Tòa án nhân dân quận 3, 6. Quyết định số: 188/2018/QĐ- Thành phố Hồ Chí Minh. BPKCTT ngày 09/7/2018 của TAND quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. BASIS FOR DETERMINING THE PEOPLE OWNING OR HOLDING THE DISPUTED PROPERTY HAS THE ACT OF TRANSFERRING PROPERTY RIGHTS Nguyen Phuoc Quy Quang1* and Le Thuy Nga2 1 Tay Do University, 2HCMC University of Law (*Email: nguyenphuocquyquang@gmail.com) ABSTRACT Among the temporary emergency measures (TEM) prescribed under Vietnamese law, one of the most proposed measures by the involved parties is the measure of prohibiting the transfer of property rights on disputed property. In order to effectively and accurately apply the measure of prohibiting the transfer of property rights on disputed property, the court needs to have a basis to show that the person possessing or keeping the disputed property has an act of transferring his/her rights on the disputed property to another person. However, in practice the courts face many difficulties due to unclear legal provisions leading to inconsistency in application. In this article, the authors present some basic legal issues, those related to the basis showing that the person possessing or holding the disputed property has transferred property rights to another person, the practical application of legal regulations, and some shortcomings and recommendations to improve legal regulations. Keywords: Property rights, temporary emergency measures, transfer 127
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2