intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần làm gì khi trẻ em sốt

Chia sẻ: Gai Gai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

182
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo dõi nhiệt độ cho trẻ. Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37oC. Gọi là sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38oC. Nhiệt độ đo ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn. Vì vậy, nếu nhiệt độ ở nách đo được từ 37,5oC trở lên là có sốt. Sốt có các mức độ: từ 37,5 – 37,9oC gọi là sốt nhẹ, từ 38-38,5cC là sốt vừa, trên 38,5oC là sốt cao (phân độ này có thể thay đổi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần làm gì khi trẻ em sốt

  1. Cần làm gì khi trẻ em sốt Theo dõi nhiệt độ cho trẻ. Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể bình thường là 37oC. Gọi là sốt khi nhiệt độ đo ở hậu môn cao hơn 38oC. Nhiệt độ đo ở các vị trí khác trên cơ thể thường thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn. Vì vậy, nếu nhiệt độ ở nách đo được từ 37,5oC trở lên là có sốt. Sốt có các mức độ: từ 37,5 –
  2. 37,9oC gọi là sốt nhẹ, từ 38-38,5cC là sốt vừa, trên 38,5oC là sốt cao (phân độ này có thể thay đổi nhưng không đáng kể). Sốt có nguy hiểm không? Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân gây nhiễm vì làm cho virus hay vi trùng không có điều kiện sinh sản và chết, nghĩa là góp phần tiêu diệt nguồn bệnh khiến nhanh hết bệnh. Do đó, sốt là một dấu hiệu chứng tỏ cơ thể còn khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch nặng có thể không sốt dù có bệnh. Tuy nhiên, nếu sốt cao quá thì lại có tác động ngược, có hại cho cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ có khả năng điều nhiệt kém. Nhiệt độ tăng cao có thể làm trẻ co giật, nặng hơn là làm cho các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn hoạt động và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều bị co giật khi sốt cao mà chỉ xảy ra ở những trẻ có não nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Các trường hợp này thường có tính gia đình, nghĩa là nếu có người thân đã bị sốt cao co giật thì trẻ cũng dễ bị như thế. Sốt không phải là bệnh, mà chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Có 2 nguyên nhân chính gây ra sốt: - Các bệnh nhiễm: sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Phần lớn các trường hợp sốt ở trẻ em là do bệnh nhiễm.
  3. - Các bệnh không phải bệnh nhiễm: bệnh tự miễn, say nắng, thiếu nước, tác dụng phụ của thuốc, ung thư, rối loạn trung tâm điều nhiệt của cơ thể… Làm gì khi trẻ bị sốt? Hạ sốt - Lau trẻ với nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2oC, mỗi 30 phút kiểm tra lại nhiệt độ cho đến khi nhiệt độ của trẻ = 38oC thì ngưng lau, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm trẻ. - Dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt an toàn là paracetamol với nguyên tắc sử dụng như sau: không cho hơn 6 lần/một ngày, không cho hơn 60mg/kg cân nặng một ngày, không cho hơn 15mg/kg cân nặng/mỗi lần, khoảng cách giữa 2 lần cho thuốc ít nhất là 4 giờ. Nếu sử dụng thuốc bằng cả đường uống và đặt hậu môn, nếu sử dụng nhiều thuốc có tên khác nhau nhưng đều là paracetamol thì tổng cộng 2 đường dùng với các thuốc nêu trên cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Nếu không, trẻ có thể bị ngộ độc dẫn đến suy gan, suy thận. Theo dõi tình trạng sốt khi nhiệt độ của trẻ hạ đến 38oC thì tiếp tục theo dõi nhiệt độ mỗi 3 giờ và cặp nhiệt lại ngay bất kỳ lúc nào thấy trẻ sốt.
  4. Chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp: khi nhiệt độ cơ thể tăng 1oC thì chuyển hóa cơ bản tăng > 10%, do vậy nhu cầu năng lượng và nước tăng. Vì thế: - Không ăn kiêng (trừ những thức ăn trẻ từng bị dị ứng). Ăn kiêng sẽ làm trẻ mất sức, giảm khả năng chống lại bệnh khiến bệnh kéo dài hơn, dễ mắc thêm các bệnh khác và suy dinh dưỡng. - Đối với trẻ còn bú: cho trẻ bú nhiều hơn. - Đối với trẻ đã biết ăn: cho trẻ ăn đầy đủ ngũ cốc, thịt cá, rau cải, trái cây, dầu. Thức ăn cần mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa, chia thành các bữa ăn nhỏ (tăng số bữa ăn trong ngày). - Uống nhiều nước vì trẻ bị sốt thường mất nhiều nước qua đường mồ hôi, hô hấp... Uống ít nước, sốt sẽ khó hạ. Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt là việc quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sốt, vì góp phần rất lớn trong việc xác định nguyên nhân gây sốt và mức độ nguy hiểm cho trẻ. Những dấu hiệu cần lưu ý là: - Những nốt đỏ trên da mà dân gian thường gọi là ban. Đặc biệt nếu những nốt này không biến mất khi căng da thì không phải là ban mà là chấm xuất huyết, thường xuất hiện trong các bệnh nặng hơn các trường hợp phát ban thông thường.
  5. - Bóng nước, đặc biệt là bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, miệng. - Chảy máu: răng, mũi, ói máu, tiêu ra máu. - Vàng da, vàng mắt. - Ói nhiều hơn lượng thức ăn uống vào. - Tiêu lỏng nhiều hơn lượng nước uống vào. - Tiêu đàm máu. - Thở nhanh: đếm nhịp thở của trẻ trong 1 phút. Gọi là thở nhanh khi: nhịp thở > 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng, nhịp thở ≥ 50 lần/phút ở trẻ 2 – 11 tháng. - Nhịp thở ≥ 40 lần/phút lên ở trẻ 2 tháng - 5 tuổi. Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc...) nên cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi trẻ ngủ. - Thở có lõm ngực. - Tiểu ít hơn bình thường. - Co giật. - Khó xoay trở hoặc có tư thế bất thường.
  6. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu trên nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay. - Khai thác các yếu tố lây nhiễm: các chi tiết như trong vòng 1 tháng trước khi bệnh trẻ có tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật bệnh, có đi qua hoặc sống ở những vùng có dịch bệnh không? Một số câu hỏi thường gặp từ thân nhân Có phải cho uống thuốc hạ sốt đúng cách thì nhiệt độ phải trở lại bình thường? Tùy theo đáp ứng của mỗi người mà nhiệt độ cơ thể giảm 1 - 2oC sau khi uống thuốc hạ sốt. Cho nên nếu nhiệt độ có giảm sau uống thuốc nhưng vẫn cao hơn bình thường nghĩa là vẫn còn sốt. Ngoài ra, mỗi loại thuốc có tác dụng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định và thuốc hạ sốt cũng thế. Khi thời gian tác dụng của thuốc đã hết mà bệnh vẫn còn tiến triển thì bệnh nhân sẽ sốt lại. Do đó, điều trị sốt là phải điều trị nguyên nhân gây sốt. Sốt có nguy hiểm hay không là tùy thuộc 4 yếu tố: - Mức độ sốt. - Phản ứng của cơ thể bệnh nhân đối với sốt. - Nguyên nhân gây ra sốt. - Cách xử trí của người chăm sóc trẻ là sự can thiệp tích cực
  7. - Có nên dùng rượu nhất trong việc giúp trẻ đối phó với cơn sốt đang xảy ra. Người chăm sóc trẻ cần phải biết “làm gì khi trẻ sốt”. hoặc nước đá để lau cho hạ sốt? Không nên vì: rượu có thể gây ngộ độc qua da, nước đá có nhiệt độ rất thấp sẽ gây ra 2 hiện tượng: - Co mạch làm giảm sự thoát nhiệt. - Trẻ bị run làm tăng sinh nhiệt. Hai hiện tượng này làm cho sốt khó hạ. Đa số các trường hợp sốt là do bệnh nhiễm. Vì thế, để hạn chế sốt, nên cho trẻ tiêm hoặc uống ngừa các bệnh nhiễm như: bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm gan siêu vi A-B, sốt bại liệt, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, Hib, não mô cầu, cúm, viêm phổi, tiêu chảy…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1