intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩn thận khi trẻ thích “lãnh đạo” kiểu bạo lực

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, không ít bậc phụ huynh “giật mình” trước những biểu hiện xu hướng bạo lực ở trẻ nhỏ, thích dùng bạo lực để khẳng định vị thế. Điều đáng lo ngại, trẻ em còn có xu hướng muốn giữ vị trí làm “lãnh đạo” ngay từ nhỏ để đi bắt nạt người khác. Lớp 2 cũng thích… “có tí chức” Chiều tan học, bé Hoàng Mai (đang học lớp 2C tại một trường tiểu học) phàn nàn với mẹ: “Hôm nay ở trong lớp, bạn lớp trưởng mượn cái hộp bút nhưng con không cho mượn. Bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩn thận khi trẻ thích “lãnh đạo” kiểu bạo lực

  1. Cẩn thận khi trẻ thích “lãnh đạo” kiểu bạo lực
  2. Gần đây, không ít bậc phụ huynh “giật mình” trước những biểu hiện xu hướng bạo lực ở trẻ nhỏ, thích dùng bạo lực để khẳng định vị thế. Điều đáng lo ngại, trẻ em còn có xu hướng muốn giữ vị trí làm “lãnh đạo” ngay từ nhỏ để đi bắt nạt người khác. Lớp 2 cũng thích… “có tí chức” Chiều tan học, bé Hoàng Mai (đang học lớp 2C tại một trường tiểu học) phàn nàn với mẹ: “Hôm nay ở trong lớp, bạn lớp trưởng mượn cái hộp bút nhưng con không cho mượn. Bạn ấy doạ con, nếu không cho mượn sẽ mách bố bắt con vì bác ấy là công an”. Chưa để mẹ nói câu gì, bé Hoàng Mai gặng hỏi: “Công an sợ thế hả mẹ? Con có làm gì đâu mà bác ấy bắt con?”. Chị Hồng Thanh, mẹ bé Mai chỉ cười cười: “Bạn ấy đùa thôi, làm gì có chuyện đó”. Nghe mẹ trả lời, mặt bé Mai vẫn cau lại, tỏ rõ vẻ ấm ức… Chị Lê Thuý, mẹ bé Trung Kiên (học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Giáp Bát) kể lại: “Có một hôm vừa về đến nhà, thằng bé vừa khóc vừa phụng phịu, bạn Q.A, lớp trưởng lớp con đáng ghét lắm, toàn đòi quà ă n sáng của các bạn, lại hay xin đồ dùng học tập của bạn khác nữa. Mẹ xin cô chuyển chỗ cho con đi”. Chị Thúy bảo rằng, thằng bé kể rành mạch câu chuyện mà nó đã ấm ức cả buổi học rằng: “Hôm ấy, mẹ đưa con đến lớp và có mua quà sáng tại hàng bà Béo (bọn trẻ hay gọi thế- PV), mẹ còn mua
  3. bánh, kẹo con thích về nhà. Đúng lúc ấy, bạn lớp trưởng lớp con nhìn thấy tưởng mẹ mua những thứ đó làm quà sáng cho con. Vừa vào đến lớp, bạn lớp trưởng chống nạnh quát to: “2 gói bánh que cay đâu, một gói bỏng đâu, cả gói kẹo mút đâu mang ra đây ăn”. Con trả lời, mẹ tớ mua về chứ có phải mua cho tớ ăn ở lớp đâu. Thế là bạn Q.A không tin, lục tung cặp con rồi bỏ ra ngoài lớp”. Chị Thuý còn cho biết, cậu bé cứ phân trần và gặng hỏi chị: “Bạn lớp trưởng như thế cậy quyền phải không mẹ? Làm lãnh đạo (lớp trưởng) mà toàn bắt nạt các bạn. Con cũng thích… có tí chức”. Nghe con nói vậy chị Thuý giật mình vì không nghĩ rằng đứa trẻ lớp 2 đã có suy nghĩ… như người lớn. Và chị Thúy lo ngại con sẽ học theo bạn, thích làm “lãnh đạo”. Một lần khác, tôi được nghe một em học sinh lớp 2, kể lại tình huống “chơi xấu” của bạn lớp trưởng. Cậu bé tên Nam kể rằng: “Hôm thứ sáu tuần trước, giờ chính tả, cô giáo đọc bài cho cả lớp viết. Bạn lớp trưởng lấy quyển sách giáo khoa của cháu cho xuống gầm bàn, cô giáo đọc đến đâu bạn ấy nhìn xuống chép lại”. Tôi hỏi: “Sao cháu không mách cô giáo?”. Ngay lập tức bé Nam trả lời: “Cháu không dám mách. Mách cô ra chơi bạn ấy đánh cháu. Nói rồi, bé Nam phân trần: “Bạn lớp trưởng lớp cháu ghê lắm. Trong giờ tự học, cô giáo giao cho lớp trưởng quản lớp. Hễ bạn nào không nghe lời, bạn ấy lấy thước kẻ đánh luôn, có bạn khóc vì đau quá”.
  4. Nghe câu chuyện mà các em học sinh tiểu học kể, các bậc phụ huynh cũng thấy “sốc”. Mới học lớp 2 mà đã biết quay cóp bài, thể hiện vai trò “lãnh đạo” của mình bằng cách đi bắt nạt các bạn cùng lớp. Các bậc phụ huynh cho rằng: “Chúng tôi lo lắng khi thấy những đứa con của mình hào hứng đi theo đám đông hơn là tự đứng lên và giữ vị trí “chỉ huy”. Điều này gây ra một số rắc rối trầm trọng trong trường học cũng như trong cộng đồng”. Việc làm đó sẽ khiến bọn trẻ học tư duy “chỉ huy” rất nguy hiểm. Ảnh hưởng tiêu cực từ người lớn Bác sỹ tâm lý Bùi Văn Tuân, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I nhìn nhận: Những đứa trẻ bây giờ sống trong các gia đình thường được nuông chiều nhiều. Bọn trẻ thường xuất hiện tâm lý chiếm hữu, đòi gì phải được nấy. Thực chất trẻ nhỏ chưa có khái niệm đầy đủ thế nào là “lãnh đạo”, là quyền lực. Điều này chỉ có ở gia đình trẻ quen được nuông chiều và được đáp ứng những đòi hỏi cá nhân. Hệ quả sẽ dẫn đến các kỹ năng xã hội bị hạn chế. Chúng không biết đến khái niệm chia sẻ trong cộng đồng. Tr ường hợp của em bé mượn đồ bạn không được thì dọa sẽ mách bố công an là do trẻ học theo người lớn. Người lớn khi trẻ con làm gì sai thường bảo báo công an, chính vì thế mà trẻ bắt chước. Những biểu hiện này của trẻ không quá đáng lo. Tuy vậy, nếu môi trường gia đình vẫn quá nuông chiều sau này lớn
  5. những đứa trẻ này sẽ có tính ích kỷ, sống vì bản thân mình nhiều không quan tâm đến người xung quanh. Theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, thì đây là những biểu hiện xu hướng bạo lực ở trẻ nhỏ, thích dùng bạo lực để khẳng định vị thế. Tâm lý này của trẻ nhỏ xuất hiện từ trong chính gia đ ình. Như một đứa trẻ lên 2 hoặc 3 tuổi đòi thứ gì không được thì lăn ra khóc. Nếu cha mẹ không biết cách ứng xử phù hợp sẽ làm cho tâm lý này có cơ hội phát triển tính bạo lực. Khi các bậc cha mẹ nhận thấy những biểu hiện này ở trẻ nhỏ cần phải từ từ uốn nắn. Quá trình này đòi khỏi sự công phu của bố mẹ, những người thường xuyên ở gần trẻ nhỏ. Trẻ đòi gì được ngay sẽ làm trẻ có tâm lý bạo lực chiến thắng khi đi học tính cách này sẽ tiếp tục phát triển. Dẫn đến xu thế hành xử bạo lực trong xã hội. Như trường hợp của em nhỏ mà mượn đồ của bạn không được dọa mách bố là công an, hoặc nói không làm theo sẽ đánh, đó là cách ứng xử mang xu hướng bạo lực tinh thần. Mặc dù trẻ còn nhỏ chưa hiểu được thế nào là bạo lực nhưng chúng lại hay học theo và làm theo người lớn. Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hoà cho rằng: “Nhiều trẻ em đang phải giữ thăng bằng trên sợi dây mong manh, một bên là sự hướng dẫn của cha mẹ, một bên là các ảnh hưởng từ nhóm trẻ em đồng lứa. Nếu như để sợi
  6. dây nghiêng quá mức theo một hướng nào đó đều có thể tạo ra sự xa lánh với bạn bè hay là sự cấm đoán của cha mẹ. Thử thách với con trẻ là làm cách nào chúng có thể hòa nhập với môi trường văn hóa xung quanh mà không khiến các quy tắc của chúng hòa tan do tác động của áp lực trong môi trường đó”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2