YOMEDIA
ADSENSE
Can thiệp Khủng hoảng
236
lượt xem 35
download
lượt xem 35
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Can thiệp Khủng hoảng" cung cấp cho các bạn những kiến thức sơ lược về khủng hoảng, can thiệp khủng hoảng, can thiệp khủng hoảng cho thân chủ có thân nhân vừa mới qua đời, can thiệp khủng hoảng cho cộng đồng. Đây là tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Công tác Xã hội những người thường hay tiếp xúc với những thân chủ đang trong thời kỳ khủng hoảng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Can thiệp Khủng hoảng
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ KHỦNG HOẢNG<br />
Ngày nay, từ “khủng hoảng” được sử dụng trong nhiều lãnh vực khác nhau như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chánh, khủng hoảng chính trị, khủng hoảng tinh thần… Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ khủng hoảng tinh thần là gì, đặc tính và những biểu hiện của nó ra sao. Nhiều người nhầm lẫn khủng hoảng với chứng rối nhiễu tâm lý; hay một bệnh lý về tinh thần. Song thực tế khủng hoảng tinh thần chỉ là một trạng thái tâm lý có mở đầu, diễn tiến và kết thúc.<br />
<br />
I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG<br />
- Khủng hoảng là một một tình trạng mất cân bằng hay một sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ hay một sự kiện bất thường gây nên. Sự kiện hay biến cố này ảnh hưởng tiêu cực trầm trọng tới cá nhân, nhóm hay cộng đồng. - Khủng hoảng là một giai đoạn hay một trạng thái không ổn định, đặc biệt trước những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay những tình huống nguy kịch.<br />
<br />
II. ĐẶC TÍNH CỦA KHỦNG HOẢNG<br />
Không phải mọi căng thẳng đều là khủng hoảng. Thông thường, khủng hoảng có những đặc tính sau: - Thời gian khủng hoảng thường giới hạn - kéo dài khoảng từ vài giờ đến vài tuần. Trạng thái cân bằng mới sẽ được thiết lập trong khoảng từ 4 - 6 tuần. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo từng cơn, trong khoảng thời gian ngắn. Cũng có trường hợp, do không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp, khủng hoảng có thể quay trở lại mỗi khi có sự kiện gợi nhớ về nỗi tổn thương cũ; hoặc diễn ra triền miên trong cuộc sống của một người. Song có một điều chắc chắn rằng khủng hoảng không tồn tại mãi nếu chúng ta biết cách đương đầu với nó - Khi bị khủng hoảng, các phương án đối phó thường ngày tỏ ra không còn hữu hiệu nữa. Thiền, lời khuyên của bạn bè hay người thân… không còn tác dụng gì - Những vấn đề cũ chưa được giải quyết có nguy cơ tái bùng phát - Khủng hoảng là mối nguy hiểm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kể cả tự tử, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vì nó buộc con người phải cố gắng nỗ lực giải quyết hay tìm sự giúp đỡ để sống còn - Khủng hoảng trải qua những giai đoạn có thể đoán trước được<br />
<br />
III. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA KHỦNG HOẢNG<br />
Theo Resnk HLP, Ruben HL (1975) trong quyển Emergency Psychiatric Care, các giai đoạn của khủng hoảng được phân chia như sau:<br />
<br />
Trước khủng hoảng<br />
<br />
Khủng hoảng<br />
<br />
Chối từ Mặc cả<br />
Tác động Giai đoạn xáo trộn Giai đoạn giải quyết<br />
<br />
Sau khủng hoảng a. Mức độ thực hiện chức năng cao hơn<br />
<br />
b. Trở lại mức độ thực hiện chức năng như trước khi bị khủng hoảng * Cộng đồng Chấp nhận * Gia đình Hi vọng mới * Bản thân Ổn định (Bắt đầu hồi phục)<br />
<br />
Thử nghiệm và mắc lỗi<br />
<br />
Tức giận / thất vọng Trầm uất / buồn sầu Chấp nhận / cam chịu<br />
<br />
c. Ở lại trong khủng hoảng, giảm sút chức năng<br />
<br />
Trước khi bị khủng hoảng, cá nhân ở trong một tình trạng thăng bằng, hoạt động chức năng bình thường. Dưới sự tác động của một biến cố tiêu cực bất ngờ, đời sống của một người sẽ gặp nhiều xáo trộn với những cảm xúc, tình cảm, thái độ, hành vi khác với những kinh nghiệm thường nhật. Cá nhân trong khi gặp khủng hoảng có thể thử dùng các phương án đối phó khác nhau để giải quyết vấn đề. Sau giai đoạn khủng hoảng (thường khoảng tối đa là 6 tuần), người đó có thể có phản ứng theo ba loại sau: - Loại phát triển: thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên gia, học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh - Loại quân bình: thân chủ trở lại mức độ tiền/trước khủng hoảng nhưng không phát triển thêm các chức năng xã hội mới - Loại đóng băng khủng hoảng: thân chủ không cải thiện nhưng tập thích nghi bằng cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện là rượu, ma túy, tình dục... Điều này làm cho thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niên<br />
<br />
IV. CẢM XÚC, SUY NGHĨ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI GẶP KHỦNG HOẢNG<br />
Theo Hoff Ann Lee (1978), những người bị khủng hoảng thường có một số dấu hiệu chung sau: - Khó quản lý cảm xúc<br />
<br />
- Có khuynh hướng tự vẫn hoặc giết người - Uống rượu hoặc làm dụng chất gây nghiện - Phạm pháp - Không có khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn hỗ trợ sẵn có Những dấu hiệu này cho ta biết rằng người đó đang bị đe dọa và rất cần sự trợ giúp. Một cách cụ thể, khi ở trong tình trạng như vậy, người này thay đổi cảm xúc, cách nghĩ và cách làm khác với bình thường như mô tả sau: 1. Cảm xúc Căng thẳng là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó giúp ta lập ra những kế hoạch phù hợp và có những hành động thiết thực. Thế nhưng ở mức độ trầm trọng hơn, người gặp khủng hoảng thường lo lắng và căng thẳng cao độ. Có thể họ cũng cảm thấy sợ hãi, giận dữ, tội lỗi hoặc bồn chồn. Lo sợ thái quá thì sẽ để lại những hậu quả tiêu cực. Lo sợ được thể hiện bằng nhiều cách như: - Cảm giác kinh hãi, sốc, trầm uất/ buồn sầu - Sợ mất sự kiểm soát - Không có khả năng tập trung vào việc gì hết - Cảm giác vô vọng, không nơi nương tựa - Tủi hổ - chủ yếu là do thấy mình bất tài, kém cõi và cần cậy dựa vào người khác - Tức giận - cơ chế “giận cá chém thớt” (trút những cảm xúc tiêu cực lên người khác) - Lòng tự trọng giảm = sự tự tin giảm, có hình ảnh bản thân rất thấp, thấy mình không có giá trị hay năng lực gì - Các biểu hiện thể lý cho thấy sự lo sợ cao độ gồm xuất mồ hôi hột, mắc tiểu hoài, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, tim mạch đập nhanh, đau đầu, tức ngực, đau bụng, nổi ban, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không thiết tha với chuyện quan hệ tình dục 2. Suy nghĩ và nhận thức - Cảm xúc - đặc biệt là lo lắng cực độ - sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và tiến trình suy tư của con người. Trong lúc gặp khủng hoảng, một người sẽ tập trung mọi sự chú ý của mình vào nỗi đau đớn hiện tại và suy nghĩ mãi biến cố gây nên khủng hoảng. Hậu quả là trí nhớ, và cách họ nhận thức đã bị biến đổi. Họ khó có thể phân loại các sự vật, sự việc; khó xâu chuỗi lại các biến cố trước đó. Họ chỉ nhìn mọi sự theo quan điểm lệch lạc của mình; họ bị rơi vào mê cung không lối thoát. Họ còn không biết được mình là ai và mình có những kỹ năng gì nữa. Tình trạng đau khổ và rối loạn có thể làm hao hụt hoặc biến mất khả năng ra quyết định, năng lực giải quyết vấn đề và những kỹ năng cần thiết để vượt qua khủng hoảng của họ. Sự xáo trộn trong tiến trình nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề này làm gia tăng nỗi lo âu vốn có của người bị khủng hoảng. Đôi khi, có những người khi rơi vào tình trạng này e sợ rằng mình phát điên lên mất.<br />
<br />
- Cần lưu ý rằng, quá trình nhận thức bị trục trặc trong giai đoạn khủng hoảng không phải là một dạng bệnh tâm thần. Nhận thức của người bệnh tâm thần luôn có vấn đề. Còn đối với người bị khủng hoảng, sự rối loạn nhận thức chỉ diễn ra trong một thời gian khủng hoảng và sẽ nhang chóng trở lại bình thường một khi khủng hoảng được giải quyết. - Mitchell và Resnik (1981) đưa ra một biểu đồ so sánh sự khác nhau giữa khả năng suy nghĩ và cảm xúc của một người trong lúc bình thường với trong lúc khủng hoảng như sau:<br />
<br />
TỈ LỆ GIỮA LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM<br />
<br />
LÝ TRÍ<br />
<br />
TÌNH CẢM TÌNH CẢM<br />
<br />
LÝ TRÍ<br />
<br />
LÚC BÌNH THƯỜNG<br />
<br />
KHI KHỦNG HOẢNG<br />
<br />
- Lúc bình thường, khả năng suy nghĩ ở mức cao hơn cảm xúc. Trái lại, khi gặp khủng hoảng, khả năng suy nghĩ giảm sút và cảm xúc lại trào dâng rất cao, lấn án lý trí của ta. Tuy vậy, ta luôn có hy vọng rằng ta có thể hồi phục lại trạng thái bình thường sau khi khủng hoảng qua đi. 3. Hành vi - Thông thường, hành vi thường tương ứng với những gì người ta nghĩ và cảm nhận. Nếu một người đang lo lắng quá mức và có những nhận thức sai lệch về những việc đang xảy ra thì người ấy sẽ có những hành vi khác thường. Dấu hiệu hành vi rõ rệt cho thấy một người đang gặp khủng hoảng đó là mất khả năng thực hiện những công việc hàng ngày theo cách thông thường. Ví dụ họ không thể làm những công việc nội trợ như mọi khi, không tập trung học tập được, làm những việc vớ vẩn, vô nghĩa nào đó một cách không có ý thức…<br />
<br />
- Bên cạnh đó, những hành vi xã hội cũng thay đổi. Họ có thể rút lui, co cụm lại, cắt đứt những liên lạc xã hội đã có trước đó hoặc giữ khoảng cách với người khác, kể cả người thân hay bạn bè. Hoặc trái lại, họ làm mọi cách để không ở một mình, họ tỏ ra lệ thuộc, bám chặt vào ai đó hay đòi hỏi người khác phải làm chuyện này, chuyện nọ chọ họ. - Một số người trong khi khủng hoảng lại có những hành động bốc đồng gây hại cho bản thân và cho người khác như lái xe bạt mạng, rạch tay, tìm cách tự tử, tấn công người khác … để giải tỏa căng thẳng, ức chế. Một số khác thì khước từ sự giúp đỡ của bạn bè vì cảm thấy tuyệt vọng, không còn là mình nữa, không muốn đương đầu nữa, và không chấp nhận rằng mình bất lực. - Để né tránh những đau khổ hiện tại, nhiều người bắt đầu sử dụng và ngày càng trở nên phụ thuộc vào các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lắc; hoặc các hành vi khác như hành vi tình dục, chơi game … Song, càng về sau lượng chất kích thích họ sử dụng tăng lên, sự phụ thuộc của họ càng lớn và nỗi đau khổ càng trở nên bế tắc hơn. - Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mỗi người sẽ khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn. Cũng vậy, phản ứng của một người không phải lúc nào cũng thống nhất. Ở mỗi thời điểm, hoặc mỗi sự kiện, người ấy sẽ có những phản ứng riêng. Vì lẽ đó, nhân viên công tác xã hội cần khám phá ra những phản ứng của từng người ở thời điểm hiện tại với những biến cố lúc này đây. Cách đơn giản nhất để tiếp cận được tình trạng tổn thương của thân chủ là đặt câu hỏi như: “Anh/chị cảm nhận thế nào về những chuyện đã hoặc đang xảy ra? Anh chị đã và đang làm gì để đối phó với những gì đang đánh động mình?...” Tóm tắt ý chính: - Khái niệm khủng hoảng: tình trạng mất cân bằng, sự đảo lộn các hoạt động của cảm xúc và lý trí do một biến cố bất ngờ gây nên - Đặc tính của khủng hoảng: giới hạn thời gian, khả năng đối phó không còn hữu hiệu, vấn đề cũ có thể tái phát, nguy hiểm nhưng cũng là cơ hội phát triển, có thể đoán trước được - Các giai đoạn của khủng hoảng: Tiền khủng hoảng (hoạt động chức năng bình thường), khủng hoảng (nhiều rối loạn) và hậu khủng hoảng (hoặc phát triển, hoặc trở lại bình thường hoặc đóng băng) - Cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người gặp khủng hoảng thường mang tính tiêu cực, không giống với khi bình thường trong đó mức độ nhận thức suy giảm và mức độ cảm xúc leo thang<br />
<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn