Kết quả nghiên cứu KHCN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CĂNG THẲNG NGHỀ NGHIỆP Ở<br />
LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI<br />
VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG<br />
Nguyễn Thu Hà<br />
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá căng thẳng nghề nghiệp ở lái xe khách đường dài<br />
và tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình<br />
là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được<br />
đo môi trường lao động (vi khí hậu, tiếng ồn); điều tra các yếu tố nguy cơ về tâm sinh lý ảnh hưởng<br />
tới sức khỏe của lái xe (stress, lo âu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, hành vi khi lái xe); phân tích đặc<br />
điểm công việc và hồi cứu số liệu tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% các xe khách đường dài đều sử dụng điều hòa trên xe; yếu<br />
tố vi khí hậu, cường độ tiếng ồn trên xe đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 100% lái xe được đào<br />
tạo, tập huấn, hướng dẫn về vận tải hành khách; an toàn giao thông; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng<br />
phục vụ hành khách. Các quy định để đảm bảo an toàn giao thông và sức khỏe người lái xe (số<br />
giờ lái xe trong một ngày, thời gian lái xe liên tục, khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm<br />
các chất gây nghiện định kỳ và đột xuất cho lái xe vv...) đều được các doanh nghiệp thực hiện<br />
nghiêm túc. Công việc gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca<br />
không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời<br />
gian dài)^ là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông.<br />
Tỷ lệ lái xe khách đường dài có biểu hiện stress là 58,5%; lo âu là 40,0%; điểm rối loạn giấc ngủ<br />
với Globa l≥10 điểm (theo thang PSQI) là 29,0%. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách<br />
đường dài có biểu hiện stress cao gấp 4,2 lần; biểu hiện lo âu cao gấp 3,0 lần; điểm Glober score<br />
≥10 điểm cao gấp 1,6 lần so với nhóm không có biểu hiện stress, không có biểu hiện lo âu và điểm<br />
Glober score