CẢNH BÁO Ô NHIỄM HỮU CƠ Ở CÁC KHU VỰC<br />
NUÔI TÔM TẠI THÀNH PHỐ HỘI AN<br />
Võ Quảng Lâm1<br />
Tôn Thất Chất2<br />
<br />
Tóm tắt: Nước sông các khu vực nuôi trồng thủy sản thành phố Hội An có hàm<br />
lượng BOD5 so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT trong giới hạn cho phép, COD<br />
vượt giới hạn cho phép 2 lần, TSS cao hơn giới hạn qui chuẩn. Các ao nuôi trồng<br />
thủy sản, BOD5 dao động từ 2,1 đến 9,7 mg/l so với quy chuẩn, COD vượt giới hạn<br />
cho phép từ 1,07 đến 1,4 lần, TSS cũng vượt giới hạn cho phép. Các ao nuôi ở Cẩm<br />
Thanh và Cẩm Nam lượng TSS dao động từ 35,1 - 38,3 mg/l, cao hơn các địa phương<br />
khác. Các ao nuôi ở Cẩm Hà và Cẩm An có hàm lượng BOD5 dao động từ 14,4 - 15,3<br />
mgO2/l và COD từ 6,1 - 6,7 mgO2/l cao hơn các địa phương khác. Hàm lượng NNH4 của nước sông vượt giới hạn quy chuẩn từ 1,02 đến 2,54 lần. Khu vực từ thượng<br />
nguồn đến cầu Phước Trạch thuộc sông Đế Võng, N-NH4 cao hơn các khu vực khác,<br />
tương ứng là 0,297 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và<br />
phường Cẩm An và 0,314 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm<br />
Châu và Cẩm An. Hàm lượng N-NH4 các ao nuôi dao động từ 0,017 đến 2,573 mg/l,<br />
trung bình 0,515 mg/l.<br />
1. Mở đầu<br />
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của thành phố Hội An góp<br />
phần giải quyết việc làm cho bộ phận lớn lao động ven biển. Tuy nhiên, nghề nuôi<br />
trồng thủy sản ở Hội An những năm gần đây phát triển thiếu bền vững, hiệu quả kinh<br />
tế không cao, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng... Nguyên nhân chủ yếu là do sự ô<br />
nhiễm ở vùng hạ du sông Thu Bồn. Đây là vùng đất ngập nước, nơi nhận tất cả nguồn<br />
nước thải đổ về của Hội An. Mặt khác ở đây thường xuyên chịu tác động của bão lụt<br />
hằng năm, làm biến đổi dòng chảy, dẫn đến thay đổi sinh cảnh, biến động các yếu tố<br />
môi trường thủy vực. Các hoạt động khai thác khoáng sản ở thượng lưu, chất thải của<br />
một số xí nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ ven sông Thu Bồn cũng tác động đến môi<br />
trường thủy vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch<br />
như việc phát triển nhà hàng, khách sạn ven sông và chất thải sinh hoạt của người dân<br />
đã ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi trồng thủy sản. Ô nhiễm hữu cơ là một trong<br />
những cảnh báo quan trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường.<br />
KS. Phòng Kinh tế thành phố Hội An<br />
PGS.TS Trường Đại học Nông lâm Huế<br />
<br />
1<br />
<br />
2 <br />
<br />
65<br />
<br />
CẢNH BÁO Ô NHIỄM HỮU CƠ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Phương pháp thu thập thông tin<br />
- Thứ cấp: Từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn<br />
đề ô nhiễm hữu cơ môi trường nước…<br />
- Sơ cấp: Kết quả điều tra về hoạt động nuôi trồng thủy sản và lấy mẫu quan trắc<br />
các chỉ tiêu môi trường nước sông và ao nuôi ở thành phố Hội An.<br />
+ Mẫu nước sông: Chất lượng nước sông được quan trắc ở 05 vị trí, tập trung tại<br />
các đoạn sông cấp nước cho các ao nuôi trồng thủy sản như sông Đế Võng, Thu Bồn.<br />
Cụ thể:<br />
• Nước sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và phường Cẩm An, thượng lưu<br />
cầu An Bàng 1km (ký hiệu NS1).<br />
• Nước sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm Châu và Cẩm An, thượng lưu cầu<br />
Phước Trạch 500m (NS2).<br />
• Nước sông Đế Võng, tại khu vực cống Hóc Rộ, Cẩm Thanh (NS3).<br />
• Nước sông tại Hói Lăng, Cồn Nhàn, Cẩm Thanh (NS4).<br />
• Nước sông Thu Bồn, tại khu vực NTTS phường Cẩm Nam (NS5).<br />
• Thời gian lấy mẫu: chia làm 07 đợt (từ tháng 4 đến tháng 10/2013, mỗi tháng<br />
lấy 01 đợt).<br />
+ Mẫu nước ao nuôi:<br />
Quan trắc tại 8 ao nuôi ở các xã, phường có nuôi tôm gồm Cẩm Hà (CH), Cẩm<br />
An (CA), Cẩm Châu (CC), Cẩm Thanh (CT) và Cẩm Nam (CN). Mỗi tháng lấy 01 đợt,<br />
từ tháng 4 đến tháng 10/2013.<br />
<br />
Hình 2.1. Bản đồ lấy mẫu quan trắc môi trường NTTS thành phố Hội An<br />
66<br />
<br />
Võ Quảng Lâm - Tôn Thất Chất<br />
2.2. Danh mục các thông số quan trắc<br />
Các thông số quan trắc gồm chất rắn lơ lửng (TSS), hàm lượng oxy sinh hóa<br />
(BOD5), hàm lượng oxy hóa học (COD), amonia tổng số (N-NH4), nitơ tổng số, phốt<br />
phát tổng số.<br />
2.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu<br />
Các phương pháp đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, bảo quản, vận chuyển, xử<br />
lý và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông<br />
tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.<br />
2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Bằng phần mềm Excel<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Nước sông<br />
3.1.1. Nhóm các yếu tố hữu cơ (BOD5, COD, TSS)<br />
Mặc dầu hàm lượng BOD5 ở các vị trí so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT đều nằm trong giới hạn cho phép (GHCP) tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu COD<br />
và TSS, có thể thấy sự gia tăng hàm lượng chất hữu cơ nước sông ở các khu vực nuôi<br />
trồng thủy sản của thành phố.<br />
So với quy chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT hầu hết các vị trí khảo sát đều có hàm<br />
lượng COD vượt giới hạn cho phép khoảng 2 lần. Hàm lượng COD tại các vị trí này<br />
cao do hai bên dòng sông đều có hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh, hoạt<br />
động NTTS và sinh hoạt của người dân sinh sống nên lượng chất hữu cơ tăng cao.<br />
Tại một số thời điểm, ở một số khu vực sông, hàm lượng TSS cao hơn GHCP của<br />
quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT như khu vực nước sông Cổ Cò (thượng lưu cầu Phước<br />
Trạch) lúc triều lên tháng 6, lúc triều xuống tháng 7; tầng đáy nước sông Đế Võng lúc triều<br />
xuống và tầng đáy nước sông Biền Lăng (Cẩm Thanh) lúc triều xuống trong tháng 8. Tất<br />
cả các vị trí lấy mẫu trong tháng 9 và tháng 10 đều vượt GHCP từ 1,07 đến 1,6 lần.<br />
<br />
Hình 3.1. So sánh hàm lượng chất hữu cơ của nước sông tại các vị trí<br />
67<br />
<br />
CẢNH BÁO Ô NHIỄM HỮU CƠ Ở CÁC KHU VỰC NUÔI TÔM ...<br />
Theo thời gian, cũng cho thấy sự tích tụ hữu cơ ở các khu vực sông. Hàm lượng<br />
các chất hữu cơ tăng dần từ tháng 4 đến tháng 10. Đây chính là mùa vụ chính của nghề<br />
NTTS cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên việc xả thải vào môi trường<br />
lớn nhất.<br />
<br />
TSS<br />
<br />
BOD5<br />
<br />
COD<br />
Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng TSS, BOD5, COD theo thời gian giữa các khu vực sông<br />
<br />
3.1.2. Nhóm các yếu tố dinh dưỡng (N-NH4, N tổng, P tổng)<br />
Hàm lượng N-NH44 tại đa số các vị trí khảo sát đều vượt GHCP đối với quy<br />
chuẩn QCVN 10:2008/BTNMT từ 1,02 đến 2,54 lần.<br />
Hàm lượng tổng Nitơ và tổng phốt pho đều ở mức bình thường, tuy nhiên các<br />
quy chuẩn so sánh không quy định hai chỉ tiêu này.<br />
68<br />
<br />
Võ Quảng Lâm - Tôn Thất Chất<br />
<br />
Hình 3.3. So sánh hàm lượng chất hữu cơ giữa các khu vực sông<br />
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2013, hàm lượng N-NH4 ở các khu vực biến động<br />
theo quy luật tùy thuộc quá trình trao đổi nước theo thủy triều. Tuy vậy, có thể thấy ở<br />
các khu vực từ thượng nguồn đến cầu Phước Trạch thuộc sông Đế Võng, hàm lượng<br />
N-NH4 thường đạt cao hơn các khu vực khác và cao nhất vào tháng 9, tương ứng là<br />
0,297 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa xã Cẩm Hà và phường Cẩm An<br />
và 0,314 mg/l đối với khu vực sông Đế Võng, đoạn giữa phường Cẩm Châu và Cẩm<br />
An. Điều này chứng tỏ lượng chất hữu cơ ở khu vực này tích tụ khá lớn trong khi thực<br />
vật phù du – nhân tố tiêu thụ amonia tổng số kém phát triển.<br />
Điều này cũng thể hiện rõ hơn khi hàm lượng nitơ tổng số, phốtpho tổng số vào<br />
tháng 9 ở 2 khu vực này đạt cao nhất. Hàm lượng nitơ tổng số tại các khu vực cũng<br />
biến động theo quy luật tăng giảm và đạt cao nhất vào tháng 9<br />
<br />
69<br />
<br />