intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁNH ĐỒNG LỌC CHẬM

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

183
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁNH ĐỒNG LỌC CHẬM Cánh đồng lọc chậm là hệ thống xử lý nước thải thông qua đất và hệ thực vật ở lưu lượng nước thải nạp cho hệ thống khoảng vài cm/tuần. Các cơ chế xử lý diễn ra khi nước thải di chuyển trong đất và thực vật, một phần nước thải có thể đi vào nước ngầm, một phần sử dụng bởi thực vật, một phần bốc hơi thông qua quá trình bốc hơi nước và hô hấp của thực vật. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁNH ĐỒNG LỌC CHẬM

  1. CÁNH ĐỒNG LỌC CHẬM Cánh đồng lọc chậm là hệ thống xử lý nước thải thông qua đất và hệ thực vật ở lưu lượng nước thải nạp cho hệ thống khoảng vài cm/tuần. Các cơ chế xử lý diễn ra khi nước thải di chuyển trong đất và thực vật, một phần nước thải có thể đi vào nước ngầm, một phần sử dụng bởi thực vật, một phần bốc hơi thông qua quá trình bốc hơi nước và hô hấp của thực vật. Việc chảy tràn ra khỏi hệ thống được khống chế hoàn toàn nếu có thiết kế chính xác.
  2. Sơ đồ di chuyển của nước thải trong cánh đồng lọc chậm Lưu lượng nạp cho hệ thống biến thiên từ 1,5 10 cm/tuần tùy theo loại đất và thực vật. Trong trường hợp cây trồng được sử dụng làm thực phẩm cho con người nên khử trùng nước thải trước khi đưa vào hệ thống hoặc ngừng tưới nước thải 1 tuần trước khi thu hoạch để bảo đảm an toàn cho sản phẩm.
  3. Để thiết kế hệ thống này ta cần các công thức tính toán sau: Lh + Pp = ET + W + R (7.1) trong đó Lh: lưu lượng nước thải nạp cho hệ thống (cm/tuần) Pp: lượng nước mưa (cm/tuần) ET: lượng hơi nước bay hơi do quá trình bốc hơi nước và hô hấp của thực vật (cm/tuần) W : lượng nước thấm qua đất (cm/tuần) R: lượng nước chảy tràn (cm/tuần) (= 0 nếu thiết kế chính xác) trong đó I: khả năng thấm lọc của đất, mm P": ẩm độ cuối cùng của đất, % trọng lượng P': ẩm độ ban đầu của đất, % trọng lượng S: tỉ trọng của đất D: bề dày của lớp đất ẩm do tưới nước thải Ví dụ: ẩm độ của đất trước khi tưới nước thải là 19%
  4. khả năng thấm lọc của đất là 1.000 m3/ha tỉ trọng của đất là 1,5 bề dày của lớp đất ẩm do tưới nước thải là 90 cm Lượng nước mất đi do bay hơi và hô hấp của thực vật là 250mm/tháng Xác định chu kỳ tưới nước thải, ẩm độ của đất sau khi tưới nước thải? Giải: Ta có: I = 1.000m3/10.000m2 = 0,1 m = 100 mm P" = 27,3% Chu kỳ tưới nước thải: = 12 ngaøy Như vậy ta có thể dùng 5 ngày cho việc tưới tiêu và 7 ngày đất nghỉ để quá trình phân hủy các chất rắn lơ lửng xảy ra hồi phục khả năng tưới tiêu của đất. Ngoài ra trong quá trình tưới tiêu vào mùa mưa cũng nên tính đến lượng nước mưa trong tuần theo phương trình 7.1.
  5. Mực thủy cấp phải thấp hơn mặt đất 0,6 1,0 m để tránh vấn đề ô nhiễm nước ngầm. Độ dốc của cánh đồng có trồng trọt không lớn hơn 20%, của cánh đồng không trồng trọt và sườn đồi không lớn hơn 40%. Khả năng khử BOD5, SS và coliform trong khoảng 99%. Nitơ bị hấp thu bởi thảm thực vật và nếu các thực vật này được thu hoạch và chuyển đi nơi khác thì hiệu suất có thể đạt đến 90%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2