intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảnh giác rầy nâu, rầy lưng trắng cuối vụ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rầy nâu, rầy lưng trắng là một trong những loại dịch hại phổ biến trên lúa ở Việt Nam và các nước trồng lúa nước trên thế giới. Sự gia tăng cao mật độ rầy hại lúa ngoài việc làm giảm hoặc mất trắng năng suất, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen, đây là những loại bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sản xuất lúa. Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảnh giác rầy nâu, rầy lưng trắng cuối vụ

  1. Cảnh giác rầy nâu, rầy lưng trắng cuối vụ Rầy nâu, rầy lưng trắng là một trong những loại dịch hại phổ biến trên lúa ở Việt Nam và các nước trồng lúa nước trên thế giới. Sự gia tăng cao mật độ rầy hại lúa ngoài việc làm giảm hoặc mất trắng năng suất, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen, đây là những loại bệnh nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sản xuất lúa. Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động ấy. Ở Việt Nam năm 2008 - 2010 diện tích nhiễm rầy tăng gấp 2 so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 4,7 đến 5,2 lần so với năm có diện tích thấp nhất; đặc biệt các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm rầy tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3 lần so với năm có diện tích thấp nhất. Một số nguyên nhân gây bộc phát rầy hại lúa có thể kể đến như tăng cao tỉ lệ sử dụng giống nhiễm rầy trên diện rộng; gieo cấy quá dầy, bón dư thừa phân đạm và lạm dụng phun thuốc trừ sâu, nhất là phun thuốc sớm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, phun thuốc phổ rộng đã tiêu diệt quần thể ký sinh thiên địch tự nhiên trong ruộng lúa hoặc phun thuốc không đúng đã gây tình trạng kháng thuốc ngày một tăng.
  2. Theo khảo sát trong vụ mùa 2010 tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có 46 – 60% phun thuốc trước giai đoạn lúa làm đòng; 60 – 100% hỗn hợp trên 2 loại thuốc để phun/lần; riêng trừ rầy có gần 17% phun 5 lần thuốc trừ rầy/vụ; nhất là do áp lực của bệnh lùn sọc đen tại các tỉnh phía Bắc tình trạng phun thuốc sớm, nhiều lần càng làm cho rầy có điều kiện bộc phát thành dịch. Tuy nhiên, dịch rầy nâu, rầy lưng trắng đã được khống chế, dịch rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tại các tỉnh phía Nam đã được nhanh chóng ngăn chặn và đẩy lùi; rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen ở các tỉnh phía Bắc từng bước được cô lập, năng suất, sản lượng lúa gia tăng liên tục hàng năm, đảm bảo an ninh lượng thực và giữ vững vị thế nước xuất khẩu gạo hàng thứ 2 thế giới. Rầy nâu, rầy lưng trắng không xa lạ đối với người trồng lúa, nhưng năm nào cũng xảy ra cháy rầy cục bộ thậm chí trên diện rộng. Khi cháy rầy, nhiều hộ nông dân ngỡ ngàng không hiểu rầy đâu ra nhanh và nhiều như vậy. Trên ruộng lúa và ngay cả ruộng mạ ít khi không phát hiện thấy rầy, chúng tích lũy, gia tăng mật độ và đạt đỉnh cao ở giai đoạn đòng – trỗ - đỏ đuôi. Trong giai đoạn này rầy nhân rất nhanh về số lượng đến cả vài trăm lần trong một thời ngắn. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều thích sống dưới gốc cây lúa, nếu không điều tra thường xuyên, không lội vào ruộng quan sát dưới gốc lúa, thì cháy rầy tất yếu sẽ xảy ra khi rầy có mật độ cao. Bên cạnh đó, không ít hộ nông dân được thông báo, đôn đốc kịp thời, nhưng vẫn để cháy rầy. Ở đây cũng điểm qua một số nguyên nhân như phun
  3. không đúng thuốc, phun thuốc chống lột xác khi rầy tuổi lớn hoặc rầy trưởng thành, phun thuốc nội hấp khi cây lúa đã chín không có khả năng vận chuyển thuốc trong cây; phun thuốc tiếp xúc lớt phớt trên ngọn lúa mà không tới được rầy ở phía gốc lúa; phun thuốc không đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích; phun thuốc khi rầy đã lớn tuổi hoặc rầy đã trưởng thành làm hiệu quả phòng trừ thấp và trứng tiếp tục nở gây cháy rầy ngay sau phun thuốc…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2