intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

111
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bởi vì thể loại tin chiếm phần lớn nội dung của các báo điện tử cho nên sự cạnh tranh giữa các báo này trước hết và chủ yếu là cạnh tranh về việc đưa tin nhanh và chất lượng thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử

  1. Cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử Bởi vì thể loại tin chiếm phần lớn nội dung của các báo điện tử cho nên sự cạnh tranh giữa các báo này trước hết và chủ yếu là cạnh tranh về việc đưa tin nhanh và chất lượng thông tin. Đưa tin nhanh Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là
  2. trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này. Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác. Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra. Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được
  3. thông tin sớm nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh. Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được
  4. nhiều báo sử dụng. Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách nhiệm săn tin. Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những yêu cầu riêng và đòi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng internet cùng các thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera, xử lý ảnh bằng kỹ
  5. thuật số, dựng hình,... . Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi. Chất lượng thông tin Đưa tin nhanh là một yếu tố hàng đầu của chất lượng thông tin trên báo điện tử, nhưng chất lượng thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có ba yếu tố quan trọng là việc lựa chọn sự kiện thông tin, khai thác chiều sâu thông tin và kỹ thuật viết tin theo phong cách hiện đại. - Việc lựa chọn sự kiện đưa tin
  6. Việc lựa chọn sự kiện đưa tin thể hiện tính chuyên nghiệp của phóng viên và toà soạn. Căn cứ để lựa chọn sự kiện để đưa tin là giá trị thông tin của sự kiện. Mà giá trị thông tin của sự kiện phụ thuộc vào các yếu tố chính là: kịp thời, gần gũi với bạn đọc (về không gian địa lý và về tâm lý) và tác động xã hội của sự kiện. Trên thực tế, những tờ báo có xu hướng giật gân, câu khách nhiều khi không chú trọng đúng mức các yếu tố chính yếu này mà lại đề cao quá mức các yếu tố như: kịch tính, tính mới lạ hay đời tư các nhân vật nổi tiếng. - Chiều sâu của thông tin Cùng với việc cạnh tranh để đưa tin nhanh, các báo còn cạnh
  7. tranh về chiều sâu của thông tin. Sau khi cạnh tranh để đưa lên mạng nhanh nhất thông tin ban đầu rồi, các báo tiếp tục cạnh tranh trong việc khai thác các góc cạnh, đi vào chiều sâu, bản chất của sự kiện. Cũng như các phương tiện truyền thông khác, các báo điện tử cũng có thể triển khai các bài phỏng vấn các nhân vật liên quan, viết chân dung nhân vật, viết phóng sự về vấn đề mà sự kiện đặt ra, viết bình luận phân tích ý nghĩa của sự kiện và bày tỏ thái độ đối với sự kiện. Tuy nhiên, công cụ đắc lực nhất của báo điện tử là loại tin sâu với độ dài khoảng 300-400 chữ trở lên, với cấu trúc rộng lớn, cho phép phóng viên có thể triển khai tới cả nghìn chữ. Kỹ thuật viết tin theo phong cách hiện đại có thể được mô tả tóm tắt qua cấu trúc tin sâu sau đây.
  8. - Cấu trúc tin sâu bao gồm 1. Đầu đề Là thông tin quan trọng đầu tiên, thể hiện góc độ của sự kiện mà nhà báo lựa chọn, thông báo về giới hạn nội dung của tin sẽ được đề cập, có vai trò chi phối toàn bộ nội dung của tin. 2. Mở đầu tin Mở đầu tin gồm một hoặc hai câu ngắn gọn, chứa đựng những chi tiết thông tin được phóng viên coi là quan trọng nhất. Phần mở đầu và đầu đề phải nói về cùng một chuyện chứ không nên
  9. nói về hai chuyện khác nhau. Nhưng thông tin trong phần mở đầu đầy đủ, chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, có thể gồm một hoặc hai câu. 3. Trích dẫn Tin sâu luôn cần có các câu trích dẫn trực tiếp, nó làm cho tin thêm sinh động và chân thật vì chúng là lời nói đời thường sống động của những con người thật. Nếu không có những câu trích dẫn, tin sẽ trở nên khô khan, nhạt nhẽo. Trong tin sâu nên có nhiều câu trích dẫn, trải đều trong cả tin. Câu trích dẫn nên xuất hiện sớm, có thể là ở đoạn thứ hai sau phần mở đầu, hoặc chậm nhất là ở đoạn thứ ba, thứ tư.
  10. 4. Nguồn tin Tin nào cũng cần dẫn nguồn bởi vì phải có một ai đó là người cung cấp thông tin cho nhà báo, bản thân nhà báo không phải là nguồn tin, trừ phi nhà báo trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vào sự kiện hoặc với tư cách một nhà quan sát thạo tin. Nguồn tin phải rõ ràng, cụ thể, nếu là một người thì phải nêu tên tuổi chức vụ để bạn đọc có thể kiểm tra được, không nên dẫn nguồn chung chung, mơ hồ. Một tin có thể dẫn nhiều nguồn khác nhau, có thể bổ trợ cho nhau, cũng có thể khác nhau về chi tiết, về nhận định.
  11. 5. Giải thích Đối với các khái niệm, thuật ngữ, hiện tượng mới khó hiểu phức tạp, cần phải giải thích để bạn đọc dễ hiểu. Nhiều nhà báo không để ý các thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu cho rất nhiều độc giả. Kể cả độc giả có trình độ cao, là nhà chuyên môn nhưng cũng chỉ am hiểu một lĩnh vực mà thôi và họ cũng không hiểu các thuật ngữ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, các nhà báo phải định nghĩa, giải thích các thuật ngữ, các khái niệm khó hiểu mỗi khi chúng xuất hiện. 6. Phân tích Cùng với việc đưa tin, đối với những sự kiện quan trọng, có thể
  12. viết tin sâu có phân tích, nêu thực chất vấn đề, bản chất sự việc, dựa trên đánh giá của những nhân vật có thẩm quyền hay am hiểu vấn đề, chứ không phải là ý kiến chủ quan của phóng viên. Cũng dựa vào các chuyên gia nổi tiếng, nhà quan sát đáng tin cậy, tin sâu có thể nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện; nêu bối cảnh của sự kiện, lý giải nguyên nhân sự kiện; nêu những hệ quả/hậu quả của sự kiện. Phóng viên trích dẫn lời bình luận, nhận định, ý kiến, thái độ của các nhà quan sát, nhà chuyên môn, nêu dư luận công chúng về sự kiện. 7. Thông tin bối cảnh Nhắc lại chuyện cũ, các thông tin cũ liên quan, bối cảnh của sự
  13. kiện. Nhiều bạn đọc có thể không theo dõi các sự kiện một cách thường xuyên, không biết đầu đuôi câu chuyện, nên phóng viên cần phải nhắc lại một cách vắn tắt những gì đã xảy ra trước đây để bạn đọc hiểu được đầy đủ toàn bộ câu chuyện mới xảy ra. Tuy nhiên cũng có nhiều người đã biết các diễn biến trước đó rồi, nên không cần viết quá dài dòng chi tiết trong phần này. Bối cảnh còn có nghĩa là giới thiệu với bạn đọc một bối cảnh, khuôn khổ rộng lớn hơn mà trong đó câu chuyện mình kể đang diễn ra. 8. So sánh So sánh sự việc, hiện tượng với chính nó trong các thời điểm
  14. trước đây. So sánh nó với các cái khác tương tự, cùng loại. So sánh nó với triển vọng trong tương lai gần, xa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2