intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cập nhật thành phần loài chim ở Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau là một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của Việt Nam, là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam. Trong hệ sinh thái quan trọng này, chim là một trong những nhóm sinh vật có nhiều đặc trưng và có giá trị bảo tồn cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cập nhật thành phần loài chim ở Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.0005 CẬP NHẬT THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MŨI CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU Nguyễn Minh Đức1*, Nguyễn Thùy Dung2 Tóm tắt: Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau là một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của Việt Nam, là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam. Trong hệ sinh thái quan trọng này, chim là một trong những nhóm sinh vật có nhiều đặc trưng và có giá trị bảo tồn cao. Trong khoảng thời gian 9/2017 đến 1/2019, bốn đợt khảo sát được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng các loài chim có trong vùng. Kết quả nghiên cứu này kết hợp với các ghi nhận trước đây đã xác định trong Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có 231 loài chim thuộc 57 họ, 17 bộ, trong đó nhóm chim nước và chim “phụ thuộc vào đất ngập nước” đa dạng nhất; có 41 loài là những loài quí, hiếm và có giá trị bảo tồn cao. Nghiên cứu đã bổ sung 6 loài chim vào danh sách các loài chim có trong khu vực, gồm Cu vằn Geopelia striata, Sả rừng Coracias benghalensis, Hoét vàng Geokichla citrina, Bách thanh vằn Lanius tigrinus, Tìm vịt vằn Cacomantis sonneratii, Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens. Từ khóa: Chim, đa dạng, loài quí, hiếm, Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau - một trong chín khu dự trữ sinh quyển thế giới hiện có của Việt Nam, được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Toàn bộ Khu Dự trữ nằm trong khu vực có tọa độ địa lý từ 8o30’ đến 9o30’ vĩ độ Bắc; 104o8’ đến 105o24’ kinh độ Đông, thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân, tỉnh Cà Mau với tổng diện tích 371.506 ha (UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt Nam, 2008). Khu Dự trữ Sinh quyển Mũi Cà Mau được xác định là nơi có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là nơi sinh sống quan trọng của nhiều nhóm sinh vật khác nhau, trong đó có nhiều loài chim quí, hiếm, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế. Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về chim trong phạm vi khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (Le Dien Duc, 1989; Buckton et al., 1999; Lê Xuân Cảnh, 2007; UBND Tỉnh Cà Mau và Ủy ban UNESCO Việt Nam, 2008; Ban Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau, 2016; Trần Thanh Lâm, 2017). Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số vùng ưu tiên trong phạm vi khu dự trữ sinh quyển (các Vườn quốc gia, các vườn chim), chưa có nghiên cứu nào cập nhật số liệu đầy đủ về thành phần loài chim trong khu vực. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng và cập nhật danh sách thành phần loài chim có trong phạm vi Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, đồng thời xác định các loài quí, hiếm, có giá trị bảo tồn trong vùng. 1ViệnSinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội *Email: ducnguyenminh2004@gmail.com
  2. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 35 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu ở ba địa điểm chính: Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ, vùng Biển Tây thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân. Thời gian khảo sát gồm 4 đợt: đợt 1 từ ngày 27/9/2017 đến ngày 4/10/2017; đợt 2 từ ngày 10/3/2018 đến ngày 17/3/2018; đợt 3 từ ngày 12/9/2018 đến ngày 19/9/2018; đợt 4 từ ngày 7/1/2019 đến ngày 14/1/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Điều tra theo tuyến: Các tuyến khảo sát được thiết kế dọc đường đi hoặc dọc theo những tuyến kênh rạch, đi qua các dạng sinh cảnh đặc trưng của khu vực nghiên cứu. Trong quá trình khảo sát sử dụng ống nhòm Nikon 8x42 để quan sát, máy ảnh Nikon D300 Telelens 80 x 400mm để chụp ảnh. Phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các thông tin liên quan đến các loài chim có mặt tại khu vực cũng như tình trạng của chúng, tập trung chủ yếu vào các loài dễ nhận biết. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là những cư dân sống lâu năm ở địa phương, các chủ đầm, chủ các vườn chim, một số cán bộ kiểm lâm và cán bộ khoa học của các Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ. Phương pháp hồi cứu: Thu thập, sử dụng các tài liệu đã công bố trước đây về thành phần loài chim trong vùng, về các vườn chim và các thông tin liên quan. Những thông tin này giúp nhóm nghiên cứu có hình dung ban đầu về khu hệ chim trong khu vực. Phương pháp định loại: Các loài chim đã ghi nhận được định loại theo sách hướng dẫn nhận dạng các loài chim có hình vẽ màu hoặc ảnh chụp theo Nguyễn Cử và nnk., 2000; Robson, 2008, Lê Mạnh Hùng, 2012. Hệ thống phân loại được sắp xếp theo Clements et al., 2019. Tên Việt Nam của các loài chim theo Võ Quí, Nguyễn Cử, 1999 và Lê Mạnh Hùng, 2012. Các loài quý, hiếm được xác định theo Danh lục Đỏ IUCN 2020; Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Nghị định 06/2019 của Chính phủ về về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính đa dạng các loài chim ở Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau Từ kết quả của nghiên cứu này, kết hợp với các nghiên cứu đã công bố, cho đến nay đã xác định được ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có 231 loài chim thuộc 57 họ, 17 bộ (Bảng 1). Trong số này, tổng cộng 225 loài đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây (Le Dien Duc, 1989; Buckton et al., 1999; Lê Xuân Cảnh, 2007; UBND Tỉnh Cà Mau và Ủy ban UNESCO Việt Nam, 2008; Lê Mạnh Hùng, 2012; Ban Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau, 2016; Trần Thanh Lâm, 2017). Hơn một nửa số loài kể trên được ghi nhận lại qua các đợt khảo sát của nhóm nghiên cứu.
  3. 36 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Danh sách các loài chim đã được ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 I. ANSERIFORMES BỘ NGỖNG Anatidae Họ Vịt 1. Anas crecca Mòng két [1,4] PV 2. A. querquedula Mòng két mày trắng [7] 3. A. poecilorhyncha Vịt trời [3] PV 4. Mareca penelope Vịt đầu vàng [4] PV 5. Dendrocygna javanica Le nâu [1,3,4] PV, QS 6. Nettapus coromandelianus Le khoang cổ [1,3,4] EN II. GALLIFORMES BỘ GÀ Phasianidae Họ Trĩ 7. Gallus gallus Gà rừng [4] QS III. PODICIPEDIFORMES BỘ CHIM LẶN Podicipedidae Họ Chim lặn 8. Tachybaptus ruficollis Le hôi [1-4] QS, PV IV. COLUMBIFORMES BỘ BỒ CÂU Columbidae Họ Bồ câu 9. Streptopelia chinensis Cu gáy [2-6] PIC, MN 10. S. orientalis Cu sen [5-6] PV 11. S. tranquebarica Cu ngói [2-6] PIC 12. Treron vernans Cu xanh đầu xám [2-6] PIC 13. T. bicincta Cu xanh khoang cổ [3-4] 14. Geopelia striata* Cu vằn PIC V CUCULIFORMES BỘ CU CU Cuculidae Họ Cu cu 15. Phaenicophaeus tristis Phướn [2-6] PIC 16. Cacomantis merulinus Tìm vịt [2-4] PIC 17. C. sonneratii* Tìm vịt vằn PIC 18. Eudynamys scolopacea Tu hú [2-6] PIC, MN 19. Centropus sinensis Bìm bịp lớn [2-6] PIC, MN 20. C. bengalensis Bìm bịp nhỏ [2-6] PV 21. Cuculus poliocephallus Cu cu nhỏ [4] VI. CAPRIMULGIFORMES BỘ CÚ MUỖI Caprimulgidae Họ Cú muỗi 22. Caprimulgus macrurus Cú muỗi đuôi dài [2,3,5,6] QS 23. Lyncornis macrotis Cú muỗi mào [3,4] Apodidae Họ Yến 24. Hirundapus giganteus Yến đuôi cứng [2,3] 25. Apus affinis Yến cằm trắng [2,3] QS VII. GRUIFORMES BỘ SẾU Rallidae Họ Gà nước 26. Rallina fasciata Gà nước họng nâu [1,3-6] 27. Rallus striatus Gà nước vằn [1-6] PV 28. Gallinula chloropus Kịch [1-7] 29. Porphyrio indicus Xít (Chích) [1-7] PIC, MN 30. Amaurornis phoenicurus Cuốc ngực trắng [1-6] QS, MN
  4. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 37 Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 31. Zapornia fusca Cuốc ngực nâu [3-4] 32. Gallicrex cinerea Gà đồng, cúm núm [1-6] PIC, MN 33. Fulica atra Sâm cầm [5-6] PV VIII. CHARADRIIFORMES BỘ RẼ Recurvirostridae Họ Cà kheo 34. Himantopus himantopus Cà kheo [1-6] PV, QS 35. Recurvirostra avosetta Cà kheo mỏ cong [1,4] Glareolidae Họ Dô nách 36. Glareola maldivarum Dô nách nâu [1-3] Charadriidae Họ Choi choi 37. Pluvialis squatarola Choi choi xám [1-4,7] PV 38. Pluvialis fulva Choi choi vàng [1-4,7] 39. Vanellus cinereus Te vàng [2-4,7] PV 40. V. indicus Te vặt [4-6] PV 41. V. duvaucelii Te cựa [4] 42. Charadrius dubius Choi choi nhỏ [1,4] 43. C. mongolus Choi choi mông cổ [1-4,7] 44. C. leschenaultii Choi choi lớn [1-4] 45. C. peronii Choi choi lưng đen [4] NT 46. Charadrius alexandrius Choi choi khoang cổ [7] Rostratulidae Họ Nhát hoa 47. Rostratula benghalensis Nhát hoa [1,3,4] Jacanidae Họ Gà lôi nước 48. Metopidius indicus Gà lôi nước ấn độ [2,3,5,6] PIC 49. Hydrophasianus chirurgus Gà lôi nước [7] PV Scolopacidae Họ Rẽ 50. Numenius arquata Choắt mỏ cong lớn [1-7] QS NT 51. N. phaeopus Choắt mỏ cong bé [1-7] QS Choắt mỏ cong [2-4] EN 52. N. madagascariensis hông nâu Choắt mỏ thẳng [1-6] NT 53. Limosa limosa đuôi đen Choắt mỏ thẳng [2,4] NT 54. L. lapponica đuôi vằn 55. Gallinago gallinago Rẽ giun [1,3,4,7] PV 56. G. stenura Rẽ giun á châu [1,4] 57. Xenus cinereus Choắt chân màng bé [1-7] 58. Calidris pugnax Rẽ lớn [4] PV 59. C. ruficollis Rẽ cổ hung [4] NT 60. C. ferruginea Rẽ bụng nâu [3,4] NT 61. C. alba Rẽ cổ xám [5-7] 62. C. canutus Rẽ lưng nâu [5-7] NT 63. Limnodromus semipalmatus Choắt chân màng lớn [2-4] NT 64. Tringa glareola Choắt bụng xám [1-7] 65. T. ochropus Choắt bụng trắng [4,7] QS 66. T. erythropus Choắt chân đỏ [1,4-7]
  5. 38 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 67. T. totanus Choắt nâu [1-7] 68. T. stagnatilis Choắt đốm đen [2-7] 69. T. nebularia Choắt lớn [2-7] PV, QS 70. T. brevipes Choắt lùn đuôi xám [3,4] NT 71. Limicola falcinellus Rẽ mỏ rộng [5-7] 72. Arenaria interpres Rẽ khoang [2,3] 73. Actitis hypoleucos Choắt nhỏ [1-4] QS Laridae Họ Mòng bể Chroicocephalus [2-4] PV 74. Mòng bể đầu nâu brunnicephalus 75. Gelochelidon nilotica Nhàn chân đen [2-4] 76. Hydroprogne caspia Nhàn caspia [2-4] 77. Sterna hirundo Nhàn [2,3] 78. Chlidonias hybrida Nhàn đen [2-4,7] PV 79. Thalasseus bergii Nhàn mào [4] PIC, QS IX. CICONIIFORMES BỘ HẠC Ciconiidae Họ Hạc 80. Mycteria leucocephala Cò lạo ấn độ [1-7] PV NT VU 81. M. cinerea Cò lạo xám [1,3,4] PV EN DD IB 82. Ciconia episcopus Hạc cổ trắng [1,3,4] PV VU IB 83. Ephippiorhynchus asiaticus Cò á châu [1,3] NT 84. Anastomus oscitans Cò nhạn, cò ốc [1,3,4] PV VU 85. Leptoptilos javanicus Già đẫy java [1,3-6] PV VU VU IB 86. L. dubius Già đẫy lớn [3] EN DD IIB X. SULIFORMES BỘ CHIM ĐIÊN Phalacrocoracidae Họ Cốc 87. Phalacrocorax cabor Cốc đế [1,3,4] PIC EN 88. P. fuscicollis Cốc đế nhỏ [1,3-7] PIC 89. P. niger Cốc đen [1-7] PIC Anhingidae Họ Cổ rắn 90. Anhinga melanogaster Cổ rắn [1,3-7] PIC, MN NT VU IB XI. PELECANIIFORMES BỘ BỒ NÔNG Pelecanidae Họ Bồ nông 91. Pelecanus philippensis Bồ nông chân xám [1-6] QS NT EN IB Ardeidae Họ Diệc 92. Ardea cinerea Diệc xám [1-7] PV 93. A. purpurea Diệc lửa [1-6] PIC 94. A. sumatrana Diệc sumatra [1,4] 95. A. alba Cò ngàng lớn [1-7] PIC 96. A. intermedia Cò ngàng nhỏ [1,3-7] PIC 97. Egretta garzetta Cò trắng [1-6] PIC 98. E. eulophotes Cò trắng trung quốc [2-6] PIC VU VU IB 99. E. sacra Cò đen [1,4-6] QS 100. Butorides striata Cò xanh [1-7] PIC 101. Ardeola bacchus Cò bợ [1-6] PIC 102. A. speciosa Cò bợ ja va [1-6]
  6. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 39 Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 103. Ixobrychus cinnamomeus Cò lửa [1-6] PIC 104. I. sinensis Cò lửa lùn [1-6] PIC 105. I. eurhythmus Cò nâu [4] 106. I. flavicollis Cò hương [1-6] PV 107. Bubulcus ibis Cò ruồi [1-6] QS 108. Gorsachius melanolophus Vạc rừng, cò tôm [4] 109. Nycticorax nycticorax Vạc [1-7] PIC Threskiornithidae Họ Cò quăm Cò quăm đầu đen, [1-6] PV NT VU IIB 110. Threskiornis melanocephalus Quắm đầu đen 111. Plegadis falcinellus Quắm đen [1,3,4] PV XII. ACCIPITRIFORMES BỘ ƯNG Pandionidae Họ Ó 112. Pandion haliaetus Ó cá [2,3,5,6] PV IIB Accipitridae Họ Ưng 113. Milvus migrans Diều hâu [1-4] QS IIB 114. Haliastur indus Diều lửa [1-6] PIC IIB 115. Elanus caeruleus Diều trắng [1-6] PIC IIB 116. Butastur indicus Diều ấn độ [2,3] IIB 117. Circus melanoleucos Diều mướp [1-3] IIB 118. Aviceda jerdoni Diều hoa jerdon [4] IIB 119. A. leuphotes Diều mào [4] IIB 120. Spilornis cheela Diều hoa miến điện [2,3,5,6] IIB 121. Accipiter virgatus Ưng bụng hung [2,3] IIB XIII. STRIGIFORMES BỘ CÚ Tytonidae Họ Cú lợn 122. Tyto alba Cú lợn [3,4] PV IIB 123. T. longimembris Cú lợn lưng nâu [5,6] IIB Strigidae Họ Cú mèo 124. Otus lettia Cú mèo khoang cổ [4-6] PV IIB 125. Glaucidium cuculoides Cú vọ [5,6] IIB 126. Ninox scutulata Cú vọ lưng nâu [3,4] IIB XIV. CORACIIFORMES BỘ SẢ Coraciidae Họ Sả rừng 127. Coracias benghalensis* Sả rừng PIC Alcedinidae Họ Bói cá 128. Ceyx erithaca Bồng chanh đỏ [4-6] 129. Alcedo atthis Bồng chanh [1-6] PIC 130. Halcyon smyrnensis Sả đầu nâu [2-4] PIC 131. H. pileata Sả đầu đen [1-6] PIC 132. H. coromandra Sả hung [4-6] PIC 133. Todiamphus chloris Sả khoang cổ [1,3-6] PIC 134. Ceryle rudis Bói cá nhỏ [1,3,4] QS 135. Pelargopsis capensis Sả mỏ rộng [1-6] PV Meropidae Họ Trảu 136. Merops philippinus Trảu ngực nâu [2-6]
  7. 40 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 137. M. leschenaulti Trảu họng vàng [4-6] PIC 138. M. viridis Trảu họng xanh [4-6] 139. M. orientalis Trảu đầu hung [3-7] QS XV. PICIFORMES BỘ GÕ KIẾN Megalaimidae Họ Thầy chùa 140. Megalaima faiostricta Thầy chùa đầu xám [3] PV Picidae Họ Gõ kiến Gõ kiến đen [3] 141. Dryocopus javensis bụng trắng Gõ kiến nhỏ [4] 142. Dendrocopos hyperythrus bụng hung Gõ kiến nhỏ [5,6] 143. D. canicapillus đầu xám Gõ kiến xanh [3,4] PV 144. Picus canus gáy đen Gõ kiến xanh [4-6] PV 145. P. chlorolophus cánh đỏ Gõ kiến xanh [2,3,5,6] 146. P. vittatus bụng vàng 147. Blythipicus pyrrhotis Gõ kiến nâu cổ đỏ [5,6] QS 148. Chrysocolaptes guttacristatus Gõ kiến vàng lớn [2,3] PIC 149. Dinopium javanense Gõ kiến vàng nhỏ [4] XVI. FALCONIFORMES BỘ CẮT Falconidae Họ Cắt 150. Falco peregrinus Cắt lớn [2,3] PV IB 151. Polihierax insignis Cắt nhỏ họng trắng [4] NT LR IIB XVII. PASSERIFORMES BỘ SẺ Họ Chích bụng Acanthizidae vàng 152. Gerygone sulphurea Chích bụng vàng [2] Aegithinidae Họ Chim nghệ Chim nghệ ngực [2-4] PIC 153. Aegithina tiphia vàng Pycnonotidae Họ Chào mào 154. Pycnonotus jocosus Chào mào [3,4] MN 155. P. goiavier Bông lau mày trắng [2-4] PIC 156. P. blanfordi Bông lau tai vằn [2,3] PIC 157. Iole propinqua Cành cạch nhỏ [4] Hirundinidae Họ Nhạn 158. Hirundo rustica Nhạn bụng trắng [2-6] PIC 159. Riparia riparia Nhạn nâu xám [3] 160. Cecropis daurica Nhạn bụng xám [4] 161. C. striolata Nhạn bụng vằn [5,6] Turdidae Họ Chích choè 162. Geokichla citrina * Hoét vàng PIC Pellomeidae Họ Chuối tiêu
  8. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 41 Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 Chuối tiêu [2,3] PV 163. Pellorneum ruficeps ngực đốm Timaliidae Họ Khướu 164. Timalia pileata Họa mi nhỏ [2,3] PV Chích chạch má [2,3,5,6] QS 165. Mixornis gularis vàng 166. Stachyris nigriceps Khướu bụi đầu đen [5,6] Muscicapidae Họ Đớp ruồi 167. Copsychus saularis Chích choè [2-4] PIC, MN Monarchidae Họ Thiên đường Đớp ruồi xanh gáy [4] PIC 168. Hypothymis azurea đen Rhipiduridae Họ Rẻ quạt 169. Rhipidura javanica Rẻ quạt java [2-6] PIC Nectariniidae Họ Hút mật 170. Chalcoparia sigalensis Hút mật bụng hung [4] 171. Anthreptes malacensis Hút mật họng nâu [3-6] PV 172. Cinnyris jugularis Hút mật họng tím [2,3] PIC 173. Leptocoma brasiliana Hút mật họng hồng [2,3] Hypogramma [6] 174. Hút mật bụng vạch hypogrammicum 175. Arachnothera longirostra Bắp chuối mỏ dài [5,6] PV Laniidae Họ Bách thanh Bách thanh mày [2,3] PIC 176. Lanius cristatus trắng 177. L. tigrinus* Bách thanh vằn PIC Motacillidae Họ Chìa vôi 178. Motacilla alba Chìa vôi trắng [3-6] PV 179. M. cinerea Chìa vôi núi [2,3] 180. M. flava Chìa vôi vàng [5,6] PV Chim manh [4] 181. Anthus cervinus họng đỏ Chim manh [5,6] 182. A. rufulus họng trắng Chim manh [4] 183. A. hodgsoni vân nam 184. A. richardi Chim manh lớn [2,3] QS Campephagidae Họ Phường chèo Phường chèo [2] 185. Coracina polioptera xám nhỏ Phường chèo [2,3] QS 186. Pericrocotus flammeus đỏ lớn 187. Tephrodornis gularis Phường chèo nâu [5,6] 188. Hemipus picatus Phường chèo đen [5,6] Họ Chích Acrocephalidae đầu nhọn
  9. 42 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 Chích đầu nhọn [2,3] 189. Acrocephalus bistrigiceps mày đen Chích đầu nhọn [2,3] 190. A. orientalis phương đông Locustellidae Họ Chích đầm lầy 191. Locustella certhiola Chích đầm lầy lớn [2,3] 192. Megalurus palustris Chiền chiện lớn [2,3] Cisticolidae Họ Chiền chiện Chiền chiện [4] 193. Cisticola exilis đồng vàng Chiền chiện [2,3] QS 194. C. juncidis đồng hung Chích bông [2-4] 195. Orthotomus atrogularis cánh vàng 196. O. ruficeps Chích bông nâu [2,4-6] QS Chích bông [2-4] PIC 197. O. sutorius đuôi dài Chiền chiện [2] PIC 198. Prinia inornata bụng hung Chiền chiện PIC 199. P. rufescens* đầu nâu Chiền chiện [2-4] 200. P. flaviventris bụng vàng Chiền chiện [3] 201. P. hodgsonii lưng xám Zosteropidae Họ Vành khuyên Vành khuyên [2-4] QS 202. Zosterops palpebrosus họng vàng Vành khuyên [4] 203. Z. japonicus nhật bản Phylloscopidae Họ Chích 204. Phylloscopus coronatus Chích mày vàng [4] 205. P. maculipennis Chích mày xám [4] 206. P. fuscatus Chích nâu [2-4] Passeridae Họ Sẻ 207. Passer montanus Sẻ [2-6] PIC 208. P. domesticus Sẻ nhà [5,6] PIC 209. P. flaveolus Sẻ bụi vàng [4] Ploceidae Họ Rồng rộc 210. Ploceus philippinus Rồng rộc [1,4-6] PV 211. P. manyar Rồng rộc đen [3,4] 212. P. hypoxanthus Rồng rộc vàng [4-6] NT Sturnidae Họ Sáo 213. Acridotheres grandis Sáo mỏ vàng [2,4-6] PIC 214. A. tristis Sáo nâu [3-6] PIC 215. Sturnus sinensis Sáo đá vai trắng [3,4] PIC
  10. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 43 Nguồn thông tin Loài quý, hiếm Tên khoa học Tên Việt Nam IUCN SĐVN NĐ STT Ghi nhận Nghiên Red List 2007 06/2019 trước đây cứu này 2020 216. S. nigricollis Sáo sậu [2-6] QS Dicaeidae Họ Chim sâu 217. Dicaeum cruetatum Chim sâu lưng đỏ [2-4] QS 218. D. ignipectus Chim sâu ngực đỏ [4] 219. D. trignostigma Chim sâu ngực xám [4] 220. D. agile Chim sâu mỏ lớn [5,6] 221. D. chrysorrheum Chim sâu bụng vạch [5,6] Dicruridae Họ Chèo bẻo 222. Dicrurus leucophaeus Chèo bẻo xám [2,3] 223. D. macrocercus Chèo bẻo [2-6] PIC Chèo bẻo cờ [2,3] PIC 224. D. paradiseus đuôi chẻ Corvidae Họ Quạ 225. Urocissa flavirostris Giẻ cùi mỏ vàng [3] 226. Crypsirina temia Chim khách [3-6] PIC 227. Corvus macrohynchos Quạ đen [2-6] PIC Estrildidae Họ Chim di 228. Lonchura punctulata Di đá [2-4] PIC 229. L. striata Di cam [2-4] PIC 230. L. atricapilla Di đầu đen [3,4] 231. Amandava amandava Mai hoa đỏ [3,4] Ghi chú: * - loài bổ sung cho danh lục chim Cà Mau; Nguồn thông tin: Ghi nhận trước đây: [1] - Le Dien Duc 1989; [2] - Buckton et al. 1999; [3] - Lê Xuân Cảnh 2007; [4] - UBND tỉnh Cà Mau và UNESCO Việt Nam 2008; [5] - Khu Sinh quyển Mũi Cà Mau 2016; [6] - Trần Thanh Lâm 2017; [7] - Lê Mạnh Hùng 2012. Nghiên cứu này: PIC - loài có ảnh; PV - phỏng vấn; QS - quan sát; MN - mẫu nuôi trong nhà dân. Loài quý, hiếm: IUCN Red List 2020 - Danh lục Đỏ IUCN 2020; SĐVN 2007 - Sách Đỏ Việt Nam 2007: EN (Endangered) - loài nguy cấp; VU (Vunerable) - loài sẽ nguy cấp; NT (Near Threatened) - loài sắp bị đe dọa; LR (Low Risk) - loài ít nguy cấp; DD (Deficient Data) - thiếu dữ liệu. NĐ 06/2019 - Nghị định 06/2019 NĐ-CP của Chính phủ về về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp: IB - Các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam; IIB - Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung 6 loài mới ghi nhận cho thành phần loài chim ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, cũng như cho khu hệ chim tỉnh Cà Mau, gồm: Cu vằn Geopelia striata, Sả rừng Coracias benghalensis, Hoét vàng Geokichla citrina, Bách thanh vằn Lanius tigrinus, Tìm vịt vằn Cacomantis sonneratii, Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens. Loài Chiền chiện bụng hung Prinia inornata được ghi nhận từ năm 1999 bởi Buckton et al. nhưng sau đó chưa có nghiên cứu nào khác ghi nhận lại, cũng đã được ghi nhận lại trong nghiên cứu này.
  11. 44 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Trong số các bộ chim có trong vùng, bộ Sẻ có số lượng loài nhiều nhất (chiếm 33,6%), tiếp theo đó là các bộ chim nước như bộ Rẽ (19,9%), bộ Bồ nông (9,1%), bộ Sả (5,6%), bộ Ưng và bộ Gõ kiến (cùng 4,3%). Các bộ còn lại chỉ chiếm từ 0,4 đến 3,5%. Mặc dù chiếm tỉ lệ cao nhất, nhưng tỉ lệ của bộ Sẻ trong vùng vẫn thấp hơn so với tỉ lệ chung của bộ Sẻ so với tổng số loài chim trên thế giới và ở Việt Nam (khoảng trên 50%). Trong khi đó, các nhóm chim nước và chim “phụ thuộc vào đất ngập nước” (Buckton và cộng sự, 1999) đa dạng nhất. Nguyên nhân là do trong phạm vi Khu dự trữ sinh quyển, một phần tương đối lớn diện tích là các vùng đất ngập nước và các sinh cảnh sống phù hợp với các loài chim nước. Theo Buckton et al., 1999, khoảng một phần ba số loài chim ở trong vùng là những loài thường xuyên di cư đến Đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn là những loài chim ven biển và đa số trong số này không làm tổ sinh sản tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long có sinh cảnh sống thích hợp cho một số lượng lớn cá thể của các loài toàn cầu hay quần thể khu vực của một vài loài. Đối với những loài chim nước có phân bố rộng, đây cũng là nơi cung cấp những sinh cảnh sống quan trọng cho một số lượng đáng kể trong quần thể khu vực của chúng (Buckton et al., 1999). Cấu trúc thành phần loài ở bậc họ cũng cho thấy các họ chim nước là nhóm chiếm ưu thế về mức độ đa dạng, với họ Rẽ có số lượng loài nhiều nhất, chiếm 10,4%; tiếp theo là họ Diệc (7,8%); họ Choi choi (4,3%); họ Ưng và họ Gõ kiến (3,9%); họ Gà nước, họ Bói cá (3,5%). Các họ còn lại chỉ chiếm từ 0,4 đến 3%. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định trong các nghiên cứu trước đây của Le Dien Duc, 1989; Buckton et al., 1999; Trần Thanh Lâm, 2017. 3.2. Các loài quý, hiếm và có giá trị bảo tồn Trong số 231 loài chim đã được ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau, 41 loài được xác định là những loài quí, hiếm và có giá trị bảo tồn, với 21 loài có trong Danh lục Đỏ IUCN 2020 (3 loài ở mức EN, 2 loài ở mức VU, 16 loài ở mức NT), 13 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (3 loài ở mức EN, 7 loài ở mức VU, 1 loài ở mức LR, 2 loài ở mức DD), 25 loài có trong Nghị định 06/2019 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (7 loài có trong phụ lục IB, 18 loài có trong phụ lục IIB) (Bảng 1). 4. KẾT LUẬN Cho đến nay, đã ghi nhận ở Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có 231 loài chim thuộc 57 họ, 17 bộ. Trong đó, 41 loài được xác định là những loài quí, hiếm và có giá trị bảo tồn. Các bộ đa dạng nhất gồm bộ Sẻ (chiếm 33,6%), bộ Rẽ (19,9%), bộ Bồ nông (9,1%). Đã bổ sung 6 loài chim vào danh sách các loài chim được ghi nhận ở tỉnh Cà Mau, gồm Cu vằn Geopelia striata, Sả rừng Coracias benghalensis, Hoét vàng Geokichla citrina, Bách thanh vằn Lanius tigrinus, Tìm vịt vằn Cacomantis sonneratii, Chiền chiện đầu nâu Prinia rufescens. Trong thành phần loài chim hiện có trong khu vực, nhóm chim nước và chim “phụ thuộc vào đất ngập nước” đa dạng nhất.
  12. PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 45 Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ trong đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số DTĐL-CN-26/17. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Quản lý Khu sinh quyển Mũi Cà Mau, 2016. Báo cáo đề tài Điều tra, khảo sát và đề xuất các biện pháp bảo vệ các sân chim trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam, Phần I. Động vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 550 tr. Buckton S. T., Nguyen Cu, Ha Quy Quynh and Nguyen Duc Tu, 1999. The conservation of key wetland sites in the Mekong Delta. Hanoi: BirdLife International Vietnam Programme. Lê Xuân Cảnh, 2007. Báo cáo đề tài Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật bổ sung và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đề xuất và kiến nghị về việc quy hoạch và biện pháp quản lý hữu hiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền. Giai đoạn 3: Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2019. Nghị định 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Clements J. F., T. S. Schulenberg, M. J. Iliff, S. M. Billerman, T. A. Fredericks, B. L. Sullivan, and C. L. Wood, 2019. The eBird/Clements Checklist of Birds of the World: v2019. Downloaded from https://www.birds.cornell.edu/clementschecklist/download/ Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Phillipps, K., 2000. Chim Việt Nam. NXB. LĐ-XH, Hà Nội, 250 tr. Lê Mạnh Hùng, 2012. Giới thiệu một số loài chim Việt Nam. NXB. KHTN và CN, Hà Nội, 585 tr. IUCN, 2020. The IUCN Red List of Threatened Species. Version 2020-1. https://www.iucnredlist.org Trần Thanh Lâm, 2017. Đa dạng thành phần loài chim ở tỉnh Cà Mau. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7, Hà Nội, 2017, tr. 242-249. Le Dien Duc, 1989. Socialist Republic of Vietnam. Pp. 749-793 in D. A. Scott, ed. A directory of Asian wetlands. Gland, Switzerland: IUCN. Võ Quí, Nguyễn Cử, 1999. Danh lục chim Việt Nam (tái bản lần thứ nhất). NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, 119 tr. Robson C., 2008. A Field Guide to the Birds of South-East Asia. New Holland Publishers, 544 tr. Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, UNESCO Việt Nam, 2008. Proposed Mui Ca Mau Biosphere Reserve, Ca Mau Province.
  13. 46 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM UPDATED CHECKLIST OF BIRD SPECIES IN MUI CA MAU BIOSPHERE RESERVE, CA MAU PROVINCE Nguyen Minh Đuc1,*, Nguyen Thuy Dung2 Abstract: Mui Ca Mau Biosphere Reserve is one of nine biosphere reserves of Vietnam, containing the largest area of mangrove forest of Vietnam. In this important ecosystem, birds are one of the characterized organisms with high conservation value. During the period from September 2017 to January 2019, four surveys were conducted in order to define diversity of bird species in the region. The results of these surveys were combined with previous data. There are total 231 bird species belonging to 57 families, and 17 orders were defined in Mui Ca Mau Biosphere Reserve; waterbirds and wetland-dependent bird species are the most diverse group. Of the total, 41 bird species are listed as threatened species and have high conservation value. The research also added 6 species to the bird species composition of the area, including Geopelia striata, Coracias benghalensis, Geokichla citrina, Lanius tigrinus, Cacomantis sonneratii, Prinia rufescens. Keywords: Bird, diversity, threatened species, Mui Ca Mau Biosphere Reserve. 1Instituteof Ecology and Works protection, Vietnam Academy for Water resources 2Hanoi National University of Education *Email: ducnguyenminh2004@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2