intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu chuyện xét nghiệm iốt trong nước tiểu

Chia sẻ: Dai Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh bướu cổ (BC) và các rối loạn do thiếu iốt (RLTI) là một bệnh nội tiết và chuyển hoá phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Vấn đề được quan tâm hơn cả là thiếu iốt cơ thể bị một số rối loạn và bệnh lý như: bướu cổ, thiểu năng giáp, chậm phát triển trí tuệ, đần độn, chậm phát triển thể chất, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và sảy thai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu chuyện xét nghiệm iốt trong nước tiểu

  1. Câu chuyện xét nghiệm iốt trong nước tiểu Bệnh bướu cổ (BC) và các rối loạn do thiếu iốt (RLTI) là một bệnh nội tiết và chuyển hoá phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Vấn đề được quan tâm hơn cả là thiếu iốt cơ thể bị một số rối loạn và bệnh lý như: bướu cổ, thiểu năng giáp, chậm phát triển trí tuệ, đần độn, chậm phát triển thể chất, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và sảy thai... Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự duy trì và phát triển nòi giống cả về thể
  2. chất lẫn trí tuệ, từ đây ảnh hưởng tới các mặt hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng... của quốc gia. Động học xúc tác làm chuyển mình công tác PCCRLTI Để đánh giá và phân loại tình trạng thiếu iốt, Mẫu nước tiểu xét có nhiều tiêu chí quan trọng nhưng không nghiệm iốt. thể thiếu được tiêu chí hàm lượng iốt trong nước tiểu (gọi là iốt niệu). Tiêu chí này cho biết lượng iốt được cơ thể thu nhận trong ngày. Có nhiều kỹ thuật định lượng iốt niệu. Để phục vụ dịch tễ học và cộng đồng, các nhà chuyên môn (dịch tễ và hoá học) đã thống
  3. nhất định lượng iốt niệu bằng phương pháp động học xúc tác, trong đó iốt đóng vai trò là một chất xúc tác là thích hợp hơn cả. Tuy nhiên xét nghiệm iốt niệu bằng kỹ thuật động học xúc tác là một trong những xét nghiệm hoá sinh khó. Cuối năm 1990, BVNT cử BS. Nguyễn Trí Dũng sang Bỉ học về kỹ thuật định lượng iốt niệu (phương pháp G) và về ứng dụng tại BVNT. Năm 1993, UNICEF sang làm việc với Bộ Y tế và BVNT có dành thời gian thăm và kiểm tra labo iốt niệu. Với 34 mẫu nước tiểu được chia làm 2, phía Việt Nam (labo iốt niệu BVNT) định lượng iốt trước và giao cho UNICEF kết quả định lượng. Phía UNICEF đưa các mẫu nước tiểu này cho một labo iốt niệu chuẩn của họ đặt tai Lubec (CHLB Đức). Văn phòng Trung ương của UNICEF đã so sánh kết
  4. quả iốt niệu của 2 labo này. Thật bất ngờ, kết quả iốt niệu của BVNT tương tự kết quả iốt niệu của labo Lubec (sai khác rất không đáng kể). UNICEF đã đánh giá labo iốt niệu BVNT đã đạt chất lượng của một labo iốt niệu chuẩn quốc tế và cho phép labo này tham gia vào công tác điều tra đánh giá phòng chống các rối loạn do thiếu iốt (PCCRLTI). Từ năm 1993 trở đi, công tác PCCRLTI chuyển mình rất mạnh. Các tổ chức quốc tế như UNICEF, CEMUBAC (Bỉ), SAGRIC (Australia)... tập trung giúp đỡ chúng ta thanh toán CRLTI. Khối lượng xét nghiệm iốt niệu tăng lên đột ngột, đòi hỏi tìm một phương pháp định lượng iốt niệu khác có năng xuất cao hơn phương pháp trước đây và tiến tới xây dựng thêm các labo iốt
  5. niệu trên toàn quốc. Năm 1995, Tổ chức SAGRIC và UNICEF yêu cầu Chương trình quốc gia PCCRLTI của Việt Nam và BVNT cử một đoàn cán bộ sang Australia học tập phương pháp định lượng iốt niệu A (phương pháp acid chloric), định lượng TSH trong máu giọt của trẻ sơ sinh. Phương pháp A không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, khó kiếm trên thị trường, ít độc hại hơn và năng xuất lại cao hơn phương pháp G. Đoàn lần này gồm có 4 người do BS. Nguyễn Trí Dũng phụ trách. Sau khóa học, đoàn đã có những kết quả học tập tốt và đã được bạn công nhận. Bạn đã viện trợ cho chúng ta toàn bộ những trang thiết bị và hóa chất cần thiết làm xét nghiệm iốt niệu và định lượng TSH máu giọt của trẻ sơ sinh. Thế nhưng khi ở trong nước, cũng vẫn trang thiết bị
  6. và hóa chất đó, chúng ta lại không triển khai được xét nghiệm iốt niệu. Tháng 4/1996, phía Tổ chức SAGRIC cử các chuyên gia sang BVNT để kiểm tra hoạt động PCCRLTI ở Việt Nam (trong dự án mà bạn viện trợ), trong đó có BS. Mauric Wellby - một chuyên gia hóa sinh của Bệnh viện Queen Elizabet thuộc bang South Australia. Ông M.Wellby hằng ngày sang làm việc với labo iốt niệu của BVNT nhưng kết quả vẫn không có tiến bộ. BS. Dũng đã phải trực tiếp làm xét nghiệm dưới sự giám sát của ông Mauric Wellby và thường làm việc đến 7 - 8 giờ tối trong thời gian ông này ở Việt Nam. Bộ phận cán bộ làm xét nghiệm iốt niệu cùng ông M.Wellby đã thử đi tìm các nguyên nhân gây nên sự không thành công và khắc phục như mua nước cất thật tinh khiết,
  7. rửa tráng dụng cụ thật sạch, kiểm định các dụng cụ đo lường như máy đo quang, pipet, bể đốt khô, nhưng kết quả vẫn không đạt được... Và câu chuyện đáng nhớ Trước ngày ông Mauric Wellby về nước, sau nhiều ngày nung nấu suy nghĩ, BS. Dũng đã quyết định điều chỉnh nhiệt độ ủ các ống nghiệm ở giai đoạn phản ứng xuống tới một nhiệt độ thích hợp và thật không ngờ đường chuẩn iốt đã xây dựng được đẹp như đường chuẩn in trong sách hướng dẫn. Làm đi làm lại nhiều lần, đường chuẩn iốt vẫn được hiện ra như thế và kết quả của các mẫu nước tiểu kiểm tra đều đúng như giá trị đã cho trước.
  8. Lúc này đã 10 giờ đêm. Khi về nhà cùng cậu con trai, tuy đã thấm mệt nhưng BS. Dũng rất phấn khởi vì đã chẩn đoán được đúng bệnh của xét nghiệm này và đã "điều trị" được nó. BS. Dũng đã thông báo ngay cho kỹ thuật viên (KTV) Nguyễn Phương Khanh và yêu cầu KTV này sáng mai ra làm việc sớm tại labo. Sáng sớm hôm sau, KTV Khanh đã thực hiện xét nghiệm iốt niệu dưới sự hướng dẫn của BS. Dũng và cũng đạt những kết quả như của BS. Dũng. Vào giờ hành chính, BS. Dũng trình bày kết quả khảo nghiệm với Giám đốc BVNT (lúc đó là BS. Lê Mỹ), đồng thời xin một chuyến xe đưa sang Sân bay Nội Bài gặp ông Mauric Wellby để thông báo những kết quả đã đạt được. Hai anh em ôm lấy nhau vui mừng trước cửa phòng làm thủ tục xuất cảnh. Khoảng
  9. vài ba tháng sau, ông Mauric Wellby thông báo rằng, những cải tiến của labo iốt niệu của BVNT đã được thực hiện lặp lại ở Australia và đã cho kết quả tương tự và thậm chí đường cong chuẩn iốt còn đẹp hơn khi đoàn Việt Nam học ở Bệnh viện Queen Elizabet. Từ khi khai thông được kỹ thuật, chúng tôi thực hiện xét nghiệm iốt niệu hằng ngày một cách nhẹ nhàng và đều có kết quả tốt đẹp. Cuối năm 1996, kinh nghiệm nói trên của Việt Nam về xét nghiệm iốt niệu đã được đăng tải trong một tạp chí nổi tiếng của Mỹ và thế giới, tạp chí International Journal of Clinical Chemistry. Xét nghiệm iốt niệu ở Khoa Hoá sinh BVNT đã giúp nhiều học viên cao học và nghiên cứu sinh có thêm được một chỉ tiêu nghiên cứu không thể thiếu được là iốt niệu trong các luận văn,
  10. luận án liên quan tới PCCRLTI. Nhờ công trình nghiên cứu này là chủ yếu, BS. Dũng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 1997. Sau đó qua một vài lần ngoại kiểm tra với các labo iốt niệu chuẩn quốc tế do ICCIDD và UNICEF tổ chức, với kết quả hầu như không có sự khác biệt nào đáng kể, UNICEF và Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia PCCRLTI đã mở thêm các labo iốt niệu khác ở Việt Nam như Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn. Từ năm 1996 đến nay, chúng ta không phải gửi hàng vạn mẫu nước tiểu ra nước ngoài nhờ định lượng iốt nữa vì chúng ta đã tự làm được xét nghiệm này. Để đảm bảo chất lượng xét
  11. nghiệm (cả iốt niệu và iốt muối) chúng ta kết hợp với UNICEF hàng năm tổ chức ngoại kiểm tra với các labo iốt chuẩn của họ. Riêng BS. Dũng năm 2000 được UNICEF cử làm chuyên gia sang giúp nước bạn Lào hoàn thiện labo iốt niệu. Câu chuyện triển khai về xét nghiệm iốt niệu không có gì to tát nhưng lại có những kỷ niệm thú vị. Các cán bộ tham gia triển khai và thực hiện xét nghiệm iốt niệu có một niềm vui nho nhỏ là đã đóng góp trí tuệ giải quyết khó khăn cho Nhà nước, tiết kiệm được ngân sách và để lại ấn tượng tốt đẹp cho những tổ chức quốc tế giúp Việt Nam PCCRLTI.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2