Câu hỏi tình huống "bồi thường thiệt hại do hành vi của người chưa thành niên"
lượt xem 39
download
1. Tình huống. A 11 tuổi là con của anh B chị C. Ngày 15/06/2010, A đá bóng dưới lòng đường cùng các bạn. Trong lúc thể hiện chân sút bóng với các bạn, trái bóng của A đã bay thẳng vào cửa kính nhà ông D làm kính vỡ tan. Thiệt hại ông D đi thay cửa kính mới (cùng loại với cửa kính cũ) hết 10.000.000 đồng. Ông D yêu cầu gia đình của A bồi thường thiệt hại mà A đã gây ra, số tiền 10.000.000 đồng. 2. Giải quyết tình huống. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi tình huống "bồi thường thiệt hại do hành vi của người chưa thành niên"
- 1. Tình huống. A 11 tuổi là con của anh B chị C. Ngày 15/06/2010, A đá bóng dưới lòng đường cùng các bạn. Trong lúc thể hiện chân sút bóng với các bạn, trái bóng của A đã bay thẳng vào cửa kính nhà ông D làm kính vỡ tan. Thiệt hại ông D đi thay cửa kính mới (cùng loại với cửa kính cũ) hết 10.000.000 đồng. Ông D yêu cầu gia đình của A bồi thường thiệt hại mà A đã gây ra, số tiền 10.000.000 đồng. 2. Giải quyết tình huống. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà m ình gây ra. Theo Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có 4 điều kiện sau: • Có thiệt hại xảy ra. • Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Có lỗi (vô ý hoặc cố ý) của người gây ra thiệt hại. • • Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Trong tình huống trên, hành vi đá bóng dưới lòng đường của A trái pháp luật và có lỗi, là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ông D. Vì v ậy, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Theo Điều 18 BLDS thì: “Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.” Mặt khác, căn cứ vào quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS: “Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà c òn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha mẹ không đủ 1
- để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng th ì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu trừ tr ường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.” Và theo quy định tại Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự”. Điều 17 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991 cũng quy định “Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy”. Điều 621 BLDS quy định về trường hợp người dưới 15 tuổi gây thi ệt h ại trong thời gian học tại trường, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác quản trực tiếp quản lý thì trường học, bệnh viện, tổ chức đó phải bồi thường thiệt hại xảy ra nếu không chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý. Do đó, với tình huống trên, A - 11 tuổi là người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi, không bị mất năng lực hành vi dân sự - con c ủa anh B chị C, không đang trong thời gian trực tiếp quản lý của trường học nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về anh B chị C. Bên cạnh đó, đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS còn quy định: “nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng th ì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu” . Do đó anh B chị C có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông D. Trong trường hợp, tài sản của anh chị không đủ, nếu A có tài sản riêng thì lấy tài s ản đó đ ể bù vào ph ần còn thiếu. Mặt khác, nếu ông D yêu cầu bồi thường mà anh B chị C không bồi thường thì ông D có quyền kiện đòi bồi thường thường thiệt hại là 10.000.000 đồng. Theo Nghị quyết số 03/2006 – HĐTPTANDTC ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán T òa án nhân dân tối cao về H ướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt h ại 2
- ngoài hợp đồng, thì: “trong trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 BLDS thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự” . Nên anh B chị C sẽ là bị đơn dân sự trước Tòa án khi ông D khởi kiện chứ không phải là A. 3. Nhận xét. Những người dưới 15 tuổi bao gồm những người không có năng lực hành vi dân sự (cá nhân chưa đủ 6 tuổi) chưa đủ lý trí để nhận biết hành vi của mình và hậu quả có thể xảy ra do hành vi của mình; và nh ững ng ười có năng lực hành vi dân sự một phần (cá nhân từ đủ 6 đến 15 tuổi ) kh ả năng nh ận thức đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong một giới h ạn nh ất đ ịnh do pháp luật dân sự quy định. Do đó, cá nhà làm luật đặc bi ệt chú trọng trách nhiệm của cha mẹ người dưới 15 tuổi và không có năng lực hành vi dân sự đối với hành vi gây thiệt hại của họ nên cha mẹ h ọ ph ải ch ịu trách nhi ệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm pháp l ý, không cần điều kiện lỗi của cha mẹ trong việc quản lý, giám sát hành vi c ủa con mình. Cha mẹ của người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự, cha mẹ là những người đại diện hợp pháp đương nhiên cho con, cha m ẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi gây thi ệt h ại c ủa con; còn chính cá nhân gây thiệt hại lại không có năng l ực hành vi t ố t ụng dân s ự trước Tòa án. Tuy nhiên, luật cũng quy định thêm tr ường hợp nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người con dưới 15 tuổi đó có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Lấy tài sản riêng của con để bổ sung cho phần cha mẹ còn thiếu không có nghĩa là trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người con. Bởi trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn luôn thuộc về cha mẹ, chủ th ể trong quan hệ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại này là cha mẹ người gây thiệt hại. Vi ệc 3
- lấy tài sản của con dưới 15 tuổi trực tiếp gây ra thi ệt h ại đ ể kh ắc ph ục cho phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của ng ười bị thiệt hại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật dân sự 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991. 2. Nghị quyết số 03/2006 – HĐTPTANDTC ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về H ướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự (tập 2), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008. 4. Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự (tập 2), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010. 5. TS. Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Hà Nội, 2009. 6. Nguyễn Minh Thư, Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân, Hà Nội, 2010. 7. TS. Trần Thị Huệ - TS. Vũ Thị Hải Yến – Th.S Vũ Th ị Hồng Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008. 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009
39 p | 663 | 307
-
Luận văn: Ô nhiễm môi trường
49 p | 1678 | 168
-
Đê2 Tài: Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc.
18 p | 280 | 78
-
Luận văn : Vai trò của UBND cấp tỉnh trong việc triển khai thực hiện dự án thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư Thực tiễn tại Thành phố Cần Thơ
72 p | 163 | 34
-
Luận văn: HOÀN THIệN VÀ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ BÁN DẪN, ĐO LƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐIệN CƠ PHÁT MINH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
65 p | 104 | 28
-
Luận văn: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay
117 p | 112 | 23
-
Báo cáo khoa học: "TÍNH KẾT CẤU VỎ HẦM VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT DỊ HƯỚNG"
5 p | 96 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng nguyên tắc đảm bảo lợi ích thỏa đáng cho người dân bị thu hồi quyền sử dụng đất, áp dụng thực tế tại khu đô thị mới An Phú - An Khánh Quận 2 Thành Phố Hồ Chí Minh
72 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập sản xuất xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
95 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
93 p | 33 | 7
-
Báo cáo khoa học: "TÍNH CỌC ĐƠN TRONG NỀN ĐẤT VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT DỊ HƯỚNG"
7 p | 85 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá tác động của việc thu hồi đất đến các hộ nuôi trồng thủy sản tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
123 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam
88 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
75 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn