intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 5

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Phước Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

172
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 5', khoa học xã hội, hành chính - pháp luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 5

  1. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Trường hợp nào sau đây được coi là đồng phạm? a. Một người có năng lực TNHS và một người không có năng lực TNHS cố ý cùng thực hiện tội phạm. b. Một người đủ tuổi chịu TNHS và một người chưa đủ tuổi chịu TNHS cố ý cùng thực hiện tội phạm. c. Hai người đều có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS cùng thực hiện tội phạm. d. Không có trường hợp nào. 2. Trong số những tên sau đây, ai là người thực hành trong tội trộm cắp tài sản? a. M là tên cung cấp chiếc kìm cộng lực để cắt khóa. b. N là tên vạch kế hoạch trộm cắp và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó. c. P là tên dùng kìm cắt khóa cửa chui vào lấy trộm tài sản. d. Q là tên đã hứa hẹn trước là sẽ tiêu thụ tài sản. 3. Trong số những tên sau đây, ai là người giúp sức trong tội giết người? a. S là tên ôm giữ nạn nhân để T dùng dao đâm vào cổ nạn nhân. b. T là tên dùng dao đâm chết nạn nhân. c. V là được giao nhiệm vụ xóa dấu vết. d. X là tên thúc đẩy T giết nạn nhân. 4. Vụ án nào sau đây là vụ đồng phạm giản đơn? a. H quật ngã nạn nhân xuống đất để cho K dùng dao đâm b. H cung cấp súng để K bắn chết nạn nhân. c. H hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tài sản mà K trộm cắp được d. Không có vụ nào thuộc hình thức này. 5. Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là: a. Những tình tiết làm cho người phạm tội trở thành không có lỗi. b. Những tình tiết làm cho người phạm tội mất năng lực TNHS. c. Những tình tiết làm cho hành vi mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của nó. d. Những tình tiết làm giảm đi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. 6. Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là: a. Hành vi xâm hại thật sự chưa xảy ra. b. Hành vi xâm hại thật sự đã kết thúc. c. Hành vi xâm hại đang xảy ra. d. Ý định phạm tội đang tồn tại. 7. Nội dung của phòng vệ chính đáng được biểu hiện ở việc: a. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hại. b. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho người không có hành vi xâm hại. c. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho công c ụ ph ạm t ội mà ng ười xâm h ại đang sử dụng. d. Thiệt hại gây ra trong phòng vệ chính đáng là thiệt hại gây ra cho chính người có hành vi phòng vệ. 8. Phòng vệ tưởng tượng là: a. Phòng vệ nhằm vào con người không có thật. b. Phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích không có thật. c. Không bị tấn công thật sự nhưng nhầm tưởng là có sự tấn công nên đã phòng vệ. d. Người phòng vệ tưởng mình đã gây ra thiệt hại nhưng thực tế không có thiệt hại ấy. 9. Khẳng định nào đúng? a. Việc phòng vệ cho dù là chính đáng nhưng nếu đã gây thi ệt hại thì người phòng v ệ v ẫn ph ải ch ịu TNHS. b. Gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người phòng vệ phải chịu TNHS. c. Mục đích của phòng vệ chính đáng là gây ra thiệt hại. d. Phòng vệ chính đáng là quyền tự xử của con người do pháp luật thừa nhận. 10. Thiệt hại mà người hành động trong tình thế cấp thiết gây ra so với thiệt h ại cần ngăn ngừa phải là:
  2. a. Ngang bằng nhau. b. Nhỏ hơn. c. Nhỏ nhất. d. Thế nào cũng được. 11. Khẳng định nào sau đây là một trong những đặc điểm của TNHS? a. TNHS phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. b. TNHS và hình phạt là 2 vấn đề tuy có liên quan mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất với nhau. c. Chỉ người nào phạm một tội quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự. d. Người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì phải chịu TNHS theo BLHS Việt Nam. 12. Cơ sở của TNHS là: a. Hành vi nguy hiểm cho xã hội. b. Lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. c. Cấu thành tội phạm. d. Hậu quả nguy hiểm do hành vi nguy hiểm cho xã hội đưa lại. 13. Đâu là khái niệm đúng về miễn trách nhiệm hình sự? a. Miễn TNHS là trường hợp không có TNHS. b. Miễn TNHS là trường hợp không có tội. c. Miễn TNHS là trường hợp người phạm tội không bị tòa án tuyên hình phạt. d. Miễn TNHS là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã phạm. 14. Điều kiện để được miễn hình phạt là: a. Phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. b. Đáng được khoan hồng đặc biệt. c. Chưa đến mức được miễn TNHS. d. Cả a, b và c. 15. Ngày 31 tháng 7 năm 2005, S phạm tội trộm cắp tài sản quy đ ịnh t ại kho ản 2 Đi ều 138 BLHS. Thời hiệu truy cứu TNHS đối với S được tính đến khi nào? (cho r ằng S có đ ầy đ ủ các đi ều ki ện khác) a. Ngày 31 tháng 7 năm 2010. b. Ngày 31 tháng 7 năm 2015. c. Ngày 31 tháng 7 năm 2020. d. Ngày 31 tháng 7 năm 2025. 16. Ngày 31 tháng 7 năm 2005, S phạm tội cố ý gây th ương tích quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều 104 BLHS. Đến khi nào thì S không bị truy cứu TNHS v ề t ội này? (cho r ằng S có đ ầy đ ủ các đi ều ki ện khác) a. Sau ngày 31 tháng 7 năm 2010. b. Sau ngày 31 tháng 7 năm 2015 c. Sau ngày 31 tháng 7 năm 2020. d. Sau ngày 31 tháng 7 năm 2025. 17. Ngày 31 tháng 7 năm 2005, S phạm tội cố ý gây th ương tích quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều 104 BLHS. Ngày 01 tháng 9 năm 2007, S lại ph ạm tội trộm c ắp tài s ản quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều 138 BLHS thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với S về tội cố ý gây thương tích được tính đến khi nào? a. Ngày 01 tháng 9 năm 2017. b. Ngày 31 tháng 7 năm 2015. c. Ngày 01 tháng 9 năm 2012. d. Ngày 31 tháng 7 năm 2010. 18. Khẳng định nào sau đây được coi là một trong những đặc điểm của hình phạt a. Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung b. Tính phải chịu hình phạt là một trong những đặc điểm của tội phạm. c. Hình phạt được quy định trong BLHS và do tòa án áp dụng. d. Không thể áp dụng hình phạt đối với người vi phạm pháp luật khác. 19. Mục đích của hình phạt là: a. Trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội. b. Ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới. c. Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. d. Cả a, b và c. 20. Các biện pháp tư pháp khác với hình phạt ở: a. Là biện pháp cưỡng chế nhưng không chỉ do tòa án quyết định. b. Không có mục đích trừng trị, chỉ có mục đích phòng ngừa. c. Không để lại án tích d. Cả a, b và c.
  3. Bài tập tình huống Tình huống 1: Nguyễn Văn A (21tuổi) và Trần Văn B (15 tuổi) r ủ nhau cùng th ực hi ện hành vi tr ộm c ắp tài sản của C. Tài sản bị A và B chiếm đoạt có giá trị 300 triệu đồng. Anh (chị) hãy: a. Phân tích các đặc điểm của đồng phạm, từ đó xác định A và B có đ ược xem là đ ồng ph ạm t ội tr ộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS hay không? b. Giả sử đây là một vụ đồng phạm và trong vụ này A dùng kìm c ộng lực c ắt khoá và sau đó A đ ứng ngoài canh gác cho B chui vào nhà C lấy tài sản. Hãy xác định vai trò của A và B c. Nếu A và B đã phá được két đựng tiền c ủa gia đình C nh ưng vì trong két không có ti ền nên chúng không chiếm đoạt được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tình huống 2: D, E, H, M là những thanh niên thích chơi bời và l ười lao đ ộng. Đ ể có ti ền ăn ch ơi, b ọn chúng rủ nhau thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của gia đình ông N. Bọn chúng ở bên ngoài ch ờ gia đình ông N đi ngủ rồi mới xâm nhập vào để chiếm đoạt tài sản. Đ ợi quá lâu, D b ực mình nói: “k ệ chúng mày, tao không làm vụ này nữa”, rồi bỏ đi. Sau đó, E, H và M xâm nhập đ ược vào nhà ông N. Trong lúc tìm kiếm tài sản có giá trị để chiếm đoạt H làm rơi bình hoa nên đã làm ông N th ức gi ấc. Th ấy ông N đ ịnh phản ứng, M đã dùng bức tượng đá trên bàn đập nhiều cái vào đầu ông N làm ông N chết. Hỏi: a. Đây có phải là vụ đồng phạm trộm cắp tài sản không? Tại sao?. b. D có được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao? c. E, H có phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với M về việc gây ra cái chết cho ông N không? Tại sao? Tình huống 3: Khoảng 22 giờ ngày 25 tháng 5, Lê Anh Khoa đi xe gắn máy đ ến đ ường 26 Khu dân c ư Bình Phú thuộc phường 10, quận 6, thành phố H gặp và vào cùng uống r ượu chung v ới nh ững thanh niên là bạn quen biết của Khoa gồm: Lê Thanh Phương, Từ Đ ức Ch ức, Than Ng ọc Đi ệp, Đoàn Văn Ti ến. Trong khi uống rượu giữa Khoa và anh Tiến có lời qua lại dẫn đến xích mích với nhau, anh Tiến đứng lên dùng chân đá vào mặt Khoa, Khoa té ngã ngữa về phía sau, nh ững ng ười cùng ng ồi u ống r ượu can ngăn nên không có xô xát xảy ra. Sau khi bị anh Tiến đánh, Khoa bỏ về nhà, khi soi gương thấy môi b ị rách, tức giận nên vào bếp lấy 01 (một) con dao Thái Lan có chiều dài kho ảng 20cm, nh ọn, cán b ằng nh ựa vàng, cất giấu trong lưng quần rồi chạy xe gắn máy đến đ ường 26 khu dân c ư Bình Phú tìm anh Ti ến đ ể tr ả thù. Khi đến nơi không thấy anh Tiến nên Khoa đến tr ước c ửa nhà anh Ti ến thì g ặp bà Đinh Th ị H ồng, mẹ của anh Tiến, bà Hồng khuyên can và xin Khoa bỏ qua cho anh Ti ến. Khoa nói rằng s ẽ không b ỏ qua và quay xe lại đường số 26. Khi đến giao lộ đường số 26 và đ ường 23, Khoa r ẽ vào đ ường s ố 23 thì g ặp anh Tiến cùng những người bạn của anh Tiến đang đi v ề h ướng ngược chi ều v ới Khoa. Khoa d ừng xe dùng dao tấn công anh Tiến, anh Phương phát hi ện và kéo tay anh Ti ến ch ạy v ề đ ường s ố 26. Khoa ti ếp tục đuổi theo, khi đến trước cửa quán cà phê số 178 thì Ti ến b ị v ấp và té ng ửa. Khoa đâm th ẳng m ột nhát mạnh vào ngực của Tiến, anh Tiến ngồi ôm chân Khoa và b ị Khoa đâm ti ếp m ột nhát m ạnh vào l ưng anh Tiến rồi Khoa vứt dao bỏ lại hiện trường, lên xe tẩu thoát. Ngay sau đó anh Ti ến đ ược gia đình và qu ần chúng xung quanh đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tại Bản Giám đ ịnh pháp y s ố 969/TT.04 ngày 21 tháng 7, Tổ chức Giám định pháp y thuộc Sở y tế thành phố H kết luận: "Vết thương thấu ngực rách thuỳ dưới phổi phải, đứt động mạch, tỉnh mạch thuỳ dưới phổi trái, đã mỗ lồng ngực khâu v ết th ương dẫn lưu hai bên, hiện sẹo đâm ở ngực, lưng ổn định. Tỉ lệ th ương tật toàn b ộ là 28%". Sau khi gây án, Lê Anh Khoa chạy xe đến nhà bạn là Nguyễn Ngọc Hoàng Linh t ại ấp 1, xã An Phú Tây, huy ện B, thành phố H. Tại đây, Khoa kể lại toàn bộ sự việc của Khoa cho Linh bi ết và trong lúc dùng dao đâm anh Ti ến, Khoa sơ xuất làm đứt tay của mình ra nhiều máu. Linh đã dùng xe chở Khoa về nhà mẹ ruột c ủa Khoa xin tiền rồi đến Trung tâm y tế huyện B khâu vết thương. Sau khi khâu vết thương, Khoa ti ếp t ục v ề nhà Linh ngủ qua đêm. Sáng 26 tháng 5, Khoa đi chơi đến khoảng 20 gi ờ cùng ngày thì tr ở l ại nhà Linh và cùng uống rượu với Linh. Khoảng 23 giờ cùng ngày, bà M ỹ là m ẹ c ủa Khoa đ ến khuyên Khoa ra đ ầu thú, nhưng Khoa không đầu thú mà xin 400.000 đồng để bỏ trốn về quê ngo ại. Đến ngày 30 tháng 5 Công an quận 6 đã bắt giữ Khoa để điều tra xử lý. Hỏi:
  4. a. Hành vi của Lê Anh Khoa gây thương tích cho Tiến có được coi là phòng v ệ chính đáng không? T ại sao? b. Giả sử Lê Anh Khoa nhờ Lê Thanh Phương, Từ Đức Chức, Than Ngọc Đi ệp giúp mình đánh Ti ến và 3 người này cũng đồng ý. Bốn tên thoả thuận chỉ đánh cho Tiến “đau đòn” chứ không đ ược đánh chết. H ọ đuổi theo Tiến đến trước cửa quán cà phê số 178 thì Tiến bị vấp và té ngửa thì cả b ọn xông vào đ ấm, đá túi bụi. Khi Tiến dùng tay ôm đầu để tránh đòn thì Khoa bất ngờ rút dao mang theo ng ười đâm ch ết Ti ến. Trường hợp này có phải đồng phạm không? Ai (những ai) trong s ố h ọ ph ải ch ịu TNHS v ề cái ch ết c ủa Tiến? Tại sao? Tình huống 4: Ngày 18/4/2004, A ngủ trưa quên khóa cửa nên bị mất chi ếc xe đ ạp Nhật tr ị giá 3 tri ệu đồng. Để tìm lại chiếc xe của mình, A rủ B là hàng xóm t ới các c ửa hàng bán xe cũ tìm l ại chi ếc xe đã mất. Khi cả 2 tới cửa hàng của T thì phát hiện có chiếc xe đạp c ủa A. Sau khi xin l ại chi ếc xe không được, A đã xông vào gây thương tích cho T. Tỷ lệ thương tật là 9%. Có 2 ý kiến xung quanh vụ này a. Hành động của A được coi là phòng vệ chính đáng vỡ A đã gây thi ết hại đ ể b ảo vệ l ợi ích chính đáng của minh b. Hành động của A được coi là tình thế cấp thiết vì trong tr ường h ợp c ụ th ể này A không còn cách nào khác là phải gây ra thiệt hại để bảo vệ lợi ích của mình, nếu không thì T sẽ bán mất chiếc xe đó. Ý kiến của Anh/Chị về vụ này ra sao? Tình huống 5: A và B cùng nhau xẻ rãnh qua đường (tỉnh lộ) để tát nước vào ruộng. Sau khi tát n ước xong, do trời tối, cả A và B cùng vội về nhà nên rãnh sâu ngang m ặt đ ường (do A, B đào) đã không đ ược lấp lại. Khoảng 10 giờ đêm hôm đó có người đi xe gắn máy trên đo ạn đ ường này do lao vào rãnh n ước này nên bị ngã đập đầu xuống đường dẫn đến tử vong. A và B có b ị coi là đ ồng ph ạm trong v ụ gây tai nạn dẫn đến chết người này không? Tại sao? Tình huống 6: Ngô Sĩ Đệ là con trai bà Xứng và Phan Đức Huynh là người cùng xóm. C ả hai thanh niên này lười biếng và hư hỏng. Bà Xứng cho rằng con mình hư là do Huynh r ủ rê lôi kéo nên bà X ứng đã nhiều lần chửi Huynh. Hồi 14 giờ ngày 8/4, bà Xứng thấy Huynh đi qua, bà đã lên ti ếng ch ửi Huynh nhưng Huynh cãi lại, bà chỉ vào mặt Huynh nói: “Mày ph ải đ ể cho th ằng Th ức (con r ể bà X ứng) nó tr ị mày mới được”, Huynh đáp lại: “Thằng Thức nhà bà là cái quái gì mà bà đ ưa nó ra do ạ tôi”, l ời qua ti ếng lại một lúc, cả hai người bỏ về. Đến 18 giờ cùng ngày, ăn c ơm xong, Huynh c ầm con dao nh ọn nh ỏ thường dùng để vót tăm sang nhà Đệ xem Đệ chữa xe đạp. Lúc này, Thức từ trong nhà Đệ đi ra và chỉ vào mặt Huynh nói: “Lúc chiều mày nói tao cái gì?” và xông vào tát vào m ặt Huynh m ấy cái, ti ếp đó, Th ức l ại lấy cái bơm xe của Đệ định đập vào đầu Huynh nhưng bị ông Du ệ đang đ ứng g ần đó gi ật l ại, Th ức l ại xông vào đánh tiếp. Sẵn có con dao trong tay, Huynh đâm m ột nhát vào ngực Th ức r ồi b ỏ ch ạy. Nhát dao trúng tim làm Thức chết ngay tại chỗ. Vụ án hiện có ba quan điểm: a. Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. b. Hành vi của Huynh được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Theo anh (chị) quan điểm nào là hợp lý? Tại sao? Tình huống 7: Sau khi bàn nhau: “Bằng mọi giá phải chiếm đoạt được tài sản nhà ông Mia”, l ợi dụng đêm tối, vào lúc 23h30 ngày 28/11/2006 một nhóm 8 tên là Xai, In, Hưng, Khánh, Vĩnh, B ến, Long, Rúa b ịt kín mặt, có trang bị 2 khẩu súng tiểu liên AK47, 01 con dao găm, 02 cây g ậy xông vào nhà ông Mia (An Giang) trói và nhét giẻ vào mồm tất cả mọi người trong gia đình ông và dùng dao, búa c ạy phá hòm t ủ đ ể tìm kiếm tiền, vàng… Tuy nhiên, bọn chúng đã không tìm được gì ngoài chiếc đi ện tho ại di đ ộng và chiếc mũ bảo hiểm xe máy và chúng đã lấy những đồ vật này. Chúng v ừa b ước ra kh ỏi nhà thì ông Mia kêu cứu và tên Khánh quay lại bắn 3 viên đạn vào ông Mia làm ông chết ngay tại chỗ. a. Đây có phải là vụ đồng phạm không? Tại sao? b. Ai (những ai) phải chịu TNHS về cái chết của ông Mia? Tại sao? c. Giả sử rằng: Dù bị khống chế nhưng ông Mia chống c ự quyết li ệt và đã dùng dao đâm ch ết tên Khánh khi tên này doạ bắn ông thì hành vi gây ra cái chết cho Khánh có được coi là PVCĐ? Tại sao? Tình huống 8: Ngày 01 tháng 9 năm 2006, K phạm tội cướp tài sản quy đ ịnh t ại kho ản 1 Đi ều 133 BLHS và K bị cơ quan điều tra ra lệnh truy nã về tội này. Ngày 15 tháng 6 năm 2008 K b ị b ắt. Tr ước c ơ
  5. quan điều tra K khai thêm là ngày 31 tháng 12 năm 2004, K ph ạm t ội tr ộm c ắp tài s ản (700.000đ) nh ưng không bị phát hiện. Tội trộm cắp tài sản mà K đã phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi: a. Thời hiệu truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản, tội c ướp tài s ản đ ối v ới K đ ược tính đ ến khi nào? Hãy giải thích. b. Giả sử các vụ án trên sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 15 tháng 01 năm 2010 thì Toà án có th ể mi ễn TNHS về tội trộm cắp tài sản mà K đã phạm vào ngày 31 tháng 12 năm 2004 được không? Tại sao? Câu hỏi tự luận Câu 1. Phân biệt người thực hành ở dạng thứ hai với người xúi giục? Câu 2. Phân biệt hành vi giúp sức trong đồng phạm với hành vi che giấu và không tố giác tội phạm? Câu 3. Trong đồng phạm, chỉ người thực hành mới có thể thực hi ện hành vi ph ạm t ội c ủa mình b ằng không hành động. Hãy bình luận ý kiến trên. Câu 4. Người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm t ội mà có ch ỉ có th ể b ị truy cứu TNHS theo điều 250 BLHS. Khẳng định này đúng hay sai? Tại sao? Câu 5. Phân biệt các trường hợp phòng vệ quá sớm, phòng v ệ quá mu ộn, phòng v ệ chính đáng và v ượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Câu 6. Sự khác nhau giữa phòng vệ chính đáng và tình thế c ấp thi ết? Ch ỉ rõ c ơ sở lý lu ận c ủa nh ững điểm khác nhau đó? Câu 7. Tại sao hành vi chống trả của người phòng vệ phải nhằm vào chính người có hành vi t ấn công xâm hại các lợi ích được pháp luật bảo vệ mà không được nhằm vào người khác? Câu 8. Tại sao BLHS Việt Nam quy định: "người phòng vệ chính đáng ch ống tr ả l ại m ột cách c ần thi ết người đang có hành vi tấn công, còn người trong tình thế c ấp thi ết phải gây m ột thi ệt hại nh ỏ h ơn thi ệt hại cần ngăn ngừa (khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 BLHS"? Câu 9. Có ý kiến cho rằng: phòng vệ quá sớm, phòng vệ quá muộn, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là giống nhau vì đều không được coi là phòng vệ chính đáng và người có hành vi đều phải chịu TNHS. ý kiến của anh chị về vấn đề này như thế nào? Câu 10: Nêu và phân tích khái niệm TNHS. TNHS và hình ph ạt có ph ải là nh ững khái ni ệm có cùng n ội dung không? Tại sao? Câu 11: Nêu và phân tích khái niệm và mục đích của hình phạt. Nhận xét về mục đích của hình phạt. Câu 12: Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam bao gồm nh ững hình ph ạt nào? Các hình ph ạt đó được sắp xếp theo trật tự nào? Nhận xét về sự đa dạng c ủa h ệ th ống hình phạt theo quy đ ịnh c ủa B ộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999. Câu 13: So sánh trách nhiệm hình sự với hình phạt và các loại trách nhiệm pháp lý khác. Cho ví dụ. Câu 14: Phân tích các đặc điểm của hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam. Câu 15: So sánh hình phạt tiền trong Luật Hình sự Việt Nam với hình thức phạt ti ền trong Lu ật Hành chính Việt Nam. Cho ví dụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1