CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘNG KINH
lượt xem 20
download
Trong các ngày 22-26 tháng ba năm 2005, tại TP Hồ Chí Minh GS P Genton (Marseille, Pháp) đã tiến hành một khoá tập huấn về động kinh. Sau đây là các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức động kinh của GS P.Genton. Bạn hãy xem lần lượt và dùng bút ghi câu trả lời của mình thành một dãy (ví dụ: 1E, 2F và 2C...). Cuối cùng hãy so với đáp án ở cuối bài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘNG KINH
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘNG KINH Trong các ngày 22-26 tháng ba năm 2005, t ại TP Hồ Chí Minh GS P Genton (Marseille, Pháp) đã tiến hành một khoá tập huấn về động kinh. Sau đây là các câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức động kinh của GS P.Genton. Bạn hãy xem lần lượt và dùng bút ghi câu trả lời của mình thành một dãy (ví dụ: 1E, 2F và 2C...). Cuối cùng hãy so với đáp án ở cuối bài này. Câu 1: Theo lịch sử thì thuốc chống động kinh đầu tiên là thuốc nào (chọn 1): A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam
- Câu 2: Bạn kê toa Tégrétol, vậy bạn có biết thời gian bán hủy trong huyết tương của carbamazepine là bao nhiêu không (1 đáp án tốt nhất, và 1 đáp án tạm được): A- Khoảng 6 giờ B- Khoảng 18 giờ C- Khoảng 2 giờ D- Khoảng 48 giờ E- Khoảng 12 giờ F- Giảm lúc đầu, từ 30 xuống khoảng 12 giờ Câu 3: trong số các thuốc chống động kinh nêu dưới đây, những thuốc nào không có dạng tiêm (có thể 1 hay nhiều đáp án): A- Valproate B- Phénobarbital C- Topiramate D- Phénytoine E- Carbamazepine
- F- Diazepam Câu 4: Những biểu hiện nào trong số những biểu hiện dưới đây chỉ thấy có trong những cơn động kinh (có thể 1 hay nhiều đáp án): A- Đảo tròng mắt B- Sùi bọt mép C- Té ngã D- Tiểu không cầm được E- Cử động rung giật F- Những biểu hiện này không đặc hiệu Câu 5: Một bệnh nhân trẻ, bị những cơn động kinh loại nocturnal frontal, và nếu bạn có cơ hội chọn lựa, bạn sẽ kê toa ban đầu thuốc chống động kinh nào dưới đây (chọn 1): A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine
- E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 6: so với phenobarbital, valproate có những lợi điểm nào (có thể 1 hoặc nhiều đáp án): A- Không có hiện tượng cảm ứng men B- Không có phản ứng dị ứng da C- Không gây ngủ D- Không gây thấp khớp E- Hiệu quả hơn trên cơn vắng ý thức điển hình F- Hiệu quả hơn trên cơn cục bộ Câu 7: trong số những thuốc chống động kinh chính sau đây, thuốc n ào mà hiệu quả chống động kinh đã thật sự được phát hiện một cách tình cơ (chọn 1): A- Valproate B- Phénobarbital C- Ethanol
- D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 8: trong số những thuốc chống động kinh chính sau đây, thuốc (hay những thuốc) nào có nguy cơ gây ra dị ứng da lúc khởi đầu điều trị với mức ý nghĩa (trên 5% trường hợp): A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 9: Điều nào sau đây là đúng: một cơn đơn thuần vận động có nguồn gốc từ A- Chẩm B- Thái dương
- C- Đỉnh D- Rãnh Rolando E- Trước trán F- toàn thể hóa Câu 10: Công thức phân tử này là của thuốc chống động kinh nào A- Valproate B- Phénobarbital C- Lamotrigine D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam
- Câu 11: Một phụ nữ trẻ có 3 cơn co cứng - co giật toàn thể xảy ra vào buổi sáng gần như ngay sau khi thức dậy trong 2 tháng qua, điều trị bằng gardenal nhưng không hiệu quả. Bạn sẽ thử chọn ưu tiên thuốc nào (chọn 1) A- Valproate B- Clonazepam C- Không điều trị D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Ethosuximide Câu 12: có 1 cô bé con bị những cơn absence điển hình (đôi khi không có EEG cũng dễ chẩn đoán nhầm), và bạn được phép chọn lựa, bạn muốn chọn thuốc nào để kê toa ban đầu (chọn 1) A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine
- E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 13: trong số những đặc tính nêu dưới đây, đặc tính (hay những đặc tính) nào là lợi điểm đối với một thuốc chống động kinh (chọn 1 hoặc vài đáp án) A- Thời gian bán hủy ngắn B- Hấp thu hoàn toàn C- Không chuyển hóa D- Chuyển hóa qua gan E- Gắn kết mạnh với protein F- Có hoạt tính cảm ứng men gan Câu 14: Hội chứng động kinh nào trong số những hội chứng nêu dưới đây có tiên lượng xấu nhất (chọn 1) A- Động kinh cơn vắng ở trẻ em B- Động kinh nhậy cảm với ánh sáng ở người trẻ C- Hội chứng West (co thắt ở trẻ em)
- D- Động kinh giật cơ ở thiếu niên E- Co giật do sốt F- Câu 15: Trong số các tiền sử dưới đây, hãy kể tiền sử (hay những tiền sử) nào biểu hiện như là một yếu tố nguy cơ tổn thương gan nặng khi dùng valproate (chọn 1 hoặc vài đáp án) A- Sốt rét B- Tiểu đường phụ thuộc insulin C- Viêm gan C đã lành D- Tuổi trên 20 E- Chậm phát triển tâm thần không giải thích được F- Tuổi dưới 2 tuổi Câu 16: công thức phân tử này là tương ứng với thuốc chống động kinh nào dưới đây
- A- Valproate B- Phénobarbital C- Lamotrigine D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 17: Nếu 1 trẻ em bị hội chứng động kinh vắng ý thức, thuốc (hay những loại thuốc) chống động kinh nào dưới đây làm nặng thêm cơn động kinh ? A- Valproate B- Phénobarbital C- Ethosuximide D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam
- Câu 18: so với phénobarbital, phénytoine có những lợi điểm nào (chọn 1 hoặc vài đáp án) ? A- Không có hiện tượng cảm ứng men gan B- Không gây dị ứng da C- Không gây ngủ D- Không gây thấp khớp E- Hiệu quả hơn trên cơn vắng điển hình F- Hiệu quả hơn trên cơn cục bộ Câu 19: Nếu một người nam trẻ bị những cơn động kinh kiểu giật cơ (juvenile myoclonic epilepsy - JME), và bạn có cơ hội chọn lựa, bạn sẽ kê toa thuốc nào hàng đầu (chọn 1) A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine E- Carbamazepine
- F- Diazepam Câu 20: Trong số những thuốc chống động kinh nêu dưới đây, hãy kể thuốc (hay những thuốc) nào có nguy cơ gây dị dạng bào thai kiểu gai sống nứt đôi (chọn 1 hoặc vài đáp án) ? A- Valproate B- Phénobarbital C- Bromures D- Phénytoine E- Carbamazepine F- Diazepam Câu 21: Ở 1 người lớn nặng 70 kg, khoẻ mạnh, tôi muốn kê toa valproate đơn độc, liều cuối cùng hàng ngày nhìn chung sẽ là (chọn 1): A- 200 mg B- 400 mg C- 500 mg D- 700 mg
- E- 1000 mg F- 2000 mg Câu 22: Bạn tiếp nhận 1 bệnh nhân, bệnh nhân này có 1 cơn động kinh co cứng - co giật toàn thể từ 1 tháng trước, sau khi bị 1 cú va đập mạnh ở đầu sau 1 giờ (một cú đánh vào đầu trong lúc gây gổ). Sau đó bệnh nhân thấy khoẻ nhưng vẫn lo ngại. Bạn quyết định (chọn 1 đáp án): A- Không điều trị B- Valproate C- Phénobarbital D- Clonazepam E- Liệu pháp tâm lý F- Thực hiện CT scaner não Câu 23: Tôi phải kê toa kết hợp Gardénal (PB) với Valproate (VPA) cho một bệnh nhân người lớn. Những tương tác thuốc nào có thể xảy ra ? (chọn 1 hay vài đáp án) A- Tăng nồng độ PB trong máu gây ngủ
- B- Độc thận với đái tháo nhạt C- Nguy cơ độc do VPA, dù dùng liều đúng D- Khó đạt được sự thấm thuốc VPA đầy đủ E- Nguy cơ dị ứng da nặng với VPA F- Giảm nồng độ PB dẫn tới nặng hơn bệnh động kinh Câu 24: Ở 1 người lớn nặng 70 kg, khoẻ mạnh, tôi muốn kê toa carbamazepine đơn độc, liều cuối cùng hàng ngày nhìn chung sẽ là (chọn 1): A- 100 mg B- 200 mg C- 400 mg D- 800 mg E- 1200 mg F- 2000 mg Câu 25: trong số những thuốc chống động kinh nêu dưới đây, thuốc (hay những thuốc) nào thường có những vấn đề về nhận thức và hành vi ở trẻ em (chọn 1 hoặc vài đáp án):
- A- Valproate B- Phénobarbital C- Phénytoine D- Clonazepam E- Carbamazepine F- Tất cả Câu 26: một bệnh nhân 24 tuổi đã được bạn kê toa VPA, trở lại bạn tái khám sau 24 tuần vì bệnh nhân bị run và viết khó chính xác (bệnh nhân là nhân viên kế toán). Mặt khác mọi thứ đều tốt. Bạn sẽ nói với bệnh nhân điều gì ? (chọn 1) A- Ngưng ngay VPA B- Hiện tượng này sẽ qua thôi, tiếp tục dùng thuốc như thế C- Phải ngưng uống rượu, vì rượu không tương hợp với VPA D- Sẽ giảm liều VPA, khi đó sẽ ổn thôi E- Phải làm xét nghiệm, có thể là bệnh Parkinson F- Hãy đến khám ở một bác sỹ tâm thần
- Câu 27: Tôi kê toa valproate cho một phụ nữ trẻ 19 tuổi sẽ lập gia đình trong 3 tháng tới, tôi buộc phải báo cho cô ấy biết (chọn 1) A- Nguy cơ dị dạng ở em bé B- Cô ấy không thể dùng thuốc ngừa thai C- Cô ấy không thể uống cà phê D- Nguy cơ thấp khớp E- Nguy cơ vô sinh F- Nguy cơ dị ứng da lúc khởi đầu điều trị Câu 28: một bệnh nhân nam 33 tuổi mập phì, được điều trị tâm thần phân liệt bằng thuốc hướng thần. Từ 3 tháng nay có 4 cơn té ngã kèm các cơn co giật, một lần tiểu không tự chủ, thường đều bắt đầu bằng ho. Chẩn đoán của bạn là (chọn 1) A- Cơn co cứng - co giật toàn thể B- Cơn vùng trán C- Cơn thái dương D- ngất E- cơn hysteria
- F- Câu 29: Trong số những hội chứng động kinh nêu dưới đây, hội chứng nào có tiên lượng tốt nhất ? (chọn 1) A- động kinh với các sóng kịch phát vùng Rolando ở trẻ em B- Hội chứng Lenox-Gastaut C- Động kinh giật cơ thiếu niên D- Động kinh thùy thái dương trong với xơ hóa hồi hải mã E- Động kinh giật cơ nặng ở nhũ nhi F- Trả lời: 1C, 2F (câu trả lời tốt nhất) và 2E (câu tạm được, cho nửa điểm). 3C và 3E, 4F, 5E, 6ABCDEF (tất cả đều đúng, nhưng valproate có 2 bất lợi so với phénobarbital là: đắt và thời gian bán hủy ngắn), 7A, 8E (phénobarbital và phénytoine cũng có nhưng với tỷ suất thấp hơn nhiều), 9D, 10F, 11A, 12A, 13B và 13C, 14C, 15E và 15F (nghi có bệnh chuyển hoá và tuổi nhỏ dưới 2 tuổi), 16A (thực ra là muối sodium của valproate), 17 D và 17E (phenobarbital cũng có thể nhưng chỉ ở liều cao), 18C và 18F, 19A, 20A và 20E, 21E, 22A, 23A và 23D, 24D hoặc 24E, 25B và 25D, 26D, 27A. 28D, 29A
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết mạch - mạch điện đơn giản - Nguyễn Trung Lập - 2
26 p | 100 | 13
-
LOẠI TÀI KHOẢN 3: THANH TOÁN
0 p | 79 | 9
-
PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN - PHẦN 3: TỔNG QUÁT VỀ CÁC CHỨNG BỆNH THẦN KINH – 7
16 p | 72 | 6
-
BẢO VỆ SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ SỨC KHỎE – 10
21 p | 137 | 6
-
CHĂM SÓC SỨC KHỎE - CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ CÁC BIẾN CHỨNG BẤT NGỜ - 1
16 p | 72 | 6
-
BẢO VỆ SỨC KHỎE - DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ SỨC KHỎE – 6
23 p | 92 | 5
-
PHÂN TÂM HỌC NHẬP MÔN - PHẦN 3: TỔNG QUÁT VỀ CÁC CHỨNG BỆNH THẦN KINH – 1
16 p | 79 | 5
-
CƠ THỂ NGƯỜI - BỘ NÃO VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐẠI NÃO – 2
25 p | 65 | 4
-
Phẫu thuật thần kinh: Phần 2
286 p | 65 | 4
-
SỨC KHỎE TRẺ EM - ĐOÁN BỆNH QUA MẮT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG LẠ - 4
15 p | 56 | 3
-
SỨC KHỎE TRẺ EM - ĐOÁN BỆNH QUA MẮT VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG LẠ - 1
15 p | 48 | 2
-
Phẫu thuật bệnh học thần kinh: Phần 2
285 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn