Câu hỏi và đáp án cuộc thi: "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển"
lượt xem 35
download
Tài liệu tham khảo về Câu hỏi và đáp án cuộc thi: "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển"...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi và đáp án cuộc thi: "Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển"
- Họ và tên:MAI VĂN TÔN Lớp :KT11B Trường :CĐKTCN_BẮC GIANG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CUỘC THI “HUYỀN THOẠI ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN” Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển; những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, Đó là những bến, bãi nào, ở đâu ? Trả lời: 1. Thực hiện chủ trương của Đảng và Quân uỷ Trung ương, ngày 19 tháng 5 năm 1959, “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” (đơn vị tiền thân của Đoàn 559) được thành lập. Ngày 1 tháng 6 năm 1959, Tiểu đoàn 301 trực thuộc “Đoàn 559” ra đời, tiểu đoàn có nhiệm vụ mở tuyến vận tải xuyên Trường Sơn để chi viện vũ khí, trang bị, lực lượng cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 năm 1959, Tiểu đoàn 603 được thành lập, có nhiệm vụ nghiên cứu tìm phương thức vận chuyển bằng đường biển chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam; Tiểu đoàn gồm 107 cán bộ, chiến sỹ, biên chế thành 2 đại đội, đứng quân tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Để giữ bí mật, Tiểu đoàn lấy tên là “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh”; được sự giúp đỡ của nhân dân và các lực lượng vũ trang địa phương, Tiểu đoàn nhanh chóng ổn định nơi ăn, ở và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho chuyến vượt biển đầu tiên vào Khu V. Phương tiện vận tải ban đầu của đơn vị là 4 chiếc thuyền gỗ, mỗi chiếc trọng tải từ 15 đến 20 tấn; thuyền có 2 đáy, phía dưới để vũ khí, phía trên để lưới và dụng cụ đánh cá, cải trang thành thuyền buồm đánh cá miền Nam. Từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1962, 5 thuyền của địa bàn Nam bộ đã ra tới miền Bắc. Những người con kiên trung của “Thành đồng Tổ quốc” (trong đó có 18 đảng viên) đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất BCHTW Đảng Lê Duẩn và các đồng chí trong Bộ chính trị, Quân ủy trung ương gặp mặt, ân cần thăm hỏi, động viên. Những chuyến thuyền từ Nam bộ vượt biển ra Bắc thành công là một trong những cơ sở quan trọng để xúc tiến việc thành lập đoàn vận tải thủy tiếp tế vũ khí cho miền Nam. Ngày 23/10/1961, Bộ tổng tư lệnh ra quyết định số 97/QP do thứ trưởng Hoàng Văn Thái ký thành lập đoàn 759 vận tải thủy do đồng chí Đoàn Hồng Phước làm trưởng đoàn.
- Quyết định thành lập đoàn 759 thể hiện tầm nhìn chiến lược và sáng tạo của Bộ chính trị mà trực tiếp là Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh. Sự ra đời của Đoàn 759 đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra bước phát triển mới của tuyến đường vận tải chiến lược trên biển. Ngày 23/10 trở thành ngày truyền thống của Đoàn 759 trước đây, Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay, đồng thời là Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển. 2. Trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước, đoàn 759 đã tổ chức hàng trăm chuyến tàu vào 19 bến của 9 tỉnh. Những bến tàu trên tuyến đường này như bến tàu không số được lịch sử ghi nhận là K15 Đồ Sơn (Hải Phòng), Lộc An – Sông Ray (Bà Rịa – Vũng Tàu), Vũng Rô (Phú Yên), Vàm Lũng (Cà Mau) đã trở thành những khu di tích lịch sử thu hút nhiều du khách và một số nơi đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Ngoài ra còn có các bến khác như Bạc Liêu, Lộ Diêu (Bình Định), Đạm Thủy (Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Rạch Kiến Vàng (Cà Mau), Trà Vinh, Bà Rịa… Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Trả lời: Đường Hồ Chí Minh trên biển đã hoàn thành trọn vẹn và đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến lược cho chiến trường miền Nam. Từ 1961 đến 1975, cán bộ, chiến sỹ trên tuyến vận tải biển đã vượt qua muôn vàn gian khổ, khắc phục khó khăn, mưu trí, dũng cảm, táo bạo; vượt qua súng to, gió lớn; vượt qua sự phong toả ác liệt, vây ráp gắt gao của kẻ thù. Hàng trăm lượt tàu đã ra khơi, hàng ngàn tấn vũ khí, hàng hóa, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Cùng với Đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn, Đường Hồ Chí Minh trên biển là một nét độc đáo, đặc sắc, sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; trở thành biểu tượng tự hào của cả dân tộc Việt Nam, hiện thân của ý chí khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; là trí tuệ, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; trong đó cán bộ, chiến sỹ Hải
- quân nhân dân Việt Nam, mà trực tiếp là Đoàn 759 trước đây, Đoàn vận tải quân sự 125 và Lữ đoàn 125 ngày nay là lực lượng nòng cốt. Thời gian sẽ qua đi, nhưng huyền thoại về Đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn mãi mãi ngời sáng trong trang sử oanh liệt của dân tộc ta như một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, Quân đội và Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng, tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Câu hỏi 3: Những thành tích cơ bản của Đoàn tàu không số trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước? Trả lời: Trong suốt 14 năm liên tục (1961-1975) tuyến “đường Hồ Chí Minh trên biển”, huyền thoại của bộ đội Hải quân đã có 1.789 chuyến tàu không số vận chuyển 150 ngàn tấn vũ khí trang bị và 80 ngàn lượt cán bộ, vượt qua hàng vạn hải lý, khắc phục hơn 4.000 quả thủy lôi, chống chọi hơn 20 cơn bão, chiến đấu hơn 30 lần với tàu địch, đánh trả 1.200 lần máy bay địch tập kích, bắn rơi 5 chiếc và bắn cháy nhiều tàu xuồng của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần chi viện đắc lực cho nhiều hướng chiến trường, nhiều chiến dịch lớn, nhiều địa bàn trọng yếu mà đường bộ chưa với tới được. Câu hỏi 4: Hãy cho biết về người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay? Hãy nêu một trong những chiến công của thuyền trưởng đó? Trả lời: Người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay là Đao Phan Vinh (thuộc Quần đảo Trường ̉ Sa), Đó là Nguyễn Phan Vinh (Quí dậu 1933 – Mậu thân 1968). Liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sinh năm 1933 tại thôn Bình Ninh, xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) ông tản cư vào sống ở Tam Kì đi học, là học sinh trường Trung học Tam Kì II (Tam Thái) tại làng Khánh Thọ. Đến năm 1954 đang giữa năm học của lớp 7 (tương đương lớp 9 bây giờ) ông xung phong nhạp ngũ, rồi tập kết ra miền Bắc. Đến năm 1963 ông là Trung úy thuyền trưởng hải quân. Đầu năm 1967 ông chỉ huy “Đoàn tàu không số” vượt đường Hồ Chí Minh hay đường Trường Sơn trên biển Đông với nhiệm vụ chuyên chở vũ khí quân dụng chi viện cho chiến trường miền Nam. Đến tháng 7 năm 1968 ông đã anh dũng vượt qua bao thử thách, gian khổ chỉ huy được 11 chuyến tàu hải quân tới đích an tòan.
- Ngày 27/2/1968, tàu 235 do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy rời quân cảng Hai Phong mang theo hơn 14 tấn vũ khí (chuyến thứ 11) vào ̉ ̀ Hòn Hèo, một căn cứ của quân và dân ta cách Nha Trang 12 km về phía bắc thuộc 2 xã Ninh Phước và Ninh Vân, huyện Ninh Hòa. 0h ngay 1/3/1968, khi ̀ vao gân đên bờ, tau 235 bị đich phat hiên và tân công ac liêt. Thuyên trưởng ̀ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̣ ̀ Nguyên Phan Vinh đã chỉ huy cac chiên sỹ trên tau chông trả quyêt liêt, nổ ̃ ́ ́ ̀ ́ ́ ̣ súng đến viên đạn cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay minh tự hủy, không để lại một chút dấu vết ... ̀ Ngày 25/8/1970, thuyền trưởng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Từ đó, tên đảo Phan Vinh được ghi trên bản đồ biển, đảo Việt Nam và trở thành niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Câu hỏi 5: Bạn có suy nghĩ gì về những con người, những chiến công và con đường huyền thoại trên biển mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh? (bài viết không quá 2000 từ). Trả lời: Thời gian đã qua đi nhưng những con người,những chiến công và con đường huyền thoại mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh vẫn còn mãi trong nhưng trang sử vàng của dân tộc Việt Nam,và chắc hẳn trong thâm tâm mỗi người Việt Nam chúng ta khi nhắc đến con đường huyền thoại mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh đều cảm thấy rất tự hào về những người anh hùng vì nước,vì dân hết lòng ra sức bảo vệ bình yên cho Tổ quốc.Họ đã anh dũng chiến đấu vì Tổ quốc,những chiến công của họ đã góp một phần vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc của toàn dân Việt Nam.Huyền thoại về đường Hồ Chí Minh không những là một thiên anh hùng ca bất tử,tô thắm truyền thống đánh giặc,giữ nước của dân tộc ta mà còn tiếp thêm sức mạnh cho mọi thế hệ phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
56 CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ ĐÁP ÁN MÔN TƯ TƯỞNG HCM (Phiên bản 2)
77 p | 1112 | 502
-
Sách hướng dẫn học: Triết học Mác Lenin
0 p | 908 | 314
-
Đáp án môn tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 622 | 273
-
10 vạn câu hỏi vì sao
384 p | 253 | 52
-
Bộ câu hỏi cuộc thi “Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam” năm 2020
12 p | 688 | 47
-
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 3
49 p | 217 | 47
-
Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX1.
4 p | 276 | 39
-
Hình ảnh “trăng” trong thơ thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
9 p | 134 | 22
-
Kế hoạch đào tạo ngành Lịch sử
187 p | 121 | 20
-
Hò giã gạo (Huế - I )
17 p | 202 | 14
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 10
10 p | 76 | 8
-
Bộ câu hỏi và gợi ý trả lời cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp
18 p | 79 | 6
-
Kỷ nguyên số: Giáo dục - Đào tạo kỹ năng và an sinh xã hội cho lao động nữ ở Việt Nam
9 p | 54 | 4
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 14 | 4
-
Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trường CĐSP Nghệ An đáp ứng nhu cầu đào tạo định hướng phù hợp chương trình giáo dục phổ thông mới
5 p | 33 | 2
-
Sử dụng phương pháp tích cực vào việc dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
3 p | 27 | 2
-
Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở An Giang trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996)
8 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn