Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 10
lượt xem 8
download
Thế là nước Pháp, ngay từ đầu đã lo đến sự "an ninh" ở châu Á nhiều hơn là đến danh dự phải tôn trọng chữ ký của mình trên các Hiệp định Genève. Đập lại luận điệu của phái cực hữu và của đảng xã hội S.F.I.O chỉ trích chính sách bỏ cuộc của mình, Chính phủ nêu lên câu hỏi: vậy thì các ngài có chính sách nào khác không ? Và phe đối lập đã đành phải trả lời là: không
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 10
- Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 7 Thế là nước Pháp, ngay từ đầu đã lo đến sự "an ninh" ở châu Á nhiều hơn là đến danh dự phải tôn trọng chữ ký của mình trên các Hiệp định Genève. Đập lại luận điệu của phái cực hữu và của đảng xã hội S.F.I.O chỉ trích chính sách bỏ cuộc của mình, Chính phủ nêu lên câu hỏi: vậy thì các ngài có chính sách nào khác không ? Và phe đối lập đã đành phải trả lời là: không. Vả chăng phe đối lập rồi sẽ được trấn an về những lợi ích kinh tế của Pháp ở Đông Dương, Bộ trưởng bộ các Quốc gia Liên hiệp đã có thể đoán chắc với các Nghị sĩ rằng: "Ở Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, mục tiêu của Chính phủ Pháp là giành được cho các công dânc ủa chúng ta những điều kiện đảm bảo ngang như những điều kiện đảm bảo mà họ đã được hưởng theo các
- hiệp ước ký những năm 1949 và 1950 (với Bảo Đại, chú thích của tác giả). Nhằm mục đích này nhiều hiệp định đã được ký kết trong mấy tháng qua với Chính phủ Ngô Đình Diệm. Chính phủ Pháp đã có những cuộc hội đàm song phương với Campuchia, Lào và Việt Nam nhằm thực hiện một cuộc chuyển tiếp êm thấm cho nền kinh tế của các nước này cũng như cho các quyền lợi tư nhân của Pháp. Đặc biệt là nhờ đạt được những biên thuế ưu tiên, các cuộc thương lượng này đảm bảo duy trì về cơ bản các luồng mậu dịch giữa nước Pháp và Đông Dương. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đã khẳng định họ không hề có ý định làm chuyển hướng những luồng mậu dịch này".[30] Những cuộc thương lượng song phương này giữa nước Pháp và chính quyền Diệm sẽ không diễn ra êm thấm. Chính phủ Pháp nhất quyết buộc phía đối tác phải trả giá càng cao càng tốt cho cái quyền thừa kế ưu tiên của người con trưởng; những con chủ bài chính mà họ nắm trong tay để thương lượng là sự có
- mặt của đội quân viễn chinh Pháp, những nhóm chính trị - tôn giáo được vũ trang mà bộ chỉ huy Pháp đã tài trợ và trang bị: Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo; chính quyền Diệm sẽ không bao giờ được yên tâm về sự ổn định của mình chừng nào còn có mặt những đội quân này trên lãnh thổ. Nhưng phía Diệm cũng không hoàn toàn trắng tay: sự ủng hộ của Hoa Kỳ mà họ đã nắm chắc ngăn không cho phép người Pháp lật đổ họ. Hơn nữa, các sĩ quan và thường dân Pháp không phải là không bực tức, thậm chí nổi giận mỗi khi nghe người Mỹ lên lớp về đạo lý cho nước Pháp, mà Hoa Kỳ kết tội là đã bị xơ cứng trong một chế độ thực dân lỗi thời, chẳng hiểu gì về sự diễn tiến của trào lưu lịch sử. Hãy nghe một thành viên Hoa Kỳ trong ủy ban của trường Đại học Michigan được phái sang Sài Gòn để giúp Diệm tổ chức bộ máy hành chính của mình, miêu tả chế độ của Pháp ở Đông Dương:
- "Sự cùng khổ đi đôi với những điều sỉ nhục. Một đất nước với đông đảo người biết chữ đã bị biến thành một quốc gia mà 80% dân số không biết đọc, biết viết. Các nhà nho theo khổng giáo vốn trước kia là những nhà lãnh đạo về chính trị và văn hóa của đất nước thì về sau bị họ rắp tâm làm cho biến mất, thế nhưng trong hàng chục năm trời, người ta quyết không cho người Việt Nam được hưởng một nền giáo dục hiện đại và khoa học, mà chỉ là một nền giáo dục lỗi thời, chất lượng lại rất tồi, và chỉ dành cho một thiểu số ít ỏi đến nực cười... Sự sỉ nhục dành cho những người Việt Nam có học đã sản sinh ra những nhà cách mạng, những lãnh tụ của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Cuộc đời cùng khổ của nông dân, và sau đó sự cùng khổ của những công nhân ở các hầm mỏ và đồn điền giải thích vì sao các cán bộ của phong trào dân tộc, sau mỗi lần thất bại lại
- có thể tiếp tục tiến công. Những người nắm quyền cai trị ở Pháp và chỉ huy ở Đông Dương không thuộc số những người có thể làm sáng tỏ cho thế giới hiểu được ít nhiều về lịch sử và tính chất dân tộc của Việt Nam. Họ đã bất lực không thể hiểu được rằng, đứng trên quan điểm lịch sử mà xét, muốn thủ tiêu phong trào giải phóng dân tộc là một điều vô vọng... Chính sách của nước Pháp đã nằm trong tay quyết định của những nhóm nhỏ nắm quyền lợi rất hùng hậu, nhưng cách nhìn thì hạn hẹp, họ đã chưa hề bao giờ dọn sạch mảnh đất mà đáng ra trên đó đã có thể xây dựng pháo đài chống Cộng sản ở Việt Nam[31]". ______________________________________ [30] Xem toàn văn trong Debats parlementaire (Biên bản các cuộc tranh luận ở Quốc hội), ngày 18 tháng 12 năm 1954. [31] The first five years of Viẹt Nam (Năm năm đầu
- tiên của Việt Nam) - Công trình tập thể của nhiều tác giả ở Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam. __________________ Những sĩ quan người Pháp bị buộc phải trao lại quyền chỉ huy và huấn luyện các đội quân người Việt Nam cho người Mỹ đều bầm gan tím mật nhìn người của Diệm làm lễ đốt phù hiệu của Pháp. Các cố đạo người Pháp từ chối không tham dự những buổi lễ được tổ chức để chào mừng hồng y giáo chủ Spellman. Về phần mình, Diệm vốn từng làm quan chức chế độ thực dân của Pháp, sau đó lại cộng tác với người Nhật, vì vậy y buộc phải dựng lên cho mình cái danh tiếng là nhà yêu nước không khoan nhượng. Cho nên, y đã cho mở một chiến dịch bài Pháp dữ dội trên báo chí của mình, đe dọa đánh vào những quyền lợi của Pháp. Trong suốt gần hai năm, các cuộc thương lượng giữa Pháp và Nam Việt Nam sẽ được đánh dấu bằng nhiều sự cố, và khi nổ ra cuộc
- nội chiến giữa chính quyền Diệm với các nhóm thân Pháp, Paris và Washington lại phải hợp tác với nhau để lập lại trật tự nhằm thực hiện một chính sách chung, một chính sách vạch ra thì dễ nhưng thực hành thì khó. Việc chuyển giao các thẩm quyền chuyên môn từ tay người Pháp cho chính quyền Diệm được thực hiện trôi chảy: lần lượt, các công sở đều được bàn giao cho các cố vấn Hoa Kỳ tự tay nắm lấy. Ngày 2 tháng 10 năm 1954, Tướng Ely trở về từ Washington đã đến Cannes để thông báo cho Bảo Đại biết về những ý định của Chính phủ Pháp. Ngày 10 tháng giêng năm 1955, viên tướng này tuyên bố với hãng thông tấn Pháp AFP: "Chính phủ Pháp mong muốn kết thúc những thương lượng song phương hiện đang còn dở dang. Mức độ nước Pháp sẽ tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trogn lĩnh
- vực kinh tế và văn hóa đương nhiên sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ Việt nam tỏ ra sẵn sàng đến đâu, đặc biệt là nền kinh tế tư nhân của Pháp sẽ tham gia như thế nào vào công cuộc phát triển đất nước này." Lời tuyên bố của Tướng Ely phản ánh rõ tính chất gay go của cuộc mặc cả, cũng như cho thấy mục tiêu chủ yếu của Chính phủ Pháp. Pháp đã đòi được Hoa Kỳ tài trợ một phần lớn những chi phí của đội quân viễn chinh trong năm 1955; ngày 30 tháng 12 năm 1954, Diệm buộc phải ký với Pháp một thỏa ước về kinh tế bảo đảm những quyền lợi về kinh tế và thương mại của Pháp. Đổi lại, Pháp chấp nhận chuyển giao ngay từ tháng Giêng năm 1955 Viện phát hành tiền tệ của các Quốc gia Liên hiệp (tức là ngân hàng Đông Dương trước kia), và sở giao dịch chứng khoán cho chính quyền Sài gòn. Cũng tháng Giêng năm 1955, Diệm giành được từ Pháp quyền trực tiếp kiểm soát các khoản tiền viện trợ của Hoa
- Kỳ. Nhưng ngày 7 tháng Giêng, cơ quan Hoa K ỳ quản lý viện trợ đã cho miền Nam Việt Nam khỏi bị bắt buộc phải chi tiêu ngay tại Mỹ các khoản tiền xin được bằng đô la Mỹ, thay cho điều kiện có hiệu lực cho đến lúc bấy giờ là phần lớn các khoản viện trợ của Mỹ phải được dùng để mua hàng ngay trên đất Mỹ. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ vẫn dành cho mình quyền thanh sát các khoản nhập khẩu của Nam Việt Nam. Các khoản thương lượng giữa Pháp và Nam Việt Nam, cũng như các cuộc trao đổi giữa Pháp và Hoa Kỳ cuối cùng đã đưa đến, vào những tháng đầu năm 1955, việc ký kết những thỏa ước về thuế quanvaf một hiệp định thương mại có giá trị trong vòng một năm. Điều làm các nhà kinh doanh người Pháp lo ngại nhất là sự cạnh tranh của hàng Mỹ và hàng Nhật Bản sẽ đánh tụt hẳn số lượng hàng hóa Pháp xuất khẩu sang Nam Việt Nam. Năm 1954, giá trị của
- khối hàng xuất khẩu này lên đến 82 tỷ franc Pháp (tuy nhiên, con số này đã tính cả những gì đã phải mua cho đội quân viễn chinh). Bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 năm 1950, các nhà xuất khẩu Pháp đã có được sự bảo đảm về thuế quan của chính phủ Diệm, và sự viện trợ về xuất khẩu từ phía Chính phủ Pháp. Những đồng đo la viện trợ Mỹ sẽ giúp Nam Việt Nam thanh toán các khoản họ mua ở Pháp. Theo một phương thức điều chỉnh được quy định, các nhà xuất khẩu Pháp sẽ được kho bạc Pháp trả không phải bằng đồng đô la Mỹ mà bằng đồng fran của Pháp, và kho bạc Pháp lại nhận được những đồng bạc của chính quyền Nam Việt Nam. Các xí nghiệp công nghiệp về thương mại Pháp ở Nam Việt Nam vẫn sẽ được tiếp tục hoạt động. Đặc biệt, quyền sở hữu của các công ty Pháp về các đồn điền cao su đã không bị xét lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử hình thành của miền nam Việt Nam
11 p | 252 | 74
-
Tìm hiểu Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay: Phần 2
84 p | 183 | 40
-
Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam
8 p | 184 | 36
-
Tìm hiểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1977): Phần 2
115 p | 149 | 34
-
Lịch sử Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam: Phần 1
331 p | 48 | 12
-
Văn hóa dân gian các vùng miền tại Việt Nam: Phần 1
71 p | 38 | 9
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8
11 p | 50 | 9
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 3
12 p | 87 | 9
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 7
7 p | 91 | 9
-
Đền thờ và thần mặt trời trong văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ
14 p | 87 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5
6 p | 78 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 6
11 p | 87 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - 2
6 p | 90 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1
7 p | 78 | 4
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1
4 p | 65 | 4
-
Người Nam Bộ với truyện và phim kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung
4 p | 43 | 3
-
Nửa thế kỉ phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam (từ 1960 đến nay)
5 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn