intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 6

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sẽ không đúng nếu tưởng tượng rằng, ở cấp Chính phủ có một cuộc đấu tranh hoặc công khai hoặc ngấm ngầm giữa Pháp và Hoa Kỳ về vấn đề Nam Việt Nam. Ở cấp này có một sự thỏa thuận cơ bản - chí ít từ năm 1954 cho đến thời điểm chúng tôi viết những dòng này. Nhưng sự thỏa thuận ở cấp cao nhất này không ngăn cản được ở cấp các bộ chỉ huy quân sự, những cấp hành chính địa phương, những doanh nghiệp thứ yếu, những nhân viên thừa hành nổ ra những xung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 6

  1. Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 6 Sẽ không đúng nếu tưởng tượng rằng, ở cấp Chính phủ có một cuộc đấu tranh hoặc công khai hoặc ngấm ngầm giữa Pháp và Hoa Kỳ về vấn đề Nam Việt Nam. Ở cấp này có một sự thỏa thuận cơ bản - chí ít từ năm 1954 cho đến thời điểm chúng tôi viết những dòng này. Nhưng sự thỏa thuận ở cấp cao nhất này không ngăn cản được ở cấp các bộ chỉ huy quân sự, những cấp hành chính địa phương, những doanh nghiệp thứ yếu, những nhân viên thừa hành nổ ra những xung đột đôi khi đầy kịch tính. Tường Navarre, nguyên Tổng tư lệnh quân sự Pháp ở Đông Dương, đã rất cay cú với người Mỹ ngay từ những ngày họ mới chỉ là những viên cố vấn bên cạnh Bộ chỉ huy Pháp: "Lạm dụng quyền điều tra mà ông ta có được nhờ các
  2. chức trách kiểm soát, sử dụng các khoản cho vay vật liệu chiến tranh do Hoa Kỳ cung cấp, ông ta (tức Tướng O'Daniel) đã tìm cách áp đặt quan điểm của mình trong tất cả mọi lĩnh vực... Những áp lực từ phía người Mỹ chẳng bao lâu đã mang tính chất những mệnh lệnh của người chủ nợ, càng khó chịu hơn nữa vì chúng trùng khớp với những khó khăn của ta về quân sự. Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, họ đã hiển nhiên lộ rõ rằng, thông qua vai trò của Tướng O'Daniel, để đổi lại sự tăng cường viện trợ mà chúng ta đã bắt buộc phải tăng thêm, Hoa Kỳ đã nhất quyết buộc chúng ta phải tuân theo các uan niệm của họ trên tất cả mọi phương diện. Nếu chúng ta không phản ứng lại thì chúng ta sẽ ngày càng trở thành những tên lính đánh thuê tầm thường. Tôi đã buộc lòng phải báo cho Paris biết rằng càng ngày tôi càng có cảm tưởng rằng ông chủ thật sự ở Đông Dương chính là người cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ, và về phần tôi, tôi không sẵn sàng chấp nhận điều đó.
  3. Người ta đã trả lời bằng cách khuyên tôi nên cố giữ những mối quan hệ "cá nhân" tốt đẹp với ông ta."[29] Tướng Navarre nói thêm rằng chỉ đến những tuần cuối nhiệm kỳ chỉ huy của mình, ông ta mới tình cờ biết được rằng Bộ Ngoại giao Pháp từ trước đã có những "cam kết" rồi. Vậy là trên bình diện quan hệ Pháp - Hoa Kỳ, chúng ta sắp sủa chứng kiến một sự thỏa thuận ở cấp Chính phủ về chính sách chung phải cùng nhau theo đuổi và những xung đột đôi khi gay gắt ở cấp thừa hành. Hơn nữa, các sĩ quan Pháp rồi sẽ tìm lại được vị trí chỉ huy của họ ở Pháp hay ở châu Phi, nhưng các nhóm người Việt thân Pháp đang cầm quyền bị hy sinh. Cuộc đấu tranh giữa Diệm và những nhóm này chẳng bao lâu đã mang tính chất một cuộc nội chiến, nhưng sự thỏa hiệp Pháp - Hoa Kỳ ở cấp thượng đỉnh làm tiêu tan mọi hy vọng của những người Việt thân Pháp, đảm bảo cho Diệm một trận thắng vốn đã định sẵn trong những hiệp định ký
  4. kết giữa Paris và Washington. Những cam kết của Chính phủ Pháp với Chính phủ Hoa Kỳ đã nhanh chóng bộc lộ sau đình chiến. Ngay từ ngày 23 tháng 7, Thủ tướng Mendes-France tuyên bố trước Quốc hội của Chính phủ Hoa Kỳ: "Sẽ không dung thứ cho bất cứ ai khác đến phá vỡ sự cân bằng và sẽ coi mọi hành động gây hấn xảy ra trong các khu vực được nêu là một sự đe dọa đối với hòa bình thế giới. Tôi không nghĩ rằng, Mendes-France nói tiếp, hạ thấp đến tối thiểu sự cam kết này là điều có lợi." _________________________________ [29] Tướng Navarre: Agonie de l'Indochine trang 137 (Đông Dương hấp hối). Ngày 30 tháng 8, Tướng Ely, Tổng chỉ huy đội quân viễn chinh Pháo, trong một tuyên bố với hãng thông tấn Pháp (Agence France - Press), giải thích rõ ràng chính sách của Pháp: "Chính sách của Pháp đối với
  5. nước Việt Nam dựa trên hai nguyên tắc sau đây: Độc lập hoàn toàn và ủng hộ toàn diện. Nước Pháp đã công nhận chỉ một Chính phủ duy nhất, tức là Chính phủ của nước Việt Nam quốc gia, và luôn luôn coi đó là Chính phủ hợp pháp của nước này." Thế là nước Pháp, kẻ đã ký đình chiến với Chính phủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lại chỉ thừa nhận chính quyền Diệm như là Chính phủ hợp pháp của Việt Nam trên toàn bộ lãnh thổ của mình. Sự nhân nhượng về chính trị này chẳng bao lâu sau đã đi kèm với những cam kết quân sự còn nghiêm trọng hơn nữa. Ngày 8 tháng 9 năm 1954, chỉ sau Hiệp định Genève mấy tuần lễ, nước Pháp đặt bút ký vào hiệp ước quân sự Đông Nam Á, chối bỏ một trong những điều khoản quan trọng nhất của các hiệp định vừa được ký tháng 7 trước đo. Ngày 27 tháng 9, một phái đoàn quan trọng của Pháp
  6. gồm các Bộ trưởng Guy la Chambre, Edgar Faure, Tướng Ely, đại sứ Henri Bonnet đến Washington để thương thảo với nhà đương chức Hoa Kỳ về chính sách chung của hai nước đối với Nam Việt Nam. Ngày 29, một thông cáo chung tuyên bố hai bên đã nhất trí hoàn toàn về những nguyên tắc và những mục tiêu cần phải đạt được và nhấn mạnh ý chí của hai nước Pháp và Hoa Kỳ quyết đảm bảo nền độc lập của Lào, Campuchia, và Việt Nam. Hoa kỳ cấp bổ sung một khoản đóng góp về tài chính để giúp duy trì đội quân viễn chinh của Pháp ở Đông Dương. Ngày 10 tháng 10, Bộ trưởng các quốc gia liên hiệp Guy la Chambre đến Sài Gòn, thông báo cho chính phủ Diệm biết về những gì đã được quyết định ở Washington. Ngay từ thời kỳ này, nguyên tắc về việc rút đội quân viễn chinh Pháp khỏi Đông Dương và việc chuyển giao các trách nhiệm chính trị và quân sự từ tay Pháp
  7. sang Hoa Kỳ đã được Chính phủ Pháp chấp nhận. Việc nước Pháp từ bỏ một xứ thuộc địa lâu đời với 12 triệu dân, cũng tức là từ bỏ vị trí quan trọng nhất của Pháp ở Thái Bình Dương và châu Á, một sự cố như thế đã diễn ra mà dư luận Pháp hầu như không hề hay biết. Những cuộc tranh luận ngày 17 tháng 12 năm 1954 tại Quốc hội đã cho phép vài Nghị sĩ Pháp nói lên nỗi niềm cay đắng của mình, và đồng thời cũng là dịp cho Chính phủ Pháp nói rõ thêm một đôi điều về chính sách của mình. __________________ Hướng tới Mendès-France, Nghị sĩ phái cực hữu Fréderic-Dupont nói: "Chúng tôi đã thấy ông lên đường (tới Washington) mà trong lòng đầy hy vọng... Chúng tôi đã nghĩ rằng, với tác phong, sự năng động của mình... ông có thể trở về và mang theo một giải pháp Pháp-Mỹ làm chúng tôi thỏa mãn... Thế nhưng, chúng tôi có cảm tưởng rằng, thực ra, ông đã trở về hoàn toàn ngả theo luận điểm
  8. của người Mỹ... Cho nên chúng tôi đầy thất vọng. Thế mà, nếu có một vấn đề mà người Mỹ đáng lý phải tỏ ra hiểu biết đối với chúng ta, thì đó là vấn đề Đông Dương. Ông có vẻ muốn trao hết cho người Mỹ." Ủy ban tài chính của QUốc hội, thông qua báo cáo viên của mình, cho rằng phải phong tỏa các khoản tín dụng cho Nam Việt Nam, bởi vì Chính phủ của Diệm là "một chính phủ tỏ ra hoàn toàn không hiệu quả, một Chính phủ, tôi xin nhắc lại, do Hoa Kỳ ủng hộ. Nam Việt Nam hiện cần phải có một Chính phủ mạnh, nhưng một Chính phủ như thế chỉ có thể có được nếu ở đấy bừng dậy một tinh thần đoàn kết dân tộc. Than ôi, chúng ta còn rất xa mới đạ được điều đó; Hoa Kỳ đã phạm phải những sai lầm nghiêm tọng." Guy la Chambre, nhân danh Chính phủ, đã trả lời phe
  9. đối lập như sau: "... Ngay từ năm 1953, họ (những đồng minh Hoa Kỳ của Pháp) đã có những trường hợp tỏ ra dè dặt không nói hết những gì họ nghĩ. Nhưng đến tháng 7 năm 1954 thì họ không còn úp mở nữa mà tuyên bố bảo lưu những ý kiến của họ khác với của chúng ta. Cụ thể hơn nữa, về vấn đề quân đội quốc gia của Việt Nam, người Mỹ không bằng lòng với những điều kiện mà chúng ta đã có để xây dựng và huấn luyện đội quân ấy. Những thất vọng của họ về vấn đề này có lẽ không thể không liên quan đến thái độ của họ cho đến lúc đó vẫn muốn gạt ra hoặc tỏ ý dè chừng với những người đứng đầu chính phủ Việt Nam dứt khoát thân Pháp... Vậy mà không những phải chung sức với nhau mà còn phải đi chung với nhau một đường lối chính trị... Nếu không tính đến tất cả những gì vừa mới nói ở trên thì chúng ta lại sa vào cái thế đơn thương độc mã ở Đông Dương, và cũng là chấp
  10. nhận nguy cơ phá vỡ khối đoàn kết của phương Tây. Nếu phá vỡ khối đoàn kết của họ thì tình thế còn nghiêm trọng hơn nữa. Bởi vì như thế đồng nghĩa với việc đặt lại vấn dề duy trì các mối quan hệ đồng minh của chúng ta, và những quan hệ đồng minh này lại bao trùm cả châu Âu và Viễn Đông. Chính phủ Việt Nam, qua lời đại sứ của họ ở Washington, đã không hề che giấu ý đồ muốn thúc đẩy nhanh nhịp độ hồi hương (của đội quân viễn chinh Pháp). trong những điều kiện như thế, Chính phủ Pháp ngay từ hôm nay, bắt đầu tổ chức và tiến hành việc giảm quân số của chúng ta." Thế là, chính sách đã được minh định rõ ràng. Đó là nhân sự đoàn kết của phương Tây, trao lại tất cả vào tay người Mỹ, hy sinh các nhóm thân Pháp, hồi hương quân đội Pháp; về hiệp ước SEATO, Guy la Chambre khẳng định:
  11. "Hẳn rằng đối với Nam Việt Nam, nhưng còn hơn nữa đối với Campuchia và Lào, hiệp ước này là thành quả quan trọng nhất mà chúng ta có được từ sau Genève, và đây là một bước quyết định trên con đường tiến tới tổ chức nền an ninh ở Đông Nam châu Á." __________________ __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2