intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

52
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày 20 tháng 5, bộ chỉ huy Pháp chấp nhận rút quân khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Sự rút lui của Pháp làm tất cả mọi trò vận động chính trị của Bảo Đại và các giáo phái trở nên vô hiệu, trong khi cuộc tiến công về quân sự và chính trị của Diệm cứ dần dần lấn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8

  1. Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8 Ngày 20 tháng 5, bộ chỉ huy Pháp chấp nhận rút quân khỏi khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Sự rút lui của Pháp làm tất cả mọi trò vận động chính trị của Bảo Đại và các giáo phái trở nên vô hiệu, trong khi cuộc tiến công về quân sự và chính trị của Diệm cứ dần dần lấn tới. Ngay từ ngày 23 tháng 4, vẫn luôn luôn tuân theo sự chỉ dẫn của ê-kíp cố vấn đến từ trường đại học Michigan, Diệm đã lần lượt tung ra nhiều sáng kiến chính trị. Y thông báo sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân và tổng tuyển cử trong vòng ba đến bốn tháng tới. Ngày 30 cùng tháng, y triệu tập một "Đại hội của các Lực lượng cách mạng dân chủ của dân tộc". Đại hội này tuyên bố phế truất Bảo Đại, trao quyền cho Diệm thành lập chính phủ mới, chuẩn bị các cuộc tuyển cử và đòi quân đội Pháp phải rời khỏi Nam
  2. Việt Nam. Ngày 2 tháng 5, quân của Diệm đánh chiếm một trung tâm chống cự của Bình Xuyên trong thành phố Sài Gòn, trong khi bản thân Diệm buộc các viên tướng Lê văn Ty, Trần Văn Minh, Trần Văn Đôn, vốn là những tướng thân Pháp, ký vào một bức điện gửi cho Bảo Đại, tuyên bố họ chỉ thừa nhận Diệm mà thôi. Ngày 4 tháng 5, trong một trận đánh chống quân Bình Xuyên, Diệm bố trí cho ám sát viên tướng Cao Đài đã chạy sang hàng ngũ mình là Trịnh Minh Thế. Những "Hội nghị đảng các cấp" được triệu tập ở Sài Gòn ngày 5 tháng 5, trong khi tại Chợ Lớn "Đại hội toàn quốc của các lực lượng cách mạng" một lần nữa ra tuyên bố phế truất Bảo Đại. Ngày 10 tháng 5, Diệm sắp xếp lại nội các của mình, thành lập một chính phủ gạt đi mọi phần tử thân Pháp. Hiệp ước Paris giữa Pháp và Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng của những phần tử này. Hoa Kỳ đã buộc Pháp không
  3. những phải ủng hộ Diệm một cách vô điều kiện, mà còn phải làm cho chỉ được hoạt động cầm chừng lấy lệ, phái đoàn Sainteny lúc bấy giờ đang thương lượng với chính phủ Bắc Việt Nam, từ bỏ tất cả mọi vị trí kinh tế và văn hóa của Pháp ở miền Bắc. Diệm lại tiếp tục đả kích bộ chỉ huy Pháp ở Sài Gòn và ngày 20 tháng 5, hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin tướng Ely yêu cầu được miễn nhiệm. Báo chí Pháp đã không che dấu sự cay đắng của mình: "Dù kết cục của trận đánh Sài Gòn có ra sao chăng nữa thì tại đây, chính nước Pháp mới là kẻ phải trả giá cho chiến dịch này. Các quan chức [Hoa Kỳ] bề ngoài có thể nương nhẹ Bảo Đại nhưng trong lời lẽ bình luận riêng của họ và trên các báo, ông ta bị phơi bày dưới những màu sắc đen tối nhất và tên của Bảo Đại bao giờ cũng được viết theo tính từ "French
  4. puppet" (bù nhìn của Pháp) để đối lập với thành ngữ "American backed Diệm" (Diệm được Hoa Kỳ ủng hộ). Như vậy, trước dư luận Hoa Kỳ, người Pháp hiện ra như kẻ nâng đỡ những phần tử thối nát ở Việt Nam nhằm nuôi hy vọng duy trì một chế độ thực dân lỗi thời."[33] ____________________________________ [33] Báo Pháp Le Monde, 2 tháng 5 năm 1955. Thế là đối với các giáo phái, chỉ còn cách đánh để dọn đường rút lui. Bị mất sự ủng hộ của Pháp, các lực lượng vũ trang này cũng không thể dựa vào dân chúng vốn căm ghét họ. Nào "tướng" nào "tá" hùa nhau hạ cờ quy phục. Ngày 8 tháng 6, đến lượt tướng Nguyễn Giác Ngộ, rồi ngày 15 là tướng Lâm Thành Nguyên, đội quân Hòa Hảo của Trần Văn Soái cũng bị rối loạn tổ chức vì nhiều viên tá, tướng đã cạn tiền, cũng đào ngũ... Chỉ còn lại một số ít kẻ quyết đánh đến cùng, đặc biệt là Ba Cụt. Ngày 6 tháng 6, 30 tiểu
  5. đoàn mở cuộc tiến công lớn trong khu vực phía tây của đồng bằng sông Cửu Long nhằm kết thúc gọn các cuộc hành quân đã bắt đầu từ ngày 25 tháng 5. Thế nhưng, mặc dù quân Hòa Hảo đã bị suy yếu đến cực độ, các đội quân của Diệm cũng không thể đánh thắng được họ ngay lập tức. Các viên tướng cũ Hinh và Nguyễn Văn Vỹ đã thoát ra ngoài để chiến đấu bên cạnh quân Hòa Hảo. Những cuộc đụng độ giữa quân Hòa Hảo và quân của Diệm cứ tiếp tục mãi cho đến năm 1956, tướng Hòa Hảo Trần Văn Soái về với Diệm, ngày 14 tháng 4, Ba Cụt bị bắt và bị chặt đầu. Quân Bình Xuyên về phần mình, đã rút vào Rừng Sát cách Sài Gòn 15 cây số, với những vũ khí nhẹ và quân số khoảng 1500 người. Ngày 30 tháng 9 năm 1955, năm tiểu đoàn bộ binh, hai tiểu đoàn dù và một tiểu đoàn thủy quân lục chiến bứt đầu tiến công Rừng Sát. Các trận đánh diễn ra dọc theo sông Sài Gòn cho đến tận mũi Saint-Jacques, kéo dài trong một tháng. Cuối tháng 10 thì chiến dịch kết thúc: Các thủ lĩnh
  6. Bình Xuyên bỏ chạy sang Pháp tị nạn. Những thủ lĩnh Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên hoặc đã chạy sang hàng ngũ của Diệm hoặc bị bắt đều lần lượt bị đem ra xử, bị kết án và bị thủ tiêu. Giáo hoàng Cao Đài Phạm Công Tắc, vào tháng 2 năm đó, chạy thoát được sang Campuchia, và ít lâu sau đã chết tại đó. Còn lại một mình, Diệm nắm quyền đúng như ý muốn của người Mỹ. Ngày 6 tháng 8 năm 1955, nước Pháp ký với Diệm một hiệp định về vấn đề quốc tịch nhằm giải quyết tình trạng của 7000 người Việt Nam thân Pháp trước đó đã được hưởng tư cách là công dân Pháp và cho đến lúc bấy giờ vẫn là những người ủng hộ trung thành nhất của Pháp ở Việt Nam. Những người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch Pháp phải lựa chọn, trong thời hạn sáu tháng, nếu chọn quốc tịch Pháp thì họ không còn có thể tham gia bộ máy chính quyền Việt Nam. Điều khoản này liên quan đến nhiều viên tướng, sũ quan,
  7. bộ trưởng, đại sứ, công chức cao cấp của Diệm, cho phép Diệm loại ra khỏi chính phủ của mình rất nhiều phần tử chống đối, mà Việc duy nhất còn lại với Diệm là điều đình với Pháp về vấn đề rút quân viễn chinh Pháp và vấn đề quan hệ kinh tế giữa hai nước. Vấn đề rút đội quân viễn chinh được phía Pháp chấp nhận một cách dễ dàng, bởi nước Pháp chẳng uốn phải có mặt ở cuộc hẹn vào tháng 7 năm 1956, hạn cuối cùng của việc thi hành các Hiệp định Genève, vả chăng từ đấy trở đi, Pháp lại cần phải có quân để đổ vào cuộc chiến ở Algérie. Tướng Ely vì không thể thỏa thuận được với người Mỹ và Diệm, đã rời Sài Gòn ngày 20 tháng 6, và được thay thế bằng một viên đại sứ. Từ tháng 6 đến tháng 9, một phái đoàn Nam Việt Nam gồm có Nguyễn Hữu Châu - Quốc vụ khanh, Trần Trung Dung - Bộ trưởng quốc phòng và Nhu - em của Diệm, lưu lại ở Pháp để thương lượng.Bối cảnh tình
  8. hình lúc bấy giờ được hãng thông tấn AFP, trong một bản tin ngày 2 tháng 7, mô tả như sau: "Sau khi ông Dulles, người đã giúp cải thiện mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Pháp tại Việt Nam, đến Paris vào đầu tháng 5, việc chính phủ Sài Gòn gửi một phái viên tới Paris không phải là không có ích để giúp cho họ thấy rằng nước Pháp không hề có chút dè chừng nào đối với họ. Vấn đề quy chế của đội quân viễn chinh hình như đã không gặp phải khó khăn nào từ phía Pháp. Do vậy, các cuộc thương lượng về quân sự sắp được tiến hành." Ngày 2 tháng 8, chính phủ Pháp lại tiếp tục bỏ đồng franc Pháp ra mua đồng bạc để dùng cho chi phí của đội quân viễn chinh, như thế để miền Nam Việt Nam lại có thể tiếp tục mua hàng tại Pháp. Một thỏa ước về vấn đề này được ký ngày 17 tháng 8 giữa ngân khố Pháp và ngân khố Sài Gòn. Thế nhưng, ngày 29
  9. tháng 10, Diệm lại hủy bỏ hiệp định thương mại Pháp-Việt đã ký hồi tháng chạp năm 1954, viện cớ là Nam Việt Nam không có đủ đồng franc Pháp, sự khan hiếm này đã không thể bù lại bằng số đô la Mỹ của viện trợ Hoa Kỳ. Các nhà chức trách Hoa Kỳ abwts buộc hàng hóa mà Nam Việt Nam mua ở bên ngoài khu vực đồng đô la phải theo giá cạnh tranh, nhưng thực tế lại không phải như vậy, đặc biệt là đối với các hàng dệt của Pháp. Sự thực, trong một thông điệp trao ngày 30, chính phủ Nam Việt Nam, theo tin của AFP, đã đặt điều kiện tiên quyết cho các cuộc thương lượng về kinh tế, tài chính, quân sự và văn hóa với Pháp là chính phủ nước này, trước tiên phải chấp nhận, trong một lời mở đầu cho hiệp ước, xác định các mối quan hệ giữa nước Pháp với thế giới Cộng sản, đặc biệt là với Việt Minh. Thông điệp yêu cầu, cũng theo hãng AFP, chính phủ Pháp xác định rõ chính sách của mình phù hợp với chính sách của nước Việt Nam tự do đối với thế giới tự do và đe dọa
  10. sẽ không kéo dài các hiệp định về kinh tế và văn hóa. Đây thực sự là một tối hậu thư. Chính phủ Pháp nghiêng mình chấp nhận, bởi ở đằng sau Diệm, chính Hoa Kỳ mới là kẻ đưa ra bức tối hậu thư. Ngày 1 tháng giêng năm 1956, Nam Việt Nam rút khỏi khu vực đồng franc để gia nhập khu vực đồng đô la. ở Pháp, chính phủ Guy Mollet của đảng xã hội lên nắm quyền, ngày 23 tháng 2, trước Hội đồng nước cộng hòa, bộ trưởng ngoại giao của chính phủ này là Pineau tuyên bố: "Chúng ta đã cam kết với Hoa Kỳ rằng chúng ta ủng hộ ông Diệm. Tai họa là ở chỗ, sau khi đã cam kết rồi, mà có thể đây là một cam kết sai lầm, chúng ta lại không giữ đúng cam kết đó như đáng ra chúng ta phải làm. Từ nay về sau, có lẽ chúng ta sẽ bàn cãi quyết liệt hơn về những cam kết mà người ta yêu cầu đối với chúng ta, nhưng chí ít là, một khi đã cam kết rồi thì chúng ta sẽ giữu lời cam kết. Ở Nam Việt
  11. Nam, tình hình kinh tế của chúng ta đang xấu đi: Chúng ta đang ở giai đoạn thương lượng để có được quy chế tối huệ quốc. Hoa Kỳ đã phạm sai lầm là tìm cách loại bỏ nước Pháp." __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2