intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu trúc quyền lực trong tiểu thuyết Dự án cháy chợ của Trần Đạt Bạch Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này vận dụng phương pháp nghiên cứu cứu giới (thao tác phân tích trật tự giới) trên nền tảng lí thuyết của Raewyn Connell để xác định cấu trúc quyền lực trong tiểu thuyết “Dự án cháy chợ” của Trần Đạt Bạch Dương. Theo đó, cấu trúc quyền lực được thể hiện thông qua một hệ thống phân cấp giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu trúc quyền lực trong tiểu thuyết Dự án cháy chợ của Trần Đạt Bạch Dương

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG TIỂU THUYẾT DỰ ÁN CHÁY CHỢ CỦA TRẦN ĐẠT BẠCH DƯƠNG Huỳnh Xuân Quan Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Email: quanhuynh2811@gmail.com (Ngày nhận bài: 3/5/2024, ngày nhận bài chỉnh sửa: 7/6/2024, ngày duyệt đăng: 13/9/2024) TÓM TẮT Bài viết này vận dụng phương pháp nghiên cứu cứu giới (thao tác phân tích trật tự giới) trên nền tảng lí thuyết của Raewyn Connell để xác định cấu trúc quyền lực trong tiểu thuyết “Dự án cháy chợ” của Trần Đạt Bạch Dương. Theo đó, cấu trúc quyền lực được thể hiện thông qua một hệ thống phân cấp giới. Bên cạnh đó, tác giả cũng triển khai phân tích cách mà sở hữu quyền lực nam giới được tái thiết lập trong tác phẩm qua hai con đường: bạo lực và diễn ngôn quyền lực. Từ khóa: Trật tự giới, cấu trúc quyền lực, Dự án cháy chợ, Trần Đạt Bạch Dương 1. Dẫn nhập niệm của Matthews dừng lại ở một trật Khái niệm trật tự giới (gender tự dị tính, chưa đặt mối quan tâm đến order) được sử dụng lần đầu tiên bởi Jill vấn đề đa dạng tính dục và các cấu trúc Julius Mathews trong luận án tiến sĩ của quan hệ cũng chưa được nhà nghiên cứu bà về “Những người phụ nữ tốt và điên: làm rõ. Sự kiến tạo lịch sử của nữ tính ở Úc vào Trong công trình Gender and thế kỷ 20” (Good and Mad Women: Power được xuất bản lần đầu vào năm The Historical Construction of 1987, Raewyn Connell đã tích hợp khái Femininity in Twentieth Century niệm này vào trong lí thuyết xã hội học Australia), sau đó xuất bản thành sách của mình. Ở đây, bà cũng cho thấy trật vào năm 1984. Trong khái niệm của tự giới được thiết lập và tái tạo bởi sự Matthews có hai điểm quan trọng cần đan xen liên tục giữa ba cấu trúc: lao phải lưu ý khi tìm hiểu về trật tự giới. động, quyền lực và quan hệ tình cảm. Thứ nhất, trật tự giới là một hình thức ý Trong đó, “quyền lực, với tư cách là hệ (ideology). Hiểu đơn giản, trật tự một khía cạnh của giới, là trọng tâm của giới vốn dĩ không phải là một thực tiễn khái niệm chế độ gia trường khách quan mà là một cách nhìn nhận (patriarchy) trong phong trào Giải được hình thành bởi niềm tin, giá trị và phóng Phụ nữ” (Connell, 2009, tr. 76). chuẩn mực xã hội. Bằng sự lặp đi lặp Quyền lực tồn tại như một cấu trúc xã lại, trật tự giới đã thành công trong việc hội quan trọng, góp phần cấu thành và che giấu tính chất văn hóa - xã hội dưới duy trì trật tự giới diễn ra trong một xã vỏ bọc là các hình thức ứng xử tự nhiên hội nhất định. Để trả lời câu hỏi: “Thế phổ quát và xuyên lịch sử. Thứ hai, trật nào là cấu trúc quyền lực trong trật tự tự giới tồn tại như một cấu trúc các giới?”, Connell (1987) đã dẫn ra liên quan hệ. Nó định hình cách thức mà tiếp các sự kiện cụ thể như việc người mọi người hiểu về bản dạng giới của cha kiểm soát hôn nhân của con gái, họ, cũng như cách thức họ hành động hình sự hóa quan hệ tình dục đồng giới, và tương tác với nhau. Tuy nhiên, quan từ chối cho vay đối với một người phụ 104
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 nữ chưa chồng hay một nhóm đàn ông Dự án cháy chợ là tiểu thuyết đầu hiếp dâm người phụ nữ họ quen biết... tay của nhà văn trẻ Trần Đạt Bạch Nếu chỉ tập trung và xem xét các hành Dương. Tác phẩm lấy bối cảnh tại quận vi kể trên là một sự cố ngẫu nhiên, riêng 8 vào những năm 2017, được kể bởi lẻ thì chúng ta đã bỏ lỡ một bức tranh nhân vật dẫn chuyện tên Đạt vào ba toàn cảnh và rộng lớn hơn. Bởi lẽ, cấu năm sau. Tiểu thuyết xoay quanh diễn trúc quyền lực mang tính hệ thống. biến về một vụ hỏa hoạn tại khu chợ tự Chúng là tập hợp các quy tắc và chuẩn phát Cây Sung và những số phận tồn tại mực cho thấy sự ủng hộ với một nhóm nhờ nó. Hoàn cảnh sống của những nhất định (nam giới, người dị tính) hơn người nơi đây vô cùng đơn giản, không những nhóm khác trong cùng một xã có gì đặc biệt. Nhưng những gì mà họ hội (phụ nữ, người đồng tính). Sau đó, trải qua là sự khó khăn, bất hạnh trong trong Gender: In World Perspective những hoàn cảnh không hề đơn giản với (2009), bà tiếp tục chỉ ra ba chiều kích họ. Nhân vật Giang vì mẹ đề đóm mà quan trọng, góp phần hình thành, duy trì lâm cảnh nợ nần phải đi làm gái từ năm và phá hủy - thay đổi cấu trúc quyền mười sáu tuổi. Dì út Thi vì đẻ ra “một lực, bao gồm: trực tiếp, diễn ngôn và đám vịt trời”, không có con trai nối dõi thuộc địa. nên lão chồng đâm ra phẫn uất, uống Quyền lực là một vấn đề hết sức rượu say khướt suốt ngày đêm. Sau đó, phức tạp, có tác động tác động đan xen gia đình bể nợ phải trốn từ Mỹ Tho lên liên tục với các cấu trúc khác. Vì thế sống trong một khu ổ chuột ở Sài Gòn, khi phân tích, quyền lực nên được xem dì Út một mình phải nuôi năm sáu xét trong tương quan với hai cấu trúc miệng ăn trong nhà. Anh em Kiên và còn lại trong trật tự giới. Thao tác phân Định thì mồ côi từ nhỏ, tuy được dì Út tích này tương tự như cách nói của nhà cưu mang nhưng hóa ra cũng lại thêm nữ quyền luận da đen Kimberlé mấy mảnh đời túng thiếu. Họ đang sống Crenshaw (1989) khi bàn về tính liên trong cái hoàn cảnh mà chính họ cũng tầng (intersectionality) trong không muốn như thế. Họ kết thành Demarginalizing the Intersection of “đám bèo” trôi giữa dòng cuồn cuộn Race and Sex: A Black Feminist của cuộc đời để mong sao cho số phận Critique of AntiDiscrimination không vùi dập quá mức. Thế nhưng Doctrine, Feminist Theory and trong chính “đám bèo” ấy cũng có Antiracist Politics. Bất bình đẳng giới những thứ bậc, có những vai trò giới mà không chỉ được tạo ra từ tư duy nhị từng người phải mang theo trong chính phân tính nam/tính nữ mà còn tồn tại kiếp sống của mình. gắn kết trong nhiều sự phân biệt khác 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (da trắng/da đen, lành lặn/khuyết tật và Bài viết lựa chọn tiểu thuyết của người trẻ/người già...). Dựa trên cách Trần Đạt Bạch Dương là đối tượng phân tích như vậy, tác giả sẽ dễ dàng nghiên cứu vì: tiểu thuyết Dự án cháy nhìn nhận cách mà quyền lực được kiến chợ diễn tả lại một xã hội thu nhỏ với tạo, thực thi và duy trì. sự thể hiện tương đối đầy đủ đa dạng tính dục (dị tính, đồng tính, người 105
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 chuyển giới) thuộc về nhiều tầng lớp phụ nữ. Hầu hết quyền lực rơi vào tay khác nhau trong xã hội. Ngoài những nam giới và họ có quyền chi phối, kiểm chương chính, tiểu thuyết còn gồm các soát mọi mặt của đời sống xã hội. Các chương phụ kể về từng nhân vật, tạo nhân vật cấp cao trong xã hội của Dự án điều kiện cho họ bộc lộ nhiều hơn về cháy chợ đều là nam giới. Cha nuôi cuộc đời, tính cách. Qua đó, nhiều vấn thằng Huấn chưa lần nào phải xuất hiện đề về giới trong tiểu thuyết được bộc lộ. nhưng tất cả mọi chuyện đều nằm trong Nhờ vào lợi thế này, tiểu thuyết trở dự tính của lão khi mà “có đủ loại thành điển hình cho công việc nghiên người đến giải quyết thay, từ dân phòng cứu trật tự giới (hay nhỏ hơn là cấu trúc cho đến công an, đều là do ông ta cho quyền lực) trong sáng tác văn học. người sắp đặt” (Trần Đạt Bạch Dương, Thực hiện bài viết này, tác giả chủ 2023, tr. 37). Ông ta nắm quyền kiểm yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu soát tất cả các hoạt động trong khu chợ giới (thao tác phân tích trật tự giới). Cây Sung với hệ thống nhân sự dày đặc Đây là phương pháp trọng tâm, được sử được phân bổ làm việc từ cấp quản lí dụng xuyên suốt trong bài viết. Theo đến những tên đầu gấu sai vặt. “Mấy đó, người viết sử dụng hệ thống lí nơi ổ chuột này thì làm gì có lí thật sự, thuyết giới với thao tác phân tích trật tự người ta nói ‘cho thằng ngu trị thằng giới trên nền tảng lí thuyết của Connell. ngu, cho người nghèo trị người nghèo’, Trong đó, tác giả sử dụng các thuật ngữ đó là cách người ta thiết lập trật tự xã cơ bản như: ý hệ, khuôn mẫu, tính liên hội” (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, tr. tầng, lao động, quyền lực, tình cảm... để 38). Những người đàn ông ở cấp bậc phân tích, làm rõ cấu trúc quyền lực này có quyền thâu tóm mọi hoạt động (một phần của trật tự giới) tồn tại trong đời sống. Khi lão Hoan Phó bước ra tiểu thuyết Dự án cháy chợ của Trần khỏi cơ quan công an “mọi người trong Đạt Bạch Dương. cơ quan này đều cúi chào gã. Dáng vẻ 3. Kết quả nghiên cứu đó trông gần giống ông Bảo Nanh Heo 3.1. Phân cấp giới lúc trước, tính ra kẻ nào cũng có một 3.1.1. Một xã hội nam trị điều bộ phù hợp với vị trí của mình” Chế độ gia trưởng (patriarchy) xuất (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, tr. 199). phát ban đầu “có nghĩa là người đàn Mà đây cũng chỉ là bí danh của hắn, ông đứng đầu một đơn vị xã hội (gia người ta gọi Phó, vì sở dĩ bên trên còn đình hoặc bộ lạc chẳng hạn) sẽ cai trị tất có những người đàn ông sở hữu nhiều cả nam giới khác (đặc biệt là người trẻ lực hơn hắn ta. Đó là thế giới của cấu hơn), cộng với mọi phụ nữ và trẻ em” trúc thượng tầng khó lòng có sự xuất (Pilcher & Whelehan, 2022, tr. 59). Đây hiện của bất kì người phụ nữ nào. là một trong những khái niệm có lịch sử Cuộc chiến tranh giành quyền lực tồn tại lâu đời trong các nghiên cứu nữ luôn là cuộc chiến của đàn ông, vì vốn quyền về sự lệ thuộc của người nữ đối dĩ chỉ có họ được phép sở hữu quyền với người nam trong một xã hội nhất lực trong xã hội này. Vì thế trong thế định. Ở đó, nam giới luôn chuẩn mực giới ngầm của Dự án cháy chợ, các hoạt và họ có quyền kiểm soát cơ thể của động tranh chấp quyền lực đều do đàn 106
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 ông sắp đặt. Từ cuộc đánh nhau tranh không phải của đàn ông. Tư duy kiểu giành quyền lợi giữa bang Đông và này đã hòa làm một với đời sống văn bang Tây trong quá khứ cho đến cuộc hóa - tinh thần và tín ngưỡng tâm linh chiến tranh lạnh, ngầm trừ khử nhau của nhiều quốc gia trên thế giới, tạo giữa Bảo Nanh Heo và ông Phi Long. thành các thực hành xã hội và cụ thể Hay trong màn kịch tạo ra vụ cháy ở hóa chúng thành những giá trị đã dẫn khu chợ quận 8 thì chính Vũ hay Huấn đến sự trầm trọng thêm tình trạng lệ mới là những tên đầu sỏ cố gắng đấu đá thuộc của phụ nữ vào đàn ông. Trong lẫn nhau để tranh giành quyền lực còn công trình Giới hạng hai (The Second phụ nữ chỉ tồn tại như cái khác mà tác Sex), văn sĩ - nhà triết học hiện sinh giả sẽ phân tích ở mục tiếp theo. Simone de Beauvoir đã phát triển khái Như vậy, quyền lực là một mạng niệm cái khác (the Other) để chỉ những lưới đan xen phức tạp. Khi đàn ông giá trị, đặc tính mà người phụ nữ bị quy không chỉ cai trị các nhóm yếu thế hơn gán trong tương quan với nam giới. Bà mà còn cả những người đàn ông khác viết: “bị định nghĩa và phân biệt trong trong cùng một cộng đồng. Thế nhưng, tham chiếu với nam giới chứ không quy tắc nam tính vẫn luôn là chuẩn phải nam giới tham chiếu đến phụ nữ; mực. Ngay cả một người đàn ông thất phụ nữ là cái ngẫu nhiên, không bản bại, bị tước đoạt mọi quyền lực ngoài chất, đối lập với cái bản chất. Nam giới xã hội vẫn có quyền hơn một người phụ là chủ thể, là cái Tuyệt đối - phụ nữ là nữ. Dượng Út là người một đàn ông cái Khác” (Pilcher & Whelehan, 2022, không tạo ra kinh tế, cũng chẳng đủ sức tr. 53). Các lí luận của Simone de khỏe để bảo vệ gia đình nhưng ông ta Beauvoir đã trở thành một nền tảng vẫn có quyền sai khiến dì Út Thi phải quan trọng trong các nghiên cứu nữ phục tùng mình vô điều kiện. Dì Út đã quyền luận sau này, được ca tụng là “lí một mình gồng gánh cả kinh tế gia thuyết vô cùng độc đáo về tính chủ thể đình, chăm sóc con cái và phải cố gắng nữ giới dưới chế độ gia trưởng” (Pilcher trả luôn số nợ mà người chồng mình & Whelehan, 2022, tr. 55). Vì thế, khi gây ra mỗi mùa cá độ. xem xét một xã hội là gia trưởng, chúng 3.1.2. Phụ nữ - cái khác ta cần thiết phải xem xét người phụ nữ Xuất phát từ quan điểm nhị phân trong vai trò là cái khác với những tác (dichotomy) trong lí thuyết triết học của động của cấu trúc quyền lực lên họ. Descartes vào khoảng thế kỷ XVII, hai Đặt trong mối quan hệ giữa các giới phạm trù cơ bản được gọi tên nam trong cấu trúc quyền lực, chúng ta dễ tính/nữ tính mang những đặc tính khác dàng nhận thấy, những người phụ nữ biệt nhất định mà mỗi phần xác định đó trong tiểu thuyết Dự án cháy chợ của được cho là không thể xuất hiện ở phần Trần Đạt Bạch Dương gần như bị đặt ra còn lại. Sau này, các nhà nữ quyền luận bên ngoài hệ thống quyền lực. Để đã chất vấn quan điểm này một cách hết chứng minh cho luận điểm này, tác giả sức gay gắt. Khi đàn ông được đặt làm tập trung phân tích toàn bộ diễn biến quy chuẩn, nghĩa là phụ nữ được xác của vụ cháy chợ để làm rõ. Các nhân định dựa trên các đặc tính được cho là vật nữ trong tiểu thuyết Dự án cháy chợ 107
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 tồn tại với hai vai trò chủ yếu trong vụ ‘Mất hết rồi!’. Bà vừa khóc vừa than án: một là nạn nhân, hai là quân tốt thí thở những câu không thành lời” (Trần trên ván cờ sinh tử. Đạt Bạch Dương, 2023, tr. 277). Trước khi vụ án diễn ra, thằng Vũ Ở một vai trò khác, người phụ nữ còn muốn bảo vệ gia đình Kiên thoát khỏi trở thành quân tốt trên ván cờ sinh tử. thảm cảnh đã sai khiến đàn em đến Giang vì muốn bảo vệ Kiên và đứa con buộc di dời nhà của họ. Điều này đã trong bụng mà nghe theo lời sắp đặt của làm cho dì Út Thi hoảng loạn không Vũ để trở thành nội gián thăm dò tình biết phải làm sao mà tìm đến sự giúp đỡ hình và âm mưu của Huấn. Cô ả kích của Kiên. “‘Hồi sáng có một nhóm động Huấn phải làm chuyện gì để lại người kêu là bên thị trường, thông báo chiến công hiển hách nhằm thâu tóm đàn nhà mình phải chuyển đi do quy hoạch’. em. Để làm được điều đó Giang buộc Dì nói, giọng kiềm lại không dám vỡ phải trao thân cho người đàn ông cô òa. ‘Giờ dì biết chuyển đi đâu đây, tiền không hề có tình cảm dù trong bụng đang thì dì không có con ơi’.” (Trần Đạt mang thai con của Kiên. Toàn bộ hành Bạch Dương, 2023, tr. 190). Người đàn động của Giang đều nằm dưới sự sắp đặt ông trong trường hợp này có thể định của Vũ. Cô ả phải thông báo tất cả những đoạt được nơi sống của cả một gia đình gì mình làm, mình biết được cho Vũ. mà dì Út Thi thì chẳng thể làm được gì Như vậy, bằng cách này hoặc cách khác, trong tình cảnh này ngoài việc đi tìm sự các nhân vật nữ trong tiểu thuyết chịu sự giúp đỡ từ những người đàn ông dự chi phối mạnh mẽ và số phận của họ hoàn phần xung quanh cuộc sống của bà. Ở phụ thuộc vào sự sắp đặt của nam giới. đây, có thể thấy quyền lực và lao động Muốn bản thân được an toàn chỉ có một có sự tương tác lớn. Người phụ nữ như cách, đó là vâng phục. dì Út chỉ làm những hoạt động sản xuất Bên cạnh đó, cũng có những người manh mún không tạo ra kinh tế, không phụ nữ nắm trong tay quyền lực nhưng có bất kì mối dây liên hệ nào với quyền đó lại là thứ quyền lực xuất phát từ lực nên phải bất lực trước số phận mình. người chồng. Một người đàn bà như dì Người phụ nữ (trừ Giang) không được Út Thi, Kim hay Giang sẽ chẳng có cấp quyền cho biết những gì bên trong chút tiếng nói nào lẫn ở trong và ngoài kế hoạch thôn tính và tranh giành quyền gia đình. Nhưng bà lớn (vợ của cha lực lẫn nhau giữa những người đàn ông. Huấn) lại khác. Nhân danh quyền lực từ Vì thế, khi vụ cháy diễn ra, những ông trùm, bà ta có ảnh hưởng hơn bất kì người phụ nữ chẳng thể làm gì ngoài người phụ nữ nào trong xã hội của Dự kêu khóc, người ta cũng chỉ nghe thấy án cháy chợ. Bà có thể sai người tước tiếng phụ nữ la hét thứ ngôn ngữ đơn đoạt mạng sống của nhân tình chồng âm hỗn loạn: “CHÁY! CHÁY! mình (mẹ ruột của Huấn) bằng những CHÁY!” mà chẳng thể làm gì khác. Khi thủ đoạn ghê rợn nhất - axit và dao. Sau “những người trong khu chợ này đều đó lại “cho Huấn học đến lớp mười, cho thở phào”, người ta lại nhìn cảnh kêu Huấn nhà để ở, việc để làm, nếu không khốc của “một bà già chừng sau mươi có bà ấy Huấn hẳn đã chết bờ chết bụi ôm hai đứa cháu tầm sáu tuổi khóc lớn. cũng nên” (Trần Đạt Bạch Dương, 108
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 2023, tr. 228). Nhưng ngược lại, nếu chỉ cười khẩy” (Trần Đạt Bạch Dương, không có chỗ dựa nào từ đàn ông thì 2023, tr. 29). Người chuyển giới rõ ràng người phụ nữ có vẻ chật vật hơn rất đã chất vấn một hệ thống luân lí vốn nhiều. Điều này điển hình trong tất cả được định danh sẵn từ trước khi con các nhân vật nữ còn lại trong tiểu người được sinh ra trong hệ nhị phân: thuyết. Khi mà con Giang phải bám víu nam hoặc nữ. Vì thế, họ bị đánh giá vào hết người đàn ông này đến người “bán nam, bán nữ” và chịu nhiều đả đàn ông khác để kiếm sống và cố tìm kích, khinh miệt. Làm phụ nữ trong một được sự che chở từ họ. Mẹ nó (bà Lí) xã hội phụ quyền vốn đã là điều mang thì bị người chồng phụ bạc, gom hết nhiều khó khăn, những người đang cố tiền của phải đi ăn xin rồi hóa khùng. gắng tiệm cận việc trở thành đàn bà lại Hay một người đàn bà vô danh chửi rủa càng có thêm nhiều áp bức. khắp nơi mà Vũ chẳng buồn nhìn tới Xét trong mối quan hệ quyền lực thì mặt. Cái khổ của bà ta đến từ “ông rõ ràng một người phụ nữ hoàn chỉnh - chồng nợ tiền đánh đề, thằng con trai nợ Giang - đã luôn tồn tại những thành tiền cá độ” (Trần Đạt Bạch Dương, kiến và đặt mình cao hơn Liên - một 2023, tr. 121). người luôn cố gắng sửa soạn để cho 3.1.3. Chuyển giới nữ - thêm một phần mình có thể tiệm cận hơn với phụ nữ. cái khác Đối với nhiều người chuyển giới, nếu Trong tương quan với phụ nữ và không được sống trong hình hài của đàn ông, số phận của những con người người phụ nữ thì mong muốn được chết cố gắng tiệm cận để trở thành đàn bà lại trong hình hài của những người giả nữ đáng thương hơn. Họ bị tẩy chay, xa cũng đã đủ khiến họ cảm thấy an ủi. lánh trở thành người thừa trong một xã Liên cũng như vậy. Cô là một người hội có quá nhiều thành kiến bởi cả nam phụ nữ chuyển giới. Nhưng thực chất lẫn nữ. Cô bạn gái lả lơi của Kiên luôn thì “tuy giọng the thé như phụ nữ, mái có cái nhìn đầy phán xét đối với những tóc dài đến ngang lưng buộc lên cũng người chuyển giới. Mỗi khi đi đến quán thấy mệt hay cặp ngực phồng to đến 3 Ca - nơi tụ họp bàn bạc của nhóm anh quá đáng” (Trần Đạt Bạch Dương, em xã hội của Kiên, họ có dịp dè bỉu và 2023, tr. 51) thì Liên Liệu cũng chẳng kì thị những người chuyển giới một thể nào giấu nổi trái cổ to tồng ngồng lộ cách mạt hạng. Trong mắt họ, quán ra rõ ràng. Suốt khoảng thời gian sống nước đó chẳng có gì đặc biệt, trừ việc là chính mình, cô gần như không có bất đây là nơi tụ họp của giới “bê đê” Sài kì quyền lợi nào trong cuộc sống - Gòn giao lưu từ tối đến tận sáng sớm không gia đình, không tình yêu, không hôm sau. Ở đây cũng diễn ra mấy trò thi nghề nghiệp và không được công nhận. thố do mấy người giả gái bày ra giành Trên hành trình đi tìm bản ngã, Liên nhau danh xưng hoa hậu. “Kiên nghĩ, phải rày đây mai đó rồi gắn bó với đất thật là lố bịch, cả cô bạn gái cũng đồng thành thị với mong muốn tìm được chút tình mà có ý dè bỉu. Ôi cái loài không ra ít cảm thông nhưng cũng chẳng có nam nữ, Giang hay bình phẩm như vậy. được. Bao nhiêu nỗ lực của cô chưa bao Kiên cũng không có bình luận gì thêm, giờ được công nhận. Trong mắt của một 109
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 người phụ nữ như Giang thì: “bê đê hầu xung đột căn bản trong tất cả các mối như chỉ có thế, Giang nghĩ, làm gì có quan hệ xã hội diễn ra bên trong tác điều quan trọng hơn việc ích kỉ chăm phẩm. Các yếu tố này khi đặt vào từng chút cho bản thân được tiệm cận với trường hợp cụ thể cũng như quan điểm phụ nữ. Bởi vậy mà cô có thiên kiến đặt và góc nhìn khác nhau trong nghiên cứu mình ở cửa trên, ngoài mặt giả như ân sẽ sản sinh những ý nghĩa khác nhau. cần nhưng tận sâu trong thâm tâm cô lại Đó có thể là sự bộc lộ bản chất của khinh bỉ kẻ này, ngoài lợi dụng ra thì nhân vật văn học, thể hiện những ám chẳng còn gì hết” (Trần Đạt Bạch ảnh của tuổi thơ bi kịch. Từ góc nhìn Dương, 2023, tr. 52). Trong xã hội đầy giới, bạo lực là công cụ hữu hiệu giúp những định kiến khắc nghiệt và quyền nam giới đạt được và duy trì quyền lực lực luôn nằm trong tay đàn ông, Liên của mình trước phụ nữ. Bạo lực chính là chẳng tìm được một công việc nào cơ chế chính làm cho phụ nữ thấp kém trong hình của một người giả nữ. Cô ả hơn nam giới. phải liên tục đi “giao thiệp nhiều người Đứng trước Kiên, Giang hoàn toàn đặng có tiền bơm ngực, chích hoóc- bất lực, cô không hề có chút năng lực môn” (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, tr. phản kháng trước người đàn ông mình 223). Cả cuộc đời Liên chỉ muốn mình yêu. “Kiên thoắt một cái, đưa trọn một được trở thành “một con đàn bà”. Bởi lẽ bàn tay bóp lấy khuôn mặt nhỏ nhắn nếu như Giang không có tiền nên khổ của Giang. Mặt cô xiên vẹo trong bàn thì Liên còn cay đắng hơn nhiều khi vừa tay to lớn, trông như bức họa Tiếng không tiền, cũng chẳng thể tìm được Thét [...] Giang cố chống trả nhưng một người yêu thương mình. chưa được mấy giây đã hết sức, chỉ biết 3.2. Phương thức duy trì cấu trúc ôm lấy cánh tay của Kiên nài khẩn van quyền lực xin” (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, tr. 3.2.1. Bạo lực - phương thức đàn áp 216). Hoặc trong tư thế chủ động hơn, trực tiếp Giang buông tay muốn tát Kiên một cái Quyền lực, từ góc nhìn giới, có hai thì anh ta né được và “chỉ bằng một đặc trưng quan trọng cần được đề cập là nắm tay đã chặn lại bàn tay nhỏ nhắn tính đàn áp trực tiếp và tính năng sản. yếu ớt. Giang gắng sức nhưng không Trong phần này, tác giả chủ yếu phân thể chống cự lại [...] Giang bất lực bị tích các đàn áp trực tiếp của người đàn Kiên khống chế hết cả hai tay, cô càng ông bằng các hình thức bạo lực chống cự cổ tay càng bị siết lại đến độ (violence) nhằm duy trì và tái tạo một muốn lìa ra khỏi cơ thể” (Trần Đạt trật tự quyền lực về giới vốn được định Bạch Dương, 2023, tr. 42). Sức mạnh sẵn trong xã hội. Ở đây, bạo lực được tạo ra quyền lực trong gia đình, người định nghĩa là một loạt các hành vi có đàn ông bằng bạo lực có thể tuyệt đối hại do nam giới tác động lên nữ giới tước đoạt mọi quyền cơ bản của phụ nữ, như cưỡng hiếp, hành hạ thể xác trong kể cả được nói. “Giang chưa nói hết gia đình và quấy rối tình dục. Trong văn câu, Kiên lại cho Giang ăn một vả đến học, các yếu tố bạo lực thường xuyên choáng váng [...] Thôi được rồi, không xuất hiện vì nó góp phần thể hiện những cần giải thích chứ không tao lại đánh 110
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 mày nữa” (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, của phụ nữ một cách trực tiếp. Mọi sự 218, tr. 129). phản kháng của Giang đều diễn ra trong Từ điểm nhìn của nam giới, họ vô vọng và cô phải trông mong vào sự cũng nhìn thấy được khả năng phản giúp đỡ của một người đàn ông khác. Cả kháng của phụ nữ bằng không. Trong hai lần bị cưỡng hiếp, Giang đều được bản thảo Cháy chợ, Thắng Miên, một Kiên cứu sống và vì thế mà cô xem anh người chuyên làm nghề buôn lậu gỗ, là ân nhân cứu mạng, tự trói buộc đời cũng cảm thấy lo lắng trước thứ quyền mình phải có nghĩa vụ đi theo và hầu hạ lực kinh người được tạo ra từ bạo lực anh. Như thế, không chỉ bằng đánh đập nam giới có thể tước đoạt đi mạng sống hành hạ, bạo lực còn khiến phụ nữ phục của những người phụ nữ bất kì lúc nào. tùng đàn ông bởi nó bảo vệ người ta Hắn nhớ đến việc “thằng Tư Còi hồi thoát khỏi những tình cảnh trớ trêu nhất năm trước bị một lũ băng ông Thiệu đến của cuộc đời. Người phụ nữ bị rơi vào tư phá nhà cửa, bắt vợ con sang Trung thế gọng kìm chẳng thể thoát ra được: Quốc trả thù” (Trần Đạt Bạch Dương, bạo lực vừa gây tổn thương vừa là 2023, tr. 164). Vì thế mà khi được phương thức phòng vệ duy nhất. Cuộc H’pren - cô chủ quán nước người Jarai - đời của Giang nếu không bám vào Kiên hỏi han về chuyện gia đình thì hắn chỉ thì cũng là Huấn hay một người đàn ông có thể ậm ừ cho qua chuyện mà chẳng nào khác. “Giang chỉ biết ậm ừ ngoan thể hé môi bất kì điều gì về chuyện vợ ngoãn nghe theo lời lũ đàn ông, phận cô con. Như thế, đàn ông đã dùng cơ thể cũng không khác gì một cây lục bình trôi của phụ nữ như một công cụ để tấn giữa chợ sông, giờ người ta rẽ nước theo công lẫn nhau. chiều nào thì ngả qua chiều đó” (Trần Bên cạnh đó, hiếp dâm cũng là một Đạt Bạch Dương, 2023, tr. 141). dạng thức của bạo lực, góp phần duy trì 3.2.2. Diễn ngôn quyền lực - những mặc quyền lực nam giới. Trong Dự án cháy cảm nữ giới chợ, việc hiếp dâm không được miêu tả Mặc cảm xã hội là hiện tượng phổ một cách trực tiếp, công khai mà được biến nhận được sự quan tâm của con thể hiện thông qua nỗi sợ và những ám người trong thời đương đại. Trạng thái ảnh trong tiềm thức của người nữ. Con tâm lí này xuất phát từ việc người ta Liên Liệu sợ rằng nếu Giang không trả cảm thấy thiếu hụt hoặc năng lượng của được món nợ mà bà má nó gây dựng nên chính mình kém (hoặc không) hiệu quả thì cô ả sẽ bị hiếp dâm rồi bán đi sang trong quá trình tương tác với xã hội. Trung Quốc. Giang hai lần bị đẩy vào Hiểu một cách đơn giản, con người cảm tình thế bị cưỡng bức mà không thể phản thấy mình không đáp ứng được các quy kháng. Lần thứ nhất, cô ả được miêu tả chuẩn, kì vọng hay đánh giá chung trong trạng thái bị vây kín bởi lũ đàn ông được tạo ra bởi một cộng đồng. Mặt Xóm Chiếu. Lần thứ hai, Giang bị Huấn khác, tâm lí đám đông với những trạng cưỡng bức trong nhà của mình mà chỉ có thái phòng vệ là một trong những đủ khả năng phát lên “một tiếng la chớp nguyên nhân góp phần tạo nên và làm nhoáng” (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, trầm trọng thêm những mặc cảm xã hội tr. 215). Quyền lực nam tính thông qua của con người trong thế giới hiện đại, bạo lực đã định đoạt và kiểm soát cơ thể mà các diễn ngôn quyền lực cùng với 111
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 tác động của ý hệ chính là công hữu mình và phục tùng người đàn ông ấy vô hiệu cho quá trình tạo lập, duy trì các điều kiện, chẳng một lời oán thán. Dì chuẩn mực đánh giá lên người phụ nữ. một mình gồng gánh nuôi cả gia đình Các ý hệ thống trị trong xã hội của chế như một sự bù đắp vì lỗi phạm là không đội gia trưởng đã cung cấp cho người sinh được con trai. Khi Dượng Út lầm phụ nữ một bảng điều lệ hà khắc và lỗi, mẹ của Kiên đã chết do đỡ đòn những niềm tin được tạo ra từ đó đã đánh từ mấy người thụ tiền nợ do ông kiến tạo nên quan điểm và chân lí sống ấy gây ra. Dì Út sẵn sàng nhận lấy phần nơi họ. Sau đó, các diễn ngôn quyền lực ăn năn từ phía chồng mình. Dì thương được tạo ra thông qua nhiều kênh khác Định không chỉ đơn thuần là tình nhau trong đời sống đã tiếp tục củng cố thương vô điều kiện của những con ý hệ làm cho những người phụ nữ sống người cùng chung máu mủ ruột rà mà trong trạng thái ý thức sai lầm, khiến họ còn xuất phát từ sự mặc cảm tội lỗi trở nên mặc cảm nếu không làm tròn giùm cho chồng mình. bổn phận mà xã hội phụ quyền quy định Chửi là một nét đặc trưng trong cho mình. ngôn ngữ nhân vật (đối thoại và độc Không đẻ được con trai là mặc cảm thoại) của tiểu thuyết Dự án cháy chợ lớn nhất cả cuộc đời dì Út Thi. Sinh của Trần Đạt Bạch Dương. Tiếng chửi được con trai là tiêu chuẩn quan trọng đó gắn liền với những định kiến giới: góp phần định hình giá trị của một “Con đàn bà!”, “mốc mịa như một con người phụ nữ trong gia đình. Những đàn bà”, “lải nhải như mấy con đàn bà” người phụ nữ không được đánh giá ở (Trần Đạt Bạch Dương, 2023, tr. 41, 80, góc độ cá nhân với những đặc điểm 85). Khi tiếp xúc từ góc độ phân tâm riêng biệt mà bị xã hội đánh giá thông học, Freud, S. (2011) lí giải rằng, đàn qua khuôn mẫu giới, “ta đối xử với họ ông mang trong mình mặc cảm bị thiến như những con người máy móc giả tạo, và phụ nữ chính là điển hình cho sự có nghĩa là phần ngoại diên của phạm thiếu hụt đó ở người nam. Vì thế, khi so trù mà ta đã kiến tạo nên” (Pilcher & sánh với phụ nữ, nghĩa là đàn ông đang Whelehan, 2022, tr. 176). Chính khuôn bị hạ thấp giá trị của mình. So sánh với mẫu này tạo nên cho dì Út một mặc người phụ nữ được xem như sự gán ghép cảm vô hình, vì không làm tròn được những giá trị không tốt, bất hảo lên bổn phận với gia đình, dòng họ nên người đàn ông. Như vậy, “đàn bà” trong người phụ nữ này sẵn sàng chấp nhận tiếng chửi của Kiên là sự áp đặt định mọi trách nhiệm về mình. “Dì hay bảo kiến giới lên ngôn ngữ với hàm ý miệt dượng là con trai duy nhất nên phải nối thị và để chỉ đến một trạng thái/tính cách dõi tông đường” (Trần Đạt Bạch hết sức xấu xa, thiển cận. Mặt khác, Dương, 2023, tr. 78). Dì nghĩ vì chính người đàn bà cũng mong muốn sinh mình không sinh được con trai nên mới được con trai để từ đó có thể bước vào đâm ra cớ sự nhậu nhẹt của chồng thế giới của nam giới. Bằng cách này, mình. Dì tự đặt mình thấp hơn chồng; diễn ngôn quyền lực đã đặt ra cho người cam chịu, nhẫn nhục để dượng Út đay phụ nữ vô số những quy định khắc nghiến, hành hạ. Vì thế, mà người đàn nghiệt, ép họ vào những mặc cảm mà tư bà này nhận hết mọi trách nhiệm về thế lúc nào cũng thấp hơn đàn ông. 112
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 32 - 2024 ISSN 2354-1482 4. Kết luận diễn ngôn quyền lực. Người viết tin Đây là kết quả bước đầu của tác giả rằng việc nghiên cứu tiểu thuyết đương trong việc ứng dụng lí thuyết trật tự giới đại Việt Nam từ lí thuyết trật tự giới sẽ (cấu trúc quyền lực) vào đọc tác phẩm có nhiều triển vọng tiếp cận và khai tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nghiên thác những phương diện, giá trị mới của cứu cho thấy cách mà quyền lực ảnh tác phẩm. Trật tự giới là lí thuyết xã hội hưởng, tác động lên đời sống của các học về giới quan trọng mà đặc biệt là nhân vật bên trong tác phẩm đã tạo “các công trình liên quan đến trật tự thành một hệ thống phân cấp về giới. giới của Connell vẫn nằm ở vị trí hàng Bên cạnh đó, tác giả cũng triển khai đầu của việc lí thuyết hóa về giới vào phân tích cách mà sở hữu quyền lực thế kỉ XXI” (Pilcher & Whelehan, nam giới được tái thiết lập trong tác 2022, tr. 372). phẩm qua hai con đường: bạo lực và TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh Connell, R. (1987). Gender and Power. Polity. Connell, R. (2009). Gender: In World Perspective. Polity. Crenshaw, K. (1989). Demarginalizing the Intersection of Race and Sex: A Black Feminist Critique of AntiDiscrimination Doctrine, Feminist Theory and Antiracist Politics. University of Chicago Legal Forum, 139 - 167. Freud, S. (2011). Three Essays on the Theory of Sexuality (Strachey, J. trans.). Martino Fine Books. Mathews, J. J. (1984). Good and Mad Women: The Historical Construction of Femininity in Twentieth Century Australia. George Allen & Unwin. Tiếng Việt Pilcher, J., & Whelehan, I. (2022). Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới (Nguyễn Thị Minh dịch). Nxb Phụ nữ Việt Nam. Trần Đạt Bạch Dương. (2023). Dự án cháy chợ. Nxb Văn học. POWER STRUCTURE IN THE NOVELS DU AN CHAY CHO OF TRAN DAT BACH DUONG Huynh Xuan Quan Ho Chi Minh University of Education Email: quanhuynh2811@gmail.com (Received: 3/5/2024, Revised: 7/6/2024, Accepted for publication: 13/9/2024) ABSTRACT This article follows the framework of gender studies (analysing gender order) based on Raewyn Connell's theory, to identify the power structure in the novel "Du an chay cho" (Plan of Burning the Market) by Tran Dat Bach Duong. Accordingly, the power structure is manifested through a gender hierarchy. In addition, we also deploy an analysis of how male power ownership is re-established in the work through two paths: violence and power discourse. Keywords: Gender order, power structure, Du an chay cho, Tran Dat Bach Duong 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2